All posts by Nguyễn Hữu Vinh

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Bánh chưng

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Bánh chưng

Chùa Hà Trung và sư Tạ Nguyên Thiều

Nguyễn Hữu Vinh

Huế không thiếu những ngôi chùa nổi tiếng, không phải vì chùa tọa lạc ở nơi  phong cảnh nên thơ, mà vì các chùa đã đóng vai trò quan trọng trong công việc hoằng pháp giáo lý Phật giáo trong suốt thời gian dài trong quá khứ. Quần thể chùa chiền ở Huế đa số đều tập trung vào các vùng lân cận thành phố, phân bố rãi rác về phía Tây Nam của kinh thành. Ðây là dải đất ven bờ sông Hương,  phong cảnh thiên nhiên hữu tình, sông núi hiền hòa nên sự có mặt của các ngôi chùa này là điều dễ hiểu. Nhưng có một ngôi chùa rất xưa, không nằm trong dải đất ven bờ sông Hương, núi Ngự hữu tình này và đã bị lãng quên trong suốt thời gian dài. Ðó là chùa Hà Trung.

Chùa Hà Trung

Từ chùa Thiên Mụ ven theo tả ngạn sông Hương lần đi về thành phố, tạt ngang chùa Báo Quốc, xong hướng về hướng Nam dọc theo quốc lộ 1,  đi khoảng 30 km, dần dần sẽ đến vùng gió cát vi vu thơm mùi nước mặn biển cả. Ðó là vùng kề cận đầm Hà Trung phá Tam Giang.

Đọc tiếp trên CVD

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 10

ctld10

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ

Đệ thập hội

Tượng chúng ấy.
Cóc một chân không, dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông.
Há cơ tổ nay còn thửa bí.
Chúng Tiểu thừa cóc hay chửa đến, Bụt sá ngăn bảo sở hóa thành.
Ðấng Thượng sĩ chứng thật mà nên, ai ghẽ có sơn lâm thành thị. Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 10

Cư trần lạc đạo phú — Hội chín

cutranlacdao_hoi9

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ

Đệ cửu hội

Vậy cho hay
Cơ quan tổ giáo, tuy khác nhiều đàng, chẳng cách mấy gang.
Chỉn xá nói từ sau Mã Tổ.
Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi
Khuếch nhiên bất thức, tai ngu mắng ắt còn vang.
Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ.
Thân Bồ Đề, lòng minh kính, bày giơ mặt vách hành lang. Continue reading Cư trần lạc đạo phú — Hội chín

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 8

Hội thứ tám

 

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ

Đệ bát hội

Chưng ấy
Chỉn xá tua rèn, chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức, chớ chấp chằng chằng.
Nén niềm vọng, mựa còn xóc xóc.
Công danh mảng đắm, ấy toàn là những đứa ngây thơ.
Phước tuệ kiêm no, chỉn mới khá nên người thật cóc.
Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.
Cương hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh Lòng hằng đọc.
Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tua một sức dồi mài.
Ðãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc.
Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay.
Trọng Bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.
Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo.
Rất thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi đụt lọt.

Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 8

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 7

Hội thứ 7
 

Cư Trần Lạc Đạo Phú

Đệ thất hội

 
Vậy mới hay,
Pháp Bụt trọng thay, rèn mới cóc hay.
Vô minh hết, bồ đề thêm sáng.
Phiền não rồi, đạo đức càng say.
Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thuyết dễ cho thấy dấu.
Học đòi cơ Tổ, sá thiền không khôn tột biết nay.
Cùng căn bản, tả trần duyên, mựa để mấy hào li đương mặt.
Ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn hoạ trữ cong tay.
Buông lửa giác ngộ, đốt hoại bỏ rừng tà ngày trước.
Cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo.
Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.
Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận.
Ðội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo.
Miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.
Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 7

Cư trần lạc đạo phú – Hội 6

hội thứ 6

Cư Trần Lạc Đạo Phú

Đệ lục hội

Thực thế!
Hãy xá vô tâm, tự nhiên hợp đạo.
Đình tam nghiệp, mới lặng thân tâm.
Ðạt một lòng, thì thông Tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên Thiền khách bơ vơ.
Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn kháo.
Han hữu lậu, han vô lậu, bảo cho hay: the lọt, duộc thưng.
Hỏi Ðại thừa, hỏi Tiểu thừa, thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên.
Chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, xá tua chín phen đúc, chín phen rèn.
Lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay, một thì cháo.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm.
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung háo.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân.
Học đạo thờ thầy, rục xương óc chưa thông của báo.
 
