Category Archives: Kỹ năng sáng tạo

Tự do lựa chọn

Chào các bạn,

Sự phát triển của các hệ thống quản lý kinh tế chính trị đều nhằm mục đích, nói đến tận cùng, là tự do lựa chọn cho mỗi người.

Khi nghèo thì ta chỉ có 5, 7 món ăn để chọn lựa cả năm. Khi giàu thì có cả hàng trăm món để lựa chọn.

Trang phục, xe cộ, trường học… cũng thế. Đó là chưa nói đến lựa chọn nhà cửa, nơi giải trí, nơi nghỉ hè… Continue reading Tự do lựa chọn

Cần nghiên cứu và sáng tạo nhiều hơn để tạo động lực tăng trưởng bền vững ở Việt Nam

WB – 19 Tháng 5 Năm 2014

Trang này bằng English

Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Gần đây, khi đến thăm Viện Công nghệ sinh học ở Hà Nội, tôi mới biết rằng các loại vi khuẩn cư trú trong ruột của mối có thể giúp biến xen-lu-lô thành nguồn năng lượng – một công nghệ xanh và bền vững góp phần xóa nghèo ở Việt Nam. Điều này thật đặc biệt.

Đọc tiếp trên CVD

Bạn có máu phát minh không ?

Chào các bạn,

Ai trong chúng ta có máu mằn mò cũng hy vọng là một lúc nào đó ta sẽ phát minh ra được cái gì đó làm thay đổi thế giới, hay ít ra là thay đổi túi tiền của ta.

Đó là một hy vọng rất chính đáng–vừa tạo ra một sản phẩm tốt cho xã hội, vừa có tiền mời bạn bè đi uống cà phê. Nhưng sự thật là tỉ lệ phát mình thành công thương mãi rất nhỏ. Richard Maulsby, giám đốc Phòng Giao Tế của Phòng Phát Minh và Thương Hiệu (Patent and Trademark Office) của chính phủ Mỹ cho biết là trong 1 triệu rưỡi bằng sáng chế chỉ có khoảng 3000 bằng sáng chế là thành công thương mãi. Tức là chỉ 2 phần ngàn số bằng sáng chế là thành công trong kinh doanh, 99,8% là thất bại.

Continue reading Bạn có máu phát minh không ?

Phẩm chất cao nhất của công việc – teamwork

Chào các bạn,

Lúc mình mới vào nghề luật có một chị luật sư vào nghề trước mình mấy năm. Chị ấy thỉnh thoảng gõ cửa phòng mình nói chuyện, thường bắt đầu thế này: “Hoanh, can I borrow you several minutes to bounce some ideas around?” (Hoành, tôi mượn anh vài phút để động não được không?) Thế rồi chị ấy nói về một vấn đề luật và hỏi mình nghĩ thế nào về vấn đề đó. Và nó trở thành một cuộc thảo luận sôi nổi, đôi khi kéo dài cả một hai tiếng đồng hồ.

Continue reading Phẩm chất cao nhất của công việc – teamwork

Biên độ cho sáng tạo

 

Ý tưởng không thực tế
Ngày nay tư duy sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Sáng tạo là “dám nghĩ khác và dám làm khác”. Sáng tạo để cải tiến từ cái cũ thành cái mới(cải tiến) hoặc là tạo ra cái mới hoàn toàn(các phát minh, sáng chế) nhằm đem lại tiện ích và lợi ích cho cuộc sống.

Chúng ta thường nói người Việt nam “cần cù, thông minh, sáng tạo” tuy nhiên văn hóa sáng tạo của nước ta chưa mạnh đặc biệt là văn hóa khuyến khích sự sáng tạo chưa cao vì thế trình độ sáng tạo chưa cao và ít tính độc đáo. Đặc điểm chung của sự sáng tạo là trẻ con thường sáng tạo tốt hơn người lớn, người thuận tay trái sáng tao tốt hơn người thuận tay phải. Người Việt mình thường sáng tạo trong nghệ thuật tốt hơn trong kỹ thuật, người Miền Nam sáng tạo tốt hơn người Miền Bắc.

Continue reading Biên độ cho sáng tạo

Điều kiện cần thiết cho sáng tạo

Chào các bạn,

Nếu chúng ta quan sát đời sống con người, ta có thể nhận ra ngay điều kiện cần thiết cho sáng tạo là “đối chọi” hay “đối phó.” Con người ở trong vùng bị lụt hàng năm chẳng hạn, sẽ phát minh ra nhiều cách để đối phó với lũ lụt, từ đê điều, đến hệ thống kinh rạch thoát nước, đến hệ thống thuyền bè di tản. Người ở vùng sa mạc, thì đương nhiên là sẽ biết cách tìm nước từ trong gốc cây kẻ đá, nơi mà không ai khác có thể biết, hoặc là cách nào chỉ uống một ngụm nước nhỏ mà đi cả chục cây số.

Đối phó với thử thách tạo ra phát minh mới, qui luật này ai cũng biết. Vì vậy, trong quản lý người ta tạo ra các tình huống đối chọi để tìm phát minh hàng ngày. Ví dụ, brainstorming, động não, dùng hầu như hàng ngày để tìm sáng kiến, là hình thức một nhóm người thảo luận vô giới hạn về tư tưởng. Hoặc cạnh tranh thi đua giữa các nhóm sẽ thúc đẩy các nhóm phát minh ra phương cách để chiến thắng. Hoặc devil’s advocate (biện hộ cho chúa quỷ) khi các nhóm viên chia thành hai phe tranh luận nhau để tìm ‎ý mới.

Không có đối chọi, đối phó, thì rất khó để ‎ý tưởng sáng tạo ra đời.

Bởi vì vậy, các nền kinh tế chính trị mạnh nhất thế giới ngày nay đều là các quốc gia rất trân trọng tranh luận trên mọi lãnh vực. Và chính nhờ sự trân trọng tranh luận này mà khối Âu Mỹ trở thành nền văn minh mạnh nhất thế giới ngày nay, vượt qua hẳn những nền văn minh lớn thời cổ đại nhưng không mở rộng thảo luận—như Trung quốc, Ấn Độ, Ai Cập.

Đây cũng là vấn đề đã kéo dài cả bao thế kỷ, và ngày nay vẫn còn tiếp diễn với dân Việt. Chúng ta chú trọng đến gọi dạ bảo vâng, cho nên óc sáng tạo của người Việt nói chung thì rất là khiêm tốn. Và các hệ thống quyền lực chính trị của Việt Nam, từ thời quân chủ cho đến ngày nay, cũng là nạn nhân của truyền thống đó—thích quản lý bằng gọi dạ bảo vâng hơn là tạo điều kiện để nhân dân tranh luận.

Và vì không quen tranh luận, nên mỗi khi tranh luận ta có khuynh hướng đánh nhau hơn là tranh luận.

Và “đánh nhau” lại là l‎ý do để các hệ thống quyền lực hạn chế hay cấm tranh luận.

Nói chung là ta nằm trong vòng lẩn quẩn ngàn năm, không bước ra được, chung qui cũng chỉ vì văn hóa chống tranh luận, gọi dạ bảo vâng.

Đây là việc các nước tiền tiến trên thế giới đều đang làm để khuyến khích tranh luận:

1. Thầy cô khuyến khích các em phát biểu ‎ kiến riêng từ hồi mới vào vườn trẻ.

2. Năng lực đóng góp của một em vào thảo luận nhóm luôn luôn là điểm quan tâm số một của các giáo chức, cũng như của cha mẹ. Nếu các em có vấn đề ở trường là bố mẹ được thông báo ngay.

3. Bố mẹ dạy các em nói ra điều mình muốn từ lúc 2, 3 tuổi, chứ không tập các em chỉ vâng dạ điều bố mẹ muốn cho các em (Dĩ nhiên, là bên cạnh đó các em cũng được dạy vâng lời trong một số việc).

4. Trong học đường các em được dạy phân tích và thảo luận mọi vấn đề và tìm kết luận riêng cho mình thay vì chỉ nuốt các phân tích và kết luận có sẵn của thầy cô.

Và hệ thống xã hội thì:

1. Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền hiến định cao cả nhất. Từ đó đưa đến tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình (trật tự) để phát biểu ý ‎ kiến với chính phủ…

2. Nhà nước áp dụng luật để bảo đảm sân chơi tự do cho nhân dân được tự do ngôn luận.

3. Nhà nước không rớ vào và xía vào tranh luận của nhân dân. Nhà nước chỉ hành xử luật khi có người phạm luật.

4. Các đại học có quy chế đại học tự trị và tự do nghiên cứu cũng như phát hành ấn phẩm.

Nói chung, toàn hệ thống xã hội, từ gia đình đến trường học đến guồng máy công quyền được tổ chức để khuyến khích và nâng cao khả năng mỗi cá nhân nói lên ý tưởng của mình, và tìm ý tưởng mới qua tranh luận thảo luận tự do.

Xã hội của ta thì ngược lại. Từ gia đình đến học đường đến guồng máy công quyền đặt trọng tâm vào gọi dạ bảo vâng.

