Gọi bốn mùa hát mãi khúc hoan ca
Xin gió nhẹ khẽ lay triền sóng ngả
Ru hồn con trong bến mộng nhu hòa
Đọc tiếp Mẹ
The more with wordiness and intellection, the further astray people go away. Dropping off wordiness and intellection, there is no place where we can not pass freely. And we can understand the others, nevertheless their characters are very opposite with our egos.
As long as you seek for something, you will get the shadow of reality and not reality itself. Because there are still mystic things to hide in the reality. This thoughts exist in my mind, when I think of the friendly and warmly members of our quiet forum. They used to join the ebullient forum, where have many things and persons for arguing or chatting. But as they leave their old forum, and choose the small and quiet one for living, that means they have “their own reasons.
It does not matter who really are they, I myself really respect them. Because I know they write, express their own experiences about the life, the love, and human beings very specially.
By the way, they have their “own trademarks”.
You would like to know who are they, don’t you? Let yourself read all topics in this peaceful forum. You will “see” them.
Vivian
Thức giấc khi trời vừa sáng, gõ nhẹ lên khung trời, lắng nghe từng âm thanh, tôi nhận biết điều gì, bạn nhận biết điều gì, cõi người ta nhận biết điều gì? Không có gì, hay có nhiều điều hiển lộng trong tàng kinh các vô thủy vô chung của vũ trụ? Điều này tùy thuộc vào tâm ý của chúng ta. Trí huệ rộng mở nhiều bao nhiêu, chúng ta nhận biết nhiều bấy nhiêu. Con mắt trí huệ thấy vạn vật đều là không ( = vạn hữu giai không). Bằng con mắt trí huệ, cho dẫu không phải là Bồ Tát, không phải là hành giả, người ta vẫn có thể phóng tầm mắt nhìn vào tất cả những điều kỳ diệu, bất khả tư nghi của cảnh giới tâm linh, nhìn thấu tận hố thẳm sâu xa nhất của những điều này.
Càng nói càng tỏ ra khôn ngoan bao nhiêu, người ta càng loay hoay, quẩn quanh lo lắng bấy nhiêu. Buông bỏ ý niệm và tri thức, chúng ta thanh thản, tự do suy nghĩ. Chúng ta có thể thấu hiểu người khác, cho dẫu cá tính của họ rất đối lập với cái tôi của chúng ta.
Khi bạn tìm kiếm một điều gì, bạn sẽ chỉ nhìn thấy cái bóng của thực tại, chứ không phải bạn nhìn thấy chính thực tại. Bởi vì vẫn có điều kín nhiệm, ẩn giấu trong chính thực tại đó. Cảm nhận này phát sinh trong lòng tôi, khi tôi nghĩ đến những thành viên nồng nàn thân ái, trong diễn đàn thầm lặng của chúng tôi. Họ từng tham gia một diễn đàn sôi nổi, nơi có nhiều người, có nhiều vấn đề để tranh luận, hay để trò chuyện.
Nhưng khi họ từ bỏ sân chơi cũ, chọn một nơi thầm lặng để sinh hoạt, có nghĩa là họ có “lý do riêng”.
Không cần biết họ thực sự là ai, bản thân tôi thật rất tôn trọng họ. Bởi vì tôi biết họ viết, truyền đạt những kinh nghiệm của họ về cuộc đời, về tình yêu, về nhân loại vô cùng đặc biệt. Nói cách khác, họ có “thương hiệu riêng”.
Phải chăng bạn muốn biết họ là ai? Hãy đọc tất cả những chủ đề trong diễn đàn thanh an này. Bạn sẽ “thấy” họ.
Vivian
Vivian Hoàng Nhất Phương
4:29pm Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Rất dịu hoàng hoa gửi gió hương
Rất êm sáo trúc trổi nghê thường
Rất mơ diệu khúc lay tâm tưởng
Rất thật chân tình bạn mến thương
Đời dẫu về xưa hay về sau
Kim lan nghĩa kết chẳng phai màu
Gót sen thục nữ còn in dấu
Gánh hàng hoa chở núi sông sâu
Vivian Hoàng Nhất Phương
7:35pm Thứ Tư, 14.10.2009
Trong tiền kiếp có bóng hình minh diện
Trong hôm nay có em lặng lẽ yên
Trong ngày mai có đường về tánh kiến
Trong lá cành xao động một nhân duyên
Trăng huyền ảo ánh vàng soi . thánh điện
Hằng Nga buồn cung quế khóc thuyền quyên
Đại mộng phiêu diêu khúc huyền cầm tiễn
Trăng nhập thần bóng ngả đêm thần tiên
Giòng sóng đời bao lần giông bão quyện
Biển thét gào bến đợi khóc truân chuyên
Nước mắt chảy vết thương dài đau nghiến
Em giã từ tình nhớ mỏi mòn điên
Vẫn tin thật tình yêu luôn tận hiến
Vẫn hoài mong cõi mộng sẽ hoàn nguyên
Vẫn là em pháp thân như thị uyển
Vẫn là anh đắc cố sắc . không thiền
Trăng và thơ diệu âm hoà chung diễn
Hai tâm hồn ở hai cõi trời riêng
Vivian
6:30pm.Thứ Bảy ngày 03 tháng 10 năm 2009
Anh hát tình ca đêm hai mươi
Cả một hồn thơ thức ngộ cười
Du dương cầm phổ âm phới phới
Em về ngơ ngẩn phím loan rơi
Anh mộng sơn hà ba mươi xuân
Trùng dương sóng biếc phủ ân cần
Đường xa hải lý buồn mê mẩn
Lòng em chiếc bách lệ hồ ngân
Vừa đúng bốn mươi anh chơi vơi
Trầm thăng vận nước khóc thương đời
Hoàng hôn phố núi sầu giăng sợi
Em từ cổ tích gọi anh ơi
Thành vách mờ sương anh năm mươi
Rừng thiêng lá rụng cuối chân trời
Huyền cung mộ khúc ngàn năm đợi
Câu hát ngày xưa có trọn lời
Vivian HoàngNhấtPhương
1:28pm Thứ Năm ngày 08 tháng 10 năm 2009
Khi màn đêm thầm chở
Bóng trăng về hoang sơ
Mộ khúc cung rạn vỡ
Ôi! Nhớ thương vô bờ!
