Các bài đăng bởi Trần Đình Hoành

I am an attorney in the Washington DC area, with a Doctor of Law in the US, attended the master program at the National School of Administration of Việt Nam, and graduated from Sài Gòn University Law School. I aso studied philosophy at the School of Letters in Sài Gòn. I have worked as an anti-trust attorney for Federal Trade Commission and a litigator for a fortune-100 telecom company in Washington DC. I have taught law courses for legal professionals in Việt Nam and still counsel VN government agencies on legal matters. I have founded and managed businesses for me and my family, both law and non-law. I have published many articles on national newspapers and radio stations in Việt Nam. In 1989 I was one of the founding members of US-VN Trade Council, working to re-establish US-VN relationship. Since the early 90's, I have established and managed VNFORUM and VNBIZ forum on VN-related matters; these forums are the subject of a PhD thesis by Dr. Caroline Valverde at UC-Berkeley and her book Transnationalizing Viet Nam. I translate poetry and my translation of "A Request at Đồng Lộc Cemetery" is now engraved on a stone memorial at Đồng Lộc National Shrine in VN. I study and teach the Bible and Buddhism. In 2009 I founded and still manage dotchuoinon.com on positive thinking and two other blogs on Buddhism. In 2015 a group of friends and I founded website CVD - Conversations on Vietnam Development (cvdvn.net). I study the art of leadership with many friends who are religious, business and government leaders from many countries. In October 2011 Phu Nu Publishing House in Hanoi published my book "Positive Thinking to Change Your Life", in Vietnamese (TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống). In December 2013 Phu Nu Publishing House published my book "10 Core Values for Success". I practice Jiu Jitsu and Tai Chi for health, and play guitar as a hobby, usually accompanying my wife Trần Lê Túy Phượng, aka singer Linh Phượng.

Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết

Chào các bạn,

Câu đầy đủ của Khổng tử là: “Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết vậy.” Vấn đề là chúng ta không thể biết ta không biết. Nếu ta đã không biết thì ta không biết ta không biết, mà cứ tưởng là ta biết. Nhìn các cô cậu vị thành niên thì hiểu. Vị thành niên là tuổi mà người Mỹ nói là tuổi “Knows it all” (biết mọi thứ trên đời). Các cô cậu vị thành niên luôn nghĩ rằng là mình biết hết mọi chuyện trên đời. Đợi lên tới 40 tuổi thì mới biết rằng mình biết rất ít chuyện trên đời.

Đã không biết thì thường là không biết mình không biết, thế thì làm sao mà “không biết thì nói không biết” được? Phải là “Không biết mà cũng nói là biết” thì mới thực tế. Đọc tiếp Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết

Thuyết phục người khác

Chào các bạn,

Chúng ta có thói quen khi nói chuyện là nói chuyện để thuyết phục người đối diện, để người đối diện đồng ý với mình, để mình được đồng cảm. Đó là tình cảm tự nhiên của con người. Chẳng ai muốn nói chuyện lâu với người bất đồng ý kiến với mình về mọi thứ. Nói chuyện với người thường đồng ý với mình, hay ít nhất là không bất đồng ý nhiều, thì vui hơn.

Nhưng dù vậy, bạn vẫn không nên dùng “thuyết phục” là đích điểm của những cuộc nói chuyện của bạn.

Tại sao? Đọc tiếp Thuyết phục người khác

Trách nhiệm của người trí thức

Chào các bạn,

Nói rằng ai là người trí thức là một vấn đề khó khăn. Mình tạm nói trí thức là những người đã xong cử nhân. Tuy nhiên, nói thế thì cũng như là gạt những người có bằng cao đẳng ra ngoài hoặc những người học trường nghề chuyên môn, không thực tế. Trong thực tế, nếu bạn nói rằng mình là người trí thức, thì bạn là người trí thức. Mình nghĩ rằng trí thức với nghĩa chủ quan như thế thì tốt hơn và hợp lý hơn, vì thực sự là có nhiều vị đã có tiến sĩ nhưng mọi người vẫn có thể thắc mắc “Ông này có phải là người trí thức không vậy?”

Đằng nào đi nữa thì người trí thức có trách nhiệm lớn đối với đất nước, vì trí thức là chất xám của đất nước. Nghĩa là, trí thức là não bộ và hệ thần kinh của đất nước. Trí thức chỉ huy đất nước như não bộ chỉ huy toàn thể một người. Đọc tiếp Trách nhiệm của người trí thức

Phùng Phật sát Phật

Chào các bạn,

“Gặp Phật giết Phật”, câu nói giật gân này của nhà Phật được nhắc đến thường xuyên như là một đặc tính có một không hai của giáo lý nhà Phật. Chẳng có tôn giáo nào dám nói như thế, như là “Gặp Chúa giết Chúa” hay “Gặp Trời giết Trời.”

Thiên hạ lý giải câu “Phùng Phật sát Phật” với đủ ngôn ngữ cầu kỳ, đọc chẳng hiểu được, rất nhiều. Mình chỉ muốn nói với các bạn ý nghĩa của câu đó một cách đơn giản, trên phương diện thực hành. Đọc tiếp Phùng Phật sát Phật

Giá trị của bạn ở đâu?

