Tag Archives: Video & PPS

Từ Desert Blues tới Blues Mỹ 1 – Nhạc truyền thống Niger – Các Nàng Illighadad

Chào các bạn,

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi 3 bài tìm gốc nhạc Blues Mỹ ở Châu Phi.

Nhạc Blues, một dòng nhạc lớn của thế giới ngày nay, bắt nguồn từ những người da đen bị bắt từ Châu Phi (phần lớn là từ Tây Phi) sang Châu Mỹ và Châu Âu làm nô lệ. Blues là nhạc đầu tiên của nô lệ da đen ở miền Nam nước Mỹ. Blue là buồn bã, đau khổ.

Nhưng chính nhạc Blues từ từ sinh ra nhạc Ragtime ở vùng Saint Louis, tiểu bang Missouri, và Jazz ở New Orleans, tiểu bang Louisiana, và dòng nhạc Gospel (thánh ca) da đen, B&R (Blues and Rhythm), Soul, và có thể vài thể loại khác.

Bluez và Jazz là hai dòng nhạc lớn ngày nay trên thế giới. Rất nhiều nhạc ngày nay có một chút Jazz trong đó dù không là nhạc Jazz. Ai có thể nghĩ rằng những người nô lệ nghèo hèn và đau khổ đã chinh phục cả thế giới bằng âm nhạc.

Những năm gần đây các nghệ sĩ và các nhà văn hóa da đen ở Mỹ tìm lại nguồn gốc nhạc Blues của người da đen. Trong việc “về nguồn” mọi người khám phá ra là nhạc truyền thống ở vùng Tây Phi giống y hệt nhạc Blues. Tức là nhạc Blues chỉ là nhạc truyền thống Tây Phi, ở các vùng Niger, Mali… có lẽ là nguyên dãy của giống dân Tuareg ở Tây Phi. Đây là vùng người da đen bị bắt nhiều nhất để đưa sang Châu Mỹ và Châu Âu làm nô lệ thời thế kỷ 18, 19.

Chính vì vậy mà nhạc của Niger, Mali và các nước Tây Phi ngày nay được gọi là Desert Blues.

Les Filles de Illighadad (Các Nàng Illighadad) tới từ một làng hẻo lánh ở trung Niger, một quốc gia bị đất bao quanh (landlocked country) ở Tây Phi, xa trong vùng sa mạc cằn cỗi tại rìa sa mạc Sahara. Làng này chỉ có thể đến bằng chạy xe hốc hác xuyên qua sa mạc mênh mông và có rất ít cơ sở hạ tầng, không điện và không nước ống đưa đến nhà. Nhưng vùng du mục này dù thiếu thốn giàu sang vật chất lại được đền bù bằng cá tính và truyền thống mạnh mẽ. Vùng hoang dã xung quanh giúp cho cả trăm gia đình sống bằng chăn nuôi (bò, dê, lừa…), sống chung với đàn thú của mình, như mọi gia đình đã sống hằng nhiều thế kỷ. Continue reading Từ Desert Blues tới Blues Mỹ 1 – Nhạc truyền thống Niger – Các Nàng Illighadad

When I need you – Leo Sayer

Khi anh cần em

(tác giả: Albert Hammond và Carole Bayer Sager
ca sĩ: Leo Sayer)

Khi anh cần em
Anh chỉ nhắm mắt là anh ở bên em
Và tất cả mọi sự anh rất muốn cho em
Chỉ cách xa một nhịp đập

Khi anh cần tình yêu
Anh đưa tay ra và anh chạm tình yêu
Anh đã không hề biết là có rất nhiều tình yêu
Giữ anh ấm áp đêm ngày

Continue reading When I need you – Leo Sayer

The Boxer – Người võ sĩ

The Boxer là bài hát của bộ đôi simon & Garfundkel trong album thứ 5 của họ, Bridge over Troubled Water (1970). Bản The Boxer được phát hành trước album, tháng 3/1969, như là bài hát chính của albumn ra sau. Bài này có ảnh hưởng dân ca và rock nhẹ, thay đổi giữa lời than của nhân vật kể chuyện và vài nét phát họa về một nhân vật thứ ba – người võ sĩ, nói về nghèo khổ và cô đơn. Continue reading The Boxer – Người võ sĩ

Swan Lake – ballet dance – Tchaikovski

Swan Lake (Hồ Thiên Nga) là một màn nhạc vũ ballet do nhạc sĩ Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky sáng tác phần nhạc năm 1875–1876.

Câu chuyện gồm 4 màn chính, lấy ra từ truyện cổ tích của Nga, nói về công chúa Odette bị một phù thủy gian ác biến thành thiên nga. Đây là nhạc kịch ballet nổi tiếng hàng đầu trong lịch sử ballet.

Phần vũ thì đầu tiên do Julius Reisinger sáng tác năm 1877. Nhưng ngày nay các vũ đoàn thường dùng các vũ điệu do Marius Petipa và Lev Ivanov sáng tạo năm 1895, trình diễn lần đầu bởi Đoàn vũ Hoàng Gia ngày 15 tháng 1 năm 1895, tại Nhạc Viện Mariinsky Theatre ở St. Petersburg, Nga.

