Gió thì thầm
Gió thì thầm: Để mình nói cho cậu về Tình yêu tuyệt đối
Mình đáp: Mình đã có tình yêu của Mẹ đây rồi.
Gió thì thầm: Để mình nói cậu nghe về lời người Thầy của mọi vị Thầy Đọc tiếp Gió Thì Thầm – The Whisper of the Wind
Gió thì thầm
Gió thì thầm: Để mình nói cho cậu về Tình yêu tuyệt đối
Mình đáp: Mình đã có tình yêu của Mẹ đây rồi.
Gió thì thầm: Để mình nói cậu nghe về lời người Thầy của mọi vị Thầy Đọc tiếp Gió Thì Thầm – The Whisper of the Wind
Chào các bạn,
Mấy tuần trước khi mình kể chuyện gửi bé Khánh An đến trường mang tên “Trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ Maria”, bạn mình đã hỏi mình: “Tớ không hiểu từ “Trái tim vô nhiễm”?
Mình đã hứa với bạn sẽ viết về khái niệm rất quan trọng trong giáo lý của Công giáo này, đến mức mà được dùng để đặt tên cho trường học. Và hình ảnh trái tim Đức Mẹ là quan trọng không thể thiếu trong nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, đó cũng là một tín điều gây tranh cãi trong thần học, và vì thế mà mình đã không muốn giải thích một cách dễ dãi. Vì rằng khái niệm này nếu không giải thích thì rất dễ hiểu, nhưng nếu giải thích thì phải đề cập đến rất nhiều chi tiết trong lịch sử phát triển Giáo hội và hoàn cảnh xã hội. Đọc tiếp Trái tim vô nhiễm
<Viết nhân ngày đầu tiên An đi học 04/09/2019>
Hôm nay là ngày đầu tiên bé An nhà mình đến trường, mình muốn chia sẻ niềm vui và cảm nghĩ của mình với các bạn trong ngày đặc biệt này. Năm nay An tròn 3 tuổi, bắt đầu nhập học lớp bé nhất của trường là lớp Junior Kindergarten. Mình gửi con đến trường Immaculate Heart of Mary School – trường dòng mang tên Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội Đức Mẹ Maria – Mẹ của Chúa Jesus. Đọc tiếp Ngày đầu con đến trường Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ Maria
Chào các bạn,
Thầy mình đi road trip, gửi về một tấm ảnh núi đá (Mount Lemmon) có đá giống Bồ Đề Đạt Ma ngồi đối diện vách núi (xoay lưng ra ngoài) 9 năm, sau khi gặp Lương Vũ Đế, thấy vua năng nổ xây chùa, nuôi tăng, in sách…. nhưng hiểu zero về phật pháp. Đó là từ mẩu đối thoại của Bồ Đề Đạt Ma tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và là sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa:
Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, gặp Lương Vũ Đế. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?” Đọc tiếp Trời đất yêu thương con người
Chào các bạn,
Có một câu Jesus nói đã giúp mình rất nhiều trong khi thực hành theo lời dạy yêu người, đó là câu Matthew 5:23 “Therefore, if you are offering your gift at the altar and there remember that your brother or sister has something against you, 24 leave your gift there in front of the altar. First go and be reconciled to them; then come and offer your gift.” (Bởi vậy, khi con đem của lễ đến dâng nơi bàn thờ mà chợt nhớ có điều gì bất hòa giữa anh chị em con với con, hãy để của lễ đó trước bàn thờ. Trước tiên con hãy đi và giải hòa với người anh em của con; rồi hãy quay về dâng lễ.) Đọc tiếp Giải hòa với anh chị em
(Viết nhân ngày sinh nhật cháu gái Huyền Linh
thương nhớ của dì 19/04/2019)
Ngày nào mở tin tức ở VN cũng có tin choáng váng về giáo dục, và những cuộc họp khẩn cấp để tìm ra nguyên nhân giữa tâm bão, chỉ để nói lại với nhau những giải pháp đã cũ, và đau đầu vì tại sao những giải pháp đó không đem lại kết quả gì. Mình tập trung suy nghĩ đến cháu gái, và những đứa trẻ thơ khác đang trong hệ thống giáo dục đó, nhìn qua cặp mắt của tụi nó mình có thể thấy sự băn khoăn, ngạc nhiên, về bạo lực học đường, về những điểm thi Đại học bị tham nhũng,… Mọi thứ vẫn mới tinh như mình cảm thấy thời mình còn là học sinh. Tất cả mọi vấn đề đó đã vẫn luôn có từ thời của mình, chỉ khác là bây giờ mọi sự dần bị bộc lộ và quyền lực không đủ để che giấu nữa.
