Tình yêu và hạnh phúc

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Tình yêu và hạnh phúclà bài hát do Al Green trình diễn vào năm 1972. Green cũng là người viết bài hát này, cùng với Teenie Hodges.

Báo nhạc Rolling Stone xếp Tình yêu và hạnh phúc hạng thứ 98 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại.

Stephen McMillian, nhà sử học Soul Train (Soul Train là một chương trình truyền hình ca múa nhạc Mỹ được phát sóng 35 năm, từ 1971 đến 2006) đã gọi bài hát này là “Al Green tinh chất” và là “một trong những bài hát tâm hồn vĩ đại nhất mọi thời đại”. Viết trong Vibe, Alan Light gọi đây “có lẽ là bài hát hoàn hảo nhất của Green”. [Trích]

Mời các bạn cùng nghe nhé.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Continue reading Tình yêu và hạnh phúc

Lấy trái tim làm trọng

Chào các bạn

Mọi nền giáo dục chính thức trên thế giới ngày nay đều lấy cái đầu lý luận làm trọng, tất cả môn học từ toán, kinh tế, luật, vật lý, hóa học, đến triết học đều như thế. Đó là nền giáo dục duy lý bắt đầu với cuộc cách mạng dân quyền của Pháp năm 1787. Những gì liên hệ đến tâm linh hay đạo đức bị gạt ra ngoài nền giáo dục như là lạc hậu.

Ngày xưa chúng ta nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay chẳng biết có câu nào vắn tắt mà diễn tả chính xác. Chẳng biết “Tiên học toán, hậu học tiền” có đúng không, các bạn? Thêm một chút cho thêm vần điệu: “Tiên học toán, hậu học tiền, hậu hậu học tiếng” – tiếng đây không phải tiếng Anh, tiếng Việt, mà là “có tiếng, danh tiếng, tiếng tăm.” Nghe thế nào?

Nói chung là trái tim bị loại bỏ ra khỏi nền giáo dục, như là ủy mị, đàn bà, xìu xìu ển ển.

Dù vậy, những trường phái tâm linh lớn của thế giới, xưa cũng như nay – Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa Giáo (gồm Do Thái giáo, Kitô giáo – Chính thống giáo, Công giáo, Tin lành – và Hồi giáo) đều lấy trái tim làm chính. Chẳng trường phái nào nói gì nhiều đến lý luận của cái đầu. Mọi trường phái đều nhấn mạnh đến trí tuệ (knowledge) và khôn ngoan (wisdom), nhưng đây là trí tuệ và khôn ngoan của trái tim, của từ bi và vô chấp, của yêu Chúa yêu người.

Tiên học lễ xưa kia cũng lấy trái tim là chính. Dù từ thời Tống mạt (thế kỷ 13) đến nay, chữ “lễ” chỉ có nghĩa là lễ phép, quy tắc giao tiếp có hệ cấp trên dưới trật tự, nhưng chữ lễ nguyên thủy trong nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ thường) của Khổng tử hàm ý yêu người và kính trọng người, vì lễ đi theo sau nhân (đạo làm người, lòng yêu người).

Hậu quả của nền giáo dục thiếu đạo đức, thiếu trái tim, là tạo ra hằng loạt trí thức đầu óc cực kỳ hẹp hòi và giới hạn, ngay việc khoa học thì cũng chỉ biết đến chuyên môn hạn hẹp của mình, chẳng biết đến các môn khoa học khác, đừng nói là tâm linh hay đạo đức học. Và không hiểu biết trái tim mình và trái tim người thì lớ ngớ lẫn ngẩn, chẳng có một tầm nhìn sâu và rộng nào cả. Các bạn cứ nhìn các nước lớn làm đủ chuyện ngớ ngẩn chao đảo khắp thế giới – Mỹ: Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria, ISIS… Nga: Ukraine, Crimea… Trung Quốc: Con voi khùng đạp đổ dọa nạt nọi nước trong vùng Ấn độ-châu Á-Thái bình dương — mà nước nào cũng có cả sư đoàn đại gia trí tuệ bằng cấp chất ngất trong đội ngũ lãnh đạo, thì các bạn thấy rõ bằng chứng sự đói kém trí trệ (knowledge) và khôn ngoan (wisdom) của thế giới.

