Biết học

Chào các bạn,

Người ta có thói quen đọc các bài của các thầy, và chọn bài nào họ thích thì đọc kỹ và may ra thì làm theo. Những bài nào không hợp ý họ, thì họ gạt ra ngoài.

Nào, các bạn tưởng tượng dạy con ở nhà, dạy em bài nào em cảm thấy thích thì em học, bài nào em không cảm thấy thích thì em vất đi. Con của bạn sẽ trưởng thành thế nào? Có lẽ là chỉ có thể đi ăn mày.

Nhưng người lớn thì chuyên làm như thế, chỉ “học” cái gì mình cảm thấy thích, còn bài nào của thầy mà mình không thích thì mình chẳng học. Kết quả là cả thế giới chỉ học những bài không đụng chạm gì đến tham sân si và vị kỷ của mình; những bài đòi hỏi vị tha, bác ái, yêu tất cả mọi người, phục vụ con người, mình không thích và chẳng thèm học.

Thế thì học gì? Chẳng học được gì cả. Nếu bạn chỉ đọc điều gì bạn thích thì bạn chẳng học được gì, và bạn chỉ có thể làm cho những cái bạn đang có – tham sân si – được tăng cường mạnh thêm.

Học bất cứ môn gì cũng chỉ có một quy luật: Bạn học mọi bài thầy bảo bạn học, những bài bạn thích và những bài bạn không thích. Vấn đề chẳng nằm ở thích hay không thích, mà vấn đề là bạn học và thực hành mọi điều thầy dạy, vì như thế mới đủ khả năng “ra trường.”

Internet tạo cho rất nhiều người cái ảo tưởng là họ đọc nhiều và biết nhiều. Thực sự là thiên hạ chỉ đọc những thứ họ thích và đã biết rồi. Có đọc 1 ngàn bài thì cũng chẳng có điều gì mới, chẳng học được gì và chẳng hiểu thêm được gì. Kiểu như một người thợ vặn chỉ một con đinh ốc trên dây chuyền làm xe auto. Làm như thế trong vòng 20 năm, tổng cộng vặn khoảng 20 triệu con ốc, nhưng kiến thức thì đứng ì một chỗ – vặn một con ốc trên dây chuyền sản xuất. Chẳng phải bạn làm điều gì đó nhiều lần thì bạn thành giỏi giang và thông thái hơn. Rất có thể là bạn càng làm càng ngu.

Internet tạo ảo tưởng về kiến thức cho mọi người. Cũng như Facebook tạo ảo tưởng mọi người về chia sẻ với nhau, nhưng thực sự chỉ là nơi mỗi người khoe khoang về chính mình và gia đình mình. Đó là chấp ngã và kiêu căng, nguồn gốc của mọi tội lỗi trong nhà Phật. (Đương nhiên là đôi khi người ta dùng Facebook để làm điều thiện lành. Nhưng đại đa số, gần hết mọi người, dùng Facebook để nói về “tôi”).

Các bạn, nếu các bạn theo Chúa Giêsu thì hãy làm những điều khó Chúa dạy, như là kẻ thù con tát con má này thì hãy đưa thêm má kia cho họ tát. Hay Phật dạy, nhẫn nhục với tất cả mọi người chẳng chừa ai, kể cả những người dưới đáy xã hội. Đừng lựa những thứ rất dễ để làm, và không làm những bài học khó, mà vẫn nói tôi học từ Chúa, từ Phật.

Các bạn cần có kỷ luật về việc học và hành. Đừng tự lừa dối mình. Và đừng tự làm cho mình dốt mãi.

Be wise!

Chúc các bạn luôn biết học.

Mến,

Hoành

© copyright 2022
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một bình luận về “Biết học”

  1. Chia sẻ với anh Hoành và các bạn vài thông tin về Facebook:

    Người trẻ sống “ảo”

    Người trẻ ‘sống ảo’

    Báo cáo Digital 2021 của công ty quảng cáo kỹ thuật số We Are Social (Anh) củng cố thêm quan điểm của ông Lộc. Theo đó, có khoảng 72 triệu người Việt Nam dùng mạng xã hội, tương đương hơn 73% dân số. Nhóm 25-34 tuổi và 18-24 tuổi lần lượt là hai nhóm sử dụng nhiều nhất nên hay xuất hiện tình trạng lệ thuộc nhất.

    Trong khảo sát của Social life năm 2022 với hơn 2.200 thanh niên tại TP HCM, có 96,5% sử dụng mạng xã hội. Nhiều người trẻ cùng lúc sử dụng nhiều nền tảng khác nhau.

    Báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam, năm 2020, của Hội đồng Anh, chỉ ra thực trạng ghen tị vì những gì người khác thể hiện trên mạng xã hội, giống cảm nhận của Hải Hà. Báo cáo nhận định, mạng xã hội mang đến những thách thức lớn với giới trẻ, đặc biệt là những người xuất thân gia đình có thu nhập thấp.

    Trong thảo luận nhóm ở TP. Hồ Chí Minh, các ứng viên tham gia nghiên cứu từng kể về những vụ ẩu đả tại trường học đều bắt nguồn từ yếu tố tầng lớp. Những đứa trẻ xúng xính hàng hiệu, biểu tượng của sự giàu có như túi xách Gucci… châm ngòi cho các vụ ẩu đả vì ghen tị. Đặc biệt, tất cả ẩu đả đó đều được tiếp sức bởi mạng xã hội.

    Đã thích bởi 3 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s