Mình còn nhớ những cảm giác yêu thích học hành ban đầu dần trở nên khổ sở vì bệnh thành tích, và phải đạt thành tích bằng mọi giá. Trong suốt những năm qua, dù theo đuổi kiến thức, nhưng mình luôn biết kiến thức tự nó không phải là nguồn của hạnh phúc, mà chính là cảm giác vui vẻ, cảm giác có ý nghĩa khi được học hành mới là nguồn của hạnh phúc. Đọc tiếp Mục đích của học hành
Xem thêm chi tiết trong bài
Sử dụng nhựa cho thực phẩm một cách lành mạnh hơn
Nhựa được sử dụng rộng rãi để lưu trữ và đóng gói thực phẩm và đồ uống. Chúng thuận tiện, nhẹ, bền và tương đối rẻ. Tuy nhiên, có cả mối đe dọa về môi trường và sức khỏe từ việc sử dụng rộng rãi nhựa.
Vấn đề môi trường: Hầu hết nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không tái tạo. Bao bì nhựa cũng tạo ra sự lãng phí không cần thiết. Nhựa là vật liệu cồng kềnh – chiếm một khối lượng lớn không gian bãi rác.
“Trái tim muốn làm thiện, nhưng nó sẽ làm ác, vì nếu không có ánh sáng tâm linh dẫn đường, trái tim con người không đủ sức để biết nó mù.” (TĐH – Tâm linh của trí thức trẻ).
Đọc lại bài viết của mình hơn 5 năm trước, Duy tâm hay Duy vật? (1) “Mình bắt đầu cảm nhận có điều gì đó không đúng, có điều gì đó đã phân ly chúng ta theo hai hướng ngược nhau, có điều gì đó đã khiến tâm hồn chúng ta trống rỗng”, giờ mình đã hiểu lý do tại sao, sâu hơn hồi trước một chút nữa. Hồi đó mình đã nghĩ rằng nguyên nhân hoàn toàn là do chủ nghĩa duy vật vô thần đã khiến thế hệ của mình xa cách với tâm linh. Bây giờ mình đã hiểu rằng đó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự suy yếu nền tảng tâm linh, sự suy yếu đó là do mỗi chúng ta quan tâm đến trái tim mình đến đâu. Đọc tiếp Từ Thích Ca đến Giêsu và trái tim của bạn
Mình hay nói đến nền tảng tâm linh, vì đó là điều đã bị suy yếu và đang rất thiếu ở VN, nơi mình đã được sinh ra và trải nghiệm cho đến khi bước vào ngưỡng cửa của người trưởng thành. Nếu bạn đã từng băn khoăn về những giá trị trong xã hội dường như bị đảo lộn, đó là điều mình đã trải qua và luôn tự hỏi tại sao? Tại sao chuyện sai như vậy mà người ta không nhận ra, thậm chí bao che, thậm chí coi như chuyện đương nhiên? Những chuyện xảy ra với hậu quả quá lớn thì luật pháp phải can thiệp là chuyện tất nhiên. Nhưng mình quan tâm những nguyên nhân sâu xa hơn, nguyên nhân khiến cho cả một xã hội bị kìm nén và chỉ biết than vãn là nó mục ruỗng về mặt đạo đức, nhưng vì sao và từ đâu? Làm thế nào để tạo ra sự thay đổi tích cực? Đọc tiếp Phật triết là đời
Hôm trước mình viết post về hai cuốn sách cùng tên “Hành trình về Phương Đông” và giới thiệu cho bạn một số file pdf mà thầy mình viết về một số tư tưởng cốt lõi trong đạo Phật (1). Một bạn đã hỏi mình câu hỏi trên, mình thấy đó là một câu hỏi rất hay, khiến mình hồi tưởng lại quá trình tìm Phật, gặp Phật của mình.