Continue reading Cư trần lạc đạo phú – Hội 6

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 5

    Ghi chú: Tấm ảnh bên trên là Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, nghĩa là “tranh vẽ Trúc Lâm Đại Sĩ xuất núi”. Đây là tên của một tác phẩm hội họa khổ rộng của Việt Nam vào thời Trần. Trước đây bức họa được cho là của Trần Giám Như, một họa sư đời Nguyên. Nhưng dựa vào giám định của bảo tàng Liêu Ninh, được đề cập trong cuốn “Ngàn năm áo mũ”, thì chắc chắn bức tranh không phải do Trần Giám Như thực hiện. Ngoài ra dựa vào những lời đề bạt sau bức tranh, thì khả năng rất cao là của một họa sĩ Việt Nam [cần dẫn nguồn]. Tác phẩm là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp nghệ thuật thư pháp đặc sắc, nó miêu tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ được vẽ trên một trường quyển (长卷) có kích thước 961×28 cm.

    Năm 1922, bức thư họa được hoàng đế Phổ Nghi bí mật đưa ra ngoài và lưu lạc cho đến năm 1949 mới được đem về cất giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh, thành phố Thẩm Dương. Cho đến trước tháng 4 năm 2012 những gì được biết về bức thư họa vẫn chỉ là những lời miêu tả, ghi chép trên văn bản. Vào tháng 4 năm 2012, trong một cuộc đấu giá, bản phục chế của bức thư họa được bán với giá 1,8 triệu đô la Mỹ. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_L%C3%A2m_%C4%90%E1%BA%A1i_s%C4%A9_xu%E1%BA%A5t_s%C6%A1n_%C4%91%E1%BB%93

 

CTLD_5

 
Cư Trần Lạc Đạo Phú
Đệ ngũ hội

Vậy mới hay
Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa.
Nhân khuy bổn nên ta tìm Bụt, đến cóc hay chỉn Bụt là ta.
Thiền ngỏ năm câu, nằm nướng trong quê Hà hữu.
Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mé nước Tân la
Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan, đà đụt lẫn trường Kinh cửa Tổ. Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 5

Cư trần lạc đạo phú – Hội 4

ctld_4

 

Đệ tứ hội

Tin xem,
Miễn cóc một lòng, thì rồi mọi hoặc.
Chuyển tam độc, mới chứng tam thân.
Ðoạn lục căn, nên trừ lục tặc.
Tìm đường hoán cốt, chỉn xá năng phục dược luyện đan.
Hỏi pháp chân không, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.
Biết Chân như, tin Bát nhã, chớ còn tìm Phật Tổ Tây Ðông.
Chứng thật tướng, ngộ vô vi, nào nhọc hỏi kinh Thiền Nam Bắc.
Xem Tam tạng giáo, ắt học đòi Thiền uyển thanh quy.
Ðốt ngũ phân hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.
Tích nhơn nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca.
Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thật ấy là Di Lặc.
Continue reading Cư trần lạc đạo phú – Hội 4

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 3

 
Hội 3

 

Đệ tam hội

Nếu mà cóc,
Tội ắt đã không, pháp học lại thông.
Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo.
Sửa mình học, cho phải chính tông.
Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã Tổ.
Vong tài đuổi sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công.
Áng tư tài, tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh Diều Yên Tử.
Răn thanh sắc, niềm đình chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Ðông.
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc.
Sơn lâm chẳng cóc, hoạ kia thực cả đồ công.
Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín.
Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông.

Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 3

Cư Trần Lạc Đạo Phú – hội 2

 
CTLD_2
 

Chào các bạn,

Đây là hội 2 của Cư Trần Lạc Đạo Phú của Trần Nhân Tông.

Ảnh bên trên là bản gỗ khắc của Hôi 2 bằng chữ Nôm. Dưới đây là phần dịch đọc Nôm ra chữ quốc ngữ và chú thích của Nguyễn Hữu Vinh. Sau đó là phần viết lại bằng tiếng Việt hiện đại và dịch sang tiếng Anh của Trần Đình Hoành.

Chúc các bạn vui hưởng.

Mến,

Hoành

Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – hội 2

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Giới thiệu và Hội 1

 

Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông

Nguyễn Hữu Vinh

Trần Đình Hoành

Chào các bạn,

Thời đại Lý Trần là một khoảng thời gian huy hoàng trong lịch sử đất nước ta. Đây là 1 giai đoạn lịch sử oai hùng khi Đại Việt chiến thắng 3 lần tấn công liên tiếp của quân Mông cổ. Đây cũng là 1 giai đoạn văn chương Việt Nam phát triển rực rỡ, để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương rất có giá trị. Mộc bản khắc lại một phần các tác phẩm văn học thời này đã được khắc in và lưu giữ ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang (1). Năm 2012 UNESCO đã chính thức ghi danh mộc bản này vào danh mục Di sản tư liệu ký ức thế giới.

