Danh mục lưu trữ: Kinh tế học

Xóa đói giảm nghèo hay vung tiền qua cửa sổ?

TRẦN VINH DỰ 24/10/2019 02:10 GMT+7

TTCT Bao nhiêu người trong số chúng ta từng tự hỏi hiệu quả của việc cho tiền một người ăn xin ngoài đường là gì? Chúng ta thường cho tiền vì lòng trắc ẩn, vì chứng kiến bi kịch của những người kém may mắn hơn mình. Và chúng ta thường sẽ quên ngay, không mấy ai nghĩ liệu cuộc sống của những người mà mình cho tiền có thay đổi chút nào hay không.

Trợ giúp thực phẩm cho các nước nghèo có thể gây nên xung đột hay không từng là câu hỏi mà tổ chức NGO lớn như Oxfam phải đặt ra.

Câu chuyện xóa đói giảm nghèo trong nhiều thập kỷ trước đây ít nhiều có màu sắc tương tự. Các quốc gia phát triển, thông qua các gói viện trợ trực tiếp cấp nhà nước, hoặc thông qua các tổ chức dân sự, phi chính phủ (NGO), các tổ chức tôn giáo… đã bơm một lượng tiền rất lớn vào các nước đang phát triển với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, làm thế nào để xóa, xóa như thế nào, chi tiền cách nào là hiệu quả nhất, giúp cải thiện được đời sống người nghèo tốt nhất và bền vững nhất… là những câu hỏi bị bỏ quên, hoặc không có câu trả lời thực sự chính xác. 

Vì thế, trong rất nhiều tình huống, tiền xóa đói giảm nghèo giải ngân ra được sử dụng không hiệu quả, phí phạm, và ít nhiều giống như câu thành ngữ Việt Nam “ném tiền qua cửa sổ”.

Đọc tiếp Xóa đói giảm nghèo hay vung tiền qua cửa sổ?

Chống lạm phát bằng lãi suất

XÊ NHO 2/4/2022 6:00 GMT+7

TTCTDân Mỹ nói riêng và dân tình cả thế giới nói chung đều hoang mang trước cơn bão giá đang ập đến. Dù chỉ số giá cả chính thức ở Mỹ tăng 7,9% vào tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, giá cả thực tế tăng cao hơn thế nhiều lần: giá xăng đã tăng chừng 40%, giá món nào trong siêu thị cũng tăng vài ba chục phần trăm.

Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang (FED) nước này chỉ nâng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần trước, làm sao thuyết phục thị trường họ đang sử dụng vũ khí hạng nặng để chống lạm phát? 

Lạm phát 14,8%, lãi suất phải trên 20%

Nếu đơn giản hóa mọi yếu tố khác chỉ còn tiền với hàng, sẽ dễ thấy nếu tiền nhiều lên mà hàng giữ nguyên, ắt hẳn giá sẽ tăng. Giá còn tăng mạnh hơn nữa nếu cùng lúc đó hàng giảm xuống. 

 Ảnh: aarp.org

Đọc tiếp Chống lạm phát bằng lãi suất

Các vụ án thao túng thị trường cổ phiếu

Thứ hai, 24/1/2022, 15:29 (GMT+7)

Cựu giám đốc bị điều tra thao túng 7 triệu cổ phiếu ASA

HÀ NỘINguyễn Văn Nam, cựu giám đốc Công ty cổ phần liên doanh SANA WMT, bị bắt với cáo buộc “tạo cung cầu giả” tạo để thao túng giá cổ phiếu.

Ngày 24/1, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố, tạm giam ông Nam để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 104 Bộ luật Hình sự. Các lệnh, quyết định đã được VKSND Tối cao phê chuẩn.

Nam tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp
Nam tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp

Theo trung tướng Xô, điều tra ban đầu xác định, Công ty cổ phần liên doanh SANA WMT, nay là Công ty cổ phần ASA, có mã chứng khoán: ASA.

Đọc tiếp Các vụ án thao túng thị trường cổ phiếu

Các lạm dụng độc quyền kinh tế

Chào các bạn,

Nhà độc quyền kinh tế, một mình một chợ, nên có thể làm đủ thứ chuyện để hốt thêm tiền vào túi trong khi cắt cổ người tiêu thụ. Nhưng trước khi nói đến những hoạt động lạm quyền đó, chúng ta hãy nói về “thị trường sản phẩm” (product market) và thị trường địa lý (geographic market).

