Lưu trữ theo thẻ: Cung cấp năng lượng cho trái đất

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Tổng Kết của Ban biên tập

Chào các bạn,

Vậy là nhóm phiên dịch đã cùng nhau dịch xong cuốn sách về năng lượng được viết với phong cách rất giản dị và gần gũi với độc giả công chúng của ba tác giả người Ý (cuốn sách đã được nhận giải thưởng Galileo của Ý cho sự phổ biến kiến thức khoa học). Mời các bạn chia sẻ rộng rãi cuốn sách này đến mọi người, links tới tất cả các Phần của cuốn sách có thể đọc được ở đây: Mục Lục. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Tổng Kết của Ban biên tập

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Mục Lục

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future
by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Lời tựa

Giới thiệu

Chương 1: Năng lượng là gì? Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Mục Lục

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Phụ Lục C + D

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future
by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Người dịch: Nguyễn Thu Trang

Phụ Lục C: Tài Liệu Tham Khảo

Trong cuốn sách này, chúng tôi đã trích dẫn dữ liệu từ rất nhiều nguồn, và bạn – độc giả – có quyền tự hỏi chúng tôi lấy chúng từ đâu. Năng lượng là một chủ đề nóng được tranh luận hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những thứ này rất thường xuyên khiến độc giả ngập chìm trong thông tin trái ngược và gây bối rối. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Phụ Lục C + D

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Phụ Lục B: Có Thể Bạn Chưa Biết

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future
by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Appendix B: Maybe You Didn’t Know That… – Phụ Lục B: Có thể bạn chưa biết rằng…

Tiêu thụ

Hiện nay, toàn thế giới tiêu thụ 1000 thùng dầu (tương đương với khoảng 159 000 lít), 100 000 m3 khí thiên nhiên và 222 tấn than mỗi giây.

Chi phí khai thác dầu thô tại các mỏ ở Ả Rập Saudi là 5-6 đô la Mỹ trên mỗi thùng dầu, trong khi đó chi phí khai thác dầu từ giếng dầu sâu giữa đại dương có thể lên tới 50-60 đô la trên mỗi thùng. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Phụ Lục B: Có Thể Bạn Chưa Biết

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Phụ Lục A: 17 Chuyện Hoang Đường Cần Được Loại Bỏ

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future
by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Appendix A: 17 Myths to be Dispelled – Phụ Lục A: 17 Chuyện Hoang Đường Cần Được Loại Bỏ

  1. Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đảm bảo sự độc lập về năng lượng lớn hơn nữa của Châu Âu.

Các quốc gia Châu Âu không có trữ lượng urani đáng kể. Nếu họ có chăng nữa, và giả sử họ sản xuất toàn bộ điện năng nhờ năng lượng hạt nhân, thì họ sẽ chỉ đáp ứng được ít hơn một phần tư nhu cầu năng lượng của người tiêu dùng. Hơn ba phần tư năng lượng tiêu thụ hiện tại của Châu Âu đến từ nhiên liệu hóa thạch – các nhiên liệu này không thể được sản xuất từ các cơ sở điện hạt nhân. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Phụ Lục A: 17 Chuyện Hoang Đường Cần Được Loại Bỏ

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 5)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 15: Scenarios for the Future – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 5) 

Những thách thức và cơ hội

Tại lúc này, có thể bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta đã vẽ một bức tranh rất buồn. Có lẽ chúng ta đã làm vậy, nhưng như một câu châm ngôn cổ xưa nói: sự khác biệt duy nhất giữa một người lạc quan và một người bi quan là người bi quan được thông tin tốt hơn. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 5)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 4)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 15: Scenarios for the Future – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 4) 

Ngã đường

Câu hỏi năng lượng đã và đang đặt xã hội ở ngã tư đường. Mặt khác, có sự chống cự của một lối sống ở các nước giàu dựa trên sự tiêu thụ năng lượng cao với tất cả thế giới bên ngoài – một lối sống gây hại cho môi trường, mà không loại trừ bạo lực hoặc thậm chí chiến tranh để nắm bắt phần dự trữ còn lại của nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu hạt nhân bất cứ nơi nào có thể, mà không tính đến các quyền của các thế hệ tương lai, và lối sống đó không quan tâm đến giảm sự bất bình đẳng hiện có của cư dân Trái đất, tự dẫn tới sự rủi ro về phổ biến vũ khí hạt nhân. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 4)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 3)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 15: Scenarios for the Future – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 3) 

Thế là đ rồi!

