Strange love

Dear Anh, Chị,

Bài hát “Strange love” do ca sĩ người Mỹ gốc Hàn – Karen O sáng tác và thể hiện. Karen O viết lời bài hát này dựa trên giai điệu bài “Love is strange” của Mickey & Sylvia. “Strange love” là bài hát cuối trong bộ phim hoạt hình đen trắng “Frankenweenie”. 

Về nội dung phim “Frankenweenie”

Bộ phim hoạt hình “Frankenweenie” kể về tình bạn đẹp giữa cậu bé Victor mê khoa học và chú chó cưng Sparky. Ngày nọ, Sparky không may bị chết vì một tai nạn giao thông. Victor đã khiến Sparky sống lại nhờ  một thí nghiệm khoa học có sử dụng tia chớp điện. 

Đọc tiếp Strange love

Tập trung vào chi tiết

Chào các bạn,

Hồi nhỏ mình luôn được dạy là đàn ông không được để ý đến những chuyện tỉ mỉ tằn mằn, đó là việc dành cho đàn bà. Khi hỏi đến một vài chuyện chi tiết, như là tại sao cái nồi này thì treo trên tường còn cái nồi kia nằm ở dưới đất, thì sẽ bị mắng là đàn ông mà lắt nhắt như đàn bà. Và đó là nền giáo dục thuở đó.

Nhưng từ từ lớn lên mình thấy được là những chuyện sống chết thành bại lại là những chuyện nhỏ xíu. Con đường thì mọi người đều thấy, lính đi hành quân trên đường thì đều thấy con đường, nhưng một dấu vết nhỏ xíu nào đó trên đường, như là một chiếc lá chết, hoặc một que diêm, rất có thể là khúc đường này có mìn chôn bên dưới. Đọc tiếp Tập trung vào chi tiết

Dự thảo Luật Dân số: Giảm nhẹ gánh nặng gia đình?

TS – 21/12/2021 07:30 – Thu Quỳnh

Không ai tưởng tượng từ chỗ phải kiềm chế mức sinh, đến một thời điểm thì mức sinh ở một số khu vực của Việt Nam đã tiến tới gần như Nhật Bản và 21 tỉnh không đạt được mức sinh thay thế. Do đó, dự thảo luật Dân số đang đề xuất thưởng tiền, khen thưởng để phụ nữ sinh thêm con. Liệu điều đó sẽ giúp đảo ngược tình thế?


Gánh nặng chi tiêu cho giáo dục chủ yếu vẫn thuộc về các hộ gia đình. Ảnh: Laodong.  Đọc tiếp Dự thảo Luật Dân số: Giảm nhẹ gánh nặng gia đình?

WHO: Thuế rượu bia ở Việt Nam quá thấp

VNE – Thứ sáu, 24/5/2019, 11:03 (GMT+7)

Tiến sĩ Kidong Park, trưởng đại diện WHO ở Việt Nam, khuyến nghị tăng thuế, hạn chế quảng cáo, giới hạn thời gian và độ tuổi tiếp xúc với rượu bia. 

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Ảnh do WHO cung cấp.  
Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Ảnh do WHO cung cấp.  

– Việt Nam là một trong 5 nước có tốc độ tăng tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới, theo báo cáo Lancet.  Ông đánh giá thế nào về thực tế này?

– Trước năm 1990, hầu hết rượu bia được tiêu thụ ở các nước thu nhập cao, trong đó châu Âu có mức sử dụng cao nhất. Tuy nhiên, thực tế này đã thay đổi đáng kể từ năm 1990. Lượng sử dụng rượu bia đã giảm ở hầu hết các nước châu Âu trong khi tăng đáng kể ở một số quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Đọc tiếp WHO: Thuế rượu bia ở Việt Nam quá thấp

Cổ Loa: Liệu có thể cứu vãn?

TS – 19/06/2018 07:30 – Hảo Linh

Có lẽ, hầu hết người Việt Nam đều thuộc nằm lòng truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, vốn là bài học được nhắc đến nhiều lần trong sách Ngữ Văn và sách Lịch sử phổ thông. Nhưng Thành Cổ Loa, nằm cách Hà Nội chưa đầy 20 km, là nơi khởi nguồn của truyền thuyết từ 2300 năm trước, vẫn còn dấu tích kiến trúc độc đáo của Kinh thành năm xưa lại không nằm trong tâm trí của nhiều người Việt và du khách quốc tế đến Hà Nội.


Ảnh “Một thoáng Loa Thành” do Ban quản lý khu di tích Cổ Loa cung cấp.