Thác buồn soi vách mờ
Rêu phong thương một thuở
Dương cầm buông phím lỡ
Ôi! Nhớ thương vô bờ!
Lưng đồi cỏ ấu trơ
Xui lòng em vật vờ
Thông reo sầu nức nở
Ôi! Nhớ thương vô bờ!
Bao cung khúc xưa mơ
Bao nhịp phách mong chờ
Thương Ca tình yêu chở
Ôi! Nhớ thương vô bờ!
Thành Đô du mộng dở
Dương cầm than đứt tơ
Hoàng hoa buồn không nở
Ôi! Nhớ thương vô bờ!
Cung khúc nào bâng quơ
Về qua dĩ vãng…Ờ!
Sao nhạc lòng không mở
Ôi! Nhớ thương vô bờ!
Vivian Hoàng Nhất Phương
3:24am Thứ Năm ngày 04 tháng 02 năm 2010
Quê hương là tổ quốc, cũng được gọi là cố quận
Tùy theo cảm quan riêng
người ta tự nói lên tâm tình của mình
mỗi khi bày tỏ lòng yêu nước.
Một chủ đề của Wuhoainam
trích đăng hai câu thơ của Lương Tử Đức:
“Gió đồng rửa mặt tha hương
Ta về quê chữa vết thương giang hồ”
Lòng tôi đắm trong tâm tình sâu lắng
khi đọc hai câu thơ trên
Nhiều người đã dịch câu thơ này
từ Việt Văn sang Anh Văn
Không dám múa rìu qua mắt thợ
Chỉ bằng lòng cảm mến câu chữ của tác giả
tôi cố công tìm hiểu nội dung, hình thức của câu thơ
Thơ Lục Bát,
một thể loại thơ đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam
Thể thơ này gồm:
Một câu sáu chữ
Một câm tám chữ
Chữ thứ sáu trong câu tám chữ
phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu sáu chữ
Thí dụ:
“Gió đồng rửa mặt tha hương
Ta về quê chữa vết thương giang hồ”
Chữ “hương” và chữ “thương“
cùng vần “ương”
Lương Tử Đức ký thác điều gì trong thơ?
Chúng ta ngay lập tức nhận biết
Tác giả hân hoan khi trở về quê hương
Ngọn gió quê nhà thật an nhiên, tươi mát
Khiến ông vui mừng thanh thản
Khiến ông quên những nỗi đau khổ
Suốt thời gian phải vật lộn với những nỗi thăng trầm ở phương xa
Nhiều người bảo
Dịch thuật làm hỏng ý nghĩa của nguyên tác
Thật không thể tin được!
Nhưng diều này dường như không sai.
Thật rất khó nếu chuyển dịch từng câu chữ cứng ngắc theo nghĩa đen
Để giao hưởng và hoà nhập vào tâm tình của tác giả
Dịch giả cần nắm bắt rõ ý tình
Chọn hình thức và câu chữ thích hợp khi chuyển dịch.
Bằng kiến thức khiêm tốt hạn hẹp của mình
Tôi chuyển dịch thơ của Lương Tử Đức như sau:
“The country’s breeze is so cool and nice
To calm down my terrible life in exile
Coming back home I mind
To heal my errant wounds on sight.”
“Ngọn gió quê nhà mát hướng
Xoa dịu khổ đau tha phương
Trở về lòng ta an hưởng
Chữa lành cội rễ bi thương”
Vivian
2:30am Sunday 27 September, 2009
Country is Nation, also is called Home
Depending on people’s particular impressions,
they describe their own thoughts
what they would like to express their home love.
In Wuhoainam’s topic
I see two sentences was extracted
from Lương Tử Đức’s poetry:
“Gió đồng rửa mặt tha hương
Ta về quê chữa vết thương giang hồ”
I fall in my deeply vivid sentiments
as I read the two sentences above.
There were some people to translate these sentences
from Vietnamese into English
I dare not to show off my little skill to people
who are obviously the past masters at it.
For respecting the author’s work
I try to comprehend
both the style and the meaning of the poetical sentences
“Thơ Lục Bát” is the special verse of the Vietnamese poetry
This verse includes:
One sentence is named six-word line metre
Another is named eight-word line metre
The sixth word of an eight-word line metre
must have the same rhyme
with the sixth word of an six-word line metre.
For example:
“Gió đồng rửa mặt tha hương
Ta về quê chữa vết thương giang hồ.”
