Các bài đăng bởi Phạm Nga

I am who I am

Phim “GATTACA”:  Tính phi nhân bản của sự sùng bái “lý lịch gen”

Điểm phim

*Phim khoa học viễn tưởng của Hãng Columbia Pictures sản xuất –  Đạo diễn&viết kịch bản: Andrew Niccol – Diễn viên: Ethan Hawke, Uma Thurman, Jude Law… –  Phát lại trên kênh Hollywood Classics ngày 18/2/2023.

TÓM TẮT NỘI DUNG PHIM

Sinh ra đời cậu bé Vincent rất ốm yếu và phát triển kém. Máy kiểm tra gen dự báo cậu sẽ mắc cùng lúc bệnh thần kinh cùng bệnh tim mạch và chết năm 30 tuổi, Anton, em trai Vincent – được cha mẹ dồn hết yêu thương và “đầu tư” mọi mặt –  cao và khỏe hơn anh mình nhiều, thường qua mặt Vincent trong mọi trò tranh đua thể lực, nhất là khi thách nhau bơi trên biển… Đang là thời đại sùng bái “lý lịch gen”, xã hội thẳng tay phân biệt đối xử người có gen khiếm khuyết, nhưng Vincent vẫn nuôi hoài bão thiết tha là được bay lên không gian. Vincent bỏ nhà ra đi, sau khi nhờ liều mạng mà run rủi thắng được Anton trong trò bơi ra khơi.

Đọc tiếp Phim “GATTACA”:  Tính phi nhân bản của sự sùng bái “lý lịch gen”

Nét đẹp hoa xương rồng

Ghi nhanh 

Vào ba ngày tết, trong mâm quả chưng cho đẹp bàn thờ tổ tiên, ngoài bộ trái cây cầu may mắn theo truyền thống là “cầu/dừa/đủ/thơm (hay sung hoặc xoài)”, có người lại thích chưng thêm trái thanh long, do cái màu hồng thiên nhiên rất đẹp của loại trái này. 

Cây thanh long thuộc họ xương rồng. Cũng thuộc họ “nhà gai” này còn có nhiều cây khác tuy không cho quả ăn được nhưng cũng rất đẹp, có loại từ thân, nhánh đến hoa còn đẹp hơn thanh long rất nhiều. Nhắc đến xương rồng thì ai cũng liên tưởng tới một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng theo cảnh quan nhiệt đới. 

Đọc tiếp Nét đẹp hoa xương rồng

Bài học từ đứa gái điếm và mụ ăn mày

Truyện ngắn

Ông Bảy mơ hồ muốn thay đổi không khí, muốn tìm đến một khung cảnh sống nào khác. Đối với tay thương gia lọc lõi, bao lâu nay đầu óc chai sạn với toàn những tính toán thực dụng trong kinh doanh làm giàu, đất làm ăn là cái thành phố tỉnh lẻ quen thuộc đã nhuốm toàn gam màu đen tối thảm thiết bởi cái chết đột ngột của bà vợ nhỏ mà ông Bảy vô cùng quí yêu. Thêm lý do nữa khiến ông xuống dốc tàn mạt là, ngoài chuyện rất khéo chìu chuộng ông chồng già, bà vợ còn khá thanh xuân này còn là một trợ thủ rất đắc lực cho chồng trên thương trường, tính toán rất khôn ngoan, nhanh nhạy… Nay mất bà rồi, việc làm ăn của ông Bảy đã có ngay dấu hiệu bê trễ, sa sút.

Đọc tiếp Bài học từ đứa gái điếm và mụ ăn mày

Phim “Nước mắt đàn ông” của Clint Eastwood: Tình thương ẩn chứa bên trong lão cao-bồi…

Điểm phim

*Phạm Nga

Hãng phim Warner Bros. Pictures (2021) – Đạo diễn: Clint Eastwood – Diễn viên: Clint Eastwood, Dwight Yoakam, Eduardo Minett, Ivan Hernandez, Natalia Traven… – Ra rạp và phát trực tuyến trên HBO Max vào ngày 17/9/2021. HBO Max vừa phát lại cuối tháng 4-2022.

