Các bài đăng bởi Phạm Thị Ngọc Nho

I am a tutor in Da Nang

Tòa nhà bỏ hoang

Xanh, đỏ, tím, vàng… đùng …đùng.. đùng… tỏa  xòe như bông hoa, rồi hình ngôi sao, hình lá cờ… xoay, xoay rồi vút cao đột ngột…  Nếu là một đứa trẻ thì pháo hoa là cái dịp tận hưởng một điều còn mới lạ, còn với người lớn, pháo hoa có khi chỉ là cái cớ để gặp nhau thêm.

Cái status rủ rê tập hợp bỏ ngỏ đấy. Ừ, suy nghĩ đã. Có những cuộc gặp mà chỉ những người bạn vui chơi không khiến chúng ta thỏa mãn. Nhưng khi lựa chọn giữa sự gặm nhấm nỗi một mình và trải nghiệm điều gì đó mơi mới cùng những người bạn, sự không hài lòng về những ngày tương tự nhau đẩy con người ta thực hiện một cuộc gọi và nhấc mông đi. Đọc tiếp Tòa nhà bỏ hoang

An toàn Facebook cho trẻ

Trẻ con thế hệ 2000 sử dụng internet sớm hơn đời 9X, và facebook bây giờ phổ biến đến cả học sinh tiểu học. Cấm trẻ chỉ đẩy trẻ đi vào con đường sử dụng lén lút trong khi khả năng bảo vệ mình trong thế giới số là chưa có hoặc rất yếu kém.

Mình từng nghĩ, hacker chỉ tấn công vào những tài khoản lâu năm đầy ắp kỉ niệm, hoặc những “nhân vật lớn” có tiền tài, tên tuổi. Mình lầm. Hacker đã, đang và sẽ còn tiếp tục tấn công vào tài khoản của những đứa trẻ, một đối tượng quá mong manh nên sự bảo mật cũng mong manh. Đọc tiếp An toàn Facebook cho trẻ

Trẻ con và “vấn đề người lớn”

Trẻ con thường được người lớn chúng ta gắn mác “ngây thơ”, “hồn nhiên”, “chưa biết gì”, đặc biệt là các “vấn đề người lớn”, ở đây hiểu là các vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính. Trẻ con nhạy cảm tới mức ngầm hiểu được cái mác ấy mà tiếp cận vấn đề với một thái độ rất thú vị: vừa e dè, thẹn thùng, vừa tò mò, vô tư. Đối với bạn bè đồng trang lứa, cái tôi đẩy trẻ thích thể hiện sự hiểu biết của mình, dù đó có là một vấn đề rất tế nhị, nhạy cảm. Trẻ con đề cập đến những khái niệm mà chúng nghe được với sự hình dung chưa đầy đủ, nhưng là cái sự hiểu biết sơ lược đầu tiên. Trong khi đối với bố mẹ, trẻ tự ý thức được rằng lứa tuổi nó cần đóng vai những đứa trẻ ngây thơ, đáng yêu. Trẻ ngầm hiểu hoặc đoán được rằng, đối với người lớn, mình chưa đến tuổi để nói về những đề tài đó.

Đọc tiếp trên CVD

Hãy ít nhất một lần cho trẻ tham gia hoạt động thiện nguyện

Trẻ con sẽ chẳng thể biết được một cách sống động và chân thực nhất về sự may mắn của mình khi có đầy đủ bố mẹ yêu thương, có đồ chơi mới và những quần áo đẹp. Một người thầy từng nói: Vượt sướng khó hơn vượt khổ. Quả vậy, người ta sẽ chẳng biết người ta cần không khí đến nhường nào khi phải lặn sâu dưới nước. Cho trẻ con đủ đầy và chỉ biết có bản thân, chúng lại quen với điều đó và cho rằng ấy là điều hiển nhiên. Chỉ có trong hoạt động thiện nguyện, trẻ con thấy mình may mắn và nảy nở tình thương cảm với bạn bè kém may mắn hơn. Khi trẻ biết yêu thương và thông cảm… trẻ biết khiêm tốn. Đọc tiếp Hãy ít nhất một lần cho trẻ tham gia hoạt động thiện nguyện

Chạy

Những bước đi ngắn… những bước đi dài… nhanh hơn… chạy. Những bước chạy ngắn… những bước chạy dài… đi bộ. Những bước nhảy xa liên tục… đi bộ. Chạy tăng tốc… đi bộ. Lại chạy. Lại đi. Năng lượng được đốt cháy. Năng lượng được làm đúng cái vai trò của nó là được đốt cháy. Năng lượng được nhận biết khi nó được đốt cháy. Đọc tiếp Chạy

Thì thầm Valentine

Dù có bên một ai hay không, Valentine luôn là một ngày xinh đẹp đối với mình. Phố phường ngập hoa và sô cô la. Mình tưởng như còn có thể nghe được những thì thầm to nhỏ yêu thương. Có thêm một ngày valentine, thế giới bỗng nhiên có thêm được nhiều tình yêu hơn, và vì thế, dễ thương hơn. Đọc tiếp Thì thầm Valentine

