Lưu trữ theo thẻ: trà đàm

Cảm ơn nghịch cảnh

Chào các bạn,

Chúng ta ở đời gặp nghịch cảnh – những điều khó khăn trong cuộc sống – là chuyện đương nhiên. Chẳng phải đời lúc nào cũng như đi dạo trong vườn hoa. Và có rất nhiều người, khi gặp khó khăn, thử thách, là than vãn – số tôi năm nay như số con rận, đủ thứ xui xẻo đến hằng loạt… Đọc tiếp Cảm ơn nghịch cảnh

Thành công trong mọi hoàn cảnh

Chào các bạn,

Chúng ta có thói quen chỉ ngón tay vào hoàn cảnh để đổ lỗi cho những thất bại của ta.

Nhưng điều đầu tiên ta cần nhớ là chẳng có cái gọi là thất bại. Chúng ta du hành trên đường đời như là người lái xe máy trên con đường với đủ mọi cá tính – trơn tru, lầy lội, ổ gà, ổ voi, giao thông, các tài xế lái xe ẩu… Đủ mọi thứ trên đường đi, cho nên nếu bạn có sập ổ gà té ngã hay bị chiếc xe ai đó đụng, đó chẳng là thất bại, cùng lắm chỉ là tai nạn trên đường đi, hay nói đúng hơn, đó chỉ là một phần tự nhiên của lái xe. Đọc tiếp Thành công trong mọi hoàn cảnh

Bạn tích cực hay chờ tích cực?

Chào các bạn,

Thông thường khi thiên hạ gặp nhau thì thường có thái độ dè dặt và phòng thủ: “Mình chờ xem anh ta thế nào, nếu anh ta tốt với mình thì mình tốt lại, nếu anh ta tồi thì mình tồi lại.” Thông thường là cả hai bên đều có thái độ dè dặt như thế, cho nên những gặp gỡ và đối thoại ban đầu đều có tính cách dè dặt, dò đường, và dò xét định giá con người của nhau. “Anh này con mắt láo liên, hay cười nửa miệng, tự cao và không đáng tin,” “Chị này nói chuyện bàn tay hay chém gió như võ sĩ, cá tính rất mạnh và rất cứng đầu,” “Bác này nói chuyện mà ngón tay hay nhịp nhịp trên bàn, hình như có gì căng.” Đọc tiếp Bạn tích cực hay chờ tích cực?

Giữ chữ tín

Chào các bạn,

Chúng ta có thể thành thật cả đời, và chỉ một lần nói dối gì đó mà nhiều người biết – như là tạo thành một scandal trên báo chí – thì danh tiếng thành thật đã nhiều năm xây dựng sụp đổ và ta có tiếng là người gian dối, chẳng ai dám tin.

Đương nhiên đời sống là như thế. Bạn có thể xây dựng và bảo trì một căn nhà 30 năm rất tử tế, nhưng đùng một cái một chiếc xe lớn mất phanh đâm thẳng vào nhà bạn với vận tốc nhanh, thì cả căn nhà có thể tiêu tan. Gìn giữ thì tốn nhiều năm, sụp đổ thì chỉ một giây. Đọc tiếp Giữ chữ tín

Kinh nghiệm giữ tĩnh lặng

Chào các bạn,

Bình thường chúng ta thường nghĩ là chúng ta tĩnh lặng, và đã đạt được một mức độ Thiền nào đó. Cho đến khi đụng chuyện – một biến cố buồn, tranh chấp trong gia tộc, một cuộc tình đã mất, một mất mát lớn lao… và ta stressed, giận dữ, lo lắng, sợ hãi, trầm cảm… Lúc đó ta mới biết là ta chưa hề đạt được tĩnh lặng. Đọc tiếp Kinh nghiệm giữ tĩnh lặng

Việt Nam đứng nhì thế giới về tỷ lệ phá thai

Chào các bạn,

Việt Nam đứng nhì thế giới về tỷ lệ phá thai (Abortion rates by country 2023).