Lâu nay, Clint Eastwood vẫn được khán giả điện ảnh nhớ đến qua hình ảnh một gã cao bồi hay nhân viên cảnh sát ‘hầm hố’, sẵn sàng thực thi luật pháp bằng súng trong các phim loại cao bồi, hình sự… Hơn thế, ông cũng rất thành công qua các bộ phim phim loại tình cảm-tâm lý do mình đạo diễn hoặc tham gia diễn xuất. Sau các bộ phim ‘được khen’ thuộc loại này, như: Play Misty for Me (1971), The Mule (2018), Richard Jewell (2019), Bridges of Madison County (1995)…, vào năm 2021, Clint Eastwood đã trình làng bộ phim mới: ‘Cry Macho’, tựa tiếng Việt ‘Nước Mắt Đàn Ông’.

Đọc tiếp Phim “Nước mắt đàn ông” của Clint Eastwood: Tình thương ẩn chứa bên trong lão cao-bồi…

Cà phê, một chân dung vui vẻ ngày xuân

Tản văn Phạm Nga

1.

Xưa nay, với ai cũng vậy, rất bình thường là tách cà phê buổi sáng. Giờ đang là tháng chạp, chút hạnh phúc bình dị khi sáng ra được cái lạnh nhè nhẹ ngoài trời, nhâm nhi cà phê, lãng đãng nghĩ ngợi trước laptop, giai điệu bossa nova mở thật nhỏ vừa đủ gợi gây hưng phấn…

Đúng ra không riêng gì buổi sáng, người Việt mình bất kỳ ở thành phố hay thôn quê, cũng với bất kỳ nguyên cớ nào đó, đều có thể uống cà phê bất kỳ giờ giấc nào trong ngày. Như bạn bè rỗi rảnh rủ nhau ra quán cà phê. Như đồng nghiệp giữa giờ làm việc kéo nhau xuống căn-tin hay ra quán trước sở làm ‘làm’ cái cà phê xả hơi. Như bạn cũ đã lâu mới tình cờ gặp lại giữa đường, kéo nhau vào cà phê để hỏi han tin tức về nhau cái đã, trước khi hẹn một chầu nhậu kéo dài để tha hồ chuyện vãn. Như dân làm ăn bàn áp-phe, ký hợp đồng, chốt giá, giao nhận hàng… cũng rất thường là tại quán cà phê. 

Đọc tiếp Cà phê, một chân dung vui vẻ ngày xuân

Những ngày dính ‘F Không’

*tản văn Phạm Nga

1.

Xưa nay, người đời thường dùng từ ‘mắc dịch’ để chửi thậm tệ ai đó, cụ thể là tỏ ý nguyền rủa, công khai muốn cho người bị chửi gặp phải một trong những chuyện xấu nhất, hại nhất trong đời sống con người, đó là mắc bệnh dịch – loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm bởi gây chết người hàng loạt, trong lịch sử thế giới có đợt giết hằng triệu sinh mạng, như : dịch hạch, cúm, đậu mùa, sốt thương hàn, Ebola, SARS… Đọc tiếp Những ngày dính ‘F Không’

Ghi chép vụn vặt từ tâm dịch (tiếp theo+hết)

Ký PHAM NGA 

3. Từ Tâm Dịch Ngóng Tin Người Thân Bạn Bè, Ngóng Về Quá Khứ

…Đêm qua, khoảng 1 – 2 giờ mưa tạnh, không hiểu sao đã thiếp đi, coi như ngủ được vài tiếng gần sáng. Nhưng cũng giống như bao ngày qua trong mùa dịch, dù đã tạm ngủ được cũng không hề thấy khỏe khoắn chút nào, nói chi cảm giác vui vui mơ hồ như trước đây khi thức giấc thấy ánh nắng mai tươi tắn của một ngày mới ngoài cửa sổ. 

