Delphine Artists – World of Instrumental Music (5) – Eric Coueffe (Cello)

 

Eric sinh ngày 08/08/1963 ở Gennevilliers, một vùng ngoại ô của Paris. Lớn lên trong một gia đình có cái nôi âm nhạc – mỹ thuật với cha của Eric là một người chơi kèn trumpet và mẹ của ông là một vũ công múa ba lê tại Nhà hát lớn Lyon. Tuy vậy, ông lại thích tiếng Cello hơn là Trumpet.

Lên 17 tuổi, Eric được chấp nhận học tại Nhạc viện Paris nổi tiếng. Đây là nhạc viện, nơi khoảng 400 nghệ sĩ violoncello xin học mỗi năm tuy nhiên chỉ 15-20 nhạc sĩ được chấp nhận. Eric đã hoàn thành nghiên cứu của mình với 1 giải thưởng Lý thuyết âm nhạc. ông được chọn trao giải thưởng Yehudi Menhuin Foundation ở tuổi 19.

Vào lúc 20 tuổi, ông trở thành một thành viên trong dàn giao hưởng nổi tiếng “Orchestre National de France” với sự chỉ huy của Lorin Maazel và Georges Pretre. Ông đã có cơ hội được đi biểu diễn khắp các châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cùng với dàn nhạc.

Đọc tiếp Delphine Artists – World of Instrumental Music (5) – Eric Coueffe (Cello)

Việc tìm đến ta

Chào các bạn,

Chúng ta ai cũng đều có kinh nghiệm tìm việc. Đó là ta đi tìm việc. Nhưng có một điều quan trọng hơn mà rất ít ai quan tâm là việc tìm đến ta–công việc tự tìm đến ta mà ta không phải đi tìm việc.

Đương nhiên, một cách việc tự tìm đến ta ai cũng biết là danh tiếng nghề nghiệp. Nếu bạn là một bác sĩ danh tiếng, thì bệnh nhân tự tìm đến phòng mạch của bạn, và các bệnh viện cũng tìm cách mời bạn hợp tác.

Nhưng chúng ta không nói đến danh tiếng của người đã thành công. Chúng ta đang nói đến người chưa có danh tiếng gì cả, đang là phó thường dân.

Đọc tiếp Việc tìm đến ta

Ăn buffet

 

Chào các bạn,

Những ngày ở với các em sắc tộc tại nhà Lưu Trú, mình biết hoàn cảnh gia đình các em rất nghèo, so sánh với các em người kinh cùng trang lứa, các em sắc tộc thiểu số bị thua thiệt nhiều nên mình cũng thường cố gắng tạo điều kiện để các em được đi đây đi đó cho biết: như mỗi năm tổ chức cho các em đi tắm Dốc Lết, tham quan NhaTrang, Tp. HCM… một vài ngày, và ở Tp Buôn Ma Thuột có những điểm vui chơi như Công viên nước, Bản Đôn… mình cũng cho các em đi để phần nào bù lại những thua thiệt do sự đói nghèo các em đã chịu!

Khi biết ở Tp. Buôn Ma Thuột có nhà hàng Đam San ở gần cuối đường Nguyễn Công Trứ có ăn Buffet, mình nghĩ cũng nên cho các em đi cho biết.

Đọc tiếp Ăn buffet

Vài nét về Dalai Lama thứ 14

Loạt bài này đã được kết tập thành eBook “Đạt Lai Lạt Ma 14 – Tuyển tập” có trên trang eBooks ĐCN ở đây >>


Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về Dalai Lama thứ 14 nhé.

Dalai Lama là vị thầy cao nhất trong danh hiệu “Mũ vàng” (“Yellow Hat”) của Phật giáo Tây Tạng.
Dalai Lama là tên kết hợp giữa từ Dalai (tiếng Mông Cổ nghĩa là “Đại dương”) và từ Lama (tiếng Tây Tạng, nguyên gốc là bla-ma, với “b” câm, nghĩa là “lãnh tụ, thầy tu cao nhất”).