Nếu chúng ta không tìm cách thoát ra khỏi vòng kim cô của cách sống thiếu sáng tạo này thì chúng ta sẽ tiếp tục nghèo đói vài ngàn năm nữa. Đây không phải là chuyện nhỏ.

Có ai quan tâm không vậy?

Mà ngay cả khi không quan tâm đến tổ quốc, thì có ai lo cho cái đầu của chính mình và của con cháu trong nhà mình không vậy?

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Văn hóa sáng tạo

Chào các bạn,

Chúng ta thường nói đến sáng tạo như là một kỹ năng: 30 quy luật để sáng tạo, kỹ‎ thuật động não, k‎ỹ thuật đặt câu hỏi, v.v… Dĩ nhiên là sống ở đời chuyện gì cũng có một số kỹ năng và kỹ thuật liên hệ. Nhưng sáng tạo không phải là kỹ năng. Sáng tạo là bản tính của một người, cũng như là lễ độ, chẳng hạn. Lễ độ không phải là các kỹ năng lễ độ, mà là bản tính của một người. Một người lễ độ không phải vì người ấy biết các kỹ năng lễ độ, mà vì người ấy có bản tính lễ độ và sống lễ độ với mọi người.

Sáng tạo cũng vậy. Người sáng tạo là người luôn luôn sáng tạo, đi đâu cũng sáng tạo, làm gì cũng sáng tạo, sáng tạo một ngày 24 tiếng (có thể sáng tạo ngay trong khi ngủ). Sáng tạo là bản tính của anh ta, là máu chảy trong người, lâ từng hơi thở, từng nhịp đập.

Bởi vì vậy, chúng ta không thể nghiên cứu và giải quyết vấn đề thiếu sáng tạo như là một vấn đề kỹ thuật (hay kỹ năng) thuần túy, và ta phải xem đó như là một vấn đề văn hóa của một người—tức là về cách sống, về môi trường sống, về mọi người chung quanh anh ta.

Môi trường sống thường tạo ra con người—môi trường cướp bóc thường tạo ra người cướp bóc, môi trường từ thiện thường tạo ra người từ thiện, môi trường thiếu sáng tạo thường sinh ra người thiếu sáng tạo.

Muốn sáng tạo chúng ta phải thiết lập một môi trường sống sáng tạo.

Có nhiều điều tạo ra môi trường. Nhưng giản dị hóa đến tận cùng thì môi trường sống của chúng ta gồm có chính ta và những người chung quanh ta. Ta và vòng người quanh ta tạo thành môi trường sống của ta.

Hãy tưởng tượng một người đứng giữa vòng muốn làm cái gì đó mới lạ, và đa số hay tất cả những người đứng ở mấy trăm vòng tròn quanh anh ta, biển người quanh anh ta, nói “không”, thì liệu anh ta có sáng tạo được không?

Có thể là một trong triệu người vẫn sáng tạo được, nhưng đại đa số chắc là không.

Nhận xét này đưa đến suy luận sau đây: Nếu chính ta muốn sáng tạo mà mọi người chung quanh ta chống sáng tạo thì rất khó sáng tạo.

Tuy vậy, khi nói đến “khoa học” sáng tạo, chúng ta thường chỉ chú tâm đến người đứng giữa vòng tròn: “Làm thế nào để tôi biết cách suy nghĩ sáng tạo?” Nhưng, nếu tôi biết cách suy nghĩ sáng tạo mà mọi người chung quanh tôi chống sáng tạo, thì có lẽ là tôi cũng bỏ cuộc sớm thôi.

Quảng cáo tuyên truyền của Sở Nước Denver

Vì vậy, chúng ta phải đặt vấn đề ngược lại: Làm thế nào để những người chung quanh tôi khuyến khích và ủng hộ tôi sáng tạo?

Đổi góc nhìn: Tôi đứng ở vòng bên ngoài, nhìn vào người đứng giữa vòng, câu hỏi sẽ là “Làm thế nào để tôi khuyến khích anh ta sáng tạo?”

Đây chính là mấu chốt căn bản nhất của vấn đế: Làm thế nào để chúng ta khuyến khích những người khác trong xã hội của ta sáng tạo?

Tập trung của ta không nên nhắm vào “Làm thế nào để tôi sáng tạo?” Câu này mang xuống ưu tiên hai.

Ưu tiên đầu nên là: Làm thế nào để tôi khuyến khích người khác sáng tạo?

Và khi ta hỏi như thế thì ta sẽ được cả hai, vì nếu cả ngày ta khuyến khích ngưởi khác sáng tạo thì đương nhiên ta sẽ trở thành sáng tạo.

Như thế, muốn tạo một môi trường sáng tạo, cho mình và cho tất cả mọi người, mỗi chúng ta phải tích cực khuyến khích người khác sáng tạo luôn luôn trong cuộc sống.

• Bạn bè khuyến khích nhau.
• Anh chị em khuyến khích nhau.
• Bố mẹ khuyến khích con cái.
• Thầy cô khuyến khích học trò.
• Chỉ huy khuyến khích thuộc hạ.
• Nhà nước khuyến khích nhân dân.

Nhưng, khuyến khích sáng tạo cách nào?

• Luôn luôn kêu gọi mọi người có ‎ ý tưởng mới, phương cách mới, tư duy mới…

Tập tự động khen cái mới về tính mới của nó (Ô, mới lạ nhỉ!) Đúng hay không, để đó tính sau. Đã là mới thì khó biết đúng sai. Nhưng mới thì ít ra cũng hay về “tính sáng tạo” (creativity).

• Tính sáng tạo (creativity) luôn luôn nên là một phần điểm trong tổng số điểm.

• Thấy ‎ý tưởng mới hay phương cách mới chói tai mình, thì cũng đừng chống đối. Vẫn nên khen, “Đây là một ý tưởng mới. Hay đấy. Cho tôi ít thời gian để suy gẫm thêm.”

• Đừng ép người khác, nhất là người thấp hơn mình, đồng ‎ý với mình luôn luôn. Khuyến khích họ có lập trường của họ. Nếu không đồng ý được thì “ta đồng ‎ý là ta bất đồng ý.”

• Khuyến khích người thấp hơn mình khám phá mọi sự, thay vì cứ nhồi họ vào cái khuôn của mình.

Có bố mẹ nào nói với con, “Nhà mình công giáo (hay phật giáo). Nhưng có nhiều đạo khác ngoài kia, con đã lớn rồi, nên nghiên cứu và khám phá. Rồi mai mốt con có thể tự quyết định nên giữ đạo mình hay theo đạo khác”?

• Điều càng mới, nghe càng điên rồ. Cho nên ta cần ủng hộ và khuyến khích người có ‎ ý tưởng “điên rồ”. Thành hay bại là chuyện của họ. Ủng hộ họ là chuyện của mình.

(Sáng tạo để cái mới vào khuôn cái cũ thì cũng như không! “Em sáng tạo cho anh môt cái bánh tráng mới giống y hệt cái bánh tráng truyền thống mình đang ăn”. Em nghiêng người, lấy một cái bánh tráng có sẵn trên bàn: “Đây anh, em đã sáng tạo được cái giống hệt cái bánh truyền thống cho anh đây”).

Nói chung là tâm ta phải yêu sáng tạo, yêu thay đổi, yêu cái mới, đến mức mà đi đâu ta cũng muốn mọi người có cái mới, ý tưởng mới, phương pháp mới thường xuyên.

Dĩ nhiên ta muốn nâng cao giá trị truyền thống, nhưng truyền thống là nền để ta đứng trên đó sáng tạo cái mới. Truyền thống không phải là cái khuôn làm bánh in, 100 năm cũng chỉ ra một kiểu bánh.

Trên ĐCN, chúng ta nói đến những truyền thống rất lâu đời của ta—từ Phật pháp, đến Thánh kinh, đến Lĩnh Nam Chích Quái, ngay cả thơ cổ như Thiền thi và Đường Thi, để làm nền cho chúng ta sáng tạo tư tưởng mới cho đời sống mới, không phải để ta láp nháp toàn những điều xưa cũ như vẹt, mà không suy nghĩ biến hóa gì.

Nếu ta thực tâm yêu sáng tạo mãnh liệt, thì tự nhiên ta biết làm thế nào để khuyến khích tất cả mọi người quanh ta sáng tạo. Cho nên nơi cuối cùng, và cũng là khởi điểm đầu tiên, vẫn là tâm ta. Nếu ta chỉ nghĩ đến sáng tạo như là một kỹ năng công việc, mà chưa yêu nó say mê như yêu phở, yêu bánh cuốn, thì ta có vấn đề rất lớn. Hãy để ý tâm mình, và hãy suy tư về sáng tạo cho đến lúc mình bị tiếng sét ái tình với nó.

