All posts by Nguyễn Nguyên Bảy

Ánh gằm gằm giấu sau đít chai Cháy thành lửa cũng chỉ là lửa mắt

Ba khúc dâng mẹ

PHẬT HÁT

Yếm thắm không bỏ bùa sư
Mà sư cứ đòi xoa yếm thắm
Mẹ bảo này trọc đầu
Trong ngực tôi có Phật
Trọc đầu có sợ ố cà sa ?

Giữa chợ lực điền yếm thắm gặp cha
Cha thẳng đường cày cầu xin yếm thắm
Mẹ bảo trong ngực tôi có Phật
Nếu ngực Phật anh thuận lòng
Thì yếm thắm này thuyền xin theo sông Continue reading Ba khúc dâng mẹ

Ba khúc dâng mẹ

Sen
 

PHẬT HÁT

Yếm thắm không bỏ bùa sư
Mà sư cứ đòi xoa yếm thắm
Mẹ bảo này trọc đầu
Trong ngực tôi có Phật
Trọc đầu có sợ ố cà sa ?

Giữa chợ lực điền yếm thắm gặp cha
Cha thẳng đường cày cầu xin yếm thắm
Mẹ bảo trong ngực tôi có Phật
Nếu ngực Phật anh thuận lòng
Thì yếm thắm này thuyền xin theo sông

Tôi ấp môi son vú mẹ
Lè phè nằm nghe Phật hát
Phật hát lời cò trắng muốt
Trắng muốt vì cò không phải là công
Phật hát lời cua đi ngang
Dẫu đi ngang cua vẫn chẳng lạc đường…

Suốt tuổi thơ tôi bú lời Phật hát
Quay sa mẹ hát lụa tơ
Ra đồng mẹ hát nắng mưa thuận hòa
Lời trăng thủ thỉ vai cha
Cỏ hoa mẹ hái bao la dành riêng con
Mẹ nhấn véo von
Lòng buồn cũng chớ nhuộm buồn có hoa
Ngày tôi phải rời xa yếm thắm
Mẹ bảo từ nay trong ngực con có Phật
Con thưa trong ngực con có mẹ
Mẹ khóc nhòe và ngực tôi bỗng hát
Lời mẹ hát cò lời mẹ hát cua
Ngực con đầy tiếng mẹ ru…
 

MẸ KHÓC

Mỗi khi con thấy mẹ ngồi bệt xuống hè
Tay cầm cây quạt nan
Là con biết mẹ đang đè buồn nuốt giận
Khóc ở trong lòng
Khóc trong lòng nước mắt chảy đi đâu?
Cầu cho nước mắt chảy vào gan vào ruột
Để nước mắt trôi ra ngoài
Nhưng nước mắt không chảy vào gan ruột
Mà chảy vào tim rồi hòa vào máu
Chẳng bao giờ con có thể lau

Những lúc ấy con qùy trước mẹ
Hai tay dụi gọi Mẹ ơi! Trên trời tất nhiên có Giời
Nhưng sao Giời nỡ bất công
Để con càng lớn càng cao mẹ càng già càng thấp

Ôm con mặt mẹ úp ngang vai
Mẹ bảo mẹ khóc mừng khóc phúc
Mừng phúc mẹ khóc như mưa
Phùn xuân rào hạ
Mầu khóc hồng son

Con tắm trong khóc mẹ ngập hồn
Tinh chất khóc ngấm vào da vào thịt
Con không chùi không lau
Con không trả khóc về mắt mẹ…

Con biết ở cõi trời
Mẹ muốn khóc cũng không thể khóc
Vì thế ở cõi người
Ngày ngày con đem tiếng khóc mẹ ra phơi
Lạy trời đừng phạt mẹ tôi
Tội đón nước mắt con bay ngược về mắt mẹ
Để mẹ lại được khóc
Âm dương cũng đạo làm người
 

MÙA TỨ QUÍ

Mười tám ngày tháng Ba (*)
Mẹ cãi dân văn không chịu trông vào (*)
Mẹ gọi rét Bân về cho cha mặc áo
Áo Bân dệt với mưa phùn
Cha mặc vừa in bảo ấm