2017 là năm của niềm yêu

Nếu có một mong ước cho 2017, tôi mong điều ấy sẽ là tình yêu. Thật kỳ lạ là sau mấy năm trầy trật, trái tim vẫn có thể thốt ra được điều ấy! Phải chăng có ai đó gợi cảm hứng trong tôi, hay chỉ đơn giản là ta thấy cứ sống hết mình bằng trái tim yêu sẽ chẳng bao giờ hối tiếc? Hoặc là ta thấy cuộc sống thiếu tình yêu chẳng thú vị gì. Đọc tiếp 2017 là năm của niềm yêu

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14) Tạm kết phần giới thiệu báo cáo của Delors

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Chương 9: Hợp tác quốc tế: ngôi làng giáo dục toàn cầu

  • Chính những nhu cầu hợp tác quốc tế – phải được xem lại triệt để được nhận thấy trong lĩnh vực giáo dục. Hợp tác quốc tế là một vấn đề không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách giáo dục và nghề dạy học mà cho tất cả những ai đang tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng.
  • Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Chương 8: Những lựa chọn cho giáo dục: yếu tố chính trị

  • Lựa chọn một loại hình giáo dục cũng có nghĩa là lựa chọn một loại hình xã hội. Ở tất cả các nước, những sự lựa chọn như vậy cần đến tranh luận rộng rãi từ công chúng, dựa trên một đánh giá chính xác về các hệ thống giáo dục. Ủy ban mời chính quyền các quốc gia khuyến khích các tranh luận như thế, để đạt được một sự đồng thuận dân chủ, đây là con đường đến thành công tốt nhất cho các chiến lược cải cách giáo dục.
  • Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Chương 7: Giáo viên trong việc tìm kiếm những góc nhìn mới

  • Trong khi tình trạng cuộc sống tinh thần và vật chất của giáo viên khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia, chính thức kêu gọi nâng cấp tình trạng của giáo viên là cần thiết nếu “giáo dục suốt đời” là để đáp ứng chức năng trung tâm đã được giao cho giáo dục bởi Ủy ban trong sự tiến bộ của xã hội chúng ta và tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vị trí của của giáo viên là thầy giáo hay cô giáo trong lớp học nên được công nhận bởi xã hội và giáo viên nên được trao quyền cần thiết và các nguồn lực phù hợp.

Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Chương 5: Giáo dục suốt đời

  • Khái niệm Giáo dục suốt đời là chìa khóa cho con đường đến thế kỷ 21. Giáo dục suốt đời vượt xa sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo dục nối tiếp. Giáo dục suốt đời liên kết với khái niệm thường được lên trước như là xã hội học tập, trong đó mọi nỗ lực đáp ứng một cơ hội về giáo dục và phát huy đầy đủ tiềm năng của con người.

Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Chương 3: Từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người

  • Phản ánh xa hơn về chủ đề của một mô hình phát triển mới, chỉ ra sâu hơn việc tôn trọng thiên nhiên và các cấu trúc thời gian của con người.
  • Đưa ra nghiên cứu có định hướng tương lai về nơi làm việc trong xã hội, có tính đến tác động của tiến bộ kỹ thuật và sự thay đổi trên cả đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng.

Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

PHẦN MỘT: TẦM NHÌN

Chương 1: Từ cộng đồng địa phương đến một xã hội toàn cầu

  • Sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn thế giới và toàn cầu hóa là những lực đẩy quan trọng trong cuộc sống đương đại. Sự liên hệ này đang vận hành và sẽ để lại một dấu ấn sâu sắc trong thế kỷ 21. Sự liên hệ này yêu cầu việc xem xét tổng thể, ngay từ bây giờ, việc mở rộng ra khỏi lĩnh vực giáo dục và văn hóa đến với vai trò và cấu trúc của các tổ chức quốc tế.

Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21 – Những điểm nổi bật 

https://i0.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Mở rộng hợp tác quốc tế trong ngôi làng toàn cầu

Ủy ban lưu ý xu hướng ngày càng tăng trong hoạt động chính trị và kinh tế đó là việc chuyển hướng đến các hành động quốc tế như là cách để tìm giải pháp thỏa đáng cho vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu. Điều này chỉ xảy ra bởi vì xu hướng ngày càng tăng của sự phụ thuộc lẫn nhau mà vốn thường được nhấn mạnh nhiều lần. Ủy ban cũng lấy làm tiếc về  kết quả không đầy đủ của hợp tác quốc tế và nhấn mạnh lại nhu cầu cải cách của các tổ chức quốc tế để việc thực hiện hợp tác có hiệu quả hơn.

Đọc tiếp trên CVD

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i1.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Để có các chiến lược cải cách đúng

Trong khi không được đánh giá thấp nhu cầu quản lý những ràng buộc ngắn hạn, cũng không bỏ qua nhu cầu thích ứng với các hệ thống hiện có, Ủy ban muốn nhấn mạnh sự cần thiết của  cách tiếp cận dài hạn hơn nếu muốn các cải cách thành công. Cũng trên cơ sở này, Ủy Ban nhấn mạnh một thực tế là có quá nhiều cải cách kế tiếp nhau có thể là cái chết của việc cải cách.

Đọc tiếp trên CVD