The word “hương” and the word ” thương”
has the same rhyme: “ương”
What was Lương Tử Đức’s heart to entrust into his verses?
We all can recognize easily that
Lương Tử Đức was happy when he was home
So cool and nice is his country’s breeze
Home makes him feel comfortable and happy
Home also heals his terrible pains during the times
he had battled against his vicissitudes of life
Many people said
The translation betrays the original work
What an unbelievable thought!
But this seems the truth.
It is hard to translate every single word with its concret meaning
For making sense and harmonizing with the author’s emotions
The translators should catch up the poet’s thoughts and meanings
Then they try to use the best words and forms
as well as they can for translating.
By my short and little knowledge,
I try to translate Lương Tử Đức’s poetical sentences
as follow:
“The country’s breeze is so cool and nice
To calm down my terrible life in exile
Coming back home I mind
To heal my errant wounds on sight.”
Vivian
2:30am Sunday 27 September, 2009
Thời gian trôi
Thời gian thay đổi mọi điều trên thế giới
Thời gian diễn tả từng ý niệm trong sáng hay u uẩn trên mặt người
Thời gian xác định tiếng lòng của thiên nhiên
Thời gian chia xẻ những gì đã mất
Thời gian gợi ý cho điều sẽ đến
Thời gian suy nghĩ về sống và chết
Thời gian dừng lại.
Đắm chìm trong thiền định
Tôi nhận biết thời gian qua hơi thở
Hơi thở ra vào từ đan điền
Bản ngã của tôi có và không có
Hơi thở là điều duy nhất được chứng minh.
Dăm nỗi buồn chợt hiện, rồi nhanh chóng tan biến
Dăm niềm vui trỗi dậy, rồi vội vã ra đi.
Thời gian không còn là một cuộc hành trình kéo dài.
Thời gian là hơi thở
Hơi thở là tôi
Thời gian, hơi thở, và tôi thành một chủ thể duy nhất.
Vivian
12am Thứ Bảy ngày 27 tháng 09, 2009
Tìme Flies
Time changes every thing in the world
Time shows the bright and dark thoughts in human beings’ faces
Time defines the sentiment of the nature
Time shares what passed away
Time guess what will be come
Time thinks about life and death
Time stands still.
Being lost in meditation
I recognize time by my breath
The breath is in and out from my belly
Neither to be nor to present is my ego
Breath is the only thing to be proved.
Some sorrows exit, and quicky disappear
Some rejoice presents, and hurrily absent.
Time now is no longer the passage of duration.
Time is the breath
The breath is me
Time, the breath, and I become the unique subject.
Vivian
12am Saturday 27 September, 2009
Chung cư ở sâu trong con đường nhỏ của thành phố Midway (*) , là lãnh địa của các lão niên đã gần đất xa trời. Những con người gần đất xa trời ấy, gồm cả nam lẫn nữ, sống hết sức đơn độc, thầm lặng, khép kín trong chung cư dành cho họ. Chung cư này có tên gọi hẳn hoi, được đặt dưới sự bảo trợ của một nhà thờ. Nhưng để tránh sự dòm ngó của những kẻ hiếu kỳ. Và cũng vì dáng vẻ cổ xưa của nó, ta tạm gọi đó là bộ lạc Ráng Chiều của các tộc trưởng đã về hưu, một bộ lạc không có trẻ con, nhiều lề thói.
Như đã giới thiệu ở trên: Bộ lạc Ráng Chiều là nơi qui tụ những người gần như đã rũ sạch bụi trần. Họ là đôi vợ chồng già không con cháu. Hoặc con cháu không còn muốn biết đến họ. Họ cũng có thể chỉ là cụ ông hoặc cụ bà cô độc, một mình một bóng thơ thẩn trước buổi chiều tà của tuổi thọ. Họ sống bằng tiền hưu trí, được xã hội và các đoàn thể tôn giáo chăm sóc. Họ dường như không còn thuộc về cõi sống. Thế giới của họ là đáy sâu nội ngã, là hố thẳm nội tâm, là suy tư quán tưởng. Họ có vẻ nghễng ngãng, hay nghe sai những câu nói đời thường. Nhưng lại nhạy bén với các tiếng động, dù thật khẽ. Sự nhạy bén ấy, không phải để cưu mang sức sống mãnh liệt của loài người. Mà chỉ để biểu lộ sự khó chịu, sự cáu kỉnh khi phải nghe những tạp âm nhố nhăng, nhốn nháo ấy. Ta gọi đó là hiện tượng dị ứng với tiếng động.
Hiện tượng này được các cư dân sống trong vùng lân cận biết đến. Người nọ rỉ tai người kia. Nên bất kỳ ai đi ngang vùng cấm địa của tiếng động, đều phải nhón chân nhẹ bước. Đi bộ thì nhón chân. Còn đi xe thì sao ? Xe cộ cồng kềnh, bốn bánh to đùng làm sao nhón…?! Nghĩ đến đây, ta đặc biệt biết ơn các kỹ sư tiên khởi của ngành ô tô. Các vị ấy có lẽ cũng tri giác được việc gì đó…Nên đã đặt hệ thống hãm thanh cho máy móc. Tóm lại : Không cần biết xe mới toanh hay cũ kỹ. Hễ cứ đi qua bộ lạc Ráng Chiều, người ta có thói quen giảm ga, gài số chậm.