Mười tám ngày tháng Sáu
Mẹ tần đồng xa mẹ tảo đồng gần
Tép cà gia bản
Cơm ngô khoai độn với sum vầy
No cười như mưa bóng mây

Mười tám ngày tháng Chín
Mẹ theo hịch dân văn trông ra
Váy phùng đòn gánh yếm tơ
Cùng dân làng mẹ đi đón mùa thu
Hớn hở mùa thu chào mẹ

Mười tám ngày tháng Chạp
Mẹ đồ xôi đóng oản
Mẹ nấu chè kho
Mẹ bảo khổ thế nào cũng phải vui ba ngày tết
Rước tổ tông về
Vì thế, và thế Càn Khôn đón mẹ tôi về mùa tứ quí

Mùa tứ quí có suốt quanh năm
Chả thế tôi làm sao thành một lực điền
Cầy cuốc quanh năm không mỏi mệt
Chả thế làm sao tôi yêu em
Yêu lâu thế mà sông tình vẫn đẹp
Chả thế tôi làm sao nuôi dậy các con
Nếp tẻ đều thành người tử tế

Lạy Càn Khôn, tôi nguyện sống tu thân theo mẹ
Sau trăm tuổi xin cho tôi về làm mùa phú quí
Để tôi hầu hạ mẹ tôi…

 
(*)Tính mùa theo ngũ hành
(**) Dân gian nói: Đói tháng Tám trông ra, đói tháng Ba trông vào.

Nguyễn Nguyên Bảy
Sài Gòn 1990-2010

 

Sự thăng hoa và bút pháp hiện đại trong “99 KHÚC TẶNG LIÊN”(*)  của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy

 

Mới. Lạ. Mở. Gợi. Dạt dào cảm hứng. Ý tứ mênh mang. Chữ như mây vỡ. Rất thực mà ảo. Rất ảo mà thực. Tình chắp cánh cho trí bay lên. Trí làm cho tình găm lòng người ở lại. Ông viết như mê. Ông viết như say. Ông viết như không. Ông viết như chơi. Không khuôn mẫu. Không lập lại. Biến hóa. Sáng tạo. Sáng tạo mà không cứng. Nhuần nhuyễn. Đầy chất thơ. Đầy chất thi sĩ. Đó là cảm nhận bao trùm nhất khi đọc “ 99 khúc tặng Liên” của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy. 

Continue reading Sự thăng hoa và bút pháp hiện đại trong “99 KHÚC TẶNG LIÊN”(*)  của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy

“Thơ Bạn Thơ” — Bộ sách mang nhiều ý nghĩa và có giá trị thời đại

 

Hòa Phú Yên

Trong tình hình văn học nước nhà thời gian trở lại đây có nhiều điều tiếng không tốt, việc lạm dụng những cuộc hội thảo thơ, việc trao Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với các tập thơ được giải còn nhiều những phản ứng, những ý kiến trái chiều nhau tạo nên những cuộc tranh luận dữ dội, gay gắt: Thế nào là thơ hay? Thế nào là thơ hậu hiện đại? Rồi thơ Thiền là thơ gì?  … Nhiều câu hỏi đặt ra: các tác phẩm được trao giải thưởng năm 2011 có thực sự là tác phẩm hay, thực sự xứng đáng được giải thưởng không? … Tình trạng thơ “loạn chuẩn”, giá trị của thơ chưa phân định rạch ròi trong đời sống văn học hiện nay là vấn đề nhức nhối cần phải được định vị, quan tâm đúng mức. Hơn lúc nào hết, ý thức trách nhiệm được đặt ra đối với những nhà quản lý, những người gác cổng văn nghệ và cả đội ngũ những người cầm bút. Trong bầu không khí nền văn học nước nhà có phần u ám, sách Thơ Bạn Thơ ra đời là một sự kiện thực sự có ý nghĩa, nó như một luồng gió mát lành trong trẻo, “như tấm gương trong vắt, mà khi soi mình vào đó ta thấy nhan sắc của thơ và phẩm hạnh của người cầm bút, nhan sắc và phẩm hạnh của những người biết trân trọng nâng niu thơ hay, trân trọng cái đẹp và nâng niu tình thi hữu” (Dương Hiền Nga).