Đây là chuyện trăm năm, nghìn năm, của đất nước. Mong các bạn cẩn trọng.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Lý thuyết vui đùa – thefuntheory.com

Chào các bạn,

“Trang web này dành riêng cho ý tưởng rằng điều đơn giản như là vui đùa là cách dễ nhất để thay đổi tác phong để cải thiện. Dù đó là cho chính bạn, hay môi trường, hay bất kỳ việc gì, điều quan trọng là thay đổi để cải thiện” Đó là câu mở đầu của thefuntheory.com

Hiên thời thefuntheory đang có cuộc thi ý tưởng sáng tạo. Thời hạn dự thi sẽ ngưng vào ngày 15 tháng 11. Các bạn có thể gửi video đến đó dự thi.

Sau đây là 3 video về 3 ý tướng sáng tạo đang dự thi:

1. Thùng rác sâu nhất thế giới: Thu dến 72kg một ngày, 41kg hơn thùng rác trung bình.
2. Cầu thang Piano: Tạo tiếng nhạc khi bước lên, làm gia tăng 66% lượng người đi bộ trên cầu thang.
3. Máy chơi điện tử thu chai: Một buổi tối có đên gần 100 người đến bỏ chai, trong khi thùng thu gần đó chỉ có được 2 người.

Chúc các bạn một ngày sáng tạo.

Mời các bạn thưởng thức.

Hoành

.

The world’s deepest bin – Thefuntheory.com – Rolighetsteorin.se (Thùng rác sâu nhất thế giới: Thu 72kg rác/ngày, 41kg hơn một thùng rác bình thường)

.

Piano stairs – TheFunTheory.com – Rolighetsteorin.se (Cầu thang piano: Có thêm 66% người đi, so với các cầu thang bình thường)

.

Bottle Bank Arcade – TheFunTheory.com – Rolighetsteorin.se (Máy chơi điện tử thu chai: Trong một đêm, có đến gần 100 bỏ chai, trong khi một thùng thu thường gần đó chỉ có được 2 người)

Bài giảng cuối cùng: Thực sự đạt được ước mơ của tuổi thơ.

“Giấc mơ tuổi thơ tôi là gì? Bạn có thể không đồng ý với danh sách này, nhưng đây là những gì tôi đã làm. Ở trong tình trạng không trọng lượng, chơi trong đội bóng Quốc gia, tác giả một chuyên mục trong Bách Khoa Toàn Thư Thế Giới, trở thành Thuyền Trưởng Kirk…Tôi muốn là một trong những người giành được những con thú nhồi bông lớn trong công viên và tôi muốn trở thành một kĩ sư thiết kế hoạt hình của Disney.”

randy sach 4_mRandy Pausch, giáo sư đại học Carnegie Mellon (CMU) ngành khoa học máy tính, khi được hỏi “Nếu như bạn có một bài giảng cuối cùng trước khi chết, bài giảng đó sẽ thế nào?” (If you had one last lecture to give before you died, what would it be?), đã bắt đầu câu chuyện của mình như vậy.

The Last Lecture là chương trình do CMU khởi xướng để chia sẻ bài học thành công và kinh nghiệm sống của các giáo sư đại học hàng đầu với các thế hệ sinh viên, truyền cảm hứng và giúp sinh viên có được niềm tin vào việc thực hiện được những mơ ước, hoài bão của họ.

Ngày 18 tháng 9 năm 2007, giáo sư Randy Pausch bước ra trước 400 khán giả tại CMU để trình bày bài giảng cuối cùng của cuộc đời ông có tên là “Really Achieving Your Childhood Dreams”. Tại thời điểm đó, Randy 47 tuổi, bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối và chỉ còn sống được vài tháng nữa. Nhưng trên khán đài ngày hôm đó, Randy thật trẻ trung, tràn đầy năng lượng, đẹp trai, và luôn vui vẻ, hài hước. Trông ông thật kiên cường.

Toàn bộ buổi nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ Randy hầu như không nhắc tới căn bệnh của mình, về cái chết gần kề, hay là sự khó khăn của việc giành được tấm bằng tiến sĩ và được vào biên chế giáo sư trước một năm tại đại học Virginia cùng rất nhiều thành tích nổi bật khác trong sự nghiệp.

randy 5Câu chuyện về những giấc mơ tuổi thơ đưa mọi người đến những bài học về vượt qua thử thách trong cuộc sống, thực hiện giấc mơ của mình, cùng giúp những người khác thực hiện được ước mơ của họ, và giành lấy từng phút giây của cuộc sống. Bởi vì “thời gian là tất cả những gì bạn có…và bạn có thể có một ngày mà bạn có ít hơn mình nghĩ”.

Khi nói về việc bị Walt Disney từ chối lá đơn xin việc của một tiến sĩ đại học CMU, Randy không coi việc bị từ chối đó là thất bại, đơn giản đó là những bức tường gạch mà chúng ta muốn trèo qua: “Những bức tường ở đằng kia cho chúng ta cơ hội để thấy rõ là chúng ta rất mong muốn một cái gì đó nhiều đến thế nào. Vì những bức tường ở kia để chặn lại những kẻ không mong muốn nó đủ nhiều. Và chúng ở đó để dừng chân những người khác.”

Và điều gì đưa bạn đi hết cuộc đời và sống một cuộc sống có ý nghĩa? Với Randy, cuộc sống đơn giản là một hành trình thực hiện những giấc mơ của tuổi thơ, và trong hành trình đó sẽ luôn đầy ắp những tiếng cười, những chướng ngại, những nỗ lực không ngừng. Tất cả chỉ để khi bạn đứng trước hàng trăm người phát biểu lần cuối trong cuộc đời mình, bạn sẽ mãn nguyện nói rằng “Tôi đã thực hiện được ước mơ của tuổi thơ”.

randy 8Phần lớn tất cả chúng ta có những giấc mơ tuổi thơ; ví dụ, trở thành phi hành gia, hoặc làm ra những bộ phim hoặc chương trình trò chơi để kiếm sống. Đáng buồn thay, phần lớn mọi người không thực hiện giấc mơ của họ, và tôi nghĩ đó là một điều đáng xấu hổ. Tôi có vài giấc mơ tuổi thơ rất cụ thể, và tôi đã thực hiện được hầu hết trong số đó. Quan trọng hơn, tôi đã tìm thấy cách, mà cụ thể ở đây là (cùng với Don Marielli), sáng lập Trung Tâm Công Nghệ Giải Trí của CMU nhằm giúp những người trẻ thực sự đạt được ước mơ tuổi thơ của họ.”- Randy Pausch.

Bài giảng của Randy đã truyền cảm hứng cho hơn hàng chục triệu người trên thế giới. Riêng bản trên Youtube đã có hơn 10 triệu lượt xem, và cuốn sách có tựa đề cùng tên đã được in ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Chúc các bạn một ngày nhiều mơ ước,

Hoàng Khánh Hòa

Bảo tồn và phát huy cá tính

Chào các bạn,

Cá tính là tính tình, thái độ và phong cách riêng của mỗi người. Những nền văn hóa bảo thủ và áp bức luôn luôn có hàng ngàn điều luật và phương cách để đàn áp cá tính mọi người, không cho cá tính của ai trỗi dậy mạnh mẽ, để tất cả mọi người đều giống nhau như đúc, để không có ai nỗi bật lên giữa đám đông, để đám đông không có lãnh đạo, để đám đông có thể bị kiểm soát, chỉ dạy và đàn áp dễ dàng.
travelALONE
Cá tính là sáng tạo cá nhân, là trăm hoa đua nở, là tạo sinh lãnh đạo các cấp ở mọi nơi.

Muốn cho mỗi cá nhân được phát triển tối đa tiềm năng của mình, mỗi cá nhân phải phát triển tối đa cá tính của mình. Muốn quốc gia phát triển tối ta tiểm năng của quốc gia, mỗi cá nhân phải phát triển tối đa cá tính của mình.

Nhưng làm thế nào để mỗi người có thể phát triển tối đa cá tính của mình?

1. Mỗi người chúng ta phải tin rằng mọi cá tính trên đời đều tốt nếu ta biết huấn luyện và sử dụng nó. Cá tính mạnh như hùm, hiền như trừu, nhanh như báo, cần cù như rùa… chẳng có cá tính nào hay hơn cá tính nào. Cái nào cũng có cái hay và điểm yếu tự nhiên của nó. Trời sinh ra mình là loại người cực hiền thì không l‎y’ do gì phải cố gắng để trở thành Hitler. Nếu mình có giọng ca nhạc slow nhức nhối thì chẳng l‎y’ do gì phải cố la hét như ca sĩ nhạc “rock kim khí”.

Sống với cá tính của mình và thuần thục nó như sư phụ hàng đại cao thủ. Đến mức đại cao thủ, một lời nói nhẹ như gió thoảng cũng có thể khiến một đoàn quân vĩ đại ào lên như thác lũ.