Mỗi năm, khu di tích Cổ Loa đón khoảng 130 nghìn lượt khách (để tiện so sánh, cố đô Huế đón một triệu lượt khách trong ba tháng) nhưng chỉ tập trung vào những ngày xung quanh thời điểm Lễ hội Cổ Loa diễn ra vào tháng Giêng. Hơn nữa, mang trong mình những huyền sử đầy bi tráng và lãng mạn, đậm chất Phương Đông, nhưng kì lạ là, nếu tìm kiếm trên mạng Internet, Cổ Loa chỉ có một bài review Tiếng Anh duy nhất trên trang blog du lịch Rusty Compass, được lập ra bởi một người Úc yêu Đông Nam Á đang ở Việt Nam, Mark Bowyer. Mark viết rằng, Cổ Loa được ít người biết đến một cách đáng kinh ngạc, và anh là khách du lịch duy nhất trong hai lần đến thăm.

TS. Richard A. Engelhardt, nguyên là chuyên gia tư vấn khu vực về Văn hóa vùng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO cho biết, lần đầu tiên đến Cổ Loa cách đây 20 năm, ông đã bị ấn tượng bởi kiến trúc thành nhiều lớp được tạo nên bằng đất, hệ thống hào và kênh mương, dựa trên hiểu biết về địa thế và sông nước, thể hiện tài năng quy hoạch địa hình đầy tiên tiến và đổi mới sáng tạo thời kì bấy giờ. Theo nhận định của ông, một nhà Nhân học, Khảo cổ và Lịch sử học tốt nghiệp tại Đại học Yale và Harvard, Mỹ, đó là một công trình độc nhất vô nhị, dung hòa được cả mục đích quân sự và dân sinh, mang tính tiên phong và có ảnh hưởng trên khắp các công trình kiến trúc quân sự và quy hoạch của khu vực Đồng Bằng Sông Hồng và phía Nam Trung Quốc sau đó. Lúc bấy giờ, ông ngạc nhiên về sự nguyên vẹn của ba vòng thành của Cổ Loa và đường nét của nó vẫn có thể thấy rõ trên thực địa, sau hơn 2000 năm. Nhưng vào thời điểm cách đây hai năm khi quay trở lại thăm một lần nữa, ông vô cùng thất vọng bởi những gì mình chứng kiến trước đó đã xuống cấp thê thảm, đến mức không còn nhận ra hình dáng của ba vòng thành nữa trước quá trình hiện đại hóa ở vùng quê này.

Cổ Loa có số phận khá long đong, lận đận cả về mặt được công nhận giá trị, công tác quản lý cho đến quy hoạch. Được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là Di tích Quốc gia từ năm 1962 nhưng đến mãi gần đây, năm 2012, Cổ Loa mới được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị về Lịch sử, Kiến trúc nghệ thuật và Khảo cổ. Trước năm 1995, Cổ Loa được quản lý bởi chính quyền địa phương. Sau đó, được chuyển qua nhiều đơn vị quản lý, từ Ban Quản lý Di tích – Danh thắng thuộc Sở Văn hóa đến Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội (hiện là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội) nhưng phụ trách trực tiếp chỉ là một tổ trong một phòng với quyền hạn vô cùng khiêm tốn. Đến năm 2014, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa mới được thành lập, là đơn vị hành chính cấp hai trực thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Sau hai năm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích Cổ Loa thành Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn với tỉ lệ 1/2000. Để thực hiện qui hoạch này thì công việc tiếp theo  là phải triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 để có cơ sở cắm mốc bảo vệ di tích. Ban đầu, Trung tâm được giao lập qui hoạch “Vùng lõi” (tức vùng trung tâm di tích) nhưng đến năm 2017, nhiệm vụ lập qui hoạch chi tiết cho toàn bộ Khu di tích đã được Thành phố giao cho tập đoàn Bất động sản Sun Group thực hiện.

Khi ban quản lý không thể bảo vệ di tích

Một đoạn thành Nội đang bị san phẳng chỉ vài ngày trước khi chúng tôi đi Cổ Loa thực địa. Trước thực trạng này, TS Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị: “Cần tiến hành bảo vệ và khai quật khẩn cấp với những đoạn thành đang bị phá”. Ảnh: Hảo Linh.

Điều gì là giá trị lớn nhất của Cổ Loa mà từ trước đến nay đều bị đánh giá một cách sai lầm trong các quy hoạch?

