Danh mục lưu trữ: Mệnh lệnh năng lượng bắt_buộc

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – Tổng kết và Lời cảm ơn

Chào các bạn,

Sau 6 tháng, nhóm dịch của ĐCN đã hoàn thành dịch cuốn sách Energy Imperative: 100% Renewable Energy Now sang tiếng Việt với tên: Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc: 100% Tái Tạo Ngay Bây Giờ, viết bởi người khổng lồ của nước Đức, Hermann Scheer.

Mời các bạn đọc và chia sẻ cuốn sách đã được dịch hoàn chỉnh tại đây: Mục Lục. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – Tổng kết và Lời cảm ơn

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – MỤC LỤC

SÁCH DỊCH: MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC 
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

Giới thiệu sách

Bài phỏng vấn trên báo Một thế giới

Tổng kết và Lời cảm ơn

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu

Giới thiệu Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – MỤC LỤC

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 4)

Người dịch: Nguyễn Thu Trang

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 7: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÁNG GIÁ (Phần 4)

Quyết định mang tính hệ thống

Bắt đầu gia tốc cho sự thay đổi của mình, nước Đức đã biến chính mình thành đấu trường cho cuộc xung đột cấu trúc, vì ở đây quyết định về hệ thống còn chưa được khẳng định. Trong suốt thời kỳ mà liên minh Dân chủ Xã hội và đảng Xanh nắm quyền – thời kỳ mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tiến những bước đầu tiên – chính phủ Đức đã tránh đưa ra quyết định này. Cả hai hệ thống năng lượng đều được đẩy mạnh và tăng cường như nhau, và kết quả là hiện nay chúng ta có hai con tàu trên cùng một đường ray đang lao đầu vào nhau.

Một mặt chúng ta có Đạo luật Các nguồn Năng lượng tái tạo EEG – một chương trình về hỗ trợ thị trường cho năng lượng tái tạo được phát triển mạnh, Đạo luật đồng phát KWKG – một chương trình nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cũ, một loại thuế sinh thái sơ sài, và một Đạo luật về loại bỏ có kế hoạch năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện. Mặt khác, quá trình thiết lập một cơ quan kiểm soát để giám sát sự mở rộng tự do đã được luật hóa đối với thị trường điện và gas vốn bị kéo dài trong nhiều năm qua, quá trình tập trung của ngành công nghiệp điện đã được hỗ trợ, và luật về giao dịch phát thải đã được soạn thảo nhằm tăng lợi nhuận cho các công ty điện tới nhiều tỷ Euro. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 4)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 3)

Người dịch: Nguyễn Thu Trang

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 7: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÁNG GIÁ (Phần 3)

Tổng hợp giá trị

Đưa năng lượng tái tạo vào thị trường theo cách thức có thể kiểm soát một cách dân chủ và tính tự trị ngày càng tăng có thể mang lại những tổng hợp giá trị không ngờ từ trước đến nay:

– tổng hợp giá trị giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cộng đồng, vốn là chủ đề triết học cổ điển, bởi việc sử dụng độc lập năng lượng tái tạo gia tăng tự do cá nhân mà không gây ra gánh nặng cho người khác;

– tổng hợp giữa các giá trị tinh thần và vật chất, bởi lợi ích vật chất của nhân loại có thể được thỏa mãn mà không gây ra tác hại môi trường và xã hội, qua đó tạo ra một nền kinh tế sinh thái. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 3)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 2)

Người dịch: Nguyễn Thu Trang

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 7: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÁNG GIÁ (Phần 2)

Thôi đừng lấy cớ

Tất cả những điều này vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp các tính toán kinh tế tổng quát được đưa ra ở đây, các tính toán này cho thấy chuyển đổi năng lượng không những không hề tốn kém hơn, mà thực tế là ngày càng rẻ hơn so với việc tiếp tục sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng cũ. Các lợi ích về xã hội và kinh tế của việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo không thể để tiếp tục bị tranh cãi nghiêm trọng nữa. Thực tế là ngược lại: các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo hiện tại là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn cung năng lượng đầy đủ, rẻ tiền, và thân thiện với môi trường cho tất cả mọi người thế hệ này và mọi thế hệ tương lai. Thế hệ hiện tại có trách nhiệm lịch sử để thực hiện quá trình chuyển đổi thay mặt các thế hệ tương lai. Không được lấy cớ thêm nữa. Tất cả những chướng ngại vật ngăn cản quá trình này dễ vượt qua hơn là những hậu quả sẽ xảy ra nếu chúng ta tiếp tục với hệ thống hiện nay. Sai lầm lớn về tâm lý xã hội học nếu cho rằng trước tiên thảm họa cần phải xảy ra mới có thể củng cố quyết tâm thay đổi và tăng cường nhận thức về thảm họa đó. Chỉ có các xã hội đủ ổn định và không bị tác động bởi tình trạng khẩn cấp mới có thể cam kết những nỗ lực to lớn cho một công cuộc như vậy. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 2)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 1)

