Các bài đăng bởi Trần Lê Túy-Phượng

Cherry blossom ở Washington DC

Phía background là Tidal Basin, những dãy anh đào quanh Basin, và đài Washington Memorial

Washington Corner 

Thursday, March 22, 2023

Chào các bạn,

Năm nay, dù chịu đựng khí hậu lạnh bất thường, nhưng nhiều nụ anh đào trong khu anh đào của Washington DC đã bùng nở trắng hồng tinh khiết, và những hàng anh đào lung lay lấp lánh đang dần hiện ra trên bờ hồ Tidal Basin bên dòng Potomac.

Dù khí hậu lạnh hơn mức độ bình thường trong vòng 10 ngày qua, các nụ hoa đang nằm trong tình trạng sắp nở rộ sớm kỷ lục hơn định kỳ cố định hằng năm tính từ năm 2004.

Đọc tiếp Cherry blossom ở Washington DC

Linh Phượng: Qua Cầu Gió Bay – Dân ca Bắc Bộ nguyên thủy

Chào các bạn,

Dưới đây là video clip của ĐCN singer Linh Phượng trình bày bản Qua Cầu Gió Bay với lời và nhạc nguyên thủy dân ca Bắc Bộ, trong buổi hòa nhạc của dàn nhạc Prelude Chamber Ensemble do nhạc trưởng Phạm Dương Hiển điều khiển, với nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Châu hòa âm.

Tại Fairfax, Virgina (Washington DC Metropolitan Area), ngày 13/11/2022, trong buổi hòa nhạc “Heart of Vietnam: A Tribute to the Vietnamese-American Culture.”

Linh Phượng hát Qua Cầu Gió Bay với chỉ một tiếng sáo điện tử của Phương Vũ đi kèm.

Enjoy!

Hoành

Dàn nhạc Prelude Chamber Ensemble và conductor Phạm Dương Hiển

Đọc tiếp Linh Phượng: Qua Cầu Gió Bay – Dân ca Bắc Bộ nguyên thủy

Giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Mỹ

Chào các bạn,

Clip nhạc dưới đây là clip mới toanh của radio VOA của Mỹ từ Washington DC (Voice of America). Đây là clip thu hình một nhóm Việt kiều ở Mỹ trình diễn âm nhạc Việt Nam cho người dân địa phương, tại Ossian Hall Park, Annandale, Virgina, trong vùng The Greater Washington Area của thủ đô nước Mỹ.

Điều đặc biệt cho cư dân Vườn Chuối là người ca sĩ chính trong clip là ca sĩ Linh Phượng, tức chị Trần Lê Túy Phượng của Vườn Chuối, bà xã (í quên, bà boss của anh Hoành. Hello, chị Phượng, chị làm cho em hãnh diện quá chừng chừng! VOA! Wow, VOA!).

Wash1
Chị Phượng

Đọc tiếp Giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Mỹ

Dạ Cổ Hoài Lang – Night drum beats, I long for you

Dưới đây là lời giới thiệu, tiếng Anh và tiếng Việt, cho bài Dạ Cổ Hoài Lang và lời bài hát, mà chị Linh Phượng sắp trình diễn ở vùng Washington DC, trong chương trình nhạc phát huy văn hóa Việt. Bài này do anh Hoành viết.

Cuối bài là clip chị Phượng hát Dạ Cổ Hoài Lang trước đây. Chia sẻ với các bạn.

Chúc chị Phượng luôn hát vui.

Chúc các bạn an lạc.

PTH
***
Dạ Cổ Hoài Lang

Dạ Cổ Hoài Lang là bản cổ nhạc miền Nam do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác. Âm điệu đớn đau nhức nhối này nói về một người đàn bà nghe tiếng trống khuya và nhớ chồng đang đi chinh chiến phương xa. Bản nhạc nổi tiếng ngay sau khi ra đời và mở ra một loại hình trình diễn nghệ thuật tuồng cổ mới gọi là Cải lương, chinh phục tâm trí người Việt nam như loại nghệ thuật tuồng kinh điển được yêu chuộng nhất.