Đến thăm Cổ Loa, đa số du khách thường chỉ tập trung tham quan ở “vùng lõi”, thuộc khu vực Thành Nội, với các địa điểm nổi bật như Đền Thượng thờ An Dương Vương, Hồ Giếng Ngọc, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu, … Và, không ngạc nhiên, quy hoạch chi tiết cũng ưu tiên khu vực này và Ban quản lý khu di tích chỉ được phép phụ trách các địa điểm trên, cùng vài khu đất gần trụ sở làm việc với tổng diện tích khoảng 04 ha. Trong khi đó, toàn bộ khu di tích Cổ Loa rộng gần 900 ha và ba vòng thành đất mà ông Lê Viết Dũng, Phó ban Quản lý (phụ trách) khu di tích Cổ Loa khẳng định rằng “đó mới là giá trị cốt lõi, là cái quý nhất ở đây” thì lại do chính quyền địa phương và người dân quản lý, (khai thác) không phải như với đối tượng là đất di tích mà như là đất đai thông thường. Vì thế, vì nhu cầu dân sinh, người dân canh tác trên thành, nuôi cá dưới hào, những hộ dân ở sát chân thành đã được cấp sổ đỏ, một số đoạn trên mặt thành được xẻ, làm thành đường nhựa cho xe cơ giới qua lại… Giờ đây, vòng thành nội đã gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất rải rác. Hào trong Thành Nội thì đã được lấp để xây nhà và đường hoặc không thì cây và cỏ dại mọc um tùm. Còn hai vòng Thành Trung và Thành Ngoại, mặc dù vẫn còn nguyên đường nét nhưng không còn giữ được độ cao như trước (chiều cao gốc của thành là từ 7-8m, có nơi có thể lên tới 10m, nhưng giờ đây chỉ còn là 3m trở xuống, có nơi chưa đầy 1m) còn hào thì được trưng dụng để làm diện tích trồng lúa. Đó còn chưa kể, các di tích khảo cổ học (chẳng hạn như di chỉ Đồng Vông ở trên doi đất bên sông Hoàng hết sức quan trọng, thể hiện các giai đoạn khảo cổ học phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn) đều đang trên bờ vực xóa sổ vì các công trình dân sinh.

Hơn nữa, nhìn thấy những “vi phạm” trên, Ban quản lý di tích chỉ có chức năng “kiểm tra, phát hiện và báo cáo” chứ không được xử phạt. Gửi báo cáo và góp ý nhiều lần nhưng ý kiến của Ban quản lý thường không được lắng nghe. Một ví dụ nhỏ, đó là Cửa Trấn Nam – một điểm rất quan trọng của di tích, bị che khuất hoàn toàn bởi hàng quán. “Tôi đã làm việc với lãnh đạo xã nhiều lần, kể cả đã phát biểu trong một số cuộc họp trên huyện, đề nghị ủy ban nhân dân xã lưu ý dẹp hàng quán, giao cho ai đó quản lý, có thể giao cho thôn, mà nếu khó khăn thì giao cho chúng tôi. Thì hiện nay nó vẫn cứ như thế thôi. Lời nói vẫn cứ như là viên gạch ném xuống hồ” – ông Dũng nói.

Có một cách trao thêm quyền cho Ban quản lý di tích mà không chồng chéo lên nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khác đó là tham gia giám sát độc lập việc xây dựng, thi công trong khu vực Cổ Loa, theo đó bất cứ công trình nào cũng chỉ được triển khai sau khi xin ý kiến và được Ban quản lý chấp thuận. Đó là gợi ý từ quy chế Quản lý, Bảo tồn Phố cổ Hà Nội, mà ông Lê Viết Dũng là người viết Đề án thành lập Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội vào năm 1997. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi công bố Qui hoạch Tổng thể 1/2000 thì Qui chế Quản lý qui hoạch, trong đó có xác định trách nhiệm của từng cơ quan vẫn chưa được ban hành.

“Vừa làm vừa dò dẫm”


Một đoạn thành nội đã bị một nhà dân san lấp và xây nhà ở. Ảnh: Bảo Như.

Khi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, mọi hoạt động bảo tồn di tích cổ Loa đều bị ngưng trệ. Là một người nhiệt tình với việc bảo vệ di sản và “đau xót” với Cổ Loa từ cách đây hơn 20 năm lúc còn làm trong Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, khi đến với Ban quản lý di tích Cổ Loa cách đây hai năm, ông Dũng “ngay trong tuần đầu tiên” đã đề ra một số việc cần làm ngay, trong số đó là làm biển chỉ dẫn cho khách tham quan đi từ các tuyến đường chính vào Khu di tích Cổ Loa và đi khắp các vòng thành. Ngay cả khi huy động được nguồn vốn xã hội hóa, ý tưởng đơn giản này cũng không dễ thực hiện, vì các doanh nghiệp đầu tư, tài trợ sẽ e ngại một khi biết rằng sẽ có một tập đoàn khác tiếp quản khu vực. Ông Dũng kể lại: “Từ khi tôi mới về đây tôi đã phát tín hiệu với rất nhiều người, anh em bạn bè chiến hữu, những người có quan tâm đến di tích, thậm chí là những nhà đầu tư. Nhưng khi đến đây tìm hiểu xong thì họ đều lặng lẽ không thấy quay trở lại bởi vì họ đã biết là khu này rồi sẽ được giao cho ai, rồi làm gì, xu thế như thế nào.”.