2. Phát triển cá tính của mình và đừng cố rập khuôn, bằng các câu hỏi làm sáng tỏ trí tuệ. Không hiểu điều gì thì hỏi. Không đồng y’ ‎điều gì thì hỏi. Hỏi cho đến khi nào mình cảm thấy đã đủ, không cần hiểu thêm nữa, và làm quyết định cho riêng mình là điều nào mình chấp nhận, điều nào không. Đừng làm quyết định chỉ vì Khổng tử nói thế, Chúa nói thế, Phật nói thế, thầy giáo nói thế, bố mẹ nói thế, chính phủ nói thế, đảng ta nói thế, linh mục ta nói thế… Chẳng có cái gì trên đời tệ bằng nghe theo một cách mù quáng. Đó là con đường đưa đến dốt nát và trì trệ.

Dĩ nhiên là trong đời đôi khi ta phải làm quyết định ngay lập tức, dù là chưa đủ kiến thức. Trong trường hợp đó, nên lấy kiến thức của những người được xem như là biết vấn đề để làm kiến thức tạm của mình, cho đến khi mình thực sự hiểu. Ví dụ: Ta không chắc hút thuốc có hại không, nhưng hiện thời ta cần có qu‎yết định ngay “hút hay không?” Vậy thì tạm thời cứ nghe theo các quí vị bác sĩ nói là thuốc lá có thể gây ung thư, rồi theo đó mà quyết định, cho đến lúc ta đã nghiên cứu thêm và làm quyết định cuối cùng.

3. Phát triển cá tính của mình có nghĩa là mình cũng khuyến khích người khác phát triển cá tính của họ, và kính trọng cá tính của họ, dù là cá tính đó chỏi với cá tính của mình. Ví dụ: Mình là người nói nhỏ nhẹ, bạn mình là người nói rổn rãng nghe muốn lủng lỗ nhĩ, thì vẫn cứ khuyến khích bạn mình sống với cá tính của bạn.
andean-hikers

Người không khuyến khích người khác phát triển cá tính, đương nhiên là người thích đóng khuôn, như vậy thì chính người đó cũng không thể phát triển được cá tính của mình (ngoại trừ cá tính “đóng khuôn”).

4. Có thể đi một mình. Nếu bạn có một cung cách riêng và cách suy nghĩ riêng, và mọi người chung quanh suy nghĩ một cách khác, họ sẽ muốn lèo lái bạn vào con đường sống của họ, và bạn phải đủ vững tin để cứ sống cách của mình. Đây là chuyện rất thường xảy ra. Đám đông thường có mass mentality (tư duy của đám đông), đôi khi còn trở thành mob mentality (tư duy điên rồ kiểu băng đảng tội phạm) hay herd mentality (tư duy như một đoàn thú).

Người thực sự tĩnh thức không cần phải chạy theo đám đông. Họ ngồi yên suy nghĩ chính chắn, rồi đi theo quyết định riêng của mình–hoặc đồng y’‎ với đám đông hoặc đi đường khác.

Điều này nói thì dễ làm thì khó, vì đại đa số người trên thế giới không có suy nghĩ độc lập mà chỉ chạy theo đám đông. Chính vì vậy mà ta mới có mass mentality. Cho nên bảo vệ cá tính của mình đòi hỏi ta phải tĩnh thức và can đảm đi một mình đôi khi.

5. Phát triển cá tính không có nghĩa là coi thường mọi người khác. Đó chỉ là thiếu hiểu bíết, kiêu căng, và thiếu tự tin. Người có cá tính mạnh thì rất gần gũi và thân thiết với những người chung quanh, vì họ quí‎ trọng và thích thú cá tính của mỗi người chung quanh.

Nguyên ly’ vận hành chỗ này rất dễ hiểu: Người có cá tính mạnh và muốn phát triển cá tính mạnh của mình, đương nhiên là hiểu và muốn những người chung quanh cũng phát triển cá tính của họ, như mình đang làm cho mình.

Ngược lại, người có cá tính yếu, thích đóng khuôn, thường không biết tôn trọng cá tính của người khác, và cũng muốn người khác đóng khuôn như mình.
hikers
Phát triển cá tính là cội nguồn của sáng tạo. Người có cá tính đóng khuôn đương nhiên cũng chí có thể sáng tạo kiểu đóng khuôn, nghĩa là chẳng sáng tạo gì cả. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy tự phát triển cá tính của mình và khuyến khích mọi người chung quanh cùng làm thế.

Và bắt đầu bằng một chữ — HỎI.

Hỏi về bất kỳ điều gì cho đến khi mình thỏa mãn là đã hiểu và đã nắm vững vấn đề đủ để làm quyết định cho riêng mình. Đừng tự động dạ vâng với lời dạy của ai cả. Nhưng cũng đừng coi thường kiến thức của người đi trước, người có kinh nghiệm hơn. Học tạm của người đi trước, và tiếp tục hỏi thêm, cho đến khi mình có kiến thức của riêng mình.

Và cũng đừng suy tư theo kiểu không suy tư, “Ồ, cái này tồi, tôi không thích” và không giải thích được tại sao tồi khi bị người hỏi vặn lại. Đó là nói lảm nhảm, không phải là suy tư.

Mỗi chúng ta nên không bao giờ quên một sự thật rất căn bản: Đất nước ta chỉ có thể thông minh, mạnh mẽ, và sáng tạo nếu mỗi chúng ta thông minh, mạnh mẽ và sáng tạo. Không có cách khác.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright TDH, 2009
www.dotchuoinnon.com
Permission for non-commercial use

Làm thế nào để sáng tạo ?

Chào các bạn,

Dưới đây là danh sách 30 quy luật để giúp chúng ta sáng tạo. Rất thực tế. Các bạn có thể đọc thêm chi tiết ở đây.
one-of-a-kind
1. Phe lờ mọi người: Ý tưởng của bạn càng mới mẻ, càng có ít người có thể cố vấn cho bạn.

2. Ý tưởng không cần phải lớn, chỉ cần có thể thay đổi thế giới: Đây là hai điều khác nhau.

3. Tiêu thời gian: Bất kỳ điều gì đáng giá cũng tốn thời gian vô hạn. 90% cái phân biệt người thành công và người thất bại là thời gian, cố gắng và sức lực.

4. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn lệ thuộc vào việc bạn bỗng nhiên được đại gia nào đó “khám phá” ra , thì có lẽ là kế hoạch của bạn sẽ thất bại: Chẳng có ai bỗng nhiên khám phá ra cái gì hết. Mọi thứ đều được tạo dựng chậm rãi với nhiều nhức mỏi.

5. Bạn phải chịu trách nhiệm về thử nghiệm của mình: Con đường càng nhiều thúc đẩy, bạn càng cô đơn.

6. Mọi người đều sinh ra với óc sáng tạo: Mỗi người được cho một hộp bút chì màu lúc còn trong vườn trẻ.

7. Giữ công việc ban ngày: Bởi vì các thử nghiệm của bạn thường bị hỏng, và bởi vì đói thì không thử nghiệm tiếp được.

8. Các công t‎y đè bẹp sáng tạo không thể cạnh tranh với các công ty vinh danh sáng tạo: Nhưng bạn cũng không thể ép uổng nhân viên biến thành thiên tài.

9. Ai cũng có một Đỉnh Everest riêng mà mình được sinh ra để leo: Bạn có thể không bao giờ đến đỉnh, điều đó có thể tha thứ được. Nhưng nếu bạn không cố gắng nghiêm chỉnh ít ra là một lần để leo cao hơn mép tuyết, thì nhiều năm sau, khi nằm chờ chết trên giường, bạn chỉ có thể cảm thấy trống rỗng.

10. Ngươi càng tài giỏi, càng ít cần được kê cao thêm: Gặp một người viết một tác phẩm siêu phàm phía sau thực đơn của nhà hàng, điều đó không làm tôi ngạc nhiên. Nhưng gặp một người viết một tác phẩm siêu phàm với bút Cartier bằng bạc đặt trên một bàn viết cổ kính trong một căn gác SoHo khoáng đãng trên sân thượng, điều này sẽ làm tôi vô cùng ngạc nhiên.

11. Đừng cố đứng vượt trội hơn đám đông, tránh xa các đám đông luôn: Kế hoạch để trình bày sản phẩm của bạn cho công chúng cũng phải sáng tạo mới mẻ như chính sản phẩm của bạn. Công việc của bạn là kiến tạo một thị trường hoàn toàn mới. Chẳng ly’ do gì mà phải làm điều mà 250 nghìn anh chàng “đang hy vọng” khác cũng đang làm—đợi phép lạ. Tất cả các mô hình kinh doanh đã có đều sai. Bạn phải tìm mô hình mới cho bạn.
aloneonthepath
12. Nếu bạn chấp nhận đau đớn, đau đớn không thể làm bạn đau: Đau đớn vì những hy sinh cần thiết thường đau hơn là bạn tính trước. Phiền thế! Nhưng dù là nói thế, thì làm một điều gì rất sáng tạo là một trong những kinh nghiệm kỳ diệu nhất mà một người có thể có trong đời. Nếu bạn thành công, mọi hy sinh đều đáng. Ngay cả khi bạn thất bại, bạn cũng sẽ học được nhiều điều giá trị lạ lùng. Nếu bạn không làm khi bạn biết rõ là bạn có cơ hội, chính điều này sẽ đau đớn hơn cả thất bại rất nhiều.