Từ bản Dạ Cổ Hoài Lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, thành một dòng nhạc mới gọi là vọng cổ (nghĩa là, nhớ xưa) làm xương sống cho nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại Long An, mất ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Lời hát:

Dạ Cổ Hoài Lang

Từ là từ phu tướng
Báu kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luôn trông tin nhạn
Năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Ôi! Gan vàng quặn đau í a…

Đường dầu sai ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu
Vọng – phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng

Chàng là chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắt cầm đừng lợt phai í ơ

Thiếp nguyện cho chàng
Hai chữ an – bình an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi… í ơ…

Night drum beats, I long for you

Night drum beats, I long for you is a southern Vietnamese folk song, written by the late musician Cao Van Lau. This heartrending melancholic melody is about a lonely woman who, at the sound of the night drum beats, longed for her husband who had gone to war far away. The song gained popularity soon after its birth and opened up a new genre of operatic performance called Cải lương, which since then have conquered the hearts and minds of the Vietnamese populace as the best loved classical theatrical art of Vietnam.

From the original two-beat rhythm of this song, many other artists created similar songs with rhythm of 4 beats, and then 8 beats… making up a new genre of music called vọng cổ (which means “remembering the old days”), which is the core of cải lương opera.

Musician Cao Văn Lầu was born on December 22, 1892 in Long An. He passed away on August 13, 1976, at 83, in Bạc Liêu.

Lyrics:

Night drum beats, I long for you

Since you, my warrior husband,
Received the command sword and left for battle
I’ve paced in and out waiting for the messenger pigeon
Half-awake each night
Waiting for words from you
Oh, how my heart hurts!

Though the path may have bees and butterflies
Please don’t forget our spousal bond of the poor days
Every night I wait for your tidings
Every day I’m desperate as a waiting stone statue
The statue waits for your tidings
Please don’t forget our bond

You, oh do you know
At night I lie in sorrow
Oh, the time we were together!
Don’t let the zither-and-fiddle destiny fade away

I pray that you
Be safe
And come home soon
And together again will be the lovebirds

(translated by TĐH)

Tết Nguyên Đán – Thơ Xuân

Chúc mừng năm mới!

Chào các bạn,

February 5, 2019 – là ngày mùng một Tết Kỷ Hợi. Ngày quan trọng nhất trong năm, để chúng ta làm những điều quan trọng nhất trong năm – mừng tuổi ông bà, bố mẹ, anh chị em, cô dì chú bác… Và mừng tuổi chính mình – chúc mình năm mới khỏe mạnh, tĩnh lặng, và an nhiên hơn năm cũ. 🙂

Mình có file PPS này, gồm vài điểm tóm lược về ngày Tết và một ít “Thơ Xuân” chọn lọc, chia sẻ cùng các bạn ngày đầu năm.

Chúc các bạn năm mới thân tâm an lạc.

Túy Phượng

Các bạn click và ảnh dưới đây để xem và download:

 

Giao thừa

Chào các bạn,

Đêm nay (Thứ Hai, Feb. 4, 2019) là “Đêm Giao Thừa”, chuyển từ Mậu Tuất sang Kỷ Hợi. Trời đất giao mùa, cho một khởi đầu mới, một sức sống mới.

Mình thực hiện PPS “Tết Giao Thừa” này để chia sẻ cùng các bạn vài phong tục về “Lễ Giao Thừa” của Việt Nam chúng ta.

Chúc các bạn và gia đình đón “Giao Thừa” vui cùng tổ tiên.

Túy Phượng

Các bạn click vào anh dưới đây để xem và download:

 

Câu đối Tết

Chào các bạn,

Ngày trước ông cha ta có thú thưởng thức mùa Xuân tao nhã bằng các “Câu Đối Tết”. Ngày nay chúng ta cũng còn một chút thú vui đó với các câu đối do các ông (cậu/cô) đồ viết thư pháp trong mùa Tết.

Mời các bạn cùng thưởng thức một số “Câu Đối Tết” trong PPS sau đây.