“Hiện tại các công việc mà chúng tôi làm vẫn trong tình trạng là vừa làm vừa dò dẫm, vừa nghe ngóng chứ chả dám làm gì lớn” – ông Dũng nói và cho rằng Ban quản lý di tích đang huy động bằng tất cả những gì có thể khai thác được để quảng bá di tích đến với mọi người. Họ cũng đề xuất kế hoạch quản lý di tích đến năm 2020, bản kế hoạch đã hoàn chỉnh qua nhiều lần lấy ý kiến của người dân, của các sở, ngành, chính quyền xã, huyện và cấp lãnh đạo cao nhất của Thành phố nhưng đến nay còn đang chờ Thành phố phê duyệt thì mới có kinh phí. Tuy nhiên, đó chỉ là hoạt động quản lý thường xuyên còn chiến lược phát triển Cổ Loa vẫn là câu chuyện quy hoạch, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên (bao gồm nhà khoa học, doanh nghiệp, các cấp chính quyền) với một sự cam kết lớn. Hiện nay, Ban quản lý di tích cũng chưa được biết Sun Group có “động tĩnh” gì về qui hoạch 1/500 hay chưa.

Lợi thế chưa thể đánh thức


 Một đoạn Thành Nội đã bị xẻ đôi để làm nhà ở từ nhiều năm nay. Ảnh: Hảo Linh.

Cổ Loa bây giờ vẫn giữ được không khí thanh bình của làng quê Việt Nam với hàng chục ngôi nhà cổ, mỗi xóm đều có điếm, trong số đó nhiều nơi có kiến trúc và không gian đẹp và nếp sinh hoạt truyền thống gắn với nghề trồng lúa. Tuy nhiên, người dân nơi đây chưa có ý định biến những đặc trưng này thành lợi thế du lịch. Ban đầu, họ còn không dành nhiều thiện cảm cho Ban quản lý di tích. Khi Ban quản lý di tích tạo lập Không gian Việt – một chỗ vui chơi cho người tham quan, giới thiệu về văn hóa Việt và tổ chức các trò chơi dân gian trên nền của khu trường cấp II cũ (do Ban đang quản lý) đã chịu sự phản đối kịch liệt của người dân mà đại diện là Hội người cao tuổi xã Cổ Loa, họ cho là “xẻ thịt di tích”. Đối với chính quyền địa phương cũng vậy, lúc đầu cũng tưởng Ban quản lý khu di tích sử dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi. Phải mất nhiều thời gian mới có thể thuyết phục được họ.

Đánh thức tiềm năng của Cổ Loa đòi hỏi việc xây dựng ý thức của cộng đồng, để người dân tham gia vào làm du lịch là điều không hề đơn giản đối với ban quản lý. Ông Dũng mong ước có thể tổ chức những buổi nói chuyện hằng tuần về phát huy giá trị di sản, về du lịch cộng đồng cho những người dân trong xã Cổ Loa nhưng ý định này chưa nhận được được sự quan tâm của các cấp quản lý.

Từng có kinh nghiệm bảo tồn phố cổ Hà Nội, ông Dũng cho biết, một tác động lớn mà khu phố cổ này trở nên nổi tiếng và sôi động trong một thời gian ngắn là nhờ một loạt các dự án nghiên cứu và truyền thông của các tổ chức nước ngoài (từ Thụy Điển, Úc, Pháp, Bỉ và Nhật Bản) trong nhiều năm liền đã làm thay đổi nhận thức người dân qua việc treo paneau, áp phích khắp các đường phố cho đến trao đổi trong các cuộc họp tổ dân phố. Làm về quản lý di sản hơn 20 năm, ông Dũng quá rõ quá trình từ ý tưởng đến thực tế trong lĩnh vực này đòi hỏi sự kiên nhẫn như thế nào (ông đã chứng kiến việc nhỏ như chỉnh trang mặt phố và lát gạch trên đoạn ngắn phố cổ Tạ Hiện ở Hà Nội theo nghiên cứu bảo tồn của chuyên gia người Pháp phải mất gần mười năm mới có thể hoàn thành) nhưng hiện nay số phận của khu di tích Cổ Loa đang hết sức mong manh: “tốc độ di tích bị hủy hoại càng ngày càng lớn và điển hình trong mấy tháng trước, chỉ cần một ca máy xúc là đã đi một đoạn thành rồi” – ông Lê Viết Dũng nói.