Chợt nhớ những lần bị phong tỏa xưa kia, cũng ở đất Sài Gòn. Như đảo chánh 1963 hay chiến cuộc Mậu Thân 1968, đô thành giới nghiêm/thiết quân luật 24/24, phải đóng kín cửa, không được phép ra đường suốt vài ngày, nhưng rõ ràng không căng thẳng như tình trạng phong tỏa tránh dịch hiện nay. Vài lần khác là cảm cúm nặng, cả người rũ liệt hay viêm họng, viêm nhiễm đường hô hấp trên …, để tránh lây cho người trong nhà phải rút vô phòng riêng, ăn uống với chén, ly riêng, nhưng tự cách ly khi ấy cũng chẳng có gì nghiêm trọng bởi trong nhà mọi người vẫn mạnh giỏi, sinh hoạt vẫn bình thường; còn hiện nay, ngoài kia là Sài Gòn đang bị dịch-chết-người rất nặng, dịch-lây-nhiễm rất dữ!

Đọc tiếp Ghi chép vụn vặt từ tâm dịch (tiếp theo+hết)

Ghi chép vụn vặt từ tâm dịch Covid (tiếp theo)

Ký PHẠM NGA 

2. Từ Tâm Dịch, Ngóng Ra Đường

Xì-tin (style) phổ biến hiện nay là ai nấy thường xuyên đóng kín cửa nẻo vì sợ vi-rút vô trong nhà, nhưng cũng thèm ra ngoài đường vì lý do rất dễ hiểu: mấy đợt giãn cách, tù túng trong nhà đã lâu quá!

Đang dịch giã mà nói “ngoài đường” thì đâu cần phải là “đường xứ”, “phố chợ” gì cho xa xôi mà chính là cái hẻm rất quen thuộc ngay mặt tiền nhà đấy thôi. Trận dịch trờ tới, cái hẻm ngày ngày ‘mở cổng ra là đụng’ bỗng trở nên ngăn cách kỳ cục, trái khoáy một khi cánh cổng – tách biệt phần sân/đất sở hữu cá nhân với hẻm/đất công cộng tập thể – từ nay gần như 24 trên 24 đóng kín, trong khỏi ra, ngoài khỏi vô, trong/ngoài hạn chế giao tiếp.

Đọc tiếp Ghi chép vụn vặt từ tâm dịch Covid (tiếp theo)

Ghi chép vụn vặt từ ngay tâm dịch Covid

Ký PHAM NGA

1. Năm Trước Dịch Lãng Đãng Xa, Năm Nay Dịch Áp Sát

Ở Sài Gòn, dịch Covid19 bùng phát đã hơn hai năm, cứ dần hồi quấy đảo mà tác hại thê thảm vào mọi mặt sinh hoạt vật chất tinh thần con người. Trong đó, hiểm họa khiến mọi người sợ dịch nhất chính là nó có thể giết người, riêng người già trên 65, đã nhiễm vi-rút lại sẵn có bệnh mãn tính cỡ tiểu đường, huyết áp… như tôi càng dễ chết. Đọc tiếp Ghi chép vụn vặt từ ngay tâm dịch Covid

Lặng lẽ người già…

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

(Tô Thùy Yên)

1.

Thời sinh viên, tôi ở trọ trong một con hẻm xóm nghèo, hàng xóm sát bên là một người già, tạm gọi là bác Tư, tuổi đã ngoài 70. Dù sống chung với con trai lớn, sớm hôm trong nhà đều có bóng dáng vợ chồng cậu con kề cận nhưng lúc nào bác cũng có vẻ thui thủi một mình. Bác Tư kể là do già rồi thì ngủ rất khó, mà có ngủ được cũng ngủ rất ít. Ban đêm bác cứ nằm trằn trọc suốt, không phải là mong trời sáng mà chỉ thao thức mong sớm đến giấc 2 giờ, trời còn khuya nhưng là giờ cái quán cóc bán cà phê ở đầu hẻm rục rịch mở cửa. Vậy là bác Tư chổi dậy, khẽ khàng mở cửa ra khỏi nhà, thả bộ – từ bác dùng – ra quán. 

Đọc tiếp Lặng lẽ người già…

Vở diễn cưỡng đoạt chức “Trưởng nam của Ông Nam Hải”

Truyện ngắn

Vậy là hai chứng nhân/ứng viên hụt vào danh vị ‘trưởng nam của Ông’ đã được dàn xếp cho khỏi có mặt ở tang lễ của Ông, cũng như từ đây về sau, biến khỏi làng chài Bích Điệp…

1.