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phá thai của Nga là 53,7 trên 1.000 phụ nữ. Việt Nam có tỷ lệ cao thứ hai với 35,2, tiếp theo là Kazakhstan với 35. Ở chiều ngược lại, Mexico có tỷ lệ phá thai thấp nhất với 0,1, tiếp theo là Bồ Đào Nha với 0,2. Phá thai là hợp pháp ở tất cả năm quốc gia này, nghĩa là, phụ nữ trong tất cả quốc gia trên đều có quyền phá thai. Như vậy, so với quốc gia có tỷ lệ phá thai thấp nhất (Mexico), thì tỷ lệ phá thai của Nga cao gấp 537 lần, còn Việt Nam cao gấp 352 lần.

Đọc tiếp Việt Nam đứng nhì thế giới về tỷ lệ phá thai

Thuyết phục người khác

Chào các bạn,

Chúng ta có thói quen khi nói chuyện là nói chuyện để thuyết phục người đối diện, để người đối diện đồng ý với mình, để mình được đồng cảm. Đó là tình cảm tự nhiên của con người. Chẳng ai muốn nói chuyện lâu với người bất đồng ý kiến với mình về mọi thứ. Nói chuyện với người thường đồng ý với mình, hay ít nhất là không bất đồng ý nhiều, thì vui hơn.

Nhưng dù vậy, bạn vẫn không nên dùng “thuyết phục” là đích điểm của những cuộc nói chuyện của bạn.

Tại sao? Đọc tiếp Thuyết phục người khác

Trách nhiệm của người trí thức

Chào các bạn,

Nói rằng ai là người trí thức là một vấn đề khó khăn. Mình tạm nói trí thức là những người đã xong cử nhân. Tuy nhiên, nói thế thì cũng như là gạt những người có bằng cao đẳng ra ngoài hoặc những người học trường nghề chuyên môn, không thực tế. Trong thực tế, nếu bạn nói rằng mình là người trí thức, thì bạn là người trí thức. Mình nghĩ rằng trí thức với nghĩa chủ quan như thế thì tốt hơn và hợp lý hơn, vì thực sự là có nhiều vị đã có tiến sĩ nhưng mọi người vẫn có thể thắc mắc “Ông này có phải là người trí thức không vậy?”

Đằng nào đi nữa thì người trí thức có trách nhiệm lớn đối với đất nước, vì trí thức là chất xám của đất nước. Nghĩa là, trí thức là não bộ và hệ thần kinh của đất nước. Trí thức chỉ huy đất nước như não bộ chỉ huy toàn thể một người. Đọc tiếp Trách nhiệm của người trí thức

Phùng Phật sát Phật

Chào các bạn,

“Gặp Phật giết Phật”, câu nói giật gân này của nhà Phật được nhắc đến thường xuyên như là một đặc tính có một không hai của giáo lý nhà Phật. Chẳng có tôn giáo nào dám nói như thế, như là “Gặp Chúa giết Chúa” hay “Gặp Trời giết Trời.”

Thiên hạ lý giải câu “Phùng Phật sát Phật” với đủ ngôn ngữ cầu kỳ, đọc chẳng hiểu được, rất nhiều. Mình chỉ muốn nói với các bạn ý nghĩa của câu đó một cách đơn giản, trên phương diện thực hành. Đọc tiếp Phùng Phật sát Phật

Giá trị của bạn ở đâu?

Chào các bạn,

Có lẽ mọi chúng ta đều tôn trọng giá trị của chính mình. Nhưng giá trị của bạn ở đâu? Là gì? Làm sao bạn đo lường giá trị của bạn được?

Có hai cách người ta dùng để định giá một người: Cách thứ nhất là để mọi người định giá mình, và cách thứ hai là tự mình định giá mình. Đọc tiếp Giá trị của bạn ở đâu?

Ăn năn sám hối

Chào các bạn,

Mọi trường phái tâm linh đều nói đến ăn năn sám hối, nhưng đây có lẽ là điểm ít được các thầy nhắc đến nhất. Ăn năn và sám hối có nghĩa như nhau: Ta đã làm điều gì sai, giờ ta thấy cái sai đó và ta chấp nhận là ta đã sai, ta tạ lỗi, và xin quay lại đường đúng. Tiếng Anh là repent (verb), repentance (noun) cho cả ăn năn hay sám hối.

Đây là một khái niệm khá thường xuyên và dễ hiểu trong đời sống. Hãy quan sát ăn năn sám hối trong đời sống bình thường của chúng ta. Ta bị mất một gói tiền, và vì lý do nào đó ta nhất định ông hàng xóm đã đánh cắp, ta tra hỏi ông hàng xóm, ông ấy không nhận tội, và ta đánh đập ông ấy. Hai ngày sau ta khám phá ra là gói tiền đó ta đã cất giấu một nơi trong nhà, nhưng đã quên điều đó, bây giờ nhớ lại, đến nơi giấu tiền thì thấy gói tiền còn nguyên vẹn đó. Ta nhận ra mình đã quá hồ đồ, làm tội làm tình ông hàng xóm vô cớ, ta hối lỗi, ta qua xin lỗi ông hàng xóm là ta đã quá hồ đồ và sai, xin ông tha lỗi, (và có lẽ ta tặng ông một món quà lớn để xin lỗi), và ta tự hứa với mình là sau này sẽ không làm việc gì hồ đồ như thế, phải chậm lại và tìm kiếm thứ đã mất, không thể đổ lên đầu người khác được. Đọc tiếp Ăn năn sám hối

Việc chính của đời người

Chào các bạn,

Việc chính của mỗi chúng ta trong đời sống là gì?

Mỗi người làm một nghề – bác sĩ, kỹ sư, họa sĩ, nhà buôn…- và đó là việc chính bạn làm. Nhưng làm nghề đó có phải là mục đích cuối cùng của đời người không?

Thực ra, công việc kiếm cơm của chúng ta chỉ là phương tiện để đến mục đích cuối cùng, chưa phải là mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng là thánh hóa chính chúng ta để ta trở về với trái tim nguyên thủy tinh tuyền của ta (còn gọi là giác ngộ, giải thoát, trong nhà Phật) hoặc trở về làm một cùng Chúa (trong nhà Chúa). Nghĩa là, chúng ta có mục đích làm cho chúng ta tinh tuyền và thánh thiện. Đọc tiếp Việc chính của đời người

Bạo hành ở học đường

Chào các bạn,

Có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với các thông tin bạo hành ở học đường – một nhóm học sinh đánh đập và làm nhục một học sinh khác. Đôi khi tạo ra những xô xát đến mức chết người. Thường là học sinh bị bắt nạt lâu ngày có vấn đề tâm lý, sợ hãi, học không vào, không muốn đi học vì không có an ninh. Đôi khi có em còn trầm cảm đến mức tự tử. Đọc tiếp Bạo hành ở học đường

Sáng tạo, phản biện, và kỷ luật làm việc

Chào các bạn,

Bạn của mình nói: Quản lý trong các công ty ngày nay chẳng biết quản lý các bạn trẻ thế nào vì các bạn vừa lười, vừa không biết làm việc, vừa luôn phản biện mỗi khi mình bảo các bạn điều gì.

Hình như chúng ta bị nghe phàn nàn về thế hệ trẻ (gen Z?) hơi nhiều. Mình cũng biết sơ sơ vì có mấy đứa cháu.

Đây là thế hệ sinh ra với Internet, Smart phone và đủ thứ dụng cụ điện tử, muốn có thông tin gì cũng có thể có chớp nhoáng. Các cô cậu lại được ăn uống dư thừa và mức sống tốt, vì Việt Nam đã phát triển kinh tế vùn vụt liền tù tì cả 30 năm qua. Các cô cậu chẳng được huấn luyện về làm việc bao giờ, chỉ biết ăn, học và chơi. Cho nên, các cô cậu nghĩ rằng làm giàu rất dễ và nhanh (như chơi game điện tử), chẳng thích làm việc chăm chỉ, thường xem người lớn như lạc hậu vì biết ít đồ điện tử hơn các bạn, thường được bố mẹ nuông chiều quá đáng và bố mẹ chẳng dám cãi lại các cô cậu vì bố mẹ không muốn bị chê là lạc hậu và độc tài. Đọc tiếp Sáng tạo, phản biện, và kỷ luật làm việc