Continue reading Cư Trần Lạc Đạo Phú – Giới thiệu và Hội 1

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy” — Khổng Tử

 

Khổng Tử - họa sĩ Ngô Đạo Từ, đời nhà Đường
Khổng Tử, còn gọi là Khổng Phu Tử, (551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, triết gia, chính khách nổi tiếng của Trung quốc, có ảnh hưởng rộng lớn và sâu đậm với Trung quốc và các quốc gia Đông Á—Nhật, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Việt Nam. Những khái niệm căn bản trong luân lý con người như tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), các khái niệm về “người quân tử”, các khái niệm về “trung dung”—chừng mực trong mọi điều–là những mẫu mực sống cho những nền văn hóa ảnh hưởng “Khổng giáo” trong hơn 2000 năm.

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, sinh và sống vào thời Xuân thu trong lịch sử Trung quốc. Ông sinh trong một gia cảnh nghèo, dù là gia tộc vốn có dòng quan. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho, xuất nạp tiền lương. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử. ‘Tử’ ngoài ý nghĩa là ‘con’ ra còn có nghĩa là “Thầy”. Do vậy Khổng Tử là Thầy Khổng.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy” — Khổng Tử

Những cành mai xa xứ

Nguyễn Hữu Vinh, mùa đông Tân Trúc, Ðài Loan

Trong cuộc đời phiêu lãng của mình, tôi đã ấp ủ nhiều kỹ niệm về loài hoa mai. Dù bây giờ quê hương ở đó…muốn về về cũng được, sông Hương còn đó có ai giành…(1), nhưng… mỗi năm trong những lúc trời xuân sắp trở lại, thì cứ văng vẳng nghe trong lòng tiếng cười vui của cha mẹ, anh em, quây quần dưới ngôi nhà vườn đầy nụ xanh non, có cội mai già mảnh khảnh, lốm đốm điểm những nụ mai vàng vừa hé. Hình ảnh cô bạn gái nhỏ áo trắng năm xưa cũng hiện về trước mắt, đạp chiếc xe đạp đến chơi dựng kề dưới gốc cây mai trước hiên nhà. Cũng vậy, chiếc thiệp chúc tết của nàng năm xưa nay vẫn còn trong cặp, cành hoa mai trên thiệp lụa đã phai màu cũng còn cười bên hàng chữ…năm năm rồi cũng sẽ không lâu đâu…! Mỗi lần nhìn lại cánh thiệp xuân in hình đóa mai vàng đó, trong lòng lại cảm xúc đến rưng rưng. Không có gì mang đến cho tôi ý niệm mùa xuân trọn vẹn hơn khi nâng trên tay một đóa mai vàng.

Đành rằng mỗi loài hoa có một vẻ đẹp, một màu sắc và ý nghĩa riêng, nhưng sao giữa thế giới hoa xuân muôn hồng nghìn tía, tôi vẫn yêu hoa mai, nhất là loài mai vàng. Có lẽ hình ảnh đóa mai vàng đã hằn sâu vào ký ức tôi, vượt ra ngoài khuôn khổ cách đánh giá về cái đẹp thường tình để nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của những gì thương yêu, thanh cao, giản dị và thân thiết.

Continue reading Những cành mai xa xứ

Về Tháp Phước Duyên của Chùa Linh Mụ

Nguyễn Hữu Vinh biên soạn 

Chùa Linh Mụ gắn liền với Huế như hai mà một. Ngôi chùa như là máu thịt của Huế, là biểu trưng của Huế, là hồn của Huế, là là Huế. Ngôi chùa trầm nhiên, tự tại trong lòng người dân Huế, tự nhiên như cơm ăn áo mặc. Cho nên đôi lúc, người dân Huế đã quên, đã nhớ ngôi chùa như chuyện thường ngày tưởng như không có một chút gì xao động trong cõi lòng. Nhưng trong tiềm thức, ngôi chùa vẫn đã và đang sống âm thầm, mãnh liệt, là nguồn năng lực cho mỗi con tim khi mỗi người con Huế trở về với Huế trong cuộc sống thường ngày, hay trở về với Huế trong tâm tưởng của những người con Huế xa nhà. Tôi là một trong những kẻ đã quên, đã nhớ ngôi chùa, bình thường như đã quên, đã nhớ chuyện ăn cơm, uống nước. Huế và chùa Linh Mụ đã cho tôi quá nhiều, tôi làm sao quên được. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên dưới bóng tháp của ngôi chùa ngày ngày êm ả soi mình xuống dòng sông thơ mộng đó. Và đã trưởng thành trong xóm làng bên ngôi chùa thân yêu này. Tôi ngày ngày ngẩn đầu nhìn bóng tháp, đêm đêm nghe tiếng chuông vọng lại. Đối với tôi, chùa là nhà, là vườn, là hơi thở, là những gì thân yêu nhất của tôi. Do vậy, chùa Linh Mụ trong tiềm thức của tôi là một cái gì không thể thiếu và tự nhiên. Nếu nói, tôi đã quên ngôi chùa thì cũng như tôi đã quên rằng tôi đã hít thở không khí, thì chuyện quên nhớ này cũng đáng được thứ lỗi lắm thay!

Continue reading Về Tháp Phước Duyên của Chùa Linh Mụ