Đàn ông làm phụ nữ có thai và không nuôi con thì phải trả tiền nuôi con.
Người đàn ông và phụ nữ đó có yêu nhau hay không, có sống chung với nhau hay không, có cưới nhau hay không, có hôn thú với nhau hay không, thậm chí có đủ tuổi để kết hôn hay không, đó là chuyện của hai người. Nhưng khi hai người đã tạo ra con, và người cha bỏ đi và không nuôi con, thì đó lại là chuyện xã hội. Đọc tiếp Đàn ông làm phụ nữ có thai và không nuôi con thì phải trả tiền nuôi con→
Tối 15-5-2023 vừa qua, bóng đá nữ VN đi vào lịch sử SEA Games với 4 lần vô địch liên tiếp. Như vậy, với 13 lần tham dự SEA Games thì đến 8 lần tuyển nữ VN vô địch (8 huy chương vàng SEA Games của bóng đá nữ Việt Nam). Sau SEA Games, đội tuyển bóng đá nữ còn tham dự World Cup 2023 vào tháng 7. Đây là lần thứ hai tuyển nữ tham gia. Năm ngoái, 2022, bóng đá nữ VN lần đầu tiên dự World Cup.
Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án AWEEV – “Nâng cao Quyền năng Kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” tại Hà Giang và Lai Châu chia sẻ.
Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao.
Sự phân bổ theo giới của công việc chăm sóc không được trả công cũng khác nhau tùy theo hộ gia đình và cộng đồng, trong đó các yếu tố như tôn giáo, văn hóa và mức thu nhập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đan xen nhiều nhất. Khi không có phụ nữ trong độ tuổi lao động chăm sóc, gia đình thường giao cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ lớn tuổi đảm nhận vai trò này.
ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG – Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)
LĐCT – Việt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.
Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
Căn tính
Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.
(Dân ca H’Mông)
Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.
(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.
Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.
Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.
Trong chuyến công tác tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của nhóm tiết kiệm và cho vay tại thôn/bản – VSLA. Vào mỗi kỳ sinh hoạt, các cô, các chị rộn ràng rủ nhau biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức – tham gia các trò chơi giải trí, trò chuyện với nhau về tin thức, thời sự, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của địa phương; chia sẻ về công việc, về cuộc sống, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái…
Một buổi sinh hoạt của nhóm VSLA tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Đặc biệt, quan trọng hơn, từ nguồn tiền tiết kiệm của bản thân và các thành viên khác trong nhóm, các thành viên đã hỗ trợ cho nhau vay để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn, sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị gia đình… Các bước xét duyệt cho vay đơn giản có sự đồng ý của tất cả thành viên. Đây là một trong những mô hình VSLA hoạt động dựa trên nguyên tắc ba tự: tự nguyện tham gia, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Từ đó, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.
Hàng chục lớp học xóa mù chữ đã được tổ chức tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, mang lại cơ hội học tập, xóa nghèo thông tin, cung cấp kiến thức để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho những phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Đi học chữ vì quá khổ
Thời điểm này, lớp học xóa mù chữ ở bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, do Đồn Biên phòng Mường Lạn tổ chức vẫn sáng đèn mỗi đêm. Tất cả học viên của lớp đều là phụ nữ Mông ở các độ tuổi khác nhau. Khuôn mặt mỗi người đều ánh lên niềm vui tươi, hứng khởi. Họ chăm chú lắng nghe từng lời giảng của thầy giáo Biên phòng, dõi theo từng nét chữ của thầy giáo rồi chép lại vào vở.
TPO – Ngoài việc bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, các tiết học của môn này còn là nơi truyền dạy nét văn hóa ứng xử, tác phong của người phụ nữ Huế từ “tiếng dạ, tiếng thưa” đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng…
Chiều 12/3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa họp với đại diện các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, nhằm thống nhất chủ trương cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh tại Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.
Trường THPT Hai Bà Trưng (Huế) được chọn thực hiện thí điểm. – Nguồn internet
“Ngày trước phụ nữ chúng tôi không có mấy ngày vui, giờ thì cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn”. Đó là tâm sự của những người phụ nữ Dao khi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết cách khai thác tài nguyên quý giá của núi rừng để mang về sự ấm no và hạnh phúc.
Đón chúng tôi vào thăm nhà, chị Triệu Thị Liều, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vui vẻ mời khách ngồi uống nước, trò chuyện cùng các chị em đang làm một công việc góp phần giúp họ “đổi đời”. Những người phụ nữ Dao tay thoăn thoắt cầm dao để cạo những khối đá cứng như thạch anh.