Tuy nhiên ý nghĩa của tên Dalai Lama vẫn chưa thống nhất. Một số cho rằng, Dalai Lama là 1 danh hiệu, nghĩa là “Đại dương Thông thái” (Ocean of Wisdom), nhưng Dalai Lama thứ 14 lại cho rằng Dalai Lama là tên Mông Cổ của thầy tu Tây Tạng Sonam Gyatso, người được vua Mông Cổ Altan Khan dịch tên vào năm 1578 và trở thành Dalai Lama thứ 2.

Đọc tiếp Vài nét về Dalai Lama thứ 14

Đại học ảo bùng nổ ở châu Á

vnexpress
Từ Cameroon, anh Michael Nkwenti Ndongfack tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ trực tuyến ở tận Malaysia và dự định bảo vệ luận án qua Skype, một ứng dụng đàm thoại qua mạng.

Nhiều trường đại học tin rằng học tập trực tuyến sẽ trở thành cách tiếp cận tri thức phổ biến nhất trong tương lai. Ảnh: chinasmack.com.

Ndongfack, một công chức nhà nước, không thể tìm một chương trình đào tạo tiến sĩ về thiết kế và công nghệ xây dựng tại Cameroon. Vì thế anh quyết định chi khoảng 10.000 USD cho Đại học Mở Malaysia tại thành phố Kuala Lumpur để lấy bằng tiến sĩ, AFP đưa tin.

Đọc tiếp Đại học ảo bùng nổ ở châu Á

‘Mắt thần’ trên biển Đông

vnexpress
Xây trên nền san hô, nền đất bùn yếu với mực nước sâu hàng chục mét, những nhà giàn DK1 đã trở thành “làng trên biển”, được đánh giá là công trình phi thường, “chưa từng có tiền lệ trên thế giới”.
> Cuộc sống mới ở Trường Sa

* Ảnh nhà giàn DK1 trên biển Đông

Hơn 20 năm trước, PGS.TS Phạm Ngọc Nam (nguyên Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Công binh) được giao nhiệm vụ cùng với đồng nghiệp thiết kế Trạm dịch vụ Kinh tế Khoa học Kỹ thuật (công trình nhà giàn DK1). Đôi mắt xa xăm, đôi tay run run lật giở từng trang “Nhật ký đời biển – DK1”, ông Nam cho biết, các nhà giàn chốt giữ trên bãi san hô ngầm ở thềm lục địa phía Nam, khu đặc quyền kinh tế, thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, nơi rất giàu tài nguyên của đất nước.

Ông Nam nhà giàn kể chuyện xây dựng những ngôi làng trên biển. Ảnh: Hoàng Thùy.

“Đây là tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, trong đó có sự đề xuất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Giáp Văn Cương khi ấy, và DK1 là đỉnh cao của chiến lược phòng thủ biển, bảo vệ đất nước từ hướng biển”, ông Nam nói.

Đọc tiếp ‘Mắt thần’ trên biển Đông

Clinton: ‘Không được cưỡng ép’ ở Biển Đông

vnexpress
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm nay kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tránh “cưỡng ép”, mà nên cùng hợp tác xây dựng bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Bà Hillary Clinton hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta, nhắc lại quan điểm cho rằng Mỹ “có lợi ích quốc gia” trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông, vốn đang chứa đựng đầy căng thẳng.

“Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực cần làm việc hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp mà không sử dụng sự cưỡng ép hay hăm họa, không đe dọa sử dụng và không sử dụng vũ lực”, bà Clinton nói.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong buổi họp báo cùng đồng nhiệm Indonesia Marty Natalegawa hôm nay. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong buổi họp báo cùng đồng nhiệm Indonesia Marty Natalegawa hôm nay. Ảnh: AFP

Đọc tiếp Clinton: ‘Không được cưỡng ép’ ở Biển Đông

Việt Nam – Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng

vnexpress
Sáng 3/9, cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ ba đã diễn ra tại Hà Nội.
> Việt Nam không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Tham dự cuộc đối thoại có nhiều tướng lĩnh cấp cao thuộc nhiều binh chủng.

Đọc tiếp Việt Nam – Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng