Ngày Lễ Giáng Sinh, ngày người cha trong câu chuyện dưới đây nhận được món quà ý nghĩa nhất đời mình, ngày thực hiện ước nguyện của ông: bán đấu giá tất cả những bức tranh ông có.
Bên cạnh câu chuyện này, xin cầu chúc mọi người tràn đầy hạnh phúc với tất cả tình yêu thương và quà tặng mà mình nhận được trong mùa Giáng Sinh.
Phương Thảo & Phạm Tuyết
Bức Tranh
Một người đàn ông giàu có đã chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật với người con trai đầy nhiệt huyết của mình. Họ cùng nhau đi chu
du khắp thế giới, chỉ để bổ sung thêm vào bộ sưu tập của mình những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất. Những tác phẩm vô giá của Picasso, Van Gogh, Monet và nhiều tác giả khác đã tô điểm cho những bức tường như là di sản của gia đình họ.
Người cha già góa vợ chiêm ngưỡng chúng với sự hài lòng khi đứa con duy nhất đã trở thành một nhà sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật giàu kinh nghiệm. Đôi mắt nhà nghề và óc kinh doanh sắc bén của cậu ấy khiến người cha luôn tự hào khi họ giao thiệp với những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới.
Khi mùa đông đến, chiến tranh bao trùm khắp đất nước, và chàng trai trẻ đã ra trận để bảo vệ tổ quốc của mình. Chỉ sau một vài tuần, người cha nhận được một bức điện báo. Đứa con trai yêu quý của ông đã mất tích trong trận chiến. Người cha vô cùng nóng ruột chờ đợi tin tức của con, sợ rằng sẽ không bao giờ nhìn thấy con trai mình nữa. Vài ngày sau, nỗi lo sợ của ông thành sự thật. Chàng trai trẻ đã hy sinh khi áp tải một đồng đội bị thương. Vô cùng quẩn trí và cô đơn, ông phải đối mặt với một mùa Giáng sinh đau lòng và buồn bã sắp tới. Mùa lễ vui sẽ không đến nữa, mùa lễ mà hai cha con hằng trông đợi.
Vào buổi sáng Giáng sinh, một tiếng gõ cửa đánh thức người đàn ông đau khổ. Khi ông tiến về phía cửa, những kiệt tác trên tường như nhắc rằng con trai ông sẽ không về nữa. Ông mở cửa, một người lính chào ông với một gói giấy lớn trong tay. Anh ta tự giới thiệu rằng, “Tôi là bạn của con trai ông. Tôi là người được cứu sống khi cậu ấy hy sinh. Tôi có thể vào vài phút được không? Tôi có thứ này muốn cho ông xem”
Khi cả hai bắt đầu đi vào câu chuyện, người lính kể rằng con trai ông đã nói với mọi người – mà không nhắc đến cha mình, về tình yêu nghệ thuật của cậu ấy như thế nào. “Tôi là một họa sĩ,”- người lính nói, “và tôi muốn cho ông xem thứ này.” Khi người cha mở gói giấy, bên trong lộ ra bức chân dung của con trai ông. Mặc dù thế giới sẽ không bao giờ công nhận nó là tác phẩm của một thiên tài, nhưng bức tranh phác họa khuôn mặt người thanh niên với những chi tiết rất nổi bật.
Sau vài phút vô cùng xúc động, người cha cảm ơn người lính, hứa sẽ treo bức tranh phía trên lò sưởi. Vài giờ sau đó, khi người lính đi rồi, ông tiến hành công việc của mình. Đúng như lời ông hứa, bức tranh đã được treo phía trên lò sưởi, bỏ lại phía sau những bức tranh khác có trị giá hàng ngàn đôla. Sau đó, ông ngồi vào ghế và tận hưởng Giáng sinh bằng cách nhìn ngắm chăm chú vào món quà ông nhận được.
Trong những ngày và những tuần tiếp theo đó, ông nhận ra rằng mặc dù con trai ông không còn nữa, nhưng hình ảnh của cậu ấy
vẫn mãi tồn tại bởi những điều mà ông cảm nhận được. Ông sớm hiểu rằng con trai ông đã cứu sống hàng chục chiến binh bị thương trước khi một viên đạn xuyên qua tim cậu ấy. Chính những câu chuyện cảm động về lòng dũng cảm của con trai mình luôn hiện hữu trong tâm trí, cộng với niềm tự hào và mãn nguyện đã giúp ông vơi đi nỗi đau mất con. Bức tranh của con trai ông sẽ sớm trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất, làm lu mờ bất cứ sự quan tâm nào đến những tác phẩm được công bố ở các bảo tàng trên khắp thế giới. – Ông nói với những hàng xóm của mình rằng đó là món quà lớn nhất mà ông từng nhận được trong đời.
Mùa xuân năm sau, người đàn ông tuổi cao trở bệnh và qua đời. Thế giới nghệ thuật dường như mong chờ điều tiếp theo với bộ sưu tập tranh kia! Không ai quan tâm đến câu chuyện về người con trai của ông, nhưng để vinh danh ông; người ta đem bán đấu giá những bức tranh.
Theo nguyện vọng của ông, tất cả những tác phẩm nghệ thuật sẽ được bán đấu giá vào ngày lễ Giáng sinh, ngày mà ông đã nhận được món quà lớn nhất đời mình. Rồi ngày đó cũng đến và những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi đã tụ họp về để
tham gia buổi bán đấu giá những bức tranh đặc sắc nhất trên thế giới. Những mơ ước sẽ được thỏa nguyện trong ngày này; vinh dự lớn sẽ được công nhận khi nhiều người tuyên bố “Tôi có bộ sưu tập tuyệt vời nhất.” Cuộc đấu giá bắt đầu với một bức tranh không nằm trong danh sách của bảo tàng. Đó là bức chân dung con trai ông. Người bán đấu giá công bố giá mở cửa. Cả khán phòng im lặng. “Ai sẽ đặt giá đầu 100$?”- ông hỏi. Một vài phút trôi qua. Không ai lên tiếng. Có tiếng nói từ phía sau khán phòng,”Ai mà quan tâm đến bức tranh này? Nó chỉ là một bức hình của một cậu con trai. Hãy quên nó đi và tiếp tục với những tác phẩm đáng giá hơn.” Có nhiều giọng nói đồng tình vang lên. “Không, chúng ta phải bán bức tranh đầu tiên này”- người bán đấu giá đáp. “Bây giờ, ai sẽ mua bức tranh này?”
Cuối cùng, một người bạn của ông lên tiếng “Tôi trả 10$ cho bức tranh này được chứ? Đó là tất cả số tiền tôi có. Tôi biết chàng trai này, vì vậy tôi muốn có nó”. “Có người trả 10$. Ai sẽ trả cao hơn?”- Người bán đấu giá nói. Sau nhiều phút im lặng, người bán đấu giá hô:”10$ lần thứ 1, 10$ lần thứ 2, hết giờ!”. Tiếng búa vang lên. Tiếng vỗ tay rộn lên khắp phòng và ai đó kêu lên,”Bây giờ chúng ta có thể xúc tiến và đấu giá những tác phẩm có giá trị tiếp theo rồi!” Người bán đấu giá nhìn mọi người trong khán phòng và tuyên bố buổi bán đấu giá kết thúc.
Sự hoài nghi bao phủ căn phòng. Ai đó đã lên tiếng và hỏi: “Kết thúc là thế nào? Chúng tôi không đến đây chỉ vì một bức chân dung của cậu con trai đó?. Thế tất cả những bức tranh khác thì sao? Chúng đáng giá hàng triệu đô la ở đây đấy!
Tôi yêu cầu ông hãy giải thích những gì đang xảy ra ở đây!” Người bán đấu giá đáp: “Đơn giản thôi. Theo nguyện vọng của người cha, bất cứ ai có bức chân dung cậu con trai ông là có tất cả.”
Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh đó mà xem? Cũng như những nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật chứng kiến vào ngày Giáng sinh năm đó, cùng nhận ra thông điệp của bức tranh đó là tình yêu của người cha- một người cha với niềm tự hào vô bờ bến về người con trai đã mất của ông đã hy sinh tính mạng của mình để cứu sống những người khác. Và chính bởi tình yêu ấy mới là điều quý giá nhất của bức tranh này .
Nguyễn Thị Phương Thảo và Phạm thị Tuyết
THE PAINTING
Years ago, there was a very wealthy man who, with his devoted young son, shared a passion for art collecting. Together they traveled around the world, adding only the finest art treasures to their collection. Priceless works by Picasso, Van Gogh, Monet and
many others adorned the walls of the family estate. The widowed, elder man looked on with satisfaction as his only child became an experienced art collector. The son’s trained eye and sharp business mind caused his father to beam with pride as they dealt with art collectors around the world.
As winter approached, war engulfed the nation, and the young man left to serve his country. After only a few short weeks, his father received a telegram. His beloved son was missing in action. The art collector anxiously awaited more news, fearing he would never see his son again. Within days, his fears were confirmed. The young man had died while rushing a fellow soldier to a medic. Distraught and lonely, the old man faced the upcoming Christmas holidays with anguish and sadness. The joy of the season, a season that he and his son had so looked forward to, would visit his house no longer.

On Christmas morning, a knock on the door awakened the depressed old man. As he walked to the door, the masterpieces of art on the walls only reminded him that his son was not coming home. As he opened the door, he was greeted by a soldier with a large package in his hand. He introduced himself to the man by saying, “I was a friend of your son. I was the one he was rescuing when he died. May I come in for a few moments? I have something to show you.”
As the two began to talk, the soldier told of how the man’s son had told everyone of his, not to mention his father’s, love of fine art. “I’m an artist,” said the soldier, “and I want to give you this.” As the old man unwrapped the package, the paper gave way to reveal a portrait of the man’s son. Though the world would never consider it the work of a genius, the painting featured the young man’s face in striking detail.
Overcome with emotion, the man thanked the soldier, promising to hang the picture above the fireplace. A few hours later, after the soldier had departed, the old man set about his task. True to his word, the painting went above the fireplace, pushing aside thousands of dollars of paintings. Then, the man sat in his chair and spent Christmas gazing at the gift he had been given.
During the days and weeks that followed, the man realized that even though his son was no longer with him, the boy’s life would live on because of those he had touched. He would soon learn that his son had rescued dozens of wounded soldiers before a bullet stilled his caring heart. As the stories of his son’s gallantry continued to reach him, fatherly pride and satisfaction began to ease the grief. The painting of his son soon became his most prized possession, far eclipsing any interest in the pieces for which museums around the world clamored. He told his neighbors it was the greatest gift he had ever received.
The following spring, the old man became ill and passed away. The art world was in anticipation! Unmindful of the story of the man’s only son, but in his honor; those paintings would be sold at an auction.
According to the will of the old man, all of the art works would be auctioned on Christmas day, the day he had received his greatest gift. The day soon arrived and art collectors from around the world gathered to bid on some of the world’s most spectacular paintings. Dreams would be fulfilled this day; greatness would be achieved as many would claim “I have the greatest collection.” The
auction began with a painting that was not on any museum’s list. It was the painting of the man’s son. The auctioneer asked for an opening bid. The room was silent. “Who will open the bidding with $100?” he asked. Minutes passed. No one spoke. From the back of the room came, “Who cares about that painting? It’s just a picture of his son. Let’s forget it and go on to the good stuff.” More voices echoed in agreement. “No, we have to sell this one first,” replied the auctioneer. “Now, who will take the son?”
Finally, a friend of the old man spoke. “Will you take ten dollars for the painting? That’s all I have. I knew the boy, so I’d like to have it.” I have ten dollars. Will anyone go higher?” called the auctioneer. After more silence, the auctioneer said, “Going once, going twice. Gone.” The gavel fell. Cheers filled the room and someone exclaimed, “Now we can get on with it and bid on these treasures!” The auctioneer looked at the audience and announced the auction was over.
Stunned disbelief quieted the room. Someone spoke up and asked, “What do you mean it’s over? We didn’t come here for a picture of some old guy’s son. What about all of these paintings? There are millions of dollars of art here! I demand that you explain what’s going on here!” The auctioneer replied, “It’s very simple. According to the will of the father, whoever takes the son … gets it all.”
Puts things into perspective, doesn’t it? Just as those art collectors discovered on that Christmas day, the message is still the same-the love of a Father, a Father whose greatest joy came from His Son who went away and gave His life rescuing others. And because of that Father’s love, whoever takes the Son gets it all.
By Author unknown