Các bài đăng bởi Nguyễn Anh Tuấn

I am a movie director

Ni cô và nữ sinh viên

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Truyện ngắn

Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương – điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? 

“Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni sư vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…

Đọc tiếp Ni cô và nữ sinh viên

Mảnh đất ít người nhiều ma

Thiển nghĩ: nếu có người cầm bút nào muốn tiếp tục nguồn cảm hứng của cuốn tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”* vốn nổi tiếng một dạo và đã được đưa lên phim ảnh, thì hôm nay sẽ phải viết với xúc cảm cùng chất liệu đời sống xã hội khác rất nhiều: MẢNH ĐẤT ÍT NGƯỜI NHIỀU MA…

NGƯỜI, viết hoa, theo tính chất triết học cả Đông lẫn Tây, và theo cách hiểu của tâm lý đời thường nhiều biến động này là “Tử Tế”, đang ít dần đi cùng với sự teo tóp của Lương tri, sự lẩn trốn của cái Thiện, sự đánh mất Tình thương và Lòng trắc ẩn…

Đọc tiếp Mảnh đất ít người nhiều ma

Giấc mơ cuối đời của chú bé dưới đáy ống bê tông

Tranh minh họa của Giáng Vân

Truyện ngắn 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Chú bé dần tỉnh lại giữa cảm giác đau đớn toàn thân, trong bóng tối đen kịt bao trùm không gian chật cứng và lạnh giá. Chú đã nhận ra nửa thân người mình chìm trong bùn và nước. Khát và đói khiến chú không thể ngửi thấy nước có mùi gì, nhưng bản năng sinh tồn của một đứa trẻ 10 tuổi giúp chú cảm nhận được trọn vẹn sự cô độc, lạnh lẽo từ khối bê tông nhớp nhúa tỏa ra đang ngấm vào hồn chú như một thứ chất độc… Kiến thức khoa học thường thức của một học trò lớp 5 cho chú hiểu rằng: cái lạnh từ bên trên đang dồn xuống mỗi lúc một mạnh để cướp nốt chút hơi ấm từ thân thể thoi thóp của chú thoát lên, theo chiều hẹp và thẳng đứng… 

Đọc tiếp Giấc mơ cuối đời của chú bé dưới đáy ống bê tông

Thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy: Người trọn đời mang “cây Thánh giá Thi ca”

Nhà thơ NNB qua nét vẽ của nhà thơ-họa sĩ Trần Nhương 

Nhà thơ, nhà Đại sư Phong Thủy NGUYỄN NGUYÊN BẢY, người Anh kết nghĩa yêu quý, người Bạn vong niên kính mến của chúng tôi đã rời cõi Tạm tại bang Texas, Hoa Kỳ vào lúc 5h sáng ngày 28/12 năm 2022…

Ông đã gửi mảnh xương tàn nơi tha hương nhưng hồn lại quẩn quanh về cố quốc yêu dấu – nơi có biết bao bạn đọc và bạn thơ yêu quý ông, từng bao ngày tháng qua mong chờ ông hồi phục sức khỏe để trở lại quê nhà… 

Ông là người đã Sống, đã Viết, và Ra đi như sự Tiên nghiệm của ông lúc sinh thời về cây hương giản dị trên Ban thờ Tổ tiên: 

Đọc tiếp Thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy: Người trọn đời mang “cây Thánh giá Thi ca”

Viết cho con gái đêm Noel 2022

Đêm nay, khi con sống trong ngôi nhà ấm áp, như biết bao người trên thế gian đón chờ giây phút Giáng sinh yên bình, thì tại Ukraine, biết bao đứa trẻ đang  chìm trong giá lạnh và không còn tâm trí hơi sức đâu để mong quà của Ông già Noel như mọi năm, trước sự đe dọa của tên lửa, đạn pháo thù địch…

Con đã qua tuổi háo hức chờ đón Giáng sinh với quà của Ông già Noel như nhiều năm qua – một truyền thống đáng yêu của bên Thiên chúa giáo đã trở thành một tập quán chung của toàn thể cộng đồng xã hội bởi cái giá trị Tình thương to lớn nằm trong các khái niệm Phục sinh, Ơn Cứu rỗi, Sứ vụ Bác ái… mà nhạc sĩ Vũ Thành An đã từng ví chúng như là những ngọn đèn để soi giúp con người đi trong bóng tối cuộc đời…

Đọc tiếp Viết cho con gái đêm Noel 2022

Thi sĩ Thạch Quỳ “báo mộng” bên Cổ Loa Thành

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn 

Một nhà sản xuất phim phía Nam tìm đến T. cận, khi biết hắn đang có kịch bản TÌNH SỬ LOA THÀNH (tên tạm đặt), vào đúng ngày Rằm cuối năm đã mời hắn đi thăm Đền Cổ Loa – Đông Anh, thắp hương cho Thục chủ An Dương Vương và bắt đầu bàn về kế hoạch thực hiện phim, kết hợp xây dựng phim trường (Studio Film) Loa Thành. 