Người dịch: Nguyễn Thu Trang

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 7: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÁNG GIÁ (Phần 1)

Đạo đức xã hội thay vì chủ nghĩa kinh tế năng lượng

Tháng 7 năm 2010, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng tiếp cận với nước sạch là quyền con người. Mặc dù rõ ràng đây là một quyền cơ bản, tuyên bố này chưa cho phép các bên tự mình trực tiếp áp dụng điều được nêu ra. Bởi nếu hay khi việc áp dụng này xảy ra, sẽ đưa đến những hệ quả trên phạm vi rộng lớn, thậm chí nghiêm cấm các phương thức sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước mà qua đó gián tiếp gây nguy hại tới sức khỏe con người. Quyền con người là một dạng nguyên tắc đạo đức và chúng ta không thể cho phép sự trung thành với những nguyên tắc này bị phụ thuộc vào việc liệu điều đó có “cộng thêm” giá trị hoặc là một mối đe dọa đối với “sự cạnh tranh”. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 7 (PHẦN 1)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 10)

Người dịch: Nguyễn Thị Phi Yến

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 10)

6D. KẾT THÚC THỜI ĐẠI NGUYÊN TỬ:
LOẠI BỎ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN BẰNG LỆNH CẤM TOÀN CẦU ĐỐI VỚI VŨ KHÍ HẠT NHÂN (TIẾP)

Vào tháng Chín năm 1968, khi Hiệp ước không gia tăng vũ khí Hạt nhân đang được đàm phán, hội nghị của các “Quốc gia phi hạt nhân” được tổ chức tại Geneva. Hội nghị này đã thông qua Điều 6, không có điều khoản này, hiệp ước sẽ không bao giờ có thể diễn ra. Ngày nay tất cả những “quốc gia nói không với vũ khí hạt nhân” nên ngồi lại với nhau một lần nữa để gây áp lực liên kết lên các cường quốc hạt nhân, buộc họ cuối cùng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện của Điều 6 về việc hoàn thành giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 10)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 9)

Người dịch: Nguyễn Thị Phi Yến

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 9) 

6D. KẾT THÚC THỜI ĐẠI NGUYÊN TỬ:
LOẠI BỎ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN BẰNG LỆNH CẤM TOÀN CẦU ĐỐI VỚI VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Việc sử dụng năng lượng hạt nhân “vì mục đích hòa bình” đã đạt được sự chấp nhận phổ biến vì đây đã được xem là giải pháp thay thế cho cho vũ khí nguyên tử và chiến tranh hạt nhân. Nhưng trên thực tế, vũ khí nguyên tử đã trở thành nơi neo đậu cuối cùng của năng lượng hạt nhân. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 9)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 8)

Người dịch: Đào Thu Hằng

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 8)

6C. TIỀM NĂNG CON NGƯỜI: SÁNG KIẾN GIÁO DỤC QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA IRENA (TIẾP)

Trong khi đó, hơn một năm kể từ khi IRENA bắt đầu hoạt động, 147 quốc gia đã đăng ký. Đến tháng 7 năm 2010, hơn 25 Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp ước để tổ chức đã được thành lập bây giờ cũng theo luật pháp quốc tế. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 8)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 7)

Người dịch: Đào Thu Hằng

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 7)

6C. TIỀM NĂNG CON NGƯỜI: SÁNG KIẾN GIÁO DỤC QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA IRENA (TIẾP)

IRENA đi về đâu?