Nói tóm tắt, product market (thị trường sản phẩm) là độc quyền về sản phẩm nào? Về xe máy? hay xe đạp? hay gạo? Một người/công ty chẳng thể độc quyền về tất cả mọi thứ trên thế giới, mà chỉ có thể độc quyền đối với một vài sản phẩm.

Geograpic market (thị trường địa lý) có nghĩa là độc quyền ở đâu? Một công ty có thể độc quyền gỗ ở miền bắc, nhưng có thể gặp nhiều cạnh tranh ở miền nam, hoặc chỉ độc quyền được trong vài tỉnh và chưa đủ sức mạnh để tạo độc quyền trong các tỉnh khác. Đọc tiếp Các lạm dụng độc quyền kinh tế

Các loại độc quyền kinh tế

Loạt bài kinh tế học >>

Chào các bạn,

Hôm trước chúng ta có nói đến Độc quyền kinh tế (monopoly). Hôm nay chúng ta nói đến vài loại độc quyền kinh tế thường gặp trên thị trường.

1. Vô địch

Nhà sản xuất vô địch quá giỏi, mọi đối thủ đều không địch nổi. Đây là câu chuyện của Microsoft. Personal computer (PC) của Microsoft, ban đầu dùng DOS command, và sau này dùng Windows, là vô dịch trên thị trường PC. Không có người cạnh tranh. Đọc tiếp Các loại độc quyền kinh tế

Thông tin cho thị trường

Loạt bài kinh tế học >>

Chào các bạn,

Trong bài Cân bằng thị trường mình có nói:

Trong một thị trường hoàn toàn (perfect market), tức là thị trường trong đó có (1) cạnh tranh hoàn toàn (perfect competition) – tức là cạnh tranh tự do (free competition) và không bị khống chế bởi những thứ như gian dối, độc quyền kinh tế, hay quy luật không hợp lý của nhà nước và (2) mọi người mua và người bán đều có thông tin đầy đủ và rõ ràng về sản phẩm, giá cả, và thị trường, thì điểm cung cầu gặp nhau – equilibrium – là điểm thị trường được cân bằng: giá cả có khuynh hướng đứng yên tại điểm đó và số lượng hàng bán được cũng có khuynh hướng đứng tại con số đó. Đọc tiếp Thông tin cho thị trường

Cân bằng thị trường

Loạt bài kinh tế học >>

Chào các bạn,

Hôm nay mình thêm một chút hình ảnh (graphics) về cung và cầu để các bạn làm quen với các giản đồ kinh tế. Có lẽ các kinh tế gia có máu hội họa, nên rất thích vẽ giản đồ.

Dưới đây chúng ta nói đến Đường Cầu (the demand line, hay demand curve vì nó khi thẳng, khi cong cong). Các vị thầy kinh tế VN thường gọi là hàm cầu, hàm là hàm số. Mình thích nói theo tiếng Anh, giản dị hơn – đường cầu.

Đường này rất dễ hiểu: Khi giá hàng tăng, bạn không thích mua hàng hoặc không đủ tiền mua hàng, nghĩa là cầu bị giảm. Ngược lại, khi giá hàng thấp, bạn thích mua hàng nhiều hơn nên cầu tăng.

Đọc tiếp Cân bằng thị trường

Kích cầu là gì? Kích cung là gì?

Loạt bài kinh tế học >>

Chào các bạn,

Có lẽ những lúc này các bạn nghe từ kích cầu thường xuyên trên báo chí khi thiên hạ nói về phục hồi kinh tế. Vậy kích cầu là gì?

Kick tiếng Anh là đá, cầu tiếng Việt là bóng. Kick cầu là đá bóng. 🙂

Kích cầu kinh tế cũng có nghĩa gần như đá quả bóng khởi động trận đấu. Kích cầu, nếu giải thích từng chữ, thì kích là kích thích, làm cho di chuyển, như là nhạc kích động hay thuốc kích thích.

Cầu là muốn, như là cầu nguyện, nhưng trong kinh tế học thì hiểu là ý muốn mua, ý muốn tiêu thụ, hay sức tiêu thụ. Sức tiêu thụ (sức mua) của mọi người trong nước về gạo, đó là cầu về gạo của cả nước. Chúng ta nói “sức tiêu thụ” có nghĩa là “muốn mua” và “mua được” – tức là sẽ mua nếu có hàng. Nếu muốn mua mà không có tiền thì đó không là cầu.

Nói vắn tắt thì, cầu là tiêu thụ, tiếng Anh là demand (từ nghĩa nguyên thủy là đòi hỏi, yêu cầu).

Đọc tiếp Kích cầu là gì? Kích cung là gì?