Chúc các bạn mùa xuân an bình.

Túy Phượng

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem và download:

 

Sự tích dưa hấu

Chào các bạn,

“Dưa Hấu” (và “hạt Dưa Hấu”) là một trong những phẩm vật trọng tâm của ngày Tết. “Dưa Hấu” là biểu tượng của lòng khiêm tốn, vô ngã, của nhà Phật.

Mình chia sẻ với các bạn PPS “Sự tích Dưa Hấu” này với “Truyện Dưa Hấu” trong Lĩnh Nam Chích Quái do học giả Nguyễn Hữu Vinh dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc Ngữ, và lời bình của anh Hoành.

Người miền Nam còn có truyền thuyết cho rằng “Dưa Hấu” có màu đỏ tươi khi được cắt ra trong ngày mùng 1 Tết là điềm hưng thịnh cho gia đình.

Chúc các bạn và gia đình có một đôi “Dưa Hấu” tuyệt đẹp cho Tết Nguyên Đán.

Túy Phượng

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem và download:

 

Bánh Tét

Chào các bạn,

“Bánh Tét” có gia vị gần giống “Bánh Chưng”, nhưng lại không nghe nói gì trong các truyền thuyết cổ. Có lẽ là vì sinh sau đẻ muộn. Và vì lý do gì đó mà ở miền Trung và miền Nam, bánh Tết cổ truyền thịnh hành là “Bánh Tét”, và “Bánh Chưng” chỉ thịnh hành ở miền Bắc và trong cộng đồng những người Bắc di cư vào Nam. Ngoài khác biệt về hình thể, thì sự khác biệt chính yếu là “Bánh Chưng” được gói bằng lá dong trong khi “Bánh Tét” được gói bằng lá chuối. Có thể là vì ở miền Trung và Nam lá dong khó tìm hay sao? Đồng thời ở miền Nam còn có thêm loại “Bánh Tét” nếp trộn đậu đen với nhân chuối xiêm đen bên trong.

Các lý giải về “Bánh Tét” sẽ còn tốn bút mực dài dài. Trong thời gian đó, mời các bạn xem PPS “Bánh Tét” của mình chia sẻ với các bạn.

Chúc các bạn ăn Tết vui dù đó là “Bánh Chưng” hay “Bánh Tét”.

Túy Phượng

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem và download:

 

Sự tích Bánh Chưng, Bánh Dầy

Chào các bạn,

Bánh Chưng, Bánh Dày, dùng trong những ngày đầu năm, mang rất nhiều triết lý dân tộc. Thông thường gia đình người Việt hay nấu Bánh Chưng, Bánh Dày sau ngày đưa Táo Quân về Trời. Nhân dịp Tết chúng ta hãy cùng ôn lại triết lý này, với “Truyện Bánh Chưng” trong Lĩnh Nam Chích Quái, do học giả Nguyễn Hữu Vinh dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc Ngữ, và lời bình của anh Hoành. PPS do mình thực hiện.

Chúc các bạn và gia đình cùng nhau nấu bánh vui.

Túy Phượng

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem và download:

 

Sự tích cây nêu

Chào các bạn,

“Cây Nêu” ngày Tết là một thân cây, thường là cây tre, rất cao, treo vài thứ trên đó tùy theo từng dân tộc. Tuy nhiên mình cảm thấy có một yếu tố chung là “Cây Nêu” nhằm chỉ quyền sở hữu đất: Đây là đất của tôi, ma quỷ (hay người lạ) chớ có đụng vào. Và chữ “nêu” có lẽ có nghĩa là “nêu rõ”, “đưa cao cho thấy” điều đó.

Mời các bạn thưởng thức PPS “Sự tích Cây Nêu” dưới đây.

Chúc các bạn xem vui.

Túy Phượng

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem và download:

Đưa Táo Quân về trời

Chào các bạn,

Hôm nay, thứ Hai, 23 tháng chạp năm Mậu Tuất (Jan. 28, 2019 dương lịch) là ngày đưa Táo Quân về Trời để báo cáo sự tình thế gian cho Ngọc Hoàng biết theo truyền thống của người Việt chúng ta.