13. Đừng bao giờ so sánh nội tâm của bạn với bên ngoài của người khác: Bạn càng theo đuổi việc của bạn, bạn càng ít bị lẫn lộn giữa phần thưởng vật chất và phần thưởng tinh thần. Ngay cả khi con đường bạn đi không bao giờ làm ra tiền hay giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp, nó vẫn có giá trị hàng tấn.

14. Chết yểu được đánh giá quá cao: Tôi nghe nhiều người trẻ nói “Phải hút sách hay uống rượu để trở thành nghệ sĩ hay.” Đây là lựa chọn không hiệu quả, không mạnh khỏe, không thông minh, không sáng tạo, và không có kết cuộc vui.

15. Điều quan trọng nhất mà một người sáng tạo có thể học chuyên nghiệp là vẽ một lằn mực đỏ giữa cái gì bạn sẵn sàng làm và cái gì bạn sẽ không làm: Nghệ thuật bắt đầu bị thiệt hại khi người ta bắt đầu trả tiền cho nghệ thuật. Bạn càng cần tiền, người ta càng bảo bạn phải làm gì, bạn càng có ít tự chủ và càng phải nuốt chửng những điều không thích, và nghệ thật càng mang lại ít hạnh phúc. Biết điều này để đặt kế họach phù hợp cho bạn.

16. Thế giới đang thay đổi: Có người thì mê thay đổi, có người thì không thích. Nếu bạn muốn đủ tiền trả tiền ăn trong vòng 5 năm tới, thì hãy lắng nghe những người mê thay đổi, và tránh loại người kia.

17. Tài năng có thể mua, nhưng đam mê thì không thể mua: Những người duy nhất có thể đổi thay thế giới là những người muốn đổi thay thế giới. Và không phải là ai cũng muốn làm vậy.

18. Tránh đám bạn tụ tập quanh bình nước uống trong văn phòng: Họ là bạn tốt, nhưng một lúc nào đó họ sẽ cản đường.

19. Hát giọng riêng của mình: Picasso rất tồi về màu sắc. Turner chẳng vẽ được hình người. Saul Steinberg vẽ kỹ thuật rất tồi. TS Eliot có công việc ban ngày (và làm thơ ban đêm). Henry Miller viết rất bất quân bình. Bob Dylan hát cũng dở mà chơi guitar cũng dở.

20. Sự lựa chọn các phương tiện truyền thông không quan trọng: Phương tiện nào cũng có cái hay và cái dở của nó.

21. Bán rẻ mình, khó hơn là bạn nghĩ: Làm loãng sản phẩm của bạn ra để bán rẻ hơn chỉ làm cho người ta ít thích nó hơn.
triumph
22. Không ai quan tâm. Bạn phải tự làm lấy: Mọi người đều bận rộn, chẳng ai quan tâm đến quyển sách bạn đang viết, hay bức tranh, vở kịch, nhất là khi bạn chưa bán được. Và những người không bận rộn thì bạn lại không cần họ.

23. Lo lắng về “Thương mãi hay Nghệ thuật?” là phí thời gian. Người ta lải nhải chuyện này hồi 1950 và sẽ tiếp tục lải nhải năm 2050. Đây là con đường đã rất mòn, bạn sẽ chẳng tìm thêm được ‎ý mới nào gây chấn động trái đất cả.

24. Đừng lo lắng tìm kiếm hứng khởi. Nó sẽ đến: Hứng khởi đi trước thèm muốn sáng tạo, chứ không phải thèm muốn sáng tạo đi trước.

25. Bạn phải tìm ra thị trường riêng cho mình: Ảnh Picasso luôn giống Picasso vẽ. Truyện Hemingway nghe như Hemingway viết. Nhạc giao hưởng Beethoven nghe như của Beethoven. Một phần chính để trở thành sư phụ là làm thế nào để không hát giọng của ai cả, mà chỉ hát giọng của mình.

26. Viết từ quả tim: Chẳng có viên đạn bạc nào hết. Chỉ có tình yêu mà Chúa đã cho bạn.

27. Cách hay nhất để được chấp thuận là không cần chấp thuận: Điều này đúng cả trong nghệ thuật lẫn kinh doanh.

28. Quyền lực không bao giờ được cho, mà chỉ được nắm lấy: Người “sẵn sàng” (chuyển quyền lực) truyền đi một làn sóng khác với người chưa sẵn sàng. Có lẽ đó là l‎y’ do tại sao thú vật có thể đánh mùi sợ hãi.

29. Dù là quyết định cách nào, thì Chúa Quỷ cũng phải có phần: Bán rẻ mình cho Hollywood cũng phải trả giá. Không bán rẻ mình, cũng phải trả giá. Đằng nào thì cũng phải trả giá đầy đủ, vâng, đau ná thở.

30. Phần khó nhất của tính sáng tạo là làm quen với tính sáng tạo: Nếu bạn đang có thèm muốn sáng tạo điều gì đó, cơn thèm này sẽ nằm ì đó, chẳng đi đâu cả. Phải một thời gian bạn mới quen được với tính lì này.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Gia tăng sáng tạo

Chào các bạn,

Trong bài Không giống ai! chúng ta đã nói đến vấn đề rất căn bản cho văn minh Đại Việt là, văn hóa của chúng ta không những không sáng tạo mà còn tích cực chống lại sáng tạo, vì trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa của ta nhắm diệt cá tính và ép mọi người giống nhau. Sáng tạo là cá tính; cái mới nhất định là phải “không giống ai” mới là mới.

creativity1

Hôm nay ta tiếp tục nghiên cứu, làm cách nào để chúng ta gia tăng sáng tạo cho mỗi cá nhân chúng ta và, như vậy, dĩ nhiên là cho cả quốc gia.

Hiện nay chúng ta có 3 điều lợi cho việc biến văn hóa của ta thành văn hóa sáng tạo. Thứ nhất là Internet. Internet giúp cho mỗi người Việt tiếp xúc với tư tưởng mới lạ hoặc xa lạ hàng ngày. Điều này làm cho cách suy nghĩ của chúng ta trở nên rộng rãi hơn, và bớt bảo thủ.

Điều thứ hai là chúng ta có người Việt trên khắp thế giới, liên lạc với quê nhà nhà 24 giờ một ngày qua Internet. Mấy anh chàng và cô nàng “lai Tây, lai Mỹ, lai Hoa, lai Nhật , lai Đức…” này đương nhiên là có những tư tưởng không giống ai mỗi ngày. Điều đó làm cho văn hóa của ta có cơ hội tiếp nhận tư tưởng mới mỗi ngày. (Hay hoặc dở, để đó tính sau. Việc trước mắt là tư tưởng mới mỗi ngày).

Điều thứ ba là chúng ta hiện có một dân số rất trẻ trung. Tuổi trẻ cộng với Internet, đó là công thức rất tốt cho sáng tạo.

Với những điều kiện thuận tiện như vậy, mỗi chúng ta cần quan tâm đặc biết đến sáng tạo một tí, để năng lực sáng tạo có thể sống tốt sống mạnh.
creativity2
1. Điều thứ nhất là tư duy: Sống là sáng tạo. Sống là mọc thêm chồi non, lá mới, cành mới mỗi ngày. Sáng tạo không phải là ‎y’ thích. Sáng tạo chính là sống. Không còn sinh ra được cái gì mới nữa là đã chết hay sắp chết. Giản dị thế thôi.

2. Sáng tạo là suy nghĩ không giống ai, làm cái không giống ai. Cho nên hãy ca ngợi những cái không giống ai của người khác, dù cái đó mình không cần, và không mấy thích (miễn là không thực sự phải chống vì l‎y’ do cụ thể nào đó về vệ sinh, hay đạo đức, hay l‎y’ do quan trọng nào đó).

3. Khuyến khích con cái, học trò, bạn bè, và những người quanh ta thể hiện cá tính của họ, thể hiện các suy tưởng và hành động mới lạ của họ.

4. Dĩ nhiên không phải tư tưởng mới hành động mới nào cũng tốt, nhưng nếu có 100 cái mới, sau đó thời gian đào thải hết 70 còn 30 là vừa, Thay vì, có chỉ 2 cái mới và thời gian đào thải 1 chỉ còn lại 1.