Nói về cá nhân, không hiểu được trái tim mình thì mình lớ ngớ lẫn ngẩn, tham sân sin ngã mạn, xung động lên xuống như con yoyo cả ngày, cả đời. Nói về phương diện xã hội, thì trí thức không hiểu trái tim luôn là lãnh đạo của những tập thể, những quốc gia ngớ ngẩn chỉ biết tham sân si trong chính sách quốc nội và quốc tế. Thế giới có vấn đề cực lớn.

Cho nên các bạn, thuần hóa trái tim mình, hiểu biết trái tim mình, giữ trái tim mình tinh khiết và từ bi là tạo ra trí tuệ và khôn ngoan cho bạn và cho thế giới. Chẳng chỉ là chuyện riêng mình.

Và cầu nguyện. Rất khó cho bạn thuần dưỡng trái tim mà không cầu nguyện.

Chú các bạn luôn dùng trái tim và thông thái.

Mến,

Hoành

© copyright 2021
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Has Washington’s policy toward Taiwan crossed the Rubicon?

December 10, 2021  by Paul Heer, The National Interest

Testimony from officials in the State Department and Defense Department this week included subtle but important shifts in the U.S. policy toward Taiwan

The ground shifted under Washington’s policy toward Taiwan on December 8, a shift no less seismic for being subtle and semantic. During a hearing of the Senate Foreign Relations Committee, Assistant Secretary of Defense for Indo-Pacific Security Affairs Ely Ratner asserted that Taiwan is “a critical node within the first island chain (in the Western Pacific), anchoring a network of U.S. allies and partners … that is critical to the region’s security and critical to the defense of vital U.S. interests in the Indo-Pacific.”

Continue reading Has Washington’s policy toward Taiwan crossed the Rubicon?

Xã đầu tiên ở Hòa Bình ra hương ước cấm thuốc trừ cỏ

nongnghiep.vn

Cách đây hơn 10 năm, tôi làm chương trình bà mẹ trẻ em thấy nhiều cái bất thường. Thứ nhất hay bị sảy thai, thứ nhì đẻ non, thứ ba là quái thai dị dạng...

Chị Hà Thị Thu, nguyên nữ hộ sinh của Trạm y tế xã Lũng Vân (cũ) đang kể lại chuyện cách đây hơn 10 năm. Ảnh: Dương Đình Tường.
Chị Hà Thị Thu, nguyên nữ hộ sinh của Trạm y tế xã Lũng Vân (cũ) đang kể lại chuyện cách đây hơn 10 năm. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ký ức buồn đau

Chị Hà Thị Thu, nguyên nữ hộ sinh của Trạm y tế xã Lũng Vân cũ (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) kể: “Có đứa sinh ra không có tay mà chỉ một ít mọc ra từ nách, không có chân mà chỉ có một ít mọc ra từ háng; có đứa bụng cóc; có đứa không hộp sọ; có đứa mũi như mũi lợn; có đứa không có lỗ hậu môn; còn sứt môi, hở hàm ếch thì rất nhiều.

Tôi nghĩ dân ở đây dùng lắm thuốc trừ cỏ nên mới xảy ra như thế… bởi trước khi có thuốc trừ cỏ ở xã tôi mỗi năm trung bình 35 – 40 trẻ ra đời, quái thai dị dạng hầu như không có, thỉnh thoảng có 2 – 3 ca sảy thai, đẻ non; Còn khi bà con biết dùng thuốc trừ cỏ thì mới nhiều, trung bình quái thai khoảng 5 – 6 ca/năm; sảy thai, đẻ non khoảng 10 ca/năm.

Continue reading Xã đầu tiên ở Hòa Bình ra hương ước cấm thuốc trừ cỏ