 

Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa không chỉ là việc của Ban quản lý khu di tích, của người dân, của chính quyền mà còn là của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như các doanh nghiệp, các nhà Khoa học, … và của tất cả những người yêu nước Việt, yêu văn hoá Việt và có trách nhiệm với truyền thống lịch sử của Tổ tiên người Việt. – ông Lê Viết Dũng.

Chuỗi bài TDTC 1/1/2022 đến 31/12/2022

Về trang chính >>

4974. Hy vọng không bao giờ tắt, TĐH
4975. Các loại độc quyền kinh tế, TĐH
4976. Knowing God, PTH
4977. Thực hành lời thầy dạy, TĐH
4978. Kasan sweat, PTH
4979. Hiểu người thì thành công, TĐH
4980. Phone and friends, PTH
4981. Quán tính, TĐH
4982. Eating alone is happiness, PTH
4983. Thành thật, TĐH
4984. Zen and working, PTH
4985. Các lạm dụng độc quyền kinh tế, TĐH
4986. Right effort, PTH
4987. Nghĩ về thế giới, TĐH
4988. Thế giới chạy quá nhanh, TĐH
4989. Sátna thành Phật, TĐH
4990. Yêu và vô cảm, TĐH
4991. Ảnh hưởng đến đất nước và thế giới, TĐH
4992. Tư duy tích cực, TĐH
4993. Vô ngã, TĐH
4994. Tâm lý hạ thấp người khác, PTH
4995. Tương lai đất nước, TĐH
4996. A half glass of water, PTH
4997. Compartmentalization – Khoanh vùng tư duy, TĐH
4998. Bad thing is the way to God, PTH
4999. Trái tim hay cái đầu làm chủ? TĐH
5000. Like a lady, PTH
5001. Nếu bị xung động bạn làm gì? TĐH
5002. Way to feel good, PTH
5003. Nhìn trời hồng, TĐH
5004. Attaching to age, PTH
5005. Cầu cứu với Chúa/ Phật, TĐH
5006. Chance, PTH
5007. Giữ trái tim thơ trẻ, TĐH
5008. Attaching to work, PTH
5009. Phán đoán và thành kiến, TĐH
5010. Vô niệm, TĐH
5011. Tái sinh, TĐH
5012. Tư duy độc lập, TĐH
5013. Tất niên, TĐH
5014. Tân niên, TĐH
5015. Mary’s trust, PTH5016. Làm việc nghiêm chỉnh, TĐH
5017. Enjoy work, PTH
5018. Thành thật, TĐH
5019. Work for what? PTH
5020. Vui là công đức, TĐH
5021. Work ethics, PTH
5022. Quà đến dễ là ân huệ lớn từ Trời, TĐH
5023. Tập trung vào đức hạnh, TĐH
5024. Bạn gần Chúa Phật đến mức nào, TĐH
5025. Các chùa ở Đà Nẵng (và Hội An), PTH
5026. Tình yêu, TĐH
5027. Đạo đức của lãnh đạo, TĐH
5028. Thiện v. Ác, TĐH
5029. Trái tim bạn và làng toàn cầu, TĐH
5030. Peter disowning Jesus, PTH
5031. Thành kiến về người khác, TĐH
5032. Cõi hồng trần, TĐH
5033. Yêu, TĐH
5034. Trái tim ngục tù, TĐH
5035. God and the beloved, PTH
5036. Sống với ma, TĐH
5037. Mất tự trọng và tự tin, TĐH
5038. Bên ngoài và bên trong, TĐH
5039. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên – Nhân định thắng thiên, TĐH
5040. Gossip, PTH
5041. Cầu nguyện cho hòa bình thế giới, TĐH
5042. Nhạy cảm với mọi người, TĐH
5043. Tĩnh lặng, TĐH
5044. Hiểu trái tim người và trái tim Chúa Phật, TĐH
5045. Tiếng khảy móng tay của bạn, TĐH
5046. Cha của dối trá, TĐH
5047. Chữa lành trái tim thế giới, TĐH
5048. Thông thái và ngoại giao tốt, TĐH
5049. Cực đoan nền tảng của giáo dục tâm linh, TĐH
5050. Ẩn tu tích cực, TĐH
5051. Chỉnh sửa trái tim ta và thế giới, TĐH
5052. Hỏi và trả lời – tâm không, TĐH
5053. Cám dỗ, TĐH
5054. Vô thường, TĐH