Sự có mặt của những người khách lạ, đã làm đảo lộn thể chế quen thuộc của bộ lạc. Một sớm mờ sương, khi các cụ còn nằm yên trong nệm ấm. Bỗng giật thót người vì một tiếng két thật to, tiếp theo một tiếng rít thật dài, và hàng loạt tiếng gầm rú đáng sợ của con quái vật chết tiệt nào đó.
Đồng loạt cửa sổ của các phòng ngủ mở toang, một hiện tượng thật bất thường ! Qua từng khung cửa vuông vắn, ta có thể thấy những mái tóc bạch kim lúc lắc, để gọng kính trên mũi liên tục dáo dác dò tìm, xem con quái vật từ hành tinh nào rơi xuống, mà to mồm đến thế. Các cụ chỉ thấy bốn con người đang đứng quanh hai chiếc xe mù mịt khói ! Toàn bộ những cái miệng móm mém, không hẹn đều kêu “Lạy Chúa tôi” cùng một lúc. Dăm ba cụ sau khi kêu, vẫn còn cẩn thận lấy tay dí lấy dí để vào cái kính trên mũi, cho sát sàn sạt con mắt, để xem có đúng là hai chiếc xe đã gầm rú như điên không? Tạ ơn Chúa! Quả thực là xe, chứ không có con quái vật nào rách trời rơi xuống.
Thoắt một cái các cửa sổ đều khép. Liền tức thì như có phép đi xuyên tường, các cụ thùng thình trong bộ quần áo ngủ, đứng dàn hàng ngang trước cửa nhà, nhăn nhó dò xét khách lạ. Cùng với các cụ, ta nhìn xem: Họ là ai?
Ba cô gái, một chàng trai, thế hệ thứ hai của nước Việt lưu vong. Họ, những kẻ đương xuân, còn rất trẻ so với các lão niên đã thất thập cổ lai hy, đang lúng túng trước cái nhìn thiếu thiện cảm của bậc trưởng thượng không cùng nòi giống. Các cô gái gần như muốn khóc. Chàng trai chốc chốc lại đưa tay vuốt tóc.
May thay, giữa lúc phần thắng chưa biết thuộc về ai, có bóng người đi vội đến. Cả khách lạ lẫn các lão niên đều thở ra nhẹ nhõm. Thì ra đấy là ông linh mục. Ông ra dấu bảo khách lạ hãy bình tâm. Xong ông đến gần các cụ nhỏ to điều gì không biết. Chỉ thấy các khuôn mặt đang nhăn nhó, tự nhiên thư giãn. Các cặp kính thôi không di động. Ai nấy lặng lẽ vào nhà. Buổi sáng lại yên tĩnh, như bao buổi sáng đã từng yên tĩnh trong bộ lạc Ráng Chiều.
Còn lại ông linh mục và khách lạ. Thoạt đầu ta cứ ngỡ bốn người khách cùng quen biết, cùng đến từ một nơi. Không phải thế đâu. Ba cô gái là một nhóm. Chàng trai đi đơn lẻ. Qua câu chuyện họ trao đổi với nhau, trong lúc mang hành lý vào nơi ông linh mục qui định là chỗ ở cho họ. Ta được biết : Ba cô gái học ngành điều dưỡng. Họ được giới thiệu đến nơi này làm việc, để thực hành phần lý thuyết đã học. Còn chàng trai..? Anh là bạn của ông linh mục. Hình như đi lãng du để viết thiên ký sự nào đó… Hay là tìm ý thơ phổ nhạc thì phải… Cây đàn guitar trên tay. Túi hành lý trên vai có quyển sách dày cộm, cho phép ta suy diễn về anh như vậy.
Kể từ buổi sáng mờ sương hôm ấy, căn phòng nhỏ vẫn bỏ trống ở cuối hành lang bên trái, là thư phòng của chàng trai. Còn căn hộ xinh xắn có rèm xanh buông rủ, vốn là nhà khách của bộ lạc, trở thành nơi cư ngụ của ba cô sinh viên. Họ sẽ ở đây hết mùa đông. Gần cuối mùa xuân, họ lại trở về chốn cũ.
Họ sống trong bộ lạc, tuân thủ lề luật sẵn có, tịnh không biểu hiện một sai phạm nào, dù rất nhỏ. Sáng sáng chàng trai đi đâu rất sớm, sẩm tối mới về. Ba cô gái đi trễ hơn một chút. Họ đến phòng ăn, phòng đọc sách, phòng sinh hoạt, phòng dưỡng bệnh của bộ lạc, giúp đỡ các cụ đúng bổn phận của một nữ điều dưỡng tương lai.
Cứ thế, các tộc trưởng của bộ lạc dần quen với bốn người trẻ tuổi. Tuy vẫn không nói thêm gì ngoài nụ cười, lời chào ban sáng, ban tối. Nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt trìu mến của các cụ mỗi khi gặp bốn con người trẻ trung ấy, ta biết các cụ yêu quí họ.
Hình như dáng dấp nho nhã của chàng trai, làm sống dậy thuở thư sinh tay trắng mộng đầy của các cụ ông. Hình như đường nét thanh tú của ba cô gái, gợi nhớ thuở trâm cài lược giắt của các cụ bà. Không nói ra, nhưng cụ ông nào cũng tự nhủ: “Thằng bé hệt như tôi thời trai trẻ”. Không nói ra, nhưng cụ bà nào cũng ngầm so sánh: ” Ba con bé dễ thương quá. Tôi bằng tuổi chúng cũng thế đấy!”