5. Có tư tưởng mới có nghĩa là bạn nằm trong thiểu số chỉ có một người. Cho nên phải có cam đảm đi một mình, đừng sợ ma. Nếu ta chia sẻ ‎y’ tưởng với các bạn, thì cũng chỉ có một số rất nhỏ có thể thấy được điều ta nói (vì tư tưởng mới lạ thường là thế). Lại nữa, trong môi trường chống “không giống ai” của văn hóa Việt, ta có thể lại càng cô đơn. Phải can đảm vả chấp nhận chuyện đó. Thiên tài thường phải lặn lội một mình. Những vẫn cứ chia sẻ ra ngoài, biết đâu hàng xóm thì không hiểu được, nhưng một người bạn bên kia quả địa cầu lại hiểu được.
Creativity3
6. Một phát mính mới không có nghĩa là một việc cực kỳ mới lạ và lớn lao, như… làm con đường đi bộ lên mặt trăng. Đại đa số phát minh trên thế giới chỉ là một tí cải tiến trên cái cũ. Ví dụ: Lon Coca Cola có đáy nhỏ hơn đầu, là một cải tiến nhỏ xíu, từ lon cũ đầu bằng đáy. Nhưng tiện nghi kinh tế của phát minh nhỏ xíu này lại rất lớn. Hầu hết tất cả các máy móc dụng cụ mà ta đang sử dụng là kết quả của cả trăm phát minh nhỏ trong nhiều năm dồn lại, chứ không phải 1 phát minh lớn.

7. Tư tuởng cần hành động mới trở thành hiện thực. Cho nên có ‎y’ tưởng rồi thì hãy tìm cách thực hiện nó.

8. Đừng lo thắng bại. Tất cả các thí nghiệm về tất cả mọi vấn đề, từ hóa học, đến IT, đến kinh tế, đến thương mãi, do bất kỳ ai làm, tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, luôn luôn bị thất bại nhiều lần, rồi mới được thành công. Cho nên bạn sẽ phải hỏng nhiều lần trước khi thành. Nhưng bị hỏng là bước đường bắt buộc phải có trước khi thành. Hỏng là một đoạn đường có ổ gà trên toàn đoạn đường đi đến thành công. Không đi đoạn này thì không có đoạn sau. Người sợ hỏng là người không hiểu đời một tí nào cả, như là lái xe mà đòi đường không có ổ gà hay nước lụt hay chướng ngại gì đó.
creativity4
9. Ngày xưa ta cần sáng tạo để tìm ra giải pháp cho một vấn đề, để đáp ứng một nhu cầu của thị trường. Nói chung, ngày xưa sáng tạo là phản ứng. Ngày nay, ta sáng tạo không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu có sẵn, mà là để tạo ra nhu cầu khi nhu cầu đó chưa có. Ví dụ: Những người tạo ra computer đã tạo ra cho chúng ta một nhu cầu, dù là mấy mươi năm trước đây, trước khi computer ra đời, chẳng ai cần computer cả. Điện thọai di động, lò vi sóng.. cũng thế. Tất cả đều là do các chuyên viên IT tạo ra nhu cầu.

Trong khung cảnh kinh tế thế giới ngày nay, nếu chỉ sáng tạo để đáp ứng một nhu cầu có sẵn, là ta đã đi lẹt đẹt đằng sau rất chậm. Ta phải đi trước, phải tạo ra nhu cầu khi nhu cầu chưa có. Ta phải mường tượng được thế giới đang đi về hướng nào, để sáng tạo ra giải pháp khi nhu cầu chưa kịp đến, vấn đề chưa kịp hiển lộ, và đa số người không ai biết tại sao ta làm thế.

10. Tất cả chúng ta cần biết rằng “sáng tạo” là yếu tố quyết định thắng hay bại, cho mỗi cá nhân ta, và cho tổ quốc ta trên chính trường và thương trường quốc tế. Đầu óc lờ đờ không tìm ra cái gì mới thì phải thua, càng nghĩ ra được nhiều cái mới ta càng thắng.

Tất cả hệ thống giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội của ta phải nhắm vào mục tiêu gia tăng mức sáng tạo mỗi cá nhân trong nước. Các hình thức bóp nghẹt sáng tạo phải được dẹp bỏ. Chúng ta là một quốc gia vô địch. Ta đã thắng những cường quốc mạnh nhất thế giới trong nhiều cuộc chiến. Hãy sống và làm việc như những người vô địch.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright TDH, 2009
www.dotchuoinnon.com
Permission for non-commercial use

Nghệ thuật, Trái tim và Tương lai

Chào các bạn,

Tương lai kinh doanh của thế giới đang đi về hướng nào?

Trong bài viết hôm nay, mình giới thiệu với các bạn xu hướng các việc làm về nghệ thuật và thiết kế trong kinh doanh ở Mỹ, qua trao đổi của anh Daniel Pink, một biên tập viên cho tạp chí Wired nổi tiếng, và là người từng viết diễn văn cho phó tổng thống Al Gore.

Đồng hồ báo thức trong gối
Đồng hồ báo thức trong gối

Theo anh Daniel, máy tính và toàn cầu hóa đang lấy đi các việc làm có nhiều ở các thập niên trước như kỹ sư, luật sư, kế toán viên; các công việc có thể lập trình tự động được.

Bây giờ, một người bình thường có thể mở được trang web với các công cụ tự động, một dây chuyền sản xuất có thể chế tạo quần áo, đóng gói rau quả, sản xuất máy tính, với ít kỹ sư và nhân công như trước.

Một chiếc máy tính laptop dần dần sẽ bình thường như một quyển sách hay chiếc bút bi.

Và công việc được trả giá cao và cần thiết hiện nay là nghệ thuật, thiết kế, âm nhạc,… những gì thổi ý nghĩa vào sản phẩm, đổng cảm với tâm hồn con người trong một thế giới được cơ khí quá.

Sản phẩm được trả giá cao hơn sẽ là các sản phẩm đẹp và đồng cảm chứ không chỉ dùng được. Nhà hàng mang phong cách một ốc đảo ở châu Phi, chiếc đĩa mang cảnh làng quê Việt Nam, tranh tường mang vẻ cổ kính của các nhà thờ ở Ý.

Vậy mối liên hệ giữa các sản phẩm có tính nghệ thuật cao và tư duy tích cực như thế nào nhỉ?

Các sản phẩm đẹp cũng giúp cho con người có cái nhìn hướng thượng và tích cực với cuộc sống, trồng nhiều cây xanh, yêu nụ cười của những người nông dân, đồng cảm với ước mơ được đến trường của trẻ em châu Phi.

Đồng thời, sản phẩm đẹp có giá trị kinh doanh cao hơn một sản phẩm chỉ dùng được. 🙂

Tư duy tích cực, thành thật và khiêm tốn giúp con người có được sự tự do tinh thần để tha hồ tưởng tượng và sáng tạo ra những sản phẩm đẹp nhất và chất lượng cao nhất. Tất cả những tác phẩm orgininal được tạo ra dựa trên một điều căn bản: tác giả trung thực với chính mình 🙂

Chúc các bạn một ngày tuyệt vời,

Hiển.

.

Nghệ thuật, Trái tim, và Tương lai

Bàn đánh pingpong
Bàn đánh pingpong

Tôi muốn bắt đầu bằng kể với các bạn về một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi từng mắc phải.

Hơn một thập kỷ rưỡi về trước, tôi làm một chuyện tôi rất tiếc – một chuyện tôi đôi chút xấu hổ, một chuyện tôi ước là không ai biết. Tôi muốn nói với bạn ngày hôm nay – Nếu bạn hứa giữ điều này chỉ ở trong phòng này thôi, giữa bạn và tôi.

Khi là một cậu trai trẻ, trong giây phút thiếu chín chắn của tuồi trẻ, tôi đi học luật. Tôi không học tốt ở trường luật. Thực tế, tôi tốt nghiệp trong nhóm 10% dưới đáy lớp. Tôi đã không thích trường luật. Tôi chưa từng hành nghề luật ngày nào trong đời tôi cả. Nếu tôi có thể ấn nút tua lại và làm lại khác hoàn toàn, tôi sẽ ấn.

Vậy, tại sao tôi làm điều đó? Tại sao tôi đi học trường luật? Tại sao, ồ, tại sao tôi đi vào trường luật?

Câu trả lời thực tế rất đơn giản. Đó là câu trả lời một số các bạn có trước đây. Đó là câu trả lời một số các bạn từng nghe trước đây.

Đó là lỗi của cha mẹ tôi.

Để tôi giải thích.

Khi tôi là một đứa trẻ – lớn lên trong một gia đình trung lưu, trong giữa nước Mỹ trong giữa thập kỷ 70s, mỗi cha mẹ đưa ra một đĩa lời khuyên như nhau cho con cái. Có điểm tốt, đi vào đại học, và theo một nghề cho mức sống tốt và có lẽ một chút danh tiếng. Nếu bạn giỏi toán và khoa học, làm bác sĩ. Nếu bạn giỏi tiếng Anh và lịch sử, làm luật sư. Nếu máu làm bạn kinh sợ và khả năng ngôn ngữ của bạn cần nhiều tiến bộ, làm kể toán viên.

Đó là lời khuyên cha mẹ cho tôi. Đó là lời khuyên hầu hết các cha mẹ trung lưu cho con cái. Bác sĩ. Luật sư. Kế toán viên. Kỹ sư. Đó là những công việc lẫn đến mảnh đất hứa của an toàn nghề nghiệp, danh tiếng nghề nghiệp và hạnh phúc.