5055. Tia sáng tia tối, TĐH
5056. Tư do tư duy và hành động, TĐH
5057. Một định nghĩa tội trộm cướp, TĐH
5058. Be still – Tĩnh lặng, TĐH
5059. Follow me – Thiên Địa ái nhân, TĐH
5060. Phát triển chính mình, đất nước và thế giới, TĐH
5061. Tư duy teamwork, TĐH
5062. Băn khoăn lo lắng gì? TĐH
5063. Câu hỏi cuối đời, TĐH
5064. Dạy và học, TĐH
5065. Hoàn chỉnh chính mình để hoàn chỉnh thế giới, TĐH
5066. Trí tuệ tâm linh, TĐH
5067. Corrupt – Bạn có bị hỏng? TĐH
5068. Làm chủ thế giới của bạn, TĐH
5069. Cốt lõi của đời sống tâm linh, TĐH
5070. Lao động cẩn thận, kiên trì, chân thật, TĐH
5071. Học lãnh đạo: Đừng làm những người hiền hậu bình thường nổi giận, TĐH
5072. Chia sẻ, TĐH
5073. Có đường để đi, TĐH
5074. Hiểu được thế giới, TĐH
5075. Learn English for what? TĐH
5076. Mở rộng kiến thức, TĐH
5077. Vietnamese intellectuals, PTH
5078. Sống tương kính, TĐH
5079. Chúa Phật trong ta, TĐH
5080. Determining to follow Zen, PTH
5081. Mở cửa cho đầu óc, TĐH
5082. Quan hệ cá nhân đưa đến thành công, TĐH
5083. Học tiếng Anh, TĐH
5084. Noble guest, PTH
5085. Yêu mình và yêu đất nước, TĐH
5086. Poverty is your treasure, PTH
5087. Thế giới bất an, TĐH
5088. Đáng tin và đáng trông cậy, TĐH
5089. Mind over matter – Tâm trên vật chất, TĐH
5090. How to prevent teen suicide? PTH
5091. Cân bằng và uyển chuyển, TĐH
5092. Job and us, PTH
5093. Hiểu sống tâm linh, TĐH
5094. Dạy Mỹ, TĐH
5095. Bình an trong lòng? TĐH
5096. Siêu nhân? TĐH
5097. Làm thầy, TĐH
5098. Pháp môn cao nhất, TĐH
5099. Tránh thông tin xấu bị đưa ra ngoài, TĐH
5100. Tip culture, PTH
5101. Yêu người và tin người, TĐH
5102. Say thank-you to God, PTH
5103. Đoàn kết: thân tình và tương kính, TĐH
5104. Truyền thông đại chúng và văn hóa đi xuống, TĐH
5105. Tình yêu mãnh liệt, TĐH
5106. Hòa giải, TĐH
5107. Thực hành tâm không phân biệt, TĐH
5108. True rest, PTH
5109. Tập trung, TĐH
5110. Happy and meaningful life, PTH
5111. Phát triển tinh thần, TĐH
5112. What we can’t do, PTH
5113. Toàn cầu hóa ăn thua gì đến bạn? TĐH
5114. Love yourself? PTH
5115. Đỉnh điểm tu tập, TĐH
5116. Những vấn đề căn bản trong kỷ nguyên tin học, TĐH
5117. Team vô địch, TĐH
5118. Học và hiểu, TĐH
5119. Think out of the box – Suy nghĩ ra ngoài cái hộp, TĐH
5120. Breathing meditation, PTH
5121. Suy niệm con đường tâm linh, TĐH
5122. Be yourself, PTH
5123. Chỉ có một đường để sống, TĐH
5124. Learning Bible, PTH
5125. Làm việc gì? TĐH
5126. True success, PTH
5127. Enforcing errors – làm lầm lỗi nặng hơn, TĐH
5128. Trustworthy, PTH
5129. Kho tàng của bạn, TĐH
5130. Phát triển trí tuệ nền tảng và tổng quát, TĐH
5131. Đừng mãi lớ ngớ với đời, TĐH
5132. Lãnh đạo – Làm việc hòa thuận, TĐH
5133. Điều gì quan trọng nhất trong lãnh đạo? TĐH
5134. Bạn tập trung vào điều gì nhất?, TĐH
5135. Tích cực vào đời, TĐH
5136. Ở đây lúc này, TĐH
5137. Phát triển tiềm năng của bạn, TĐH
5138. Nâng nhau lên, TĐH
5139. Dẫn dắt thế giới, TĐH
5140. Toàn cầu hóa và những phản ứng chống lại, TĐH
5141. Biết cộng đồng mình, TĐH
5142. Thực hành và kiến thức, TĐH
5143. Lòng trung, TĐH