Continue reading “Thơ Bạn Thơ” — Bộ sách mang nhiều ý nghĩa và có giá trị thời đại

Giới thiệu sách: Thơ Bạn Thơ

 

Ngày 21-08-2012, NXB Văn học cho ra lò tập Thơ Bạn Thơ, 306 trang khổ 20 x 20 cm in trên giấy sang trọng, bìa carton in bốn màu. Sách do vợ chồng thi sỹ Nguyễn Nguyên Bẩy, Lý Phương Liên tổ chức bản thảo và liên kết xuất bản với NXB Văn học. Đây là tập I, trong tổng số 5 tập Thơ Bạn Thơ sẽ lần lượt xuất bản.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Anh Vũ

Biên tập: Nhà văn Triệu Xuân

Bìa của họa sỹ Đỗ Duy Ngọc

Tập I Thơ bạn Thơ gồm ba phần:

Phần 1 có 99 câu thơ hay của 99 tác giả.

Phần 2 có thơ của 10 nhà thơ đã khuất: Hoài Anh/ Trần Hòa Bình/ Nguyễn Trọng Định/ Bùi Giáng/ Hải Kỳ/ Nguyễn Lâm/ Lưu Trọng Lư/ Dương Kiều Minh/ Tường Vân/ Lê Trí Viễn.

Continue reading Giới thiệu sách: Thơ Bạn Thơ

Thơ gặp gỡ thơ

 

Tùy bút
 Nguyễn Nguyên Bảy

Seattle, ngày..tháng sáu, năm 2012.Gửi bạn thơ.

( Dòng viết trên chỉ mang ý nghĩa định vị không gian, thời gian, đối tượng người đọc, đồng thời nhắc nhở người viết không lặp lại những chi tiết đã định vị trong bài lan man này…)


 

Bữa đọc bài thơ Lời Chim Câu ở sân trường UW, một bà Mỹ thân thiện mở lòng: Tôi là J. Tôi muốn là bạn thơ của ông được không? Tôi quá choáng trước câu chào hỏi vang lên bằng tiếng Việt, chuẩn dấu sắc trong chữ muốn, chuẩn dấu nặng trong chữ bạn và chữ được. Tôi đáp như reo: Bà biết tiếng Việt? Bà Mỹ cười: Tôi là cô giáo, tôi biết tiếng Việt một chút. Biết làm thơ bằng tiếng Anh một chút nên rất muốn là bạn thơ của ông. Tôi thích một chút bài thơ Chim Câu ông vừa đọc. Tôi muốn đọc bài thơ ấy bằng văn bản một chút? Tôi gật gật nhiều lần đầu cùng những lời như vô thức yes yes ok ok, mà thực trong lòng đang nói:  Bạn ơi, những câu tiếng Việt bạn vừa cất lên, sắc mầu âm thanh, cung bực nhạc điệu, ý tứ chân tình, tôi cảm như đang nghe bà nói thơ. Cảm ơn bà đã thơ hóa tiếng mẹ đẻ của tôi.. Chúng tôi nắm tay nhau chặt hơn bình thường sau khi hẹn cuối tuần gặp lại. Cho phép chồng tôi, cũng là nhà thơ, đi cùng tôi một chút, được không? Tôi cố thăng hoa niềm hân hoan của mình trong những tiếng Anh đa tầng nghĩa yes ok thank u..

 
Continue reading Thơ gặp gỡ thơ

Gặp Mẹ Người Trời

 

nnb theo Trần Nhương

GẶP MẸ NGƯỜI TRỜI

( Sống ở quê nhà, tôi luôn nhìn thấy Mẹ tôi trên tầng mây hoa, những tưởng xa quê là xa Mẹ, nào ngờ, một trưa nắng ở Seattle, đang ngơ ngác tìm mây, đã nghe nhìn thấy Mẹ, vội ghi lại bằng văn vần Gặp Gỡ Kỳ Lạ này..)