Và đã xảy ra một điều kỳ diệu trong đêm trời tối đen như mực. Đêm ấy, nếu như ở quê nhà, bốn người trẻ sẽ đón giao thừa theo lễ nghi cổ truyền của dân tộc. Nhưng ở đây, xứ lạ quê người, một ngày như mọi ngày, đêm trừ tịch có gì là thiêng liêng…?!
Ba cô gái từ lúc về phòng cứ loay hoay, tíu tít làm điều gì đó…Họ lấy thứ nọ, nhặt thứ kia bỏ vào ba cái túi, mỗi người cầm một túi. Rồi cô tắt đèn. Cô mở cửa. Cô bấm khóa. Người trước kẻ sau lặng lẽ đi qua dãy hành lang bên trái. Họ dừng lại, gõ cửa thư phòng của chàng trai. Chàng trai đang ngồi tư lự, bỗng giật mình. Và càng giật mình hơn, khi cánh cửa rộng mở cho thấy ba cô gái…! Cũng cần biết thêm một điều: Từ buổi sơ giao, khi tình cờ đến bộ lạc Ráng Chiều trong cùng một thời điểm, cả bốn người chỉ cười chào nhau lúc chạm mặt, chứ chưa hề chuyện vãn bao giờ.
Không để chàng trai hỏi, một cô lên tiếng:
– Anh cho phép chúng em vào chơi chứ…?
Chàng trai ngỡ ngàng:
– Ơ…Vâng…! Xin mời các cô
Phòng chỉ có một bàn một ghế. Chàng trai chưa biết xử trí cách nào, các cô đã cho ý kiến:
– Ta cứ ngồi cả xuống thảm, anh ạ
Chàng trai mỉm cười. Anh không biết mình phải làm chủ, hay nên làm khách trong tình huống bất ngờ này. Phụ nữ thật nhạy cảm. Các cô cấu tay nhau. Một cô vừa xuýt xoa vừa bảo:
– Chúng em quả có hơi đường đột. Nhưng không định tước quyền gia chủ của anh đâu. Xin anh tự nhiên cho.
Chàng trai nói trong tiếng cười:
– Vâng! Xin mời chúng ta cùng ngồi xuống.
Bốn người vừa ngồi xuống. Ba cô gái đã làm ảo thuật. Chàng trai tròn mắt nhìn bánh, mứt, hạt dưa, kẹo, ấm trà, tách nước…tuần tự đi ra từ ba cái túi. Anh thấy mình lúng túng:
– Ơ…,tôi thật không ngờ…!
Một cô nói thay các bạn:
– Chẳng việc gì phải ngờ, anh ạ. Đêm nay chờ đón giao thừa, chúng em xin mời anh cùng uống trà, ăn mứt để nhớ quê nhà.
Cả bốn người cùng nâng tách. Trà nóng có vị ngọt đắng của tâm sen, có vị nồng ấm của gừng già. Hình như giao thừa sắp điểm. Hình như năm mới sắp về. Khi hương trà thấm đậm vào tận tâm hồn của họ.
Chàng trai ân cần nhìn ba cô gái, lời thật như lòng:
– Cảm ơn các cô đã cho uống trà, ăn mứt. Nhưng hình như chúng ta chưa biết tên nhau…?
Các cô tươi cười giới thiệu:
– Em là Lang Bian.
– Em là Đam Ri.
– Còn em là Bến Nghé.
Chàng trai cười như chưa bao giờ cười:
– Sao không là Huế, Sài Gòn, Hà Nội cho đủ cả ba miền?
Ba cô gái cười khanh khách:
– Cũng muốn vậy, nhưng chúng em không thể ôm cả núi sông. Thế anh đại diện cho đồng bằng sông Cưủ Long, hay vùng châu thổ sông Hồng, hay là người hoàng phái của sông Hương núi Ngự…?
Chữ nghĩa quá! Ví von quá! Chàng trai thấy mình cũng bắt đầu văn vẻ:
– Tôi sinh ở ải Nam Quan. Mới vừa hai tuổi mẹ đã gánh vào tận mũi Cà Mau.
Đam Ri trầm trồ:
– Giang hồ dọc ngang sớm quá, hèn chi tướng mạo trông phi thường.
Chàng trai cứ thế mà cười. Anh chợt nhớ câu ca dao: “ Ba cô đội gạo lên chùa…”. Ba cô này phải chăng cũng muốn học sách người xưa…?!
Lang Bian nhìn anh không chớp mắt:
– Anh định gán cho chúng em hình tượng gì vậy…? Gọi anh là Đất Mũi nhé ?
Chàng trai kêu to:
– Ấy chớ, tôi tuy có đi qua đất Mũi, nhưng không hề cắm câu làm nhà ở đó.
Bến Nghé dí dỏm:
– Thế mẹ gánh anh từ ải Nam Quan vào tận mũi Cà Mau, xong hạ thúng ở chỗ nào ?
Chàng trai phì cười:
– Ở Hà Tiên.
Ba cô gái dài giọng:
– HàTiên cơ à…! Khéo chọn nơi ăn chốn ở nhỉ!