Continue reading Swan Lake – ballet dance – Tchaikovski

Sơ lược lịch sử nhạc Bolero

Chào các bạn,

Người ta có vài lý thuyết về nguồn gốc của nhạc Bolero, cho rằng nhạc này đến từ một quốc gia Âu Châu. Tây Ban Nha được xem là gốc chính. Từ “Bolero” này lại được cho là đến từ chữ Volero của động từ Volar, có nghĩa là bay, ý chỉ trong điệu vũ Volero mới thời đó có nhiều bước bay bổng của vũ công. Volero ở Tây Ban Nha sau đó đổi thành Bolero.

Và có thể nhờ một bản nhạc nổi tiếng tên Bolero của nhạc sĩ Pháp Maurice Ravel viết năm 1928, lấy chữ Bolero của Tây Ban Nha đặt tên cho bài nhạc, mà tiếng đồn Tây Ban Nha là nguồn gốc Bolero thành lớn. Nhưng bản nhạc Bolero của Maurice Ravel chẳng có chút liên hệ gì đến nhạc Bolero ngày nay. Melody thì nghe như nhạc vũ, nhưng tiếng trống snare ở background là nhịp trống quân hành. No bolero. Các bạn nghe thử bản Bolero của Maurice Ravel dưới đây:

Bolero – Maurice Ravel (không được xem là nhạc của truyền thống Bolero)

Continue reading Sơ lược lịch sử nhạc Bolero

Bay trong gió – Blowin’ in the wind

500 Greatest Songs of All Times

Blowin’ in the Wind được Bob Dylan viết năm 1962. Bob Dylan là một nhạc sĩ được xem là phản ánh tâm thức của nước Mỹ, đặc biệt là trong các thập niên 60s-70s. (Trịnh Công Sơn thường được gọi là Bob Dylan của Việt Nam). Đây là một bản nhạc phản kháng trong phong trào Hippy ở Mỹ thời đó – chống lại cấu trúc xã hội hiện có, và chống chiến tranh Mỹ ở Việt Nam. Dù bản này được gọi là nhạc phản kháng (protest song), nó đưa ra một số các câu hỏi hùng biện về chiến tranh, hòa bình và tự do. Điệp khúc “Câu trả lời, bạn tôi ơi, bay trong gió” đã được giải thích là “mờ ảo đến không xuyên qua được”: hoặc là câu trả lời rõ ràng ngay trước mặt bạn, hoặc là câu trả lời khó nắm bắt được như là gió. Continue reading Bay trong gió – Blowin’ in the wind

Now we are free – phim Gladiator

Gladiator là cuốn phim Mỹ năm 2000 do David Franzoni, John Logan, và William Nicholson viết, và Ridley Scott đạo diễn.

Russell Crowe thủ vai chính, Maximus Decimus Meridius, tướng La Mã của tỉnh Hispania thuộc đế quốc La Mã (nay là vùng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Maximus Decimus Meridius là nhân vật tưởng tượng, không có thật trong lịch sử. Maximus bị Lucius Aurelius Commodus – Đồng Đại đế La Mã cùng với cha là Đại đế Marcus Aurelius – phản bội, giết vua cha, để chiếm ngai vàng một mình. (Sự thật lịch sử là Lucius Aurelius Commodus là Đồng đại đế cùng cha, và thành Đại đế một mình khi cha qua đời, và sau đó Commodus trở thành rất độc tài. Nhưng lịch sử không nói đến Commodus giết cha).

Tướng Maximus Decimus Meridius bị bắt làm nô lệ, vợ con bị Commodus giết, và Maximus được dùng như dũng sĩ giác đấu (gladiator) trong đấu trường để thiên hạ mua vui. Maximus nổi tiếng qua những trận thắng trong đấu trường, và cuối cùng tổ chức các dũng sĩ giác đấu chống lại, giết Commodus, trả thù cho Đại đế Marcus Aurelius và gia đình của Maximus. Nhưng Maximus cũng tử trận. (Trong lịch sử Commodus bị các kẻ thù chính trị ám sát năm 192 sau công nguyên). Continue reading Now we are free – phim Gladiator

Lá xanh mùa hạ – The green leaves of summer

Chào các bạn,

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã nghe qua bản The Green Leaves of Summer – Những chiếc lá xanh của mùa hạ — dù là ta có thể không biết tên bản nhạc. Đây là một trong những bản nhạc nền của phim The Alamo, do John Wayne đóng vai chính, năm 1960.

The Alamo
, tên cũ là Nhà Dòng Thánh An-tôn của Valero, là một nhà dòng công giáo, do Tây Ban Nha dựng nên hồi thế kỷ 18 để giáo dục người da đỏ mới theo đạo, nằm trong vùng ngày nay là thành phố San Antonia, tiểu bang Texas.