Đọc tiếp Thi sĩ Thạch Quỳ “báo mộng” bên Cổ Loa Thành

Cái “đuôi phim”: không phải ai cũng biết rõ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Có lẽ nên bắt đầu bằng bộ phim đen trắng Áo chiếu từ mấy chục năm trước tại Hà Nội (thời ở rạp Tháng Tám và một vài rạp còn có màn lụa trắng mỏng và màn nhung đỏ ngay trước màn hình chiếu phim) – đó là phim “Bản giao hưởng dang dở” (nguyên tác: La symphony inachevée) kể về cuộc đời nhạc sĩ thiên tài Áo Franz Schubert.

Sau khi cô người yêu buộc phải ngậm ngùi chia tay với Schubert vì gia đình phản đối quyết liệt, cô nói trong nước mắt: “Đừng buồn anh ạ, bởi một người như anh có cái mà những người khác không có, đó là sự bất tử…” Lời động viên đó hẳn không thể làm vợi nỗi buồn của chàng nhạc sĩ nghèo, anh ngơ ngác đi lang thang trên con đường đất chìm ngập trong biển lúa mỳ. Ngay sau đó, chồng hình chuyển cảnh sang người nhạc sĩ bước từng bước lên bậc thang Nhà thờ, và “Bản giao hưởng dang dở” nổi tiếng bắt đầu dâng lên, cùng với những dòng chữ phim cuối xuất hiện cho đến khi hết bản nhạc. 

Đọc tiếp Cái “đuôi phim”: không phải ai cũng biết rõ

Trí thức Việt xưa – nay phê phán sự suy đồi của Phật giáo ra sao?

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Những năm qua, công luận kêu ca phàn nàn nhiều về tình trạng khá suy đồi của sinh hoạt Tôn giáo – nổi bật ở đạo Phật Việt Nam, trước sự tàn phá thiên nhiên để xây dựng những khu Du lịch Tâm linh trá hình khủng nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh… Và mới đây nhất, tràn ngập Mạng Xã hội là hình ảnh những con chim phóng sinh tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt để rồi sau đó ngắc ngoải trước cửa chùa, hình ảnh các vị sư đạo mạo mãn nguyện đặt tay lên đầu phụ nữ, trẻ em đang cúi rạp sát đất tựa Đức Chúa Trời ban phước lành, hình ảnh nhà sư ôm bát đi “khất thực” song lại quơ tay vơ tiền cúng dường, v.v. Cộng với hàng chục câu chuyện không hề bịa đặt, phóng đại về hành vi của không ít nhà tu hành Phật giáo hôm nay cho thấy sự vi phạm hiển nhiên các giới luật nghiêm trang của Phật pháp kinh điển, như sinh hoạt xa hoa, ăn chơi trác táng, khuyến khích các hoạt động mang nặng chất kinh doanh trong các nơi thờ tự, kêu gọi người dân đừng đi du lịch & đừng tiêu tiền bất chính mà để dành cho cúng dường-xây chùa, như việc kiện cáo người dân đã xúc phạm cá nhân mình, v.v. Đáng thương thay, đáng buồn thay, khi một Đất Nước có truyền thống đạo Phật hàng ngàn năm giờ đây lại xuất hiện trong tâm tưởng người dân lương thiện không ít “ác tăng”!

Đọc tiếp Trí thức Việt xưa – nay phê phán sự suy đồi của Phật giáo ra sao?

Nhớ Mẹ

Viết trong mùa Báo Hiếu

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Mấy hôm trước, trong khi Mẹ thở hắt từng hồi, mắt Mẹ chợt ứa ra một giọt lệ, khi đứa con gái út chưa bay ra kịp. Và Mẹ đã thanh thản ra đi trong tiếng cầu kinh của cô út và sự quây quần của đàn con lũ cháu – những sinh linh mà Mẹ yêu thương nhất trên cõi đời phù du này… Đọc tiếp Nhớ Mẹ

Xót thương và phẫn nộ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Mấy hôm nay, gương mặt tựa thiên thần của cô bé trên tấm ảnh này ám ảnh tôi tựa một lời cầu khẩn, trách móc, lên án: 