Chào các bạn,

Có lẽ mọi chúng ta đều tôn trọng giá trị của chính mình. Nhưng giá trị của bạn ở đâu? Là gì? Làm sao bạn đo lường giá trị của bạn được?

Có hai cách người ta dùng để định giá một người: Cách thứ nhất là để mọi người định giá mình, và cách thứ hai là tự mình định giá mình. Đọc tiếp Giá trị của bạn ở đâu?

Ăn năn sám hối

Chào các bạn,

Mọi trường phái tâm linh đều nói đến ăn năn sám hối, nhưng đây có lẽ là điểm ít được các thầy nhắc đến nhất. Ăn năn và sám hối có nghĩa như nhau: Ta đã làm điều gì sai, giờ ta thấy cái sai đó và ta chấp nhận là ta đã sai, ta tạ lỗi, và xin quay lại đường đúng. Tiếng Anh là repent (verb), repentance (noun) cho cả ăn năn hay sám hối.

Đây là một khái niệm khá thường xuyên và dễ hiểu trong đời sống. Hãy quan sát ăn năn sám hối trong đời sống bình thường của chúng ta. Ta bị mất một gói tiền, và vì lý do nào đó ta nhất định ông hàng xóm đã đánh cắp, ta tra hỏi ông hàng xóm, ông ấy không nhận tội, và ta đánh đập ông ấy. Hai ngày sau ta khám phá ra là gói tiền đó ta đã cất giấu một nơi trong nhà, nhưng đã quên điều đó, bây giờ nhớ lại, đến nơi giấu tiền thì thấy gói tiền còn nguyên vẹn đó. Ta nhận ra mình đã quá hồ đồ, làm tội làm tình ông hàng xóm vô cớ, ta hối lỗi, ta qua xin lỗi ông hàng xóm là ta đã quá hồ đồ và sai, xin ông tha lỗi, (và có lẽ ta tặng ông một món quà lớn để xin lỗi), và ta tự hứa với mình là sau này sẽ không làm việc gì hồ đồ như thế, phải chậm lại và tìm kiếm thứ đã mất, không thể đổ lên đầu người khác được. Đọc tiếp Ăn năn sám hối

Việc chính của đời người

Chào các bạn,

Việc chính của mỗi chúng ta trong đời sống là gì?

Mỗi người làm một nghề – bác sĩ, kỹ sư, họa sĩ, nhà buôn…- và đó là việc chính bạn làm. Nhưng làm nghề đó có phải là mục đích cuối cùng của đời người không?

Thực ra, công việc kiếm cơm của chúng ta chỉ là phương tiện để đến mục đích cuối cùng, chưa phải là mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng là thánh hóa chính chúng ta để ta trở về với trái tim nguyên thủy tinh tuyền của ta (còn gọi là giác ngộ, giải thoát, trong nhà Phật) hoặc trở về làm một cùng Chúa (trong nhà Chúa). Nghĩa là, chúng ta có mục đích làm cho chúng ta tinh tuyền và thánh thiện. Đọc tiếp Việc chính của đời người

Chào mừng Phật Đản lần thứ 2647 (Phật lịch 2567 – dương lịch 2023)

Chào các bạn,

Lễ Phật Đản (Vesak) là lễ kỷ niệm cho ba ngày khác nhau–ngày đản sinh, ngày chuyển pháp luân và ngày nhập niết bàn–của Đức Phật.

Lễ Phật đản tại Việt Nam và một số quốc gia được ấn định là ngày rằm tháng 4 âm lịch. Trong năm nay, đó là ngày thứ Sáu 02/06/2023 dương lịch.

Liên Hợp Quốc cũng giữ Lễ Phật Đản “vào ngày trăng tròn tháng 5 [dương lịch]”, tức cũng thường trùng với ngày rằm tháng 4 âm lịch.

Thật ra Lễ Phật Đản thường kéo dài một tuần, nên đa số chùa đã bắt đầu từ ngày 26/05/2023, đến 02/06/2023 là ngày chính thức và kết thúc. Đọc tiếp Chào mừng Phật Đản lần thứ 2647 (Phật lịch 2567 – dương lịch 2023)

Bạo hành ở học đường

Chào các bạn,

Có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với các thông tin bạo hành ở học đường – một nhóm học sinh đánh đập và làm nhục một học sinh khác. Đôi khi tạo ra những xô xát đến mức chết người. Thường là học sinh bị bắt nạt lâu ngày có vấn đề tâm lý, sợ hãi, học không vào, không muốn đi học vì không có an ninh. Đôi khi có em còn trầm cảm đến mức tự tử. Đọc tiếp Bạo hành ở học đường

Sáng tạo, phản biện, và kỷ luật làm việc

Chào các bạn,

Bạn của mình nói: Quản lý trong các công ty ngày nay chẳng biết quản lý các bạn trẻ thế nào vì các bạn vừa lười, vừa không biết làm việc, vừa luôn phản biện mỗi khi mình bảo các bạn điều gì.

