Vài nét về Anthony de Mello

Download eBook >>

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta tìm hiểu một chút về Cha Anthony de Mello, tác giả những bài báo Tỉnh thức vừa rồi nhé.

Anthony de Mello (4/9/1931 – 2/6/1987), tại Bombay, Ấn Độ, là linh mục Dòng Tên(1); là nhà tâm lý trị liệu và là tác giả của các tác phẩm tâm linh nổi tiếng trên toàn thế giới.

Năm 1961, Cha thành lập Tư vấn Mục vụ và Viện Tâm linh tại deNobili College, sau đó được đổi tên thành Viện Sadhana, ở Poona, Ấn Độ.

Mục đích đơn giản của Cha là dạy mọi người cách Cầu nguyện, cách Tỉnh thức và cách Sống.

Theo quan điểm của Cha, hầu hết mọi người đều đang ngủ. Họ cần phải thức dậy, mở mắt, quan sát cái gì là thật, cả bên trong và bên ngoài chính họ. Cha nói, món quà vĩ đại nhất của nhân loại là nhân loại được thức tỉnh, được tiếp xúc với chính mình, với cơ thể, với tâm trí, tình cảm, suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình.

Cha có phương pháp kể chuyện uyển chuyển và chân thực nhờ biết cách kết hợp những tinh hoa của truyền thống phương và phương Tây.

Tuy lời giảng của Cha đã gây tranh cãi cho Giáo hội Công giáo La Mã bởi chủ yếu nhiều ý tưởng của Cha chịu ảnh hưởng bởi Ajahn Chah, thiền sư Phật giáo Thái Lan; nhưng bất chấp sự lên án của Giáo hội, các tác phẩm của Cha vẫn được phổ biến trên toàn thế giới.

Trong đó có 5 tác phẩm nổi tiếng, là các cuốn sách: Một phút thông thái (1989), Tỉnh thức (1992), Một phút tầm phào (1992), Cách để yêu thương (1995), Anthony de Mello: Sự nghiệp viết lách (1999).

Trong cuốn Một phút thông thái, cuốn đầu tiên xuất bản năm 1989, Cha có kể một câu chuyện thế này:

    “Tại sao mọi người ở đây đều hạnh phúc, chỉ có con là không?”

    “Vì mọi người ở đây đều đã học cách nhìn cái tốt, cái đẹp ở khắp mọi nơi”, Người thầy trả lời.

    “Thế tại sao con lại không thấy cái tốt và cái đẹp ở khắp mọi nơi?”

    “Con không thể thấy cái tốt và cái đẹp ở bên ngoài khi mà con không thấy cái tốt và cái đẹp ở bên trong con.”(2)

Trong một cuốn khác, cuốn Cách để yêu thương chứa những lời suy ngẫm cuối cùng của Cha, Cha nói:

    “Ngày mà bạn hạnh phúc chẳng vì điều gì cả, ngày mà bạn thấy chính mình vui thích trong tất cả mọi thứ và chẳng trong bất kỳ thứ gì, ngày đó bạn biết mình đã tìm thấy vùng đất của niềm vui mãi mãi, vùng đất ấy được gọi là vương quốc hạnh phúc.” (3)

Chúc các bạn luôn hạnh phúc.

Hẹn gặp lại các bạn.

Phạm Thu Hương

Chú thích:

1. Dòng Tên (Society of Jesus – S.J: Hội Dòng Giêsu, Dòng Chúa Giêsu; người Việt Công giáo gọi là Dòng Tên, do thói quen kiêng gọi tên Chúa Giêsu) là một dòng tu lớn của Công Giáo. Được thành lập bởi Ignatius thành Loyola, người Tây Ban Nha gốc Basque, và các cộng sự viên vào năm 1535 tại Paris.

2. “Why is everyone here so happy except me?
Because they have learned to see goodness and beauty everywhere, said the Master.
Why don’t I see goodness and beauty everywhere?
Because you cannot see outside of you what you fail to see inside.”
[Projection, One Minute Wisdom, 1989]

3. “The day you are happy for no reason whatsoever, the day you find yourself taking delight in everything and in nothing, you will know that you have found the land of unending joy called the kingdom.”
[The Way to Love : The Last Meditations of Anthony de Mello, 1995]

*****

Các bài của Anthony de Mello:

1. Đời là thế

2. Tâm linh nghĩa là thức giấc

3. Tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau

4. Đó là thực tế hay chỉ là cái tôi của bạn?

5. Là người thay đổi (Phần 1) (Phần 2)

6. Bốn bước để sáng suốt (Phần 1) (Phần 2)

7. Phút quan trọng nhất trong đời bạn (Phần 1) (Phần 2)

8. Bạn có phải là người mộng du không? (Phần 1) (Phần 2)

9. Đánh mất chính mình để tìm thấy chính mình (Phần 1) (Phần 2)

10. Nhìn mọi người như họ là – Đừng như tôi mong họ là  (Phần 1) (Phần 2)

11. Về với chính mình (Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)

12. Bản thân chưa được khám phá  (Phần 1)  (Phần 2)  (Phần 3) (Phần 4)

Một suy nghĩ 17 thoughts on “Vài nét về Anthony de Mello”

  1. Hương ơi, Quyên thật sự là rất cám ơn Hương. Nhờ Hương mà Quyên biết đến cha Anthony de Mello, biết đến những bài viết phải nói là quá sức tuyệt vời đối với Quyên.
    Cám ơn Hương rất nhiều.