Mình có PPS “Định Phúc Táo Quân” về sự tích của Táo Quân để chia sẻ với các bạn.

Chúc các bạn và gia đình cùng chung vui đưa Táo Quân về Trời với những báo cáo tốt đẹp.

Túy Phượng

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem và download:

 

Thanh Nguyên: Sao Phụ Nữ 2018 – Stella Woman of the Year 2018

Chào cả nhà,

Hôm thứ sáu vừa rồi, mình và hai cô con gái (Thanh Nguyên và Minh Chi) và 2 cô cháu đi dự lễ phát giải Sao Phụ Nữ 2018 – Stellar Woman of the Year 2018, của Nghị hội Doanh Nghiệp Phụ Nữ bang Virginia (Virginia Women’s Business Conference). Thanh Nguyên là 1 trong 10 người vào vòng chung kết. Và TN thắng giải, dù là cũng chẳng chờ đợi thắng giải, và chẳng có diễn văn nhận giải có sẵn. Tuy vậy, TN cũng nói chuyện rất tốt.

Năm 2016, TN cũng đã được giải Woman of Distinction (Phụ nữ xuất sắc) của Hội Doanh nhân Phụ Nữ Quốc Gia của Mỹ – chi nhánh vùng thủ đô.

Các giải này đều là do mọi người đề nghị rồi các hội thẩm định.

Dưới đây là vài tấm ảnh xem cho vui.

TP.

Thanh Nguyên (đồ đen) đang nhận giải
Đọc tiếp Thanh Nguyên: Sao Phụ Nữ 2018 – Stella Woman of the Year 2018

Tát nước đầu đình – Bailing Water by the Communal House

Chào các bạn,

Hôm qua (chủ nhật, 4/11/2018) mình có trình diễn bài Tát Nước Đầu Đình, với anh Hoành đánh trống phụ họa, trong một buổi hòa nhạc của Prelude Chamber Ensemble ở Springfield, Virginia, trong một nhà thờ Tin Lành. Phòng biểu diễn là phòng lễ chính của nhà thờ. Đây là chương trình nhạc chào đón mùa Thanksgiving. Bài này là một bài thơ cổ, phần nhạc do Bác sĩ Đào Duy Anh viết ở Sài Gòn ngày trước và rất thịnh hành ở Miền Nam thời đó.

Prelude Chamber Ensemble là một dàn nhạc phần lớn là các nhạc sĩ Việt Nam trong vùng, để phát huy truyền thống âm nhạc Việt Nam.

Lời giới thiệu bài hát trong buổi hòa nhạc (do anh Hoành viết) dưới đây:

The communal house is the center of the village life, where all formal activities of the village are performed – festival, play and music performance, meeting of village leaders, or meeting of the entire village… This song is about a group of young men and young women bailing water by the communal house, to irrigate the fields. This is a daily activity in the village life. The men and the women use this opportunity to sing folk songs, to read poetry, to flirt, to speak gentle love language, and sometime to propose marriage. In this song, a man is proposing marriage to a woman, citing all the traditional prerequisites he must meet to marry her, such as jewelry for her, homeware for both, the reception, and all other wedding-related expenses. In the Vietnamese culture the groom pays for all wedding-related costs. The woman pays nothing.

Khán giả hình như chỉ là người Việt, cũng đầy nhà thờ (chỉ một số nhạc sĩ là người Mỹ), nhưng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, lâu lâu chêm một câu tiếng Việt mà thôi. Các bạn trẻ gốc Việt ngày nay làm gì thì cũng thường dùng tiếng Anh là chính, không dùng song ngữ như thế hệ đi trước.

Videlo clip dưới đây thâu bằng iphone. Nhà chủ có thu video chuyên nghiệp hơn, nhưng mình chưa có bản đó, nên dùng video thiếu chuyên nghiệp này nghe cho vui, chẳng ai kiện. 🙂

Mời các bạn.

Trần Lê Túy Phượng aka Linh Phượng