Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
“Anh cho em mùa Xuân
Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá.
Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.
Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.
Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.
Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.
Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.
Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.
Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.
Cát trắng bờ quê xưa…”.
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta…”
Câu thơ quen thuộc trong bài thơ “Khóc bạn” của Nguyễn Khuyến nói về Dương Khuê, cụ cố của nhạc sĩ Dương Thụ.
Nhạc sĩ Dương Thụ sinh năm 1943 tại Hà Nội, thuộc gia tộc họ Dương danh giá, nhiều người đỗ đạt. Nhưng đến thời ông thì cái lý lịch “địa chủ” đã làm gia đình ly tán, ông phải vất vả kiếm sống từ bé.
Dù ở hoàn cảnh có phần…nghịch cảnh nhưng ông không hề oán hận cuộc đời và vẫn có cái nhìn trong trẻo, trẻ thơ trước sự vật. Hầu hết những ca khúc là ông sáng tác cho chính mình và bạn bè nghe. Chỉ sau này khi đã gặp “duyên”, nhạc của ông mới trở nên phổ biến và được đông đảo người nghe yêu thích.
Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…
Nằm trong hang đá, nơi máng lừa
Bài hát Hang Bê-lem được chính tác giả điều khiển ca đoàn nhà thờ chính tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh 1945.
Thầy Phanxicô Hải Linh (tên thật là Trần văn Linh, quê Ứng Luật, Kim Sơn, Ninh Bình) là một tên tuổi lẫy lừng trong giới thánh nhạc. Suốt một đời hoạt động âm nhạc đã để lại hơn 100 tác phẩm âm nhạc nhằm tôn vinh Thiên Chúa và tán tụng quê hương Việt Nam.
Chỉ sau 4 ngày phát động quyên góp, Nhóm bạn Từ Tâm Đắk Lắk đã trao tặng được cả chục tấn hàng hóa, vật phẩm thiết yếu đến lực lượng chống dịch tuyến đầu.
Chương trình trao tặng quà tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một trong những tỉnh chống dịch Covid-19 tốt của cả nước. Từ khi dịch bùng phát trên toàn cầu tới nay, sau hơn 2 năm, cả tỉnh mới có 7 trường hợp nhiễm bệnh, đều từ vùng dịch trở về, được kịp thời cách ly, điều trị.
Với hơn 1,8 triệu dân thuộc 49 dân tộc từ hầu hết các tỉnh thành cả nước về đây sinh sống, có hơn 73 km biên giới phía Tây, toàn tỉnh đã sớm triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng dịch covid-19.
Để có được kết quả này, các đội hình chống dịch tuyến đầu đã nỗ lực, tận tâm thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong số đó, vất vả nhất, phải kể đến lực lượng bộ đội biên phòng chặn dịch trên biên giới, và đội ngũ cán bộ nhân viên y tế các khu cách ly, đặc biệt là tại Bệnh viện Lao Phổi-nơi điều trị bệnh nhân covid-19.
Ngày 20/5/2021, nhà báo Hoàng Thiên Nga đại diện Quỹ Trò nghèo Vùng cao trên Tây Nguyên cùng Nhóm bạn Từ Tâm tiến hành làm lễ khánh thành 3 căn nhà xây tặng hộ nghèo, học sinh vượt khó tại huyện Krông Ana và TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, ngày 7/5/2021 căn nhà Nhân ái xây tặng ông Bàn Văn Hải và 3 con nhỏ mồ côi mẹ ở thôn Cư Ea Lang xã Ea Sô, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) cũng đã được bàn giao.
Sáng ngày 24/3/2021, 24/3/2021 Câu lạc bộ thiện nguyện A4U Ea Kar cùng Hội CTĐ huyện, chính quyền địa phương làm lễ khởi công xây nhà cho 3 chị em trò nghèo mồ côi mẹ ở thôn 2, xã Cư Elang, huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
Làm lễ khởi công xây nhà cho cháu Quyết
Đây là căn nhà thứ 3 do nhà báo Hoàng Thiên Nga (Nguyên Trưởng Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, nay là Đại diện Quỹ Trò nghèo Vùng cao trên Tây Nguyên) vận động xây tặng các học sinh gia cảnh đặc biệt khó khăn trong tháng qua. Trong đó, có 2 căn tặng học sinh hiếu học, hiếu thảo đã được chương trình học bổng Đọt Chuối Non trao suất đặc biệt tại lễ trao học bổng lần thứ 14 gần đây.
Câu chuyện về Ya Suy có thể được xem như.. chuyện cổ tích thời hiện đại, từ một cậu bé nông dân người dân tộc Churu sau cuộc thi Thần tượng âm nhạc bỗng bất ngờ đăng quang ngôi vị quán quân và nghiễm nhiên trở thành ca sĩ.