Thơ Nguyễn Nguyên Bảy

 

1
MẸ NÓI VỚI BẠC ĐẦU
Hời hời bạc đầu bé bỏng
Ngước thấy Mẹ sao tròng ngơ ngác thế
Bộ con tưởng bay từ quê qua Mỹ
Chốn bồng lai không ở dưới mây trời?
Hời hời bạc đầu chơi vơi
Mẹ đang bận trẩy hội trời bán nắng
Continue reading Gặp Mẹ Người Trời

Ngày Bốn Mùa


 


Tùy bút của Nguyễn Nguyên Bảy

 

Tôi đến Seattle một chiều trung tuần tháng 5 lịch dương, vừa ra khỏi sân bay, con trai đã choàng ngay lên vai chiếc áo chống lạnh siêu nhẹ với lời chào nơi này ngày bốn mùa, lúc này đang là mùa đông. Đứng lạnh giữa sân ga chờ con lấy xe rước. Bật cười với lời tự tôn quá xưa Con Người Thật Vĩ Đại!, chỉ sau hai mươi giờ bay đã buộc thời gian quay ngược từ đêm trở lại ngày, từ mùa hạ về lại mùa đông.

Mời tham gia bộ sách THƠ HAY

 

Kính thưa các bạn Yêu Thơ Hay khắp cộng đồng mạng,

Chúng tôi, nhóm bạn, cùng chung một sở thích Yêu Thơ Hay và cùng ước nguyện hiến dâng tình yêu ấy cho Thơ Hay của thi đàn Việt. Sở thích và tình yêu ấy là tôn chỉ mục đích của nhóm bạn chúng tôi.

Đã đành Thơ không hoàn toàn mang lại hạnh phúc, nhưng thơ giúp ta đứng gần hạnh phúc, nên lòng tự nguyện, ý tưởng chân thành, hành xử bất vụ lợi, vô tư trong sáng toàn phần cho thơ, sáu anh em chúng tôi tập họp nhau đồng sáng lập Nhóm Bạn Yêu Thơ Hay, nhấn mạnh Thơ Hay. Không diễn văn nhưng rất nhiều tranh luận bàn thảo, không bầu cử nhưng mỗi đề xuất đều đồng nhịp 12 bàn tay vỗ: Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy được chỉ định Phụ trách chung. Nhà thơ Thanh Tùng được chỉ định Phụ trách nội dung. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn được chỉ định Phụ trách giao tiếp, kết nối. Nhà thơ Lê Xuân Đố được chỉ định phụ trách mảng chuyên thơ thất lạc, bị bỏ sót, bị lãng quên. Nhà thơ Nguyễn Thái Sơn được chỉ định phụ trách mảng chuyên thơ người quá cố, người thất sủng, người bị hàm oan và người tiềm ẩn tài hoa chưa tỏa sáng. Nhà thơ Lý Phương Liên được chỉ định phụ trách tài vụ. Đây chỉ là những chức danh tự xưng, mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm với chính mình, trước cộng đồng và trước pháp luật. Nhóm Bạn Yêu Thơ Hay, hoạt động với phương châm tự thân vận động, không tham gia bất kỳ tổ chức chính trị xã hội nào, không tiếp nhận bất kỳ sự tài trợ kinh phí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Continue reading Mời tham gia bộ sách THƠ HAY

Sông trong thơ Nguyễn Nguyên Bẩy

Hoàng Xuân Họa

Thế giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông, tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ để mong người đời hướng thiện. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên Bảy sẽ được bơi trên những dòng sông tươi mát. Bơi trên dòng “Sông Tương”, bơi trong “Sông cái mỉm cười”, “Gặp lại dòng sông” của anh để “Thì thầm (với) tuổi thơ” của mình!