Hình như chúng ta bị nghe phàn nàn về thế hệ trẻ (gen Z?) hơi nhiều. Mình cũng biết sơ sơ vì có mấy đứa cháu.

Đây là thế hệ sinh ra với Internet, Smart phone và đủ thứ dụng cụ điện tử, muốn có thông tin gì cũng có thể có chớp nhoáng. Các cô cậu lại được ăn uống dư thừa và mức sống tốt, vì Việt Nam đã phát triển kinh tế vùn vụt liền tù tì cả 30 năm qua. Các cô cậu chẳng được huấn luyện về làm việc bao giờ, chỉ biết ăn, học và chơi. Cho nên, các cô cậu nghĩ rằng làm giàu rất dễ và nhanh (như chơi game điện tử), chẳng thích làm việc chăm chỉ, thường xem người lớn như lạc hậu vì biết ít đồ điện tử hơn các bạn, thường được bố mẹ nuông chiều quá đáng và bố mẹ chẳng dám cãi lại các cô cậu vì bố mẹ không muốn bị chê là lạc hậu và độc tài. Đọc tiếp Sáng tạo, phản biện, và kỷ luật làm việc

Cầu nguyện và tư duy tích cực

Chào các bạn,

Bài này mình nói về cầu nguyện, nhưng cũng có thể áp dụng trong những trường hợp tương tự nhưng không có cầu nguyện.

Nhiều người cầu nguyện xin Chúa Phật đủ mọi thứ cả đời, nhưng họ vẫn luôn luôn căng và stress cả đời? Tại sao cầu nguyện mãi mà không khá?

Câu trả lời là: Tùy theo bạn cầu nguyện điều gì. Đọc tiếp Cầu nguyện và tư duy tích cực

Im lặng trước tội ác là đồng lõa

Chào các bạn,

Chúng ta có thói quen thấy điều sai trái trước mặt cũng giả vờ không thấy, vì mình không muốn dây dưa vào, có thể tạo ra gây gổ và kẻ thù. Nín thinh cho yên thân. Hơn nữa, người ta thường nói rằng những người tốt là người hòa bình yên lặng, không gây chiến tranh và sóng gió.

Thật là khó khi chúng ta thấy những điều không tốt xảy ra trước mắt. Đọc tiếp Im lặng trước tội ác là đồng lõa

Bắt đầu thực hành

Chào các bạn,

Mình quan sát thấy có rất nhiều người ngồi thiền, đọc sách triết lý, nghiên cứu kinh kệ, viết bài về đạo học… nói chung họ có thể nói là trí thức về triết lý hoặc tâm linh. Nhưng cách sống của họ thì không tiến bộ mà lại càng ngày càng lùi. Họ càng ngày càng kiêu căng, ganh tị, ghen ghét và dữ dằn hơn.

Tại sao?

Điều chúng ta đọc, nghiên cứu và viết, thường chẳng liên quan gì đến cách sống của ta. Người ta có thể nghiên cứu luật, chẳng hạn, như là một môn kiến thức, và có thể viết các bài về luật, nhưng điều đó chẳng liên quan gì đến việc người ta vẫn có thể sống rất phi pháp đủ kiểu, như là hối lộ, tham nhũng, thụt két… Đọc tiếp Bắt đầu thực hành

Đạo và đời

Chào các bạn,

Các quý vị có một tôn giáo thường có thói quen phân biệt đạo với đời.

Vào nhà thờ, nhà chùa, thì nói chuyện đạo đức, ra khỏi nhà thờ nhà chùa để buôn bán thì gian dối và chụp giật, ganh tị, nói hành nói tỏi người khác…

Hoặc, tôi muốn đạo đức nên phải lìa bỏ cuộc đời, lên chùa trên núi để lánh đời, tu trì tụng niệm.

Nói chung, chùa, nhà thờ, đền thờ là nơi thờ tự, ta nói năng tử tế, về chợ là ta phải đấu đá, chụp giật, côn đồ để sống ở chợ. Đọc tiếp Đạo và đời

Ảnh hưởng tích cực đến thế giới của bạn

Chào các bạn,

Các bạn có biết các bạn bị thế giới của bạn ảnh hưởng và đưa đẩy cách sống của bạn không?

Thiên hạ lừa bạn, bạn nổi điên.
Thiên hạ ồ ạt chạy theo một loại “đầu tư”, bạn ồ ạt chạy theo.
Khách hàng mắng bạn, bạn stressed và muốn bỏ việc.
Bạn bè phản bạn, bạn tìm cách trả thù.
Đường rác bẩn, bạn chẳng ngại ném thêm cọng rác.

Nói chung là các bạn sống hoàn toàn bị động – để con người, sự việc, tình trạng, hoàn cảnh quanh bạn thúc đẩy bạn phản ứng: stressed, chạy theo, tức bực, căm thù, bất quan tâm… Đó là sống hoàn toàn bị động, chẳng khác gì lục bình trôi sông – nước đưa đến đâu thì mình sống đến đó, chẳng có một chủ động nào về hướng đi của mình và cách sống của mình. Đọc tiếp Ảnh hưởng tích cực đến thế giới của bạn