Vậy mà ít người biết rằng – Ya Suy – sau khi đăng quang, đã không biết phải bắt đầu từ đâu. Không quen biết ai trong giới âm nhạc và không được ai quan tâm, giúp đỡ. Nhiều lúc cậu đã phát khóc và nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, bỏ giấc mơ thành thị để về quê làm rẫy. Đọc tiếp Về với lúa..→
Lâu lắm mình mới xuất hiện trở lại trên “Dotchuoinon”, dù thỉnh thoảng vẫn ghé xem bài.
Có câu chuyện vui muốn kể cùng các bạn. Đêm 19/3/2014 vừa rồi, mình đã kết hợp và tổ chức thành công một đêm giao lưu (nhỏ) với Nhạc sĩ Y Phôn K’Sơr.
Nhạc sĩ Y Phôn sinh năm 1961 tại buôn Sek, Huyện Ea H’leo. Tuổi thơ anh lang thang khắp những buôn làng nghèo khó cùng cha – Y Lap Kpa – một nghệ nhân dân gian, trong tất cả những đêm lễ hội. Đọc tiếp Đêm giao lưu cùng nhạc sĩ Y Phôn…→
Nhớ hôm trước đọc bài viết của Matta Xuân Lành nói về thực trạng của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên : “Đi chân không”
Cũng may là hiện tượng này chỉ còn lại ở một số người già, như chứng tích của một quá khứ đói nghèo, lạc hậu. Dù hôm nay vấn đề người DTTS hội nhập với xã hội hiện đại vẫn là vấn đề nóng, bởi nhiều ký do, họ vẫn chưa thể bắt nhịp với cuộc sống, và họ vẫn còn muôn ngàn khó khăn cần được chính quyền quan tâm giúp đỡ, giải quyết. Đọc tiếp Đôi chân trần…→
‘Chỉ có ta trong đời” là tên một ca khúc nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn, một ca khúc về tình yêu và thân phận mong manh của kiếp người.
Mặc dù nhân vật “tôi” trong lời bài hát là hình ảnh phóng chiếu của chính nhạc sĩ, nhưng dường như mỗi chúng ta đều thấy thấp thoáng một chút mình trong đó. Trong cõi đời rong chơi, trong cuộc tình đầy những yêu thương hờn giận….(bởi cuộc tình nào mà chả có yêu thương hờn giận? )
Những buồn phiền đan xen với những hi vọng là nét đặc thù trong ca từ của ông, chính vì thế, những bài hát của ông thường không nặng nề, u ám mà nhẹ nhàng như chính cuộc đời, lúc nào cũng ngập tràn những chuyện buồn, vui… Đọc tiếp Đời vẽ tôi tên…→
Thật thú vị là Vườn Chuối nhà mình có rất nhiều tài năng âm nhạc. Mà Asley Huyền Vân là một ví dụ….điển hình.
Nghe Asley Huyền Vân kể trên…FB:
Lúc xưa năm 17, 18 tuổi (lớp 11, 12) mỗi đêm em đi đánh độc tấu 2 bài ở phòng trà Ngọc Anh Đà Nẵng. Sau đó đi học đại học, cứ hè em lại về Đà Nẵng chơi thì đêm đêm đi độc tấu ở phòng trà Hợp Phố (không biết anh Can ghé chưa). Bây giờ thì tối ngày ngồi ở văn phòng, và ở đây loại hình này không thịnh (không có loại hình phòng trà luôn á anh Can, chỉ có bar nên nó khác lắm), nhiều lúc em nhớ nghề muốn chết vì không có đất diễn! haha Đọc tiếp Cây nhà lá vườn…→
Chào các bạn,
Maxim Chigintsev là người Nga nhưng sống ở Ukraine. Tốt nghiệp trường nhạc, nhạc viện nhưng anh chỉ cảm thấy hứng khởi khi đã thoát ra khỏi đó, tức là khi không còn bị…ép buộc chơi nhạc.
Ngôn ngữ âm nhạc của Maxim Chitgintsev đơn giản nhưng vô cùng tinh tế, quyến rũ. Mặc dù cho rằng mình học nhạc là do…tình cờ nhưng các bạn sẽ thấy tài năng của anh ấy qua những thế bấm vô cùng độc đáo trên phím đàn. Thật tuyệt vời! Đọc tiếp Maxim Chigintsev & tiếng guitar quyến rũ…→
Chào các bạn,
Got Talent, format truyền hình ăn khách tại 50 quốc gia trên thế giới cũng đã có mặt ở Việt Nam.
Got Talent không chỉ đơn thuần là một chương trình giải trí trên truyền hình. Nó cũng được đánh giá là có những giá trị nhân văn nhất định. Không đưa ra những rào cản về tuổi tác, Got Talent giúp người trẻ có cơ hội thể hiện được mình, giúp người có tuổi có thể khơi lại những đam mê nhiệt huyết trước đây mà họ đã phải bỏ qua vì bộn bề công việc mưu sinh và hoàn cảnh cuộc sống chưa cho phép. Bất cứ ai cũng có thể tham gia và chứng tỏ tài năng của mình. Tài năng là điều duy nhất thuyết phục người xem. Đọc tiếp Got Talent: Tài năng tuyệt vời của cặp múa đôi Ukraina→