Vài nét về Dalai Lama thứ 14

Loạt bài này đã được kết tập thành eBook “Đạt Lai Lạt Ma 14 – Tuyển tập” có trên trang eBooks ĐCN ở đây >>


Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về Dalai Lama thứ 14 nhé.

Dalai Lama là vị thầy cao nhất trong danh hiệu “Mũ vàng” (“Yellow Hat”) của Phật giáo Tây Tạng.
Dalai Lama là tên kết hợp giữa từ Dalai (tiếng Mông Cổ nghĩa là “Đại dương”) và từ Lama (tiếng Tây Tạng, nguyên gốc là bla-ma, với “b” câm, nghĩa là “lãnh tụ, thầy tu cao nhất”).

Tuy nhiên ý nghĩa của tên Dalai Lama vẫn chưa thống nhất. Một số cho rằng, Dalai Lama là 1 danh hiệu, nghĩa là “Đại dương Thông thái” (Ocean of Wisdom), nhưng Dalai Lama thứ 14 lại cho rằng Dalai Lama là tên Mông Cổ của thầy tu Tây Tạng Sonam Gyatso, người được vua Mông Cổ Altan Khan dịch tên vào năm 1578 và trở thành Dalai Lama thứ 2.

Dalai Lama được người Tây Tạng xem như là hiện thân của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh và mỗi một Dalai Lama được xem là tái sinh của vị trước.

Phương Tây thường gọi Dalai Lama là “Đức Dalai Lama” (His Holiness) (theo cách tương tự với Đức Giáo Hoàng – Pope), mặc dù từ này không dịch thành 1 danh hiệu của Tây Tạng.

Vị Dalai Lama hiện nay là vị thứ 14 – Tenzin Gyatzo (tên đầy đủ: Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso), sinh ngày 6/7/1935, tại làng Taktser, Amdo, Đông Bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân.

Năm 1937, Tenzin Gyatzo được thừa nhận là Dalai Lama thứ 14 (lúc đó 2 tuổi).

Ngày 22/2/1940, Dalai Lama 14 (lúc đó 5 tuổi) được tấn phong tước vị, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng, tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng.

Ngày 17/11/1950, Dalai Lama 14 (lúc đó 15 tuổi) nhận trách nhiệm là người lãnh đạo nhân dân Tây Tạng, một tháng sau khi nơi này bị Trung Hoa tấn công.

Năm 1959, sau cuộc Khởi nghĩa Tây Tạng (10/3/1959) tại Lhasa, Dalai Lama 14 cùng 8 vạn dân vượt dãy Hymalaya để tị nạn tại thị trấn Dharamsala, miền Bắc bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.

Tại đây, ngày 28/4/1959, ngài thành lập Chính quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration) thường được gọi là Chính phủ lưu vong Tây Tạng, với mục tiêu “đưa người tị nạn Tây Tạng về quê và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng”.

Ngày 10/12/1989, Dalai Lama 14 nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình sau khi được cả thế giới tán dương (trừ Trung Hoa).

Dalai Lama 14 còn là một diễn giả lôi cuốn. Ngài đã đi khắp thế giới (các tổ chức trên thế giới phải đối mặt với áp lực không chấp nhận ngài từ phía Trung Quốc), nói về các chủ đề như môi trường, kinh tế, quyền phụ nữ, bất bạo động, đối thoại tín ngưỡng, sức khỏe sinh sản và tình dục; với chủ trương bảo vệ Tây Tạng, giảng dạy Phật giáo Tây Tạng và nói về tầm quan trọng của tình thương như là cội nguồn của cuộc sống hạnh phúc.

Hiện ngài sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, Ấn Độ. Ở tuổi 77, ngài vẫn thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ.

Ngài thường nói rằng: Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém (I am just a simple Buddhist monk – no more, no less).

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Dalai Lama 14 cũng như con người và miền đất Tây Tạng qua các bài nói chuyện theo chủ đề của ngài, các bạn nhé.

Chúc các bạn luôn vui.

Hẹn gặp lại các bạn.

Phạm Thu Hương

*****

Chuỗi bài của Đạt Lai Lạt Ma (cập nhập khi có bài dịch mới):

Luyện Tâm: Đoạn thơ 1 (Phần 1)

Lời dạy

Lời nói Thật

Bài báo

Chống Căng thẳng và Trầm uất (Phần 1) (Phần 2)

Từ bi

Từ bi và Cá nhân con người (Phần 1)(Phần 2) (Phần 3) (Phần 4) (Phần 5) (Phần 6)

Môi trường

Chăm sóc trái đất

Tâm linh và tự nhiên

Bài tiểu luận về núi

Những bước thực tiễn hướng tới bảo vệ môi trường

Bài diễn văn tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio, ngày 5 tháng 6, 1992 – Nhận thức về môi trường: Một phần của cuộc sống hàng ngày

Tầm quan trọng của Trồng Cây và Bảo vệ cây

Hòa bình thế giới

Sự thật về chiến tranh

Phương thuốc của lòng vị tha

Thông điệp cho thiên niên kỷ mới

Nhân quyền, Dân chủ và Tự do (Phần 1)(Phần 2) (Phần 3)

Một giải pháp nhân bản cho hòa bình thế giới (Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma  sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001  (Phần 1)(Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)

Tây Tạng

Tầm quan trọng của giáo dục (Phần 1) (Phần 2)

Transcripts

Trách nhiệm toàn cầu trong thế giới hiện đại (Phần 1)(Phần 2) (Phần 3) (Phần 4) (Phần 5) (Phần 6)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 1)(Phần 2) (Phần 3) (Phần 4) (Phần 5) (Phần 6) (Phần 7)

10 Câu hỏi đến Đức Dalai Lama – Bài phỏng vấn của tạp chí Time

 


6 thoughts on “Vài nét về Dalai Lama thứ 14”

  1. Hay, cám ơn chị và bài viết hữu ích về một con người nổi tiếng của phật giáo tây tạng.

    Like

  2. Cám ơn chị Hương,
    Em có 1 câu hỏi: tại sao mới 2 tuổi mà ông đã được chọn là Danai Lama? làm thế nào để chọn 1 Danai Lama ở Tây Tạng?

    Like

  3. Hi Huanito!

    Mình rất vui khi Huanito hỏi mình câu hỏi đó. Mình xin trích đoạn trong Wikipedia nhé.

    “Quá trình tìm kiếm Dalai Lama:

    Khi Dalai Lama thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa.

    Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.

    Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Dalai Lama.

    Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lama Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng.

    Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lama Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ.

    Bấy giờ Lama Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Dalai Lama thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem.

    Lama Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là “Sera aga”, nghĩa là “Lama ở tu viện Sera”.

    Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Dalai Lama thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: “của tôi, của tôi”. Chú bé ấy chính là Dalai Lama hiện nay.

    Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh lmdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên.

    Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Dalai Lama thứ 13 [lúc đó 2 tuổi] ”

    Huanito có thể xem thêm tại đây http://vi.wikipedia.org/wiki/Tenzin_Gyatso

    Mình mong câu hỏi tiếp theo của Huanito! ^ ^

    Liked by 2 people

Leave a comment