Continue reading Lá xanh mùa hạ – The green leaves of summer

Âm thanh của im lặng – The sound of silence

500 Greatest Songs of All Times

The Sound of Silence được Paul Simon viết trong vài tháng năm 1963-1964 và ban song ca Paul Simon & Garfunkel ghi âm năm 1964. Nhưng bài hát không được ai quan tâm. Trong năm 1965 một số kênh radio ở Boston và Florida bắt đầu chơi bản này nhiều. Giám đốc sản xuất đĩa nhạc là Tom Wilson vì vậy quyết định chỉnh lại bài ghi âm bằng cách đắp lên đó một số dòng nhạc cụ điện tử và remix các tracks nhạc. Wilson làm mà không cho Simon và Garfunkel biết. Đĩa đơn cho bài hát được phát hành tháng 9/1965. Continue reading Âm thanh của im lặng – The sound of silence

Hotel California – Khách sạn California

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Hotel California là bài hát do  Don Delder, Don Henley và Glenn Frey viết cho ban nhạc The Eagles của các vị.  Bản  nhạc được phát hành tháng 2/1977 trên album lấy tên của chính bản nhạc, và trở thành bài hát nổi tiếng nhất của The Eagles.  Đường guitar solo của bài hát cũng thường được xem là đường guitar solo hay nhất xưa nay.  Bài hát được giải Grammy năm 1978 cho “Đĩa hay nhất trong năm”.

Lời của bài hát được nhiều người cho là nói về những cách sống xa hoa phung phí của California, ví California như là một khách sạn, một nhà tù, vào là không bao giờ ra được. Continue reading Hotel California – Khách sạn California

Puff, the magic dragon – Puff, chú rồng ảo diệu

Puff, the Magic Dragon là bài hát lấy lời từ bài thơ cùng tên của Leonard Lipton, một sinh viên 19 tuổi tại Đại Học Cornell, và nhạc do Peter Yarrow, của ban tam ca Peter, Paul, Mary, viết. Nhóm này ghi âm bài hát năm 1963 và làm bài hát cùng bài thơ nổi tiếng.

“Peter, Paul and Mary” là nhóm dân ca Mỹ thành hình tại New York năm 1961, khi phong trào phục hưng dân ca đang mạnh, và trình diễn 50 năm như là ban dân ca kiểu mẫu của Mỹ. Bộ ba gồm Peter Yarrow, Paul Stookey, và Mary Travers. Sau khi Mary qua đời năm 2009, Peter và Paul tiếp tục trình diễn bộ hai với tên cá nhân của mỗi người.

Dưới đây mình có hai clip của Peter Paul Mary năm 1965 và 2008 (43 năm sau).

Mời các bạn.

 

Puff, chú rồng ảo diệu

Puff, chú rồng ảo diệu sống cạnh biển
Và chơi đùa trong sương thu
Tại vùng đất tên Honnah Lee
Cậu bé Jackie Paper thương chàng Puff hay quậy đó
Và cho chú dây và sáp ấn và những thứ quà đẹp khác, Ô! Continue reading Puff, the magic dragon – Puff, chú rồng ảo diệu

Trên đỉnh thế giới

Trên đỉnh thế giới

Cảm giác như thế đang đi qua em
Có điều kỳ diệu trong hầu hết từng điều em thấy
Chẳng phải mây trên trời, mà là mặt trời trong mắt em
Và em sẽ chẳng ngạc nhiên nếu đó là mơ

Mọi điều em muốn thế giới là
đang đặc biệt trở thành sự thật với em
Và lý do rất rõ, vì anh ở đây
Anh là điều gần với thiên đường nhất em từng thấy Continue reading Trên đỉnh thế giới

Nhịp mưa

Chào các bạn,

Nhịp mưa là bài hát có giai điệu trong sáng, vui vẻ và mát mẻ. Mình thích bài hát này.

Bài hát được Claude John Gummoe (ca sĩ, guitar, thành viên ban nhạc Cascades) sáng tác và được ban nhạc Cascades trình bày vào tháng 11/1962. Continue reading Nhịp mưa

Chiếc cầu bắc ngang nước siết – Bridge over troubled Water

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bridge over Troubled Water là bài hát của Paul Simon và được bộ đôi Simon & Garfunkel ghi âm và phát hành năm 1970 trong album thứ 5 và là album cuối của bộ đôi có cùng tên Bridge over Troubled Water. Bài hát và album thắng 4 giải Grammy tại Grammy thứ 13 năm 1971 gồm: Đĩa của năm (Record of the Year), Hòa âm hay nhất (Best Arrangement), Bài hát đương thời hay nhất (Best Contemporary Song), Kỹ thuật ghi âm tốt nhất (Best Engineered Recording). Continue reading Chiếc cầu bắc ngang nước siết – Bridge over troubled Water

Ordo Virtutum của Thánh Hildegard

Chào các bạn,

Nhạc kịch dưới đây thuộc âm nhạc thời Trung cổ (Medieval music) do Thánh Hildegard sáng tác.

Âm nhạc thời Trung cổ thật hay, nghe nhẹ nhàng, thanh thoát và tĩnh lặng. Đặc biệt khi đây là bản nhạc do phụ nữ sáng tác, thời mà phụ nữ không mấy được tôn trọng.

Dưới đây là thông tin Thánh Hildegard và nhạc kịch Ordo Virtutum, mời các bạn cùng nghe. Continue reading Ordo Virtutum của Thánh Hildegard