Continue reading Sông trong thơ Nguyễn Nguyên Bẩy

Thư năm mới, HUNG CÁT NĂM NHÂM THÌN

 

phongthuybnn

Kinh thưa bạn đọc,

Vẻ như Nhâm Thìn đến sớm hơn đổi ca cho Tân Mão kêu gào suốt quanh mất tiếng, mệt mỏi. Gió mùa đông bắc đã về, từ se se lạnh đang được dự báo sẽ đột ngột tụ thành rét đậm rét hại. Biển Đông yên trở lại trong cảnh giác, trong sẵn sàng. Vàng leo thang suốt năm, quay cuồng chóng mặt, bỗng dừng lại, chân chầm chậm bước xuống trong khi đầu vẫn ngoảnh lên nhìn nghe. Dân thị lo hỗn loạn giao thông, dân quê lo mất đất canh tác, dân biển nghe ngóng an ninh cho thuyền đi đánh bắt xa bờ, dân bệnh kêu quá tải, dân trẻ than phải học suốt ngày chẳng có tuổi thơ vui, dân nữ than thở chuyện lấy chồng nội, ngoại…Thư bạn đọc khắp nơi gửi về kể cho nghe đủ chuyện và chờ mong một hồi âm dự đoán. Vì thế, tôi viết lá thư này, như hàng năm vẫn viết, trình bầy theo sở đoán của mình, thay trả lời riêng, về các điều gọi chung là hung cát, để bạn đọc tham khảo, dự đoán giải trí, vui dài 9 ngày nghỉ Tết năm nay.

Continue reading Thư năm mới, HUNG CÁT NĂM NHÂM THÌN

Lạc vào “Ma Trận Tình” với Thầy Bẩy

 

Nhà văn TÔ HOÀNG

“Ma trận tình và Linh hồn lang thang” hai cuốn tiểu thuyết in chung một tập sách là ấn phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nguyên Bẩy, nằm trong dự kiến tái bản và xuất bản hàng chục tập thơ và văn xuôi trong vài năm gần đây của anh. Năm cận, Tết đến xin ghi vội ít dòng cảm nhận, trước hết với tiểu thuyết “ Ma trận tình”.

Bạn bè và nhiều người quen biết thường gọi anh là “ Thày Bẩy”. Không chỉ bởi anh thông thạo về tử vi, tướng số; còn hơn thế nhiều, bởi ngay từ thời trai trẻ anh là người luôn luôn biết linh hoạt, cơ động cải biến hoàn cảnh; làm chủ được cuộc đời mình, để biến báo khôn lường, để “ thoát hiểm”trong những tình thế ngặt nghèo. Mà thôi, sẽ có dịp khác trở lại với “ quái nhân “ này..

“Ma trận tình” theo cách đặt tên của thày Bẩy, hay lưới tình, mê lộ, mê cung tình, thiên la địa võng tình… gì gì đi nữa cũng là chốn một thời trai trẻ anh và tôi rất dễ sa chân vào. Lại có một cách khác để tóm lược và đặt tên cho “ Ma trận tình” giản dị hơn. Đó là câu chuyện tôi kể cho tôi khỏi quên, để con cái tôi nghe về thời con gái của tôi đã kết thúc bao giờ và như thế nào. Để tôi ngậm ngùi, cam chịu bước chân sang phía bên kia vạch mốc yên phận làm một người đàn bà…

Continue reading Lạc vào “Ma Trận Tình” với Thầy Bẩy

QUÊ MÌNH HÀ NỘI – Bài Cuối: Những người chép cổ tích, thời nay…

 

Nhà hộ sinh Cây Đa Nhà Bò, căn nhà ngói nhỏ dốc Thọ Lão, vượt lên chừng hai mươi thước dốc là phố Lò Đúc thuộc bang Cò, ngược lên là chợ Hôm, phố Huế, Vân Hồ…xuôi xuống là cửa ô Đông Mác, làng Thanh Nhàn, trường Lương Yên, xa nữa là Lò Lợn, là đê, là sông Cái…Tôi đã sống và lớn lên quanh quẩn vùng đất với những tên ký ức vừa nhắc thức, tính đến ngày rời Hà Nội, 1976, là gần ba mươi lăm năm. Cuộc ly hương trên chính quê hương mình nào ngờ dài quá, lâu quá, sau 30 năm, nửa đời người, tôi mới trở lại thăm quê lần nhất. Loạt bài viết dưới đây, chép lại cảm nhận tôi sau những lần trở về quê, như một chuộc lỗi vội vã, khi thấy tuổi tác đã đến hối thúc chân chậm chạp bước về nguồn cội đời người. Mời đọc để yêu quê mình, Hà Nội.