Sao các người lại để cái chuyện đau lòng đó diễn ra, không chỉ đã cướp đoạt tuổi trẻ – sinh mạng tôi mà còn vấy bẩn lên danh dự của tôi bằng sự vu khống đểu cáng, khốn nạn? Tôi đã buộc phải xa rời thế gian này ở tuổi hoa niên, giữa lúc đang mơ bao giấc mộng đẹp cho đời, nhưng đã không có được một sự an ủi bé nhỏ nào của sự tử tế dành cho bố mẹ, các em và các bạn tôi đương ngơ ngác mòn mỏi sống giữa cái môi trường sắp cạn kiệt tình yêu thương?…

Đọc tiếp Xót thương và phẫn nộ

“Huyền thoại” thời Mạt và ông nhạc sĩ cầm đá tự ghè chân mình

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong cái thời buổi “Mạt” đủ thứ này, biết bao hiện tượng được gọi là “văn hóa” giống như “Huyền thoại” liên tục nảy nở, khiến thiên hạ khóc dở mếu dở, cười trong chua chát, thậm chí lo âu và hoảng sợ đến thót tim… 

T. cận tôi khi nhìn trên sân khấu trước phiên khai mạc kiêm bế mạc Đại hội 13 Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội ngày 27/7/2022, thấy một hình ảnh mà không tin vào mắt mình, tưởng là anh bạn quay phim nghịch ghép ảnh, nhưng hóa ra không phải thế! 

Phải chăng là “Huyền thoại” lại xuất hiện?

Đọc tiếp “Huyền thoại” thời Mạt và ông nhạc sĩ cầm đá tự ghè chân mình

“Những bữa ăn láo xược!”

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Câu thơ phẫn nộ trên là của cha tôi – nhà văn Lưu Trọng Lư viết từ hơn ba chục năm trước. Cho đến hôm nay, sự phẫn nộ có sức khái quát đầy rung cảm của tâm lý số đông người dân lương thiện đó còn tăng gấp bội, trước một sự thật đắng ngắt và đáng ghê tởm về tình trạng tham nhũng – đục khoét ngày một tàn tệ, ngày càng khốn nạn hơn của lũ quan tham có nguy cơ đưa Đất Nước tới thảm trạng diệt vong. 

Đọc tiếp “Những bữa ăn láo xược!”

Nén nhang vĩnh biệt vị “Phúc ông” tái thế

FILE PHOTO: Japanese Prime Minister Shinzo Abe visits the Japan House to greet his country’s Olympic athletes and delegates, in Rio de Janeiro August 21, 2016. REUTERS/Bruno Kelly/File Photo

Có một câu chuyện từng xảy ra ở nước Nhật, để lại trong tôi cái ấn tượng đầy xúc cảm không bao giờ phai nhạt: ở một thị trấn nhỏ, người ta có ý định phá bỏ một đoạn đường ray tàu hỏa trong một quy hoạch giao thông. Nhưng người ta đã kịp phát hiện ra: có một chú bé nhà nghèo hàng ngày vẫn lên con tàu của đoạn đường đó đến trường, vì thế đã cho tạm dừng lại việc phá dỡ đường tàu tới hết năm học đó, khi chú bé chuyển sang trưòng khác…

Đọc tiếp Nén nhang vĩnh biệt vị “Phúc ông” tái thế

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Có thể tự hào khẳng định ngay một điều, bằng câu thơ đã trở nên quen thuộc với nhiều người: “Mái chùa che chở hồn dân tộc“… 

Qua vài ngàn năm, mái chùa đã là hình ảnh thân quen, trở thành một hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt, đi vào tiềm thức của cả một dân tộc: “Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá/ Sư cụ nằm chung với khói mây” (Nguyễn Khuyến) – “Bầu trời cảnh Bụt/ Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay/… Thoảng bên tai một tiếng chày kình/ Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” (Chu Mạnh Trinh)…

Đọc tiếp Mái chùa che chở hồn dân tộc

Văn học còn có ích gì hôm nay? Vì sao tôi viết?

Nhân Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần X diễn ra tại Đà Nẵng, và hai cuộc Hội thảo văn xuôi và thơ: “Vì sao chúng ta viết”.

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

I. Mấy câu hỏi, đúng hơn là những ý tưởng như bâng quơ, có gì hơi cổ lỗ, song vốn nằm sâu trong tiềm thức và có khả năng đánh thức sự lười biếng của tư duy giữa bao lo toan bề bộn đời thường lắm khi thấm máu và nước mắt: “Vì sao tôi viết“, “Văn học có ích gì cho xã hội?”, “Ngày hôm nay, văn học có cần thiết lắm không? Cần cho ai?”, “Văn học với thực tại xã hội?”, “Điện ảnh cần gì ở văn học”, v.v. 

Đọc tiếp Văn học còn có ích gì hôm nay? Vì sao tôi viết?