5144. Con đường tâm linh, TĐH
5145. Những mảnh vụn tri thức, TĐH
5146. Thông tin, kiến thức và trí tuệ, TĐH
5147. Tự thắng, TĐH
5148. Tham sân si, TĐH
5149. Tâm ý hòa bình, TĐH
5150. Giá phải trả cho một bài học, TĐH
5151. Sống với dòng sông vô thường, TĐH
5152. Vận dụng sức mạnh của mình, TĐH
5153. Các tôn giáo truyền thống cần tích cực giúp xã hội thêm tích cực, TĐH
5154. Mọi chúng ta thuộc về một gia đình, TĐH
5155. Stress, TĐH
5156. Mở mang trí tuệ, TĐH
5157. Thành thật với chính mình, TĐH
5158. Quyết liệt với chính mình, TĐH
5159. Chỉ ngón tay vào hoàn cảnh, TĐH
5160. Vững tin vào chính mình, TĐH
5161. Định giá chính mình, TĐH
5162. Con đường đơn độc, TĐH
5163. Thế giới tái cấu trúc, TĐH
5164. Mở rộng trí tuệ, TĐH
5165. Biết được đúng sai, TĐH
5166. Mọi thời đều tốt, TĐH
5167. Làm thế nào để tăng kỹ năng ngoại giao? TĐH
5168. Thiện ác, TĐH
5169. Si mê, TĐH
5170. Phát triển tiềm năng của mình, TĐH
5171. Tự tin vào chính mình? TĐH
5172. Ý trời, TĐH
5173. Đỉnh bình an? TĐH
5174. Quan tâm mà không bực mình, TĐH
5175. Phát triển mình giữa mọi người, TĐH
5176. Lòng ta chao đảo, TĐH
5177. Thế nào là tích cực? TĐH
5178. Để trái tim bạn làm chủ, TĐH
5179. Thắng và thua, TĐH
5180. Quan tâm đến tác phong mình, TĐH
5181. Quán Chúa Phật, TĐH
5182. Phát triển trái tim mình, TĐH
5183. Những điều lắt nhắt, TĐH
5184. Thưởng thức những khác biệt, TĐH
5185. Tâm linh tích cực, TĐH
5186. Lấy trái tim mình làm chủ, TĐH
5187. Con đường thành công, TĐH
5188. Người muôn mặt, TĐH
5189. Cơ hội, TĐH
5190. Chiến lược đời, TĐH
5191. Làm kế hoạch, chiến lược, TĐH
5192. Chọn một bỏ một? TĐH
5193. Mục đích của teamwork, TĐH
5194. Thành thật, TĐH
5195. Tiếp tục thành thật, TĐH
5196. Cơm áo gạo tiền, TĐH
5197. Hiểu thời gian và lao động, TĐH
5198. Tôi và Điệu vũ đời tôi, TĐH
5199. Tập trung vào tâm mình, TĐH
5200. Treo ngược, TĐH
5201. Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, TĐH
5202. Trái tim linh thiêng của bạn, TĐH
5203. Thám hiểm phiêu lưu qua cuộc đời, TĐH
5204. Trái tim là gốc rễ của sự nghiệp, TĐH
5205. Dân trí và tư duy tập thể, TĐH
5206. Ý thức cộng đồng, TĐH
5207. Hỗ trợ con cái biết làm việc, TĐH
5208. Nghiêm chỉnh và vui chơi trong đời, TĐH
5209. Để của cho con, TĐH
5210. Không bức xúc, TĐH
5211. Đi tìm chính mình, TĐH
5212. Tâm làm chủ, TĐH
5213. Thói quen tư duy, TĐH
5214. Quy tâm hồi đầu, TĐH
5215. Mặt trời ngày mới, TĐH
5216. Công thức và đỉnh điểm tâm linh, TĐH
5217. Hạnh phúc riêng trong cộng đồng, TĐH
5218. Chăm lo đời sống tinh thần, TĐH
5219. Thuần dưỡng trái tim quá khó, TĐH
5220. Hiệu ứng yêu thương của trái tim, TĐH
5221. Giáo dục lao động, TĐH
5222. Quyết tâm đốn ngộ trong thiên la địa võng, TĐH
5223. Ngoại giao bằng lòng mình, TĐH
5224. Quyết tâm, TĐH
5225. Tích cực một chiều, TĐH
5226. Khởi hành buổi sáng, TĐH
5227. Tập trung vào các điểm tốt của mình, TĐH
5228. Tập trung vào các điểm tốt của thế giới quanh mình, TĐH
5229. Tính thánh trong mình, TĐH
5230. Trưởng thành tâm linh, TĐH
5231. Cầu nguyện cho hòa bình thế giới, TĐH