Chị Liều giới thiệu: “Đây là nhựa của cây bồ đề chúng tôi vừa thu hoạch, đang sơ chế để bán cho công ty đấy”. Tiếp đó là tiếng nói cười rộn ràng của các chị khi kể lại câu chuyện “bén duyên” cùng nhựa bồ đề của mình. Ẩn hiện lẫn trong làn khói mờ ảo đang tỏa ra từ chiếc bếp củi, là những nụ cười hạnh phúc của các chị khi được làm công việc mới, mang đến thu nhập cho gia đình.
Ảnh hiếm: Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước
Cập nhật lúc: 12:25 12/03/2019
(Kiến Thức) – Thành lập năm 1917, trường nữ sinh Đồng Khánh là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh quý về ngôi trường này do người Pháp thực hiện vào thập niên 1920.
Giờ tan trường tạitrường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trung học cơ sở Trưng Vương ở 26 Hàng Bài) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – Bài 1: Giấc mơ sinh được con trai
07/12/2021 – 06:25
PNO – Theo bản báo cáo ngày 5/7/2021 về tình hình thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản tại TP.HCM giai đoạn 2016-2020, trong năm 2020, tỷ lệ nạo phá thai ở TP.HCM là 33,46 ca nạo/100 ca sinh. Trong số các ca nạo phá thai, có những ca nhằm mục đích chọn giới tính thai nhi, tức bỏ con gái để chờ sinh cho được con trai.
1. Buổi sáng Chủ nhật, tại phòng khám sản, Bệnh viện H.Bình Chánh, một vài bà bầu ngồi chờ đến lượt mình. Trong phòng, bác sĩ đang siêu âm bốn chiều cho một bà bầu khác. Vừa rê đầu máy siêu âm, bác sĩ vừa đọc tình trạng sức khỏe của thai nhi cho thai phụ nghe, nhưng bà mẹ vẫn luôn miệng hỏi: “Con trai hay con gái vậy bác?”.
Bác sĩ Bệnh viện H.Bình Chánh khám và tư vấn cho thai phụ
Câu hỏi quen thuộc của trên 20 bà bầu khám thai sáng đó là con trai hay con gái: “Bác coi kỹ giúp em nha, phải chắc con trai không?”. Yêu thích con trai vẫn là giấc mơ của những cặp vợ chồng có con lần đầu tiên, càng thôi thúc hơn nếu sinh lần hai mà bé trước là con gái. Nhưng thực tế, ít ông bố, bà mẹ nào dám khẳng định rằng mình đang mong con trai.
We rewind to 2013 when 101 East travelled to Cambodia to talk with men who admit rape and violence against women. Have attitudes changed since then?
Gang rape hit the headlines in a big way after the brutal attack of a woman on a bus in India’s capital, Delhi in 2012. But research showed that gang rape was a problem not just in India but across Asia.
Khó khăn lớn nhất trong công tác dân số của thành phố Hà Nội chính là việc phải hạ thấp tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh.
Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố. Quy mô dân số đông, địa bàn rộng, có sự chênh lệch khá lớn tình hình thực hiện các chỉ tiêu công tác dân số giữa 12 quận và 18 huyện, thị xã.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, số trẻ chào đời trên địa bàn thành phố là 42.868 trẻ, giảm 1.978 trẻ so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 84,24% (tăng 0,31% so với cùng kỳ năm 2021); sàng lọc sơ sinh là 89,17% (tăng 1,02% so với cùng kỳ năm 2021).
Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao (6 tháng đầu năm 2022 là 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái), trong đó có một số huyện ở mức rất cao trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái, như: Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín.
Khi chiếc nồi đất được đập vỡ tại sân đền Đức Bà, hàng trăm thanh niên và cả người trung tuổi xông vào giằng co để cướp bằng được manh chiếu cói tại Lễ hội Đúc Bụt đầu năm mới.
Lễ hội Đúc Bụt (huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) tái hiện hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền tích Ngọc Kinh công chúa chiêu tập nghĩa sĩ rèn đúc vũ khí tụ nghĩa được tổ chức sáng 29/1 (mùng 8 tháng Giêng).
Near Lunar New Year, the song “This spring I will not come home” usually is sung. The song has its lyric:
“…Innocently children are waiting for
their brothers bringing them new shirts
to show off on the streets three Spring days…”
The song was born in the spring of 1969, in South Vietnam, when our country was at war and the people were suffering. However, 20 years later, in the spring of 1989, in a village of Thai Binh province, 80km southeast from the capital city of Hanoi, the lyric was still correct. The springs around the reunification day April 30, 1975 seemed to be the same. The people’s usual dreams in the new year were to have only a full rice bowl and a new shirt. Đọc tiếp New year, new shirt→