Tưởng cũng nên mở ngoặc ở đây. Bốn người trẻ đều có tên gọi hẳn hoi. Nhưng chả hiểu sao, đêm nay họ bỗng dưng lấy địa danh nơi sinh trưởng để giới thiệu về mình. Có lẽ hồn thiêng sông núi. Có lẽ nỗi nhớ gia đình. Đã khiến xui họ làm như vậy. Và ta, chẳng nên xét nét. Cứ việc gọi họ là Lang Bian, là Đam Ri, là Bến Nghé, là Hà Tiên cho hợp với lòng họ.
Chàng trai Hà Tiên đứng lên lấy cây đàn trên vách. Anh búng nhẹ vào dây phím. Những âm thanh trầm bổng, theo từng ngón tay tài hoa phát ra thành suối nhạc. Và đất trời bỗng nghe:
“Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm là đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.
Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ
Mừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ” (1)
Cứ thế họ: Những Lang Bian, Đam Ri, Bến Nghé, Hà Tiên của vùng trời quê hương say sưa hát. Cung đàn giọng hát hòa quyện vào nhau, âm vang sao mà tha thiết. Cô Bến Nghé thì thầm:
– Ở nhà, giờ này mẹ và các em của em chắc đang sửa soạn cúng giao thừa. Trên bàn thờ cha thế nào cũng có hoa huệ, trà sen. Khi còn sống, ngày tết cha thích uống trà sen, thích cắm hoa huệ, thích chưng chậu quất trong nhà. …
Sàigòn vào xuân đẹp lắm. Thời gian nhịp nhàng trôi. Mọi tất bật đời thường biến mất. Trung tâm thành phố với những con đường được bao phủ bởi hàng cây dầu cao vút. Trái dầu nhẹ rơi quay tròn trước gió, lá sẽ đong đưa… Người ta thấy lòng tịnh yên, nhất là khi đi giữa chiều hôm, nghe chuông nhà thờ vang trong không gian xám. Từng tiếng bing boong dặt dìu, nhặt khoan như muốn nâng hồn người lên cõi trời cao. Cả thành phố đắm chìm trong tiếng ngân nga, sâu lắng của chuông nhạc đạo….
Cô Bến Nghé mỉm cười. Nụ cười rạng rỡ. Cơ hồ cô đang đứng trước Vương Cung Thánh Đường SàiGòn, nghe chuông chiều rơi trên thành đô quen thuộc. Tiếng chuông diệu kỳ, nhặt khoan tận đáy lòng cô, làm rung động tâm hồn ba người bạn.
Cô Đam Ri bùi ngùi:
– Chị làm em nhớ nhà quá. Nhà em ở Bảo Lộc, ngay đường vào thác Đam Ri. Đêm giao thừa lạnh lắm. Cha đốt lửa ngoài vườn, vừa để canh nồi bánh chưng, vừa để hong người cho ấm. Ngồi giữa ánh lửa bập bùng, nhìn trời đen thẩm, nghe âm vang thác đổ, lòng em không quên cũng chẳng nhớ điều gì.
Sáng mùng một, sau khi chúc tuổi cha mẹ, sau khi nhận phong bao lì xì, mấy anh chị em rủ nhau du xuân. Thác Đam Ri là điểm đến. Lạ lắm. Cũng thác ấy, nước ấy…Mà sao ngồi chiêm ngắm sự kỳ vĩ, bí ẩn, hoang vu của giòng thác giữa màn sương mỏng đầu xuân, lòng em phát sinh những cảm quan rất dị thường. Giòng khói bốc lên, do nguồn nước từ trên cao đổ xuống, tạo cho cảnh quang một vẻ thanh thoát huyền diệu, hệt như chốn bồng lai tiên cảnh. Còn vực sâu thăm thẳm của thác, lại gợi nhớ một cõi đi không về…!
Cô Đam Ri mắt nhòa lệ. Ba người bạn đều thấy nước mắt chảy ngược vào hồn, khi nhìn thấu giòng thác Đam Ri đang ầm ầm tuôn đổ trong lòng cô gái trẻ. Lang Bian nói rất khẽ:
– Đam Ri này, chúng mình cùng đi trên từng cây số quê hương đấy. Muốn đến cao nguyên Lang Bian phải đi qua Bảo Lộc. Cao nguyên Langbian được vinh danh nhờ thành phố ĐaLạt. ĐaLạt khói tỏa, sương lồng, cây xanh, lá biếc. Nhà mình ở trên đồi Mai Anh. Đứng trên đồi Mai Anh, thấy toàn cảnh ĐaLạt. Xuân về, ĐaLạt mặc áo hoa muôn sắc, “ cỏ non xanh tận chân trời..”. Câu thơ này của Nguyễn Du, nên tặng riêng ĐaLạt lúc vào xuân…
Vườn nhà mình có hoa hồng, ngọc lan, nguyệt quế, hoàng lan… Đầu năm, cha hái ngọc lan mừng tuổi mẹ. Mẹ kết vòng nguyệt quế chúc tuổi cha. Anh em mình kết hoa hồng biếu cha mẹ, lấy lan vàng tặng nhau. Xuân sang rất diệu kỳ! Một ngày nào đó trở về cố hương, mình xin mời các bạn lên chơi ĐaLạt.
