Làm kế hoạch, chiến lược

Chào các bạn,

Rất nhiều người rất impulsive, tức là thấy điều gì thích là nhào vô, chẳng suy nghĩ gì cả. Hành động on impulse (như là, he acted on impulse) là hành động tức thì, theo cảm xúc, mà chẳng suy nghĩ gì cả, như là đi ngang quán kem, thấy ảnh ly kem gợi cảm quá, bèn ghé ngay vào gọi một ly.

Ăn kem thì chẳng sao, nhưng rất nhiều người làm mọi thứ ở đời on impulse – chuyển ngành học, bỏ học, nhào vào kinh doanh, di chuyển đến thành phố khác… hoàn toàn on impulse, chẳng có tính toán, kế hoạch gì cả.

Nhiều bạn cho rằng đó là sống phiêu lưu, thế mới vui. Nhưng đó không phải là phiêu lưu, mà đó là đầu rỗng. Stupid. Nếu bạn phiêu lưu thật, bạn sẽ phải có kế hoạch phiêu lưu. Như là phiêu lưu leo núi chẳng hạn. Trước hết bạn sẽ phải biết ngọn núi nào bạn muốn leo, nghiên cứu địa hình ngọn núi và các đường leo, đường nào có những khó khăn gì, nguy hiểm gì và bạn sẽ cần những gì. Đường nào mà chưa ai dám leo, và bạn cũng chưa biết gì về ngọn núi đó bao giờ, thì bạn có nên phiêu lưu leo đường đó ngay lần đầu tiên đến núi đó, hay hãy leo những đường đã có nhiều người đi trước để làm quen, và từ từ nghiên cứu đường chưa ai leo xem thế nào?

Làm điều gì ở đời, nhất là cái gọi là phiêu lưu, thì cũng cần kế hoạch. Và phiêu lưu càng lớn thì bạn lại càng phải lên kế hoạch kỹ càng. Muốn mở kinh doanh bán thời trang chẳng hạn. Bạn chẳng thể đang đi học, rồi tự nhiên bỏ ngang ở nhà vì chán quá, và nói bố mẹ cho bạn mượn tiền mở một cửa tiệm bán thời trang tức thì. Nếu bố mẹ bạn có tiền để cho bạn, thì bạn cũng nên xem là bạn đang kiss mớ tiền đó goodbye. Kinh doanh là một phiêu lưu cần phải được nghiên cứu rất nhiều – thị trường, sản phẩm, khách hàng mình nhắm đến, nguồn cung, địa thế, nền kinh tế đang lên hay xuống, mở lúc này tốt không, quảng cáo và tiếp thị… Có cả trăm thứ bạn phải quan tâm và nghiên cứu khi muốn mở kinh doanh, chẳng thể mở kinh doanh on impulse mà không có một kế hoạch đầy đủ và tỉ mỉ.

Nếu bạn làm gì cũng làm on impulse thì xem như bạn không có cái đầu. Tiếng Anh gọi là lightheaded hay empty-headed. Trời sinh ra cho bạn cái đầu để làm gì? Tính toán, nghiên cứu, kế hoạch, và chiến lược thì sao?

Bạn sống mà không biết làm kế hoạch thì đó là phiêu lưu kiểu kiến bò miệng cối, bò cả đời bò cả 10 ngàn km mà không biết mình thực sự đã chẳng đi đâu cả, chỉ ở ngay trên miệng cối.

Các bạn, mình đã thấy nhiều bạn bè mình thời trước, nhiều bạn trẻ của nhiều thế hệ sau mình, sống hoàn toàn on impulse, và đương nhiên là họ cứ lòng vòng dưới đáy, lang bang, cầu bơ cầu bất cả đời.

Dù bạn ở độ tuổi nào, cấp hai, cấp ba, đại học, đã ra trường, đã làm bố, đã làm ông nội… hãy có thói quen suy nghĩ và tính toán trước khi làm điều gì.

Chúng ta chỉ có thể ăn ly kem hay mua cái áo on impulse, vì có lỡ bị đau bụng hay áo mua về được một ngày là chán, thì cũng chẳng thiệt hại gì. Nhưng mọi thứ lớn hơn ly kem và cái áo đều cần cái đầu của bạn làm việc, suy nghĩ, tính toán và quyết định.

Đừng sống như em bé lên ba chỉ biết đói là đòi ăn và chẳng biết tính toán gì. Trời cho mỗi người một cái đầu là để làm việc tư duy tính toán trên đường đời của mình. Đừng ném cái đầu của bạn vào sọt rác.

Chúc các bạn luôn biết làm kế hoạch, chiến lược, cho đời bạn.

Mến,

Hoành

© copyright 2022
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Làm kế hoạch, chiến lược”

  1. Em cảm ơn anh vì bài học hữu ích. Anh cho em hỏi 1 câu không liên quan tới bài viết ạ:
    Theo anh, giữa cầu nguyện cho người (kể cả cầu nguyện cho mình) và các hình thức làm công đức khác (phát chẩn, quyên góp tiền,…) thì cái nào đem lại tác dụng to lớn hơn?
    Em cứ phân vân suy nghĩ bởi cầu nguyện có thể ko giúp người ta hết đói nghèo, nhưng lại tạo ra năng lượng tích cực (theo lời anh dạy). Còn quyên góp tiền đưa người ta thì có thể cải thiện được đời sống con người, nhưng với điều kiện tiền được dùng đúng lúc đúng chỗ. Còn tiền quyên góp bị tham nhũng, hoặc tiêu xài hoang phí thì thật sự vô ích và còn thêm tội.
    Vậy nếu được chọn, thì anh chọn cầu nguyện hay làm các hình thức công đức khác ạ?

    Đã thích bởi 1 người

  2. Hi Long,

    Nếu chọn giữa cầu nguyện và làm việc từ thiện thì anh chọn cầu nguyện, vì (1) cầu nguyện tạo ra năng lượng tích cực rất lớn, nếu mình thành tâm với trái tim trong sáng, (2) mình cầu nguyện trong thinh lặng và ít bị cám dỗ, và (3) minh thành thật với chính mình và với Chúa Phật của mình.

    Làm việc từ thiện thì dễ bị cám dỗ, (1) để mình cảm thấy mình là người tốt, (2) hay muốn được biết đến là người nhân từ phúc hậu, (3) hoặc được lên báo hay lên mạng. Các công ty thì làm từ thiện là quảng cáo mềm.

    Không phải ai làm từ thiện cũng rơi vào cám dỗ, nhưng cám dỗ luôn có đó.

    A. Hoành

    Đã thích bởi 3 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s