Trước hết phải nói rằng khởi đầu tất cả những quan tâm của mình về Phật giáo không gì nhiều hơn là đi chùa mùng Một Tết đầu năm với gia đình, tận hưởng không khí đầy mùi nhang thơm của một buổi sáng đầu năm truyền thống. Đọc tiếp Bạn quan tâm điều gì ở Phật giáo?
Mình định viết một cái post sâu sắc và không nhấn mạnh vào những điều về tiền kiếp hậu kiếp hay ta đi đâu sau khi chết nữa (1), vì rõ là nó vô ích và không giúp ích gì cho ai trong việc tư duy tích cực hay tiến bộ chút gì trong tâm linh. Mình có một người thầy dạy mình rất nhiều điều sâu sắc trong tâm linh, chắc là thầy sẽ buồn khi mình viết ở mức thấp.
Thế nhưng thôi vậy, để mình kể các bạn nghe mình cũng từng tò mò khủng khiếp về những chuyện này. Và cũng không hoàn toàn là những tốn thời gian vô ích. Đọc tiếp Hành trình về phương Đông
Chào các bạn,
Sau 6 tháng, nhóm dịch của ĐCN đã hoàn thành dịch cuốn sách Energy Imperative: 100% Renewable Energy Now sang tiếng Việt với tên: Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc: 100% Tái Tạo Ngay Bây Giờ, viết bởi người khổng lồ của nước Đức, Hermann Scheer.
Mời các bạn đọc và chia sẻ cuốn sách đã được dịch hoàn chỉnh tại đây: Mục Lục. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – Tổng kết và Lời cảm ơn
SÁCH DỊCH: MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ
Bài phỏng vấn trên báo Một thế giới
MỤC LỤC
Người dịch: Nguyễn Thu Trang
MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ
CHƯƠNG 7: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÁNG GIÁ (Phần 4)
Quyết định mang tính hệ thống
Bắt đầu gia tốc cho sự thay đổi của mình, nước Đức đã biến chính mình thành đấu trường cho cuộc xung đột cấu trúc, vì ở đây quyết định về hệ thống còn chưa được khẳng định. Trong suốt thời kỳ mà liên minh Dân chủ Xã hội và đảng Xanh nắm quyền – thời kỳ mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tiến những bước đầu tiên – chính phủ Đức đã tránh đưa ra quyết định này. Cả hai hệ thống năng lượng đều được đẩy mạnh và tăng cường như nhau, và kết quả là hiện nay chúng ta có hai con tàu trên cùng một đường ray đang lao đầu vào nhau.
Một mặt chúng ta có Đạo luật Các nguồn Năng lượng tái tạo EEG – một chương trình về hỗ trợ thị trường cho năng lượng tái tạo được phát triển mạnh, Đạo luật đồng phát KWKG – một chương trình nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cũ, một loại thuế sinh thái sơ sài, và một Đạo luật về loại bỏ có kế hoạch năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện. Mặt khác, quá trình thiết lập một cơ quan kiểm soát để giám sát sự mở rộng tự do đã được luật hóa đối với thị trường điện và gas vốn bị kéo dài trong nhiều năm qua, quá trình tập trung của ngành công nghiệp điện đã được hỗ trợ, và luật về giao dịch phát thải đã được soạn thảo nhằm tăng lợi nhuận cho các công ty điện tới nhiều tỷ Euro. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 4)
Người dịch: Nguyễn Thu Trang
MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ
CHƯƠNG 7: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÁNG GIÁ (Phần 3)
Tổng hợp giá trị
Đưa năng lượng tái tạo vào thị trường theo cách thức có thể kiểm soát một cách dân chủ và tính tự trị ngày càng tăng có thể mang lại những tổng hợp giá trị không ngờ từ trước đến nay:
– tổng hợp giá trị giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cộng đồng, vốn là chủ đề triết học cổ điển, bởi việc sử dụng độc lập năng lượng tái tạo gia tăng tự do cá nhân mà không gây ra gánh nặng cho người khác;
– tổng hợp giữa các giá trị tinh thần và vật chất, bởi lợi ích vật chất của nhân loại có thể được thỏa mãn mà không gây ra tác hại môi trường và xã hội, qua đó tạo ra một nền kinh tế sinh thái. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 3)