Ba cô gái thẫn thờ….Hồn họ có chuông chiều ngân vang, có thác nguồn tuôn đổ, có hoa nở bốn mùa, có mẹ cha để thương nhớ. Anh Hà Tiên buông đàn trầm tư. Anh thấy bao lớp sóng xô trong tâm thức…Và anh kể rất dịu dàng:
– Tôi lớn lên ở Hà Tiên, quen thấy cuộc đời cư dân ở đó được bao bọc bởi những chuyện truyền kỳ có từ thời Mạc Cửu. Lịch sử đất nước đã đi qua bao nhiêu truông dài hưng phế, từ triều đại này sang chính kiến khác. Điều đó dường như không là gì cả, đối với lòng người đất Đông Đô.
Cha mẹ tôi một đời lao khổ. Tết đến, vẫn chắt chiu những đồng tiền mới mừng tuổi cho con. Những đồng tiền mới ấy, sau lại được chắt chiu cho con vượt biển.
Tôi ra đi khi biển Đông dậy sóng. Bao nhiêu người đã vùi xác dưới trùng dương. Mẹ tôi khóc trong chùa Tam Bảo (2) , nguyện xin Quán Thế Âm Bồ Tát giúp tôi vượt biển an bình. Cha đưa tôi xuống thuyền, ánh sao mờ nhạt nhòa hòn Phụ Tử. Sóng nước âm vang huyền thoại: Ngày xưa, hai cha con người ngư phủ hiền lương, đã chết thảm sau cuộc chiến kiêu hùng với ba mươi bảy con thuồng luồng, khiến tôi thương cha bịn rịn trước phút lên đường.
Cha tôi chết không được gặp con! Ngày tôi có thể về cố hương, mẹ đã ra người thiên cổ! Các em tôi, mỗi đứa một cảnh đời nổi trôi! Tôi thật không vui khi trở về! Những ngày ở quê nhà, tôi hay lên thạch động. Hòn đá treo lửng lơ trên vách gợi nhớ truyền thuyết Thạch Sanh, gợi nhớ lời ru của mẹ thuở ấu thời :
“ Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chúa lên hang mà ngồi…!”
Bây giờ ba cô gái đều khóc… Chàng trai im lặng sầu ! Căn phòng nhạt nhòa nước mắt. Đêm giao thừa ở đất khách quê người sao mà buồn thế…! Cây đàn lại ngân vang. Chàng trai hát với cả tâm tình:
“Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây…” (3)
Ba cô gái cùng phụ họa:
“Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây…!” (3)
Bỗng nhiên có tiếng gõ cửa dồn dập. Cung đàn giọng hát im bặt. Cả bốn người cùng đứng dậy. Cửa mở ra…Ba cô gái điếng người, núp vội sau lưng chàng trai. Thật đáng sợ! Trước mặt họ là tất cả tộc trưởng của bộ lạc Ráng Chiều.
Thôi nguy to rồi! Mải tâm sự ngắn dài, họ quên mất mình đang sống giữa vùng cấm địa của âm thanh! Giờ này đúng giao thừa! Năm mới đến trong hoàn cảnh không thuận lợi chút nào. Ba cô gái rùng mình, nhớ lại những cái nhìn thiếu thiện cảm của các cụ, lúc họ mới bước vào bộ lạc. Hôm ấy, may mà có ông linh mục. Đêm nay thì cứ gọi là…tận cùng bằng số…!
Chàng trai hình như không cùng chia sẻ nỗi lo sợ với ba cô gái. Anh vẫn nhẹ buông tiếng đàn, vẫn khe khẽ hát, vẫn như đang thấy Hà Tiên và thạch động trong khói huyền ! Anh mỉm cười với các tộc trưởng, đang mặt đối mặt với anh. Lạ thay, toàn bộ những cái miệng móm mém đều cười đáp lễ. Trước sự kiện đặc biệt này, ba cô gái cũng vội góp nụ cười.
Cụ ông và cụ bà Smith, đôi vợ chồng già nhất trong bộ lạc, dìu nhau bước lên một bước, cho gần chàng trai và ba cô gái. Họ nói “ Happy New Year”, ôm hôn thắm thiết, đặt vào tay từng người phong bao mừng tuổi đỏ tươi. Tiếp theo vợ chồng cụ Smith, các thành viên của bộ lạc Ráng Chiều, cũng đều biểu lộ với bốn người trẻ tuổi ấy, những cử chỉ thân thương như vậy.
Ba cô gái khóc òa. Chàng trai để giòng nước mắt chảy. Họ như đang đón giao thừa ở quê nhà, nơi có mẹ nhân từ, nơi có cha độ lượng, nơi có anh chị em hiền lành. Gia tộc muôn đời hệ trọng. Hôm nay, những cụ ông cụ bà mắt xanh da trắng, đã làm sống dậy tình gia tộc hệ trọng ấy. Cung đàn giọng hát lại vang lên:
“Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm là đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về…” (1)
Những con người đã gần đất xa trời. Những con người tưởng như không còn thuộc về cõi thế. Những con người luôn dị ứng với tiếng động, đã mở lòng ra yêu thương bốn tâm hồn trẻ âm thầm đón xuân sang, trong nỗi nhớ quê hương ngút ngàn. Và phải chăng: Cõi lòng của những con người gần đất xa trời ấy, chính thật là quê hương, cho bốn tâm hồn trẻ được an bình!
Đêm trừ tịch đó, đêm duy nhất, bộ lạc Ráng Chiều không phải là vùng cấm địa của tiếng động.