Cũng vào tháng 9 âm lịch như hiện tại nhưng lui về quá khứ  hơn 100 năm trước, bão tố cũng hoành hành dữ dội ở vùng biển tỉnh Khánh, miền trung Trung Việt. Riêng đối với một làng chài nằm trên hòn Bích Điệp ngoài khơi xa, trận bão cuối tháng 9 ta dù sao cũng được xem là “nhẹ tay” bởi chỉ có một ghe cá chìm, vài bạn (1) kéo lưới mất tích – đặc biệt là tàu cá của ông Bảy, chủ phường cá Bích Điệp, đã lọt vào tâm bão, tưởng chết mười mươi nhưng lại thoát, ông chủ cùng cả chục bạn đều bình an vô sự.

Đọc tiếp Vở diễn cưỡng đoạt chức “Trưởng nam của Ông Nam Hải”

Phố, đêm, mưa

Tản văn

1.

Những ngày này, bởi ảnh hưởng của liên tục những cơn bão ngoài Trung, Sài Gòn mưa liên lỉ, hết cơn lớn, ào ạt trút nước lại đến cơn nhỏ lâm râm kéo dài. Tôi đành bó gối ngồi nhà, bởi ngại mưa gió nên cả những công việc cần thiết phải đi – trong đó có đi bộ ở công viên, cần cho việc trị tiểu đường- cũng đành bỏ qua hay gác lại, nói gì đến chuyện đi chơi, ra quán quen gặp bạn già tán gẩu… Càng nên ít ra đường, đến nơi công cộng còn vì  ‘giãn cách xã hội’ có mức độ vẫn còn cần thiết bởi Covid19 chỉ lắng xuống, chưa hề kết liễu. Đành xa cách, vắng mặt đối với phố phường thân quen. Đọc tiếp Phố, đêm, mưa

Ngôi chùa cổ trên núi Châu Thới

Chùa Châu Thới, thị xã Dĩ An, Bình Dương

Ký PHẠM NGA

Hôm qua rằm tháng Tám, cũng là Tết Trung Thu vốn rộn ràng vui vẻ, nhưng tiếc là cái dịch Covid 19 hiện vẫn còn đe dọa nên chùa Phổ Quang (Phú Nhuận) dù vẫn nghi ngút khói nhang nhưng rõ ràng là khá vắng khách thập phương.

Lâu nay, cứ ngày rằm hay mùng 1 là vợ chồng tôi đi chùa, riêng tôi còn có job riêng là chụp ảnh. Trong bộ sưu tập ảnh các chùa, đình, miếu, lăng, đền… của mình, tôi tâm đắc nhất là các ngôi chùa cổ. Từ lâu rồi, đã lặn lội săn ảnh khắp các vùng gần/xa Sài Gòn, trí nhớ tôi lại đặc biệt ghi đậm hình ảnh Châu Thới sơn tự ở thị xã Dĩ An, Bình Dương, mà tôi đã đến khoảng năm 2007, 2008… Đọc tiếp Ngôi chùa cổ trên núi Châu Thới

Những vết ố trên tường quán Cà Phê

Nhớ thời trẻ trai, thập niên 60 và đầu 70 thế kỷ trước, ngày đêm giờ giấc nào tôi cùng bạn bè cũng đều có thể rủ nhau ra quán café, có khi cả 3 cữ sáng/chiều/tối. Thời xưa ấy, đô thành Sài Gòn chỉ mới có vài triệu dân nhưng đã nổi tiếng sầm uất, nhiều đường phố náo nhiệt. Tuy nhiên, đâu đó trong cái thành phố ồn ã này vẫn tồn tại vài khoảnh không gian trầm lắng, gần như đóng kín. Đọc tiếp Những vết ố trên tường quán Cà Phê

Đêm nằm nghe pê-đê hát

1.

Buổi chiều, nghe tiếng kèn lá “ò í e…” trong ngõ hẻm nhà mình là tôi nghĩ ngay tới một đêm mất ngủ. Ở những vùng ven thành phố như cái quận Gò Vấp này, nhất là trong những xóm lao động, đám ma nơi những gia đình theo đạo thờ cúng ông bà – hay người lương, phân biệt với nguời công giáo, Thiên Chúa giáo – thường buồn bã một cách hết sức ồn ào.

Đọc tiếp trên CVD >>