Quá trình để thành lập một tổ chức chính phủ quốc tế là rất dài. Điều này cũng áp dụng cho Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), được thành lập vào tháng 1 năm 2009 sau nhiều năm dành cho các chiến dịch vận động, và bắt đầu được vận hành vào tháng 7 năm 2009 sau khi vị trí và các vấn đề quản lý của tổ chức đã được quyết định. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 7)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 6)

Người dịch: Đào Thu Hằng

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 6)

6C. TIỀM NĂNG CON NGƯỜI: SÁNG KIẾN GIÁO DỤC QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA IRENA

Chính bản thân con người cung cấp tiềm năng quan trọng nhất và lớn nhất cho sự chuyển đổi năng lượng. Mặc dù có một phong trào xã hội rộng khắp cho việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, phong trào chỉ có thể được thực hiện với sự trợ giúp của năng lực chuyên môn. Ngay cả khi, một sớm một chiều đột nhiên tất cả những chống đối của năng lượng tái tạo đã biến mất, ưu tiên chính trị rõ ràng được thúc đẩy và có đủ vốn đầu tư được cung cấp sẵn sàng, chúng ta sẽ vẫn phải đối mặt với vấn đề là, cho đến nay, chỉ có một số lượng tương đối nhỏ các chuyên gia được đào tạo trong công nghệ năng lượng tái tạo. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 6)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 5)

Người dịch: Trương Lương Vinh

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 5)

6B. “LÃI SUẤT 0%” CHO KHÔNG PHÁT THẢI: PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH CHO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Có lẽ phương tiện hiệu quả nhất để kích thích đầu tư quốc tế về năng lượng tái tạo sẽ là để cho các tổ chức tài chính công phát hành “khoản vay lãi suất 0%“. Điều này sẽ cho phép chúng ta loại bỏ hai rào cản đầu tư: thứ nhất là lợi thế về giá không thể chấp nhận nổi cả về mặt kinh tế và đạo đức trao cho nguồn năng lượng truyền thống (mà chi phí xã hội của năng lượng phải trả không phải bởi các nhà cung cấp nhưng áp vào cả xã hội), thứ hai là sự ngần ngại của nhà đầu tư khi nói đến chi phí ban đầu (mặc dù các nhà đầu tư thường thất bại trong việc tính toán bao gồm lợi thế của việc tránh chi phí nhiên liệu vĩnh viễn). Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 5)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 4)

Người dịch: Đào Thị Bích Diệp

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 4)

6A. 350 ppm: Tái hấp thụ CO2 bằng việc mở rộng nông nghiệp và trồng rừng (tiếp)

Có một vài cách để lưu trữ CO2 trong đất. Một trong số đó là quá trình cacbon hoá bằng quá trình thuỷ nhiệt (làm nóng nước trong vỏ trái đất) để sản xuất đất mùn một cách nhanh chóng, phương pháp được phát triển bởi Markus Antonietti, chủ tịch của Viện Max Planck về Chất keo và Bề mặt (Max  Planck  Institute  for  Colloids  and Interfaces) ở Potsdam. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 4)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 3)

Người dịch: Đào Thị Bích Diệp

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 3) 

6A. 350 ppm*: Tái hấp thụ CO2 bằng việc mở rộng nông nghiệp và trồng rừng

*ppm: xuất phát từ tiếng Anh parts-per-million nghĩa là 1 phần triệu (10−6), là đơn vị đo mật độ, dùng để mô tả các giá trị nhỏ về tỷ lệ khối lượng của một chất trong hỗn hợp.

Điều đã được thảo luận quá nhiều “Giới hạn tăng 2 độ C”, chỉ đơn thuần là đánh dấu giới hạn trên của sự nóng lên toàn cầu mức có thể chịu đựng được, và chấp nhận sự tăng mật độ CO2 trong khí quyển từ mức 385 ppm ở hiện tại đến 450 ppm, đã là một sự đầu hàng phần nào. Mục tiêu của chúng ta là phải quay trở lại với giá trị ổn định về mặt khí hậu, 350 ppm, cũng chính là mức CO2 trước khi bắt đầu kỷ nguyên của năng lượng hoá thạch không bền vững. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 3)

Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 2)

Người dịch: Đoàn Công Điển

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 6: TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 (Phần 2)

Hiệu ứng đa phương của các sáng kiến đơn phương

Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta trong việc giới thiệu sự chuyển đổi năng lượng là nhằm loại bỏ các ảnh hưởng bảo thủ về cấu trúc, vì càng nhiều quyết định được thực hiện bởi sự đồng thuận, thì sẽ càng khó để cản trở sức mạnh của các quyết định này, khiến cho cả tốc độ và mục tiêu của quá trình chuyển đổi năng lượng bị phụ thuộc vào sự đồng thuận. Đọc tiếp Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 6 (PHẦN 2)