Lời khuyên này được tin thật nhiều đến nỗi nếu bạn lệch khỏi lối đi này, mọi người cố chen vào và lái bạn về quỹ đạo. Ví dụ, trong trường học, tôi tập trung vào ngữ văn. Và tôi có cùng câu hỏi lặp đi lặp lại. Đó là câu hỏi một số các bạn đã hỏi từ trước. Đó là câu hỏi một số các bạn dã nghe từ trước.

Bạn sẽ làm gì với cái này?
Ngữ văn? Bạn sẽ làm gì với cái này?
Nghe quen không?

Đi học trường luật, cha mẹ tôi nói. Đó là cái gì có thể đở ta cùng đường. Đi học trường luật, mọi người nói. Nó sẽ cho các nhiều cơ hội lựa chọn. Bây giờ, để công bằng, lời khuyên đó có ý tốt. Và ở thời điểm đó, nó không hẳn là sai. Thời đó, đi học trường luật là một lối đi khôn ngoan vào thế giới đáng được tôn trọng.

Nhưng ngày hôm nay, lớp tốt nghiệp 2004, điều đó không còn đúng nữa. Những ngày này, lời khuyên đó không chỉ tẻ nhạt. Nó nguy hiểm. Bởi lẽ tương lai bạn đang nhìn đến rất khác tương lai tôi đối diện khi tôi tốt nghiệp cách đây 18 năm.

Quảng cáo bộ đồ lặn Bare
Quảng cáo bộ đồ lặn Bare

Ngày hôm nay, tương lai không thuộc về kỹ sư, luật sư, và kế toán. Tương lai thuộc về một loại người khác với kiểu trí óc khác. Tương lai thuộc về nghệ sĩ và người thiết kế, người chụp ảnh, và người minh họa. Tương lai thuộc về người sáng tạo, người đồng cảm, người nhận ra khuynh hướng, người tạo ra ý nghĩa.

Theo cách nói khác, nó thuộc về những người như bạn.

Ở nước Mỹ, số lượng những người thiết kế hình họa đã tăng 10 lần trong một thập kỷ; nhưng người thiết kể nghệ hình họa đã vượt số kỹ sư hóa học gấp bốn lần. Từ năm 1970, nước Mỹ đã có nhiều hơn 30% số người kiếm sống bằng soạn nhạc hay trình diễn nhạc.

Nhiều người Mỹ ngày hôm nay làm về nghệ thuật, giải trí và thiết kế hơn công việc như luật sư, kế toán và kiểm toán.

Đó chỉ là khởi đầu. Bởi lẽ một số lực mạnh mẽ đang hội tụ để làm lời khuyên của cha mẹ tôi lỗi thời – và làm bằng cấp của bạn từ trường Ringling giá trị hơn bạn từng tưởng tượng khi bạn nhập học cách đây bốn năm.

Một trong những lực đó là tự động hóa. Máy tính đã bắt đầu làm rung chuyển cuộc sống của những công nhân cổ trắng trong thế hệ này nhiều như chúng làm ngắt đứt cuộc sống của những công nhân cổ xanh thế hệ trước. Máy tính bây giờ có thể làm nhiều tác vụ lặp lại – xử lý đơn kiện, thêm các con số, tìm kiếm dữ liệu – nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn con người. Do đó kế toán viên mất việc cho Turbo Tax và những phần mềm kế toán khác. Cũng như thế với luật sư. Luật sư bình thường tính 180 đô một giờ. Nhưng bây giờ bạn có thể có những văn bản pháp luật đơn giản trên mạng giá 15 đô. Bạn có thể lên mạng và li dị chỉ với 249 đô. Điều đó sẽ làm cho nhiều luật sư mất việc.

Và rồi toàn cầu hóa. Như chúng ta thấy trong năm này, có hàng triệu công nhân cổ trắng có khả năng ở Ấn Độ, Phi Luật Tân, và những nơi khác sắn sàng làm những việc như lập trình đơn giản và phân tích tài chính với giá chỉ bằng một phần nhỏ của lương công nhân ở tây phương. Điều đó sẽ làm cho nhiều người làm việc với code và các con số thất nghiệp.

Hai lực này – tự động hóa và toàn cầu hóa – đang thay đổi sâu sắc thế giới việc làm. Có nghĩa là bất kỳ công việc nào chỉ dựa đơn giản trên việc đi theo một loạt quy luật – công việc có thể viết xuống thành một trang thủ tục, hay có thể được cấu hình để đưa đến một câu trả lời đúng duy nhất – sẽ bị mất. Và điều đó có nghĩa là những công việc còn lại là những việc mà máy tính không thể làm nhanh hơn và công nhân trí thức ở nước ngoài lương thấp không thể làm rẻ hơn.

Những việc còn lại bao gồm các việc tạo ra vẻ đẹp và chạm vào tâm hồn con người. Chúng sẽ dựa ít hơn vào não trái, kiều thông minh SAT chúng ta đã được dạy để kính trọng và tôn thờ – và nhiều hơn về những yếu tố của não phải về nghệ thuật và trái tim.

Nghệ thuật và trái tim. Tạo ra điều gì đó mà thế giới không biết rằng nó đã mất đi. Tạo ra những mối liên hệ đầy ý nghĩa và đồng cảm với người khác. Đó là những tính chất khó sao bản được. Và những cái này, tôi vui vẻ mà nói, đúng là những yếu tố bạn đang thuần thục ở đây tại trường Ringling.

Bàn chải nhà vệ sinh do Michael Graves thiết kế
Bàn chải nhà vệ sinh do Michael Graves thiết kế

Nhưng đợi chút, còn nữa. Bạn thấy đấy, nền kinh tế đầy những công nhân não trái đã làm việc tốt. Đất nước này, và hầu hết những nước đã phát triển, trở nên giàu mạnh hơn bất kỳ nhóm dân tộc nào trong lịch sử thế giới. Điều này đã thay đổi bản chất của kinh doanh – và nó sẽ thay đổi tiến trình của đời sống lao động của chúng ta. Và nếu bạn không tin tôi, nhìn vào đây. Đây là một chiếc bản chải trong nhà vệ sinh – nhưng không phải là một bàn chải như bao bàn chải nhà vệ sinh khác. Đây là một bàn chải thiết kế cao cấp — do Michael Graves thiết kế — một trong những kiến trúc sư và nhà thiết kế sản phẩm nổi tiếng nhất thế giới. Nó đáng giá 5.99 đô ở Target [công ty bán hàng giá rẻ]. Đúng rồi, khi chúng ta có bàn chải nhà cầu thiết kế cao cấp, cuộc sống ở Mỹ phải rất tốt.

Nhưng, có một điểm quan trọng ở đây – một điểm rất quan trọng. Trong kinh doanh, không đủ để cho một công ty hay một cá nhân bán ra một sản phẩm chỉ đơn giản là làm được việc. Bất kỳ ai cũng có thể tạo ra sản phẩm như vậy. Trong thị trường ngày nay tràn ngập đủ mọi thứ, sản phẩm và dịch vụ [của ta] phải đẹp đẽ về hình thức và vượt trội về tình cảm. Bây giờ, ở đâu bạn học về vẻ đẹp hình thức và thăng hoa tình cảm? Ở trường luật? Không, ở trường nghệ thuật.

Và điều đó giải thích tại sao một bằng về nghệ thuật bây giờ có lẽ là bằng quan trọng nhất trong kinh doanh.

(Nguyến Minh Hiển dịch)

.

Art, Heart & the Future

Quảng cáo của Pepsi
Quảng cáo của Pepsi

I’d like to begin by telling you about one of the biggest mistakes
I’ve ever made.

A decade and a half ago, I did something that I very much regret – something that I’m slightly ashamed of, something that I wish nobody would ever know. I’m willing to tell you tonight – if you promise to keep it in this room, just between you and me.

When I was a young man, in a moment of youthful indiscretion, I went to law school. Now, I didn’t do very well in law school. In fact, I graduated in the part of my class that made the top 90 percent possible. I didn’t enjoy law school. I never practiced law a day in my life. If I could press the rewind button and do it over differently, I would.

So why did I do it? Why did I go to law school? Why, oh why, did I go to law school?

The answer is actually quite simple. It’s an answer some of you have given before. It’s an answer some of you have heard before.

It’s my parents’ fault.

Let me explain.

When I was a kid—growing up in a middle class family, in the middle of America in the middle of the 1970s—most parents dished out the same plate of advice to their kids. Get good grades, go to college, and pursue a profession that would offer a decent standard of living and perhaps a dollop of prestige. If you were good at math and science, become a doctor. If you were better at English and history, become a lawyer. If blood grossed you out and your verbal skills needed work, become an accountant.

That’s the advice my parents gave me. That’s the advice most middle-class parents gave their kids. Doctor. Lawyer. Accountant. Engineer.

Those were the jobs that led to the promised land of financial security, professional prestige, and overall happiness.

The advice was so widely believed that if you deviated from the path, everybody tried to step in and steer you back on course. For example, in college, I majored in linguistics. And I got the same question over and over again. It’s a question some of you have asked before. It’s a question some of you have heard before.