Hơn, hơn nữa, lớn hơn, nhanh hơn, gấp rút – là những yêu cầu chúng ta tuân theo một cách vô thức trong tiêu thụ hàng ngày của chúng ta về hàng hóa và năng lượng. Ngày nay, chúng ta sử dụng năng lượng nhiều hơn, sản xuất nhiều xe hơi, cắt nhiều cây, đánh bắt cá nhiều hơn, vân vân… Tuy nhiên, chúng ta quên rằng nhiên liệu hóa thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo, rằng tài nguyên rừng và cá biển duy trì chu kỳ tự nhiên của chúng chứ không phải là chu kỳ kinh tế, và rằng bầu không khí không phải là một bồn rửa vô hạn cho việc thải bỏ các chất ô nhiễm độc hại của chúng ta. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 3)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 2)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 15: Scenarios for the Future – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 2)

Dấu chân lớn của nước Mỹ

Nhiều loại hình thông số có thể được sử dụng để xác định số lượng và thảo luận về các vấn đề của tính bền vững. Một trong những cách được biết đến nhiều nhất là dấu chân sinh thái (ecological footprint), được xác định là diện tích của bề mặt trái đất có khả năng cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho tiêu thụ hàng ngày của một người và cho việc xử lý chất thải phát sinh. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 2)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 1)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 15: Scenarios for the Future – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 1)

Một chính trị gia thì nghĩ về cuộc bầu cử sắp tới; một chính khách thì nghĩ về thế hệ tiếp theo.

A politician thinks about the upcoming elections; a statesman thinks about the next generation.
Alcide De Gasperi*

Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 15: Các kịch bản cho tương lai (Phần 1)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 3)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 14: Global Trends – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 3)

Nhưng luôn tồn tại giới hạn

Hai nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ, Mark Jacobson và Mark Delucchi, gần đây đã công bố một đề nghị để sản xuất 100% nhu cầu năng lượng của thế giới thông qua các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 3)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 2)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 14: Global Trends – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 2)

Tính bền vững của lựa chọn quang điện

Việc thiếu động cơ kinh tế, sự gièm pha về năng lượng tái tạo thường xuyên tạo sóng gió về các vấn đề môi trường và tính bền vững năng lượng của các tấm quang điện. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 2)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 1)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 14: Global Trends – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 1)

Thậm chí những cuộc cách mạng lớn nhất được dẫn đầu bởi công nghệ, hay được cho là dẫn đầu bởi công nghệ, chỉ thực sự được thực hiện bởi vì những xu hướng đã có.

Even  some  of  the  greatest  technology-led  revolutions,  or  allegedly  technology-led, really were only made possible because of trends already present.
–Scott  Cook–

Trong bốn chương trước, chúng ta đã nghiên cứu các nguồn năng lượng ở Ý, Canada, Mỹ và Anh về sự sẵn có năng lượng và tiêu thụ năng lượng, và những gì được lưu giữ cho những quốc gia này trong tương lai. Về vấn đề này, nếu những mục tiêu chỉ định cho Ý trở nên không thực tế, chúng ta nên lưu ý rằng các nước khác có những dự án tham vọng thậm chí còn cụ thể hơn. Trong năm 2005, Đức ở cấp độ tương đương với Ý về năng lượng tái tạo chiếm 5.8% và có mục tiêu 2020 tương đương với Ý (18%). Tuy nhiên, Đức đang thực hiện với tốc độ gấp đôi Ý – Đức sẽ có khả năng đạt mức 30% vào năm 2020. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 14: Xu hướng toàn cầu (Phần 1)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 13: Năng lượng tại Anh (Phần 5)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 13: Energy UK – Chương 13: Năng lượng tại Anh (Phần 5)

Điện tại Vương quốc Anh

Để đáp ứng nhu cầu điện năng của mình, Vương quốc Anh dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch và khoảng 15 đến 20% từ năng lượng hạt nhân. Trong 5 năm từ năm 2004 đến 2009, mức tiêu thụ điện đã giảm đi 11% (bình quân giảm 736 kWh mỗi người), trong khi tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng số sử dụng điện đã tăng 2.8%. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 13: Năng lượng tại Anh (Phần 5)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 13: Năng lượng tại Anh (Phần 4)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 13: Energy UK – Chương 13: Năng lượng tại Anh (Phần 4)

Năng lượng tái tạo – Năng lượng mặt trời

Ở các nước như Đức, các hệ thống lắp đặt điện năng lượng mặt trời nhận được hỗ trợ đáng kể từ Chính phủ, bắt nguồn từ kế hoạch của quốc gia để loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Đức trợ cấp điện năng lượng mặt trời đến mức mà vào năm 2006 cả nước đã lắp đặt được 3.0 GWp (GigaWatt-giờ cao điểm danh nghĩa – xem chú thích Chương 10 -ND*), tương đương với gần 90% của tất cả công suất châu Âu là 3.4 GWP. Để so sánh, đến cuối năm 2006 công suất quang điện lắp đặt của Anh là khoảng 13 MWp – chỉ khoảng 0.3% tổng số của châu Âu. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 13: Năng lượng tại Anh (Phần 4)