    Thích

  2. Em ơi,

    Chị không có sẵn cuốn đó.

    Chị mới google: The way to love Anthony de Mello free pdf thì thấy dòng kết quả thứ 2 là: [PDF] The Way to Love: The Last Meditations of Anthony de Mello.

    Em click vào dòng chữ đó, sẽ xuất hiện bảng thông báo Download File Info. Em click vào Start download để tải sách về và đọc nhé.

    Chúc em thành công. 🙂

    Thích

  3. Cac sach cua Priest Anthony de Mello rat hay va sau sac. Tuy nhien, gan day Giao Hoi co nhung y kien cho rang mot so tu tuong trong sach cua Anthony de Mello la khong dung theo truyen thong.

    Tuy nhien, voi nhung nguoi doc sach cua Priest Anthony de Mello, neu cac ban cam nhan duoc y nghia va tu do song tot hon, song lanh manh hon , biet chia se cam thong va yeu thuong nhau nhieu hon thi la tot roi vi co di le deu dan, co thuong thanh Kinh nam long, co mang danh la con chien ngoan dao trong mat nguoi nhung voi CHUA thi chang he luu tam thi cung nhu khong ma thoi.

    Cam dotchuoinon da gioi thieu sach cua Priest Anthony de Mello cho doc gia.

    Thích

  4. “Ngày mà bạn hạnh phúc chẳng vì điều gì cả, ngày mà bạn thấy chính mình vui thích trong tất cả mọi thứ và chẳng trong bất kỳ thứ gì, ngày đó bạn biết mình đã tìm thấy vùng đất của niềm vui mãi mãi, vùng đất ấy được gọi là vương quốc của hạnh phúc”.

    Mình rất thích câu nói trên của Linh Mục Anthony de Mello!

    Nếu chúng ta chỉ đi tìm hạnh phúc ở những gì là tạm bợ vô thường, thì làm thế nào để chúng ta có thể có được hạnh phúc lâu dài?

    Vậy nên có lẽ “Hạnh phúc chân thật chỉ có thể là thật và tồn tại cùng chúng ta trong cuộc sống khi nó không bị phụ thuộc vào những gì tạm bợ quanh ta” (Nguyễn Minh Tiến).

    Ai đó đã nói: “Không biết được cái gì là hạnh phúc chân thật là sự u mê đáng sợ nhất của con người”. Nếu vậy thì có lẽ là còn rất nhiều người u mê lắm!

    Cảm ơn Thu Hương và anh Hoành đã tạo nên một thuận tiện cho mọi người để được học những bài học từ Linh Mục Anthony de Mello!

    Thích

  5. Em rất yêu thích những sách của cha Anthony, em cũng có ý định muốn đến trung tâm Sadhana ở Ấn Độ để tìm hiểu thêm nhưng mà em tím hoài không thấy thông tin cụ thể về trung tâm này. Các anh chị và cô chú có thể giúp em được không?

    Thích

  6. Cảm ơn Thu Hương đã giới thiệu về tiểu sử cha Anthony.

    Mình rất thích các buổi nói chuyện của cha Anthony, nó thấm nhuần 2 hệ tư tưởng phương đông và tây. Rất nhẹ nhàng sâu sắc và không hề có chút gì phân biệt. Nói chung là rất tuyệt vời.

    Bên cạnh Anthoni, mình có dịp xem các clip về các buổi nói chuyện của các vị thầy khác như Krishnamurti hay hiện giờ thì có Eckhart Tolle thấy họ cũng nói tương tự(mặc dù Krishnamurti nói có phần hơi cứng tí)

    Dưới đây là link đến list “Anthony De Mello: Way to God Today”, nếu có ACE nào biết link tiếng Việt thì dễ hơn cho mọi người. Qua 4 buổi nói chuyện trong list mình hiểu được tại sao “Tuy lời giảng của Cha đã gây tranh cãi cho Giáo hội Công giáo La Mã bởi chủ yếu nhiều ý tưởng của Cha chịu ảnh hưởng bởi Ajahn Chah, thiền sư Phật giáo Thái Lan; nhưng bất chấp sự lên án của Giáo hội, các tác phẩm của Cha vẫn được phổ biến trên toàn thế giới”

    Thích

  7. Mến chào chị Thu Hương ,
    Gần đây Thiệu đã gởi hết bài của Chị dịch từ cha Anthony cho trên 1000 địa chỉ email trên nhiều quốc gia. Vì thấy quá tuyệt vời nên xin hỏi Chị có thể dịch tiếp được không ạ.
    Mến chúc Chị và gia đình luôn mạnh khỏe , bình an và tràn đầy nhựa sống.
    Cảm ơn những công sức Chị đã bỏ ra cho mọi người tận hưởng thú vị của tầm nhìn.
    Chào thân mến
    Đinh Văn Thiệu ( Đức Quốc )

    Thích

  8. Em chào anh Thiệu,

    Em cám ơn anh gởi chuỗi bài này đi khắp thế giới. Tình cảm mến yêu của anh với chuỗi bài thật đẹp.

    Hiện tại em chưa có ý định dịch tiếp anh ạ. Em đang thực hành các lời giảng của cha để có thể hiểu những gì cha nói (và hiểu những gì em dịch).

    Mến chúc anh và gia đình luôn khỏe và bình an.

    Em Hương

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s