Các lọai ly
Các lọai ly

What are you going to do with that?
Linguistics? What are you going to do with that?
Sound familiar?

Go to law school, my parents told me. It’s something to fall back on.
Go to law school, everyone said. It will keep your options open.
Now, to be fair, that advice was well-intentioned. And at the time, it wasn’t exactly wrong. Back then, going to law school was a wise pathway into the respectable world.

But today, class of 2004, that’s no longer true. These days, that advice is not just boring. It’s dangerous. Because the future you’re facing looks very different from the future I faced when I graduated from college 18
years ago.

Today, the future doesn’t belong to those engineers, lawyers, and accountants. It belongs to a very different kind of person with a very different kind of mind. The future belongs to artists and designers, photographers and illustrators. It belongs to creators and empathizers, pattern recognizers and meaning makers.

In other words, it belongs to people like you.

In the U.S., the number of graphic designers has increased tenfold in a decade; graphic designers outnumber chemical engineers by four to one. Since 1970, the U.S. has 30 percent more people earning a living as writers and 50 percent more earning a living by composing or performing music.

More Americans today work in arts, entertainment, and design than work as lawyers, accountants, and auditors.

And that’s just the beginning. Because several powerful forces are converging to make my parents’ advice obsolete—and to make your degree from Ringling more valuable than you ever imagined when you enrolled
here four years ago.

One of those forces is automation. Computers have begun to shake up the lives of white-collar workers this generation much as they disrupted the lives of blue-collar workers last generation. Computers can now do many routine tasks—processing claims, adding figures, searching data—faster, cheaper, and better than humans can. So accountants lose work to TurboTax and other accounting software. The same thing is happening to lawyers. The typical lawyer charges $180 an hour. But now you can get basic fill-in-the-blank legal forms on the web for 15 bucks. You can even go online and
get a divorce for a mere $249. That will leave a lot of lawyers unemployed.

Then there’s globalization. As we’ve seen this year, there are millions of capable white-collar workers in India, the Philippines, and elsewhere willing to do work like basic computer programming and financial analysis for a fraction of the pay of workers in the west. That will leave a lot of code slingers and number crunchers unemployed.

Xe đạp
Xe đạp

These two forces—automation and globalization—are profoundly changing the world of work. They mean any job that is based on simply following a prescribed set of rules—that can be reduced to a spec sheet or configured to produce a singe right answer—is a goner. And that means that the jobs that remain will be the sort of things that computers can’t do faster
and low-wage overseas knowledge workers can’t do cheaper. The jobs that remain will involve creating beauty and touching the human soul. They’ll rely less on the sort of left brain, SAT kind of intelligence we’ve been schooled to respect and hectored into worshipping – and more on the right brain qualities of art and heart.

Art and heart. Creating something the world didn’t know it was missing. Forging meaningful relationships and empathizing with others. These are qualities that are difficult to replicate. These are qualities that will define the workforce of the future. And these, I’m happy to say, are the very qualities you’ve been mastering here at Ringling.

But wait, there’s more. You see, that economy filled with left-brain workers did pretty well. This country, and most of the developed countries, became wealthier than any group of people in the history of the world. This has changed the nature of business – and it will change the course of your working lives. And if you don’t believe me, look at this. This is a toilet brush – but not just any toilet brush. It’s a designer toilet brush – designed by Michael Graves, one of the world’s most famous architects and product designers. It costs $5.99 at Target. Yes, when we’ve got designer toilet brushes, life in America must be pretty good.

But there’s a serious point here – a very serious point. In business, it’s no longer enough for a company or an individual to offer a product or a service that’s simply functional – that merely works. Anybody can do that. In today’s overstocked, materially abundant marketplace, that product or service also has to be physically beautiful and emotionally transcendent.

Now, where do you learn about physical beauty and emotional transcendence? At law school? No, at art school.

And that explains why an art degree is now perhaps the most valuable
degree in business.

Daniel H. Pink at Ringling School of Art and Design
May 2004

Sáng tạo

Beethoven.
Chào các bạn,

Thiên thiên, luôn luôn, hát khúc hát kỳ diệu.

Ta bắt được bài hát đó không? Ta nghe được nhiều hay ít?

Thiên nhiên nhẹ nhàng nhấc đi những ý nghĩ vẩn vơ của bạn khi bắt đầu đi dạo, kéo bạn hòa cùng tần số với thiên nhiên. Bỗng nhiên mọi ý tưởng tan biến, bạn mở to mắt ngạc nhiên và say mê ngắm nhìn vạt cỏ sống động, lọt thỏm vào âm thanh ríu rít của bầy chim, của gió. Về nhà, mẹ bạn hạnh phúc thấy cánh đồng, chim chóc và hoa ly ly trên khuôn mặt bạn.

Sâu thẳm trong sự ngạc nhiên đó, là một hóa chất kỳ diệu, nằm trong bản giao hưởng chung của vũ trụ, hòa vào trái tim con người. Con người, thấm trong đó, nhìn thấy vẻ đẹp diệu kỳ trong tất cả những gì con người có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy. Con người ghi lại, thể hiện ra điều kỳ diệu tạo hóa đã tiết lộ, để chia sẻ với các anh chị em.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cảm nhận sâu thẳm về thiên nhiên, nguồn cảm hứng sáng tạo vô cùng, của nhạc sĩ thiên tài Beethoven.

Chúc các bạn một ngày tuyệt vời,

Hiển.

.
galaxies

Ở đây, bao quanh bởi những tạo vật của Thiên Nhiên, tôi thường ngồi hàng giờ, trong khi giác quan của tôi hưởng thụ cảnh Thiên Nhiên. Ở đây, mặt trời lộng lẫy không bị che bởi bất kỳ mái nhà bẩn thỉu nào do con người tạo ra, ở đây, bầu trời xanh là trần nhà tuyệt vời của mình. Vào buổi tối, tôi ngắm bầu trời trong nỗi ngạc nhiên và những chùm thiên thể sáng liên tục quay quanh quỹ đạo của chúng, những mặt trời hay những trái đất, rồi linh hồn của mình vượt lên quá những chòm sao hàng triệu dặm xa, tới cội nguồn đầu tiên, từ nơi đó, tất cả các tạo vật trôi ra và từ nơi đó, những tạo vật mới sẽ tuôn ra mãi mãi.

Bây giờ và sau này, khi mình  cố gắng diễn tả những cảm xúc âm nhạc sôi sục — ồ, khi đó mình thấy rằng mình đã bị đánh lừa kinh khủng; mình quăng đi mảnh giấy mới ghi vội, và cảm thấy chắc chắn rằng chưa bao giờ một ai sinh ra trên trái đất này có thể diễn tả bằng âm thanh, ngôn từ, mầu sắc hay đá cuội những hình ảnh thiên đường, lơ lửng trước sức tưởng thưởng phấn khích của anh ta, trong những giờ phút hạnh phúc nhất đó…

Đúng rồi, điều đó phải đến từ trên trời, điều đánh thẳng vào trái tim; nếu không nó sẽ chẳng là gì ngoài những nốt nhạc, phần xác thiếu đi phần hồn, có phải không? Cái gì là phần xác không có phần hồn? Đất hay bùn, phải không? Tinh thần phải bay thoát khỏi đất, nơi tia lửa huyền diệu bị giam cầm một thời gian, và cũng giống như cánh đồng, nơi người gieo cầy tin cậy gieo những hạt giống, hạt phải nở hoa và đơm trái, và sinh sản, vượt lên về phí cội nguồn, nơi hạt đã đến.

Vì, những tạo vật phải kinh trọng tạo hóa vô biên, với những lao lực kiên trì từ những khả năng được phú cho chúng.

Nhạc sĩ Beethoven
Nguyễn Minh Hiển dịch

.
thiennhien2
Here, surrounded by the products of Nature, often I sit for hours, while my senses feast upon the spectacle of Nature. Here the majestic sun is not concealed by any dirty roof made by human hands, here the blue sky is my sublime roof. When in the evening I contemplate the sky in wonder and the host of luminous bodies continually revolving within their orbits, suns or earths by name, then my spirit rises beyond these constellations so many millions of miles away to the primeval source from which all creation flows and from which new creations shall flow eternally.

When, now and again, I endeavor to formulate my seething emotions in music— oh, then I find that I am terribly deceived; I throw my scrawled paper upon the ground and feel firmly convinced that never shall anyone born on this earth be able to express in sounds, words, colors or stone those heavenly images that hover before his excited imagination in his happiest hours…

Yes, it must come from above, that which strikes the heart; otherwise it’s nothing but notes, body without spirit, isn’t that so? What is body without spirit? Earth or muck, isn’t it? The spirit must rise from the earth, in which for a time the divine spark is confined, and much like the field to which the ploughman entrusts precious seed, it must flower and bear many fruits, and, thus multiplied, rise again towards the source from which it has flown. For only by persistent toil of the faculties granted to them do created things revere the creator of infinite Nature.

— Beethoven (1770-1827)
conversation with Johann Stumpff