Vivian
Tháng Hai, 2010
*********
* Chú thích:
(1) “Xuân Ca” của Phạm Duy
(3) “Chiều”. Thơ Hồ Dzếnh. Nhạc Dương Thiệu Tước
(2) Chùa Tam Bảo do Quốc Công Mạc Cửu xây cất. Nơi còn lưu giữ Tro Xương Thân Mẫu của ông
(*) Midway City, California
Em là chim én nhỏ
Bốn mùa không âu lo
Hồn nhiên nghe anh ngỏ
Lời thiên thu hẹn hò
Diệu huyền như ánh trăng
Phiêu du như mây trắng
Én về mai qúy đăng
Anh hát câu vĩnh hằng
Én bay trong chiều gió
Én dừng trên lá đò
Én về bên ngọn cỏ
Anh kết tình yêu cho
Sóng xuôi giòng sông xanh
Trùng dương khói xây thành
Đêm ngàn sao lấp lánh
Giữa trời em và anh
Xuân! Xuân! Xuân ơi!
Tình ca vang đất trời
Em từ nghìn xưa đợi
Anh yêu em muôn đời
Vivian
Tháng Hai, 2010
Một vùng hải giốc thiên nhai
Hạo nhiên sương gió hồn ai giữa đời
Trông lên hoa hiện bên trời
Mai vàng chín nụ sầu rơi dáng gầy
Từ em hài biếc chân mây
Lòng anh khói phủ thành xây bốn mùa
Đêm nào ánh nhạt sao tua
Hoàng lan trở giấc mộng vừa kiếp xưa
Cung đàn giọng hát buồn chưa
Ngàn năm tuế nguyệt đò đưa nhân tình
Em mang một mảnh hồn trinh
Cúc ơi quân tử ảo hình bến nao
Đường xưa mây trắng trời cao
Nẻo về của ý phương nào cõi uyên
Là em hoá hiện thiên duyên
Hay hồn trúc gọi đào nguyên tìm về
Vivian
Tháng Hai, 2010
Anh đi muôn dặm đường dài
Vào xuân mai hỏi còn hoài cố nhân
Mịt mờ sương khói phù vân
Ngàn hoa nở nụ tầm xuân nhớ chàng
Lan vàng một đóa em mang
Vòng luân lưu chuyển hồn sang bốn mùa
Bốn mùa chung chuyến đò đưa
Xuân là bến giữa giao thừa đợi anh
Lưng trời tơ biếc mong manh
Sắc nào hóa hiện màu xanh vĩnh hằng
Xuân nào ngợp ánh sao băng
Anh xuôi mái đẩy thuyền trăng tìm về
Khúc ca nguyên đán vọng hề
Nhất phương viễn mộng giòng mê luân hồi
Tỉnh ra hoa trắng bên đồi
Trông hoa nhớ mộng tan rồi xuân qua
Vivian
Tháng Hai, 2010
* To You, Danny
The Sun
I go to the west
And you say I am the sun
Why do you cry…?
To be the sun,
Of course I will appear
in the dawn from the east
I will be present, on time, my dear
How can I forget you and our country
But to come back home and you
I have to see and go straight the west
Vivian
.
Translation into VietNamese
MẶT TRỜI
Anh đi về phía tây
Và em gọi anh là mặt trời
Sao em khóc…?
Là mặt trời
tất nhiên anh sẽ đến trong bình minh
ở phương đông
Anh sẽ đến, đúng hẹn, em yêu
Sao có thể quên em và quê hương
Nhưng để trở về với quê hương và em
Anh phải nhắm phía tây thẳng bước
Vivian
12:02pm Saturday 27 December, 2009
Anne,
Some day
I will be ashes
And I wish
I can rest in peace
at Lido Marina Village with you
Yes. Why not?
I know you will say like this
We were best friends,
and shared what we could
So lonely I see the ocean right now
My tears move
But my heart feels peaceful and generous
Crying is not bad, if we need
You think so, don’t you?
Anne,
Please, don’t complain any thing
I am fine, really fine
This year nearly ends
The another will come
Life is short,
but it is precious
I do live and live happily
It does not matter
the risk is incident to life
Anne,
Please, don’t worry about me
I can handle my sadness
I see you in my prayers forever and ever
Vivian
Bản dịch Việt ngữ
GỬI ANNE
Một ngày nào đó
mình sẽ trở thành tro bụi
Và mình ước mơ
mình sẽ được an nghỉ
tại Lido Marina Village cùng với Anne
Vâng. Tại sao lại không như vậy, nhỉ?
Mình biết Anne sẽ nói thế
Chúng mình là bạn thiết,
đã chung chia những gì có thể chia xẻ với nhau
Thật đơn độc mình đang nhìn biển
Nước mắt tuôn chảy
Nhưng trái tim của mình thật bình an và sảng khoái
Khóc không tệ, khi chúng ta cần khóc
Anne có nghĩ như vậy không?
Anne,
Xin đừng trách bất cứ điều gì
Mình rất bình an, thật đấy
Năm sắp hết
Ngày tháng mới sẽ đến
Đời sống ngắn ngủi
nhưng quí giá
Mình sống và vui sống
Mặc kệ hiểm hoạ luôn gắn liền với cõi đời
Anne,
Xin đừng lo lắng cho mình
Mình chịu đựng được những nỗi buồn của tự thân
Mình mãi mãi nhớ đến bạn trong lời cầu nguyện
Vivian
11:05am Saturday 26 December, 2009