Bài Cuối: Những người chép cổ tích, thời nay…

Hỏi : Nhưng ai chép văn chương Kinh Thành Cổ Tích được coi là chính danh? Đáp: Dĩ nhiên, trước hết phải là người Hà Nội. Hỏi thêm: Những ai thực sự được coi là người Hà Nội? Im lặng kéo dài và sau đó là tưng bừng những nói cười tranh cãi…ngoài lề, tôi ghi lan man tại Nhà sách Văn Hóa Đông Tây, chỗ anh Đoàn Tử Huyến, dịp tôi chào sách bạn đọc.

Continue reading QUÊ MÌNH HÀ NỘI – Bài Cuối: Những người chép cổ tích, thời nay…

QUÊ MÌNH HÀ NỘI Bài 3: Đi Tìm Những Người Chép Cổ Tích, Thời Tôi…

 

Nhà hộ sinh Cây Đa Nhà Bò, căn nhà ngói nhỏ dốc Thọ Lão, vượt lên chừng hai mươi thước dốc là phố Lò Đúc thuộc bang Cò, ngược lên là chợ Hôm, phố Huế, Vân Hồ…xuôi xuống là cửa ô Đông Mác, làng Thanh Nhàn, trường Lương Yên, xa nữa là Lò Lợn, là đê, là sông Cái…Tôi đã sống và lớn lên quanh quẩn vùng đất với những tên ký ức vừa nhắc thức, tính đến ngày rời Hà Nội, 1976, là gần ba mươi lăm năm. Cuộc ly hương trên chính quê hương mình nào ngờ dài quá, lâu quá, sau 30 năm, nửa đời người, tôi mới trở lại thăm quê lần nhất. Loạt bài viết dưới đây, chép lại cảm nhận tôi sau những lần trở về quê, như một chuộc lỗi vội vã, khi thấy tuổi tác đã đến hối thúc chân chậm chạp bước về nguồn cội đời người. Mời đọc để yêu quê mình, Hà Nội.

3. Đi Tìm Những Người Chép Cổ Tích, Thời Tôi…

Khu vực bài viết này là thời tôi, cụ thể là thời của cá nhân tôi, người gần như cả đời chỉ hì hụi chép những câu chuyện cổ tích của thời mình. Mục đích? Không biết. Chỉ biết phận số mình là vậy, phải vậy, thì cố sức mà vui cho trọn, cho hết, chẳng dám sân si phàn nàn gì.

Continue reading QUÊ MÌNH HÀ NỘI Bài 3: Đi Tìm Những Người Chép Cổ Tích, Thời Tôi…

Quê Mình Hà Nội: Bài 2 – Thời Cổ Tích


 

Nhà hộ sinh Cây Đa Nhà Bò, căn nhà ngói nhỏ dốc Thọ Lão, vượt lên chừng hai mươi thước dốc là phố Lò Đúc thuộc bang Cò, ngược lên là chợ Hôm, phố Huế, Vân Hồ…xuôi xuống là cửa ô Đông Mác, làng Thanh Nhàn, trường Lương Yên, xa nữa là Lò Lợn, là đê, là sông Cái…Tôi đã sống và lớn lên quanh quẩn vùng đất với những tên ký ức vừa nhắc thức, tính đến ngày rời Hà Nội, 1976, là gần ba mươi lăm năm. Cuộc ly hương trên chính quê hương mình nào ngờ dài quá, lâu quá, sau 30 năm, nửa đời người, tôi mới trở lại thăm quê lần nhất. Loạt bài viết dưới đây, chép lại cảm nhận tôi sau những lần trở về quê, như một chuộc lỗi vội vã, khi thấy tuổi tác đã đến hối thúc chân chậm chạp bước về nguồn cội đời người. Mời đọc để yêu quê mình, Hà Nội.

 

2. Thời Cổ Tích

 
Continue reading Quê Mình Hà Nội: Bài 2 – Thời Cổ Tích