5232. Interconnectivity, TĐH
5233. Yêu thương và phục vụ, TĐH
5234. Trái tim tinh khiết của bạn, TĐH
5235. Khiêm tốn và tương kính, TĐH
5236. Yếu tố con người, TĐH
5237. Dạy dỗ con cái và học trò, TĐH
5238. The pure in heart, PTH
5239. Thầy ở đâu? TĐH
5240. Trời làm mưa trên người công chính và người bất chính, TĐH
5241. Why do good things happen to bad people? PTH
5242. Gìn giữ tình yêu và hòa bình cho thế giới, TĐH
5243. Greatest gift, PTH
5244. Chặn tâm trí không đi lang thang, TĐH
5245. Phân biệt nam nữ đến mức chết người, PTH
5246. Học tâm linh tích cực, TĐH
5247. Liên hệ giữa cá nhân bạn và cộng đồng, TĐH
5248. Sức mạnh bên trong và tướng, TĐH
5249. Tự tin vào chính mình, TĐH
5250. Dòng máu anh hùng, TĐH
5251. Tâm trí tĩnh lặng và sáng suốt, TĐH
5252. Người của bạn, TĐH
5253. Tập trung vào tích cực, phe lờ tiêu cực, TĐH
5254. Suy niệm về hành trình sống, TĐH
5255. Tinh thần và vật chất, TĐH
5256. Điều gì sẽ đến cho ta ngày mai? TĐH
5257. Cám dỗ, TĐH
5258. Be still and know that I am God, TĐH
5259. Tương lai trong tay chúng ta, TĐH
5260. Có Thượng đế hay không? TĐH
5261. Có Thượng đế thì bạn làm gì? TĐH
5262. Đời sống tâm linh chân thật, TĐH
5263. Năng lượng chuyển hóa thế giới của bạn, TĐH
5264. Chữ thời, TĐH
5265. Biết học, TĐH
5266. Anh hùng, TĐH
5267. Thói quen, TĐH
5268. Vô ngã versus chấp ngã, TĐH
5269. Quý nhân phò trợ, TĐH
5270. Tôi versus mọi người, TĐH
5271. Hoàn cảnh, TĐH
5272. Làm chủ đời mình, TĐH
5273. Quyết liệt, TĐH
5274. Đề phòng tập kích, TĐH
5275. Tinh thần là gì?, TĐH
5276. Điều gì là gốc rễ của ta?, TĐH
5277. She is an angel – Cô ấy là một thiên thần, TĐH
5278. Vững tâm và bình an du hành, TĐH
5279. Sống là xóa học, TĐH
5280. Tạo năng lượng tích cực cho thế giới, TĐH
5281. Thành công bền vững, TĐH
5282. Giúp đầu ngày tốt, TĐH
5283. Đi tìm chân lý, TĐH
5284. Phúc cho người nghèo khó trong tâm linh, TĐH
5285. Đi tìm chính mình, TĐH
5286. Biết mình thì biết người, TĐH
5287. Chúng ta làm gì ở đây? TĐH
5288. Dùng aura của bạn, TĐH
5289. Thiếu thông minh hay thiếu tập trung? TĐH
5290. Kỷ luật luyện tâm, TĐH
5291. Tạ ơn, TĐH
5292. Thực tế là gì? TĐH
5293. Lái đi an toàn, TĐH
5294. Rong chơi đường trần? TĐH
5295. Tiên tri, TĐH
5296. Làm việc thiện, TĐH
5297. Chuẩn của ta là gì? TĐH
5298. Làm quản lý, TĐH
5299. Quán tính, TĐH
5300. Vài ngày ẩm thực, TĐH
5301. Chung tay phát triển cộng đồng, TĐH
5302. Phát triển đất nước – người tử tế, TĐH
5303. Học phát triển cá nhân, TĐH
5304. Sống để được gì? TĐH
5305. Cơ hội tĩnh lặng, TĐH
5306. Trái tim mong manh, TĐH
5307. Nhìn vào mặt sáng, TĐH
5308. Thưởng thức đời, TĐH
5309. Communication thanh tịnh, TĐH
5310. Cá tính, TĐH
5311. Đừng thờ ơ, TĐH
5312. Tích cực trong thế giới tiêu cực, TĐH
5313. Điểm đến tâm linh, TĐH
5314. Tự chọn đường, TĐH
5315. Thất học về con người, TĐH
5316. Noel – Tình yêu, TĐH
5317. Ngày Tình Yêu, TĐH
5318. Độ mình và độ người, TĐH
5319. Giữ người khỏe mạnh, TĐH
5320. Chân lý sống tâm linh, TĐH
5321. Phán đoán, TĐH
5322. Khó khăn, TĐH
5323. Cuối năm, TĐH

Về trang chính >>