Azan – Lời Gọi Cầu Nguyện

 

Chào các bạn,

Hôm nay mời các bạn nghe một bản nhạc meditation (tĩnh tâm) của Hồi giáo, với âm hưởng Azan, tức là Lời Gọi Cầu Nguyện (Call to prayer).

Người Hôi giáo mỗi ngày cầu nguyện 5 lần, và tại các Đền Thờ có Lời Gọi Cầu Nguyện trên các loa phóng thanh, để mọi người trong thành phố đều ngừng làm việc và cùng cầu nguyện.

Bài nhạc sau đây được hát với tiếng Arabic.

 

Luôn luôn chiến thắng

Chào các bạn,

Mình thường nói với các luật sư trẻ mới vào nghề: “Luật sư giỏi không bao giờ thua.” Và các bạn thường giật mình với đòi hỏi tuyệt đối đó. Làm sao mà không bao giờ thua được? Đã ra tòa thì cũng phải có lúc thua chứ? Chẳng lẽ cứ thắng mãi sao?

Ý mình không phải là nói lúc nào cũng có thể thắng 100% để thân chủ trắng án. Ý mình là: Nếu thân chủ của mình đáng ra bị tử hình, mà mình chiến đấu để đổi thành án chung thân, là mình đã thắng. Nếu thân chủ lý ra phải ở tù 30 năm mà mình có thể biến thành 10 năm, là đã thắng lớn. Nếu thân chủ phải mất 1 triệu đô mà mình có thể đổi lại thành 500 ngàn đô, là đã thắng lớn.

Đọc tiếp Luôn luôn chiến thắng

Đường chỉ sửa quần

 

Chào các bạn,

Mình thấy hầu hết các em học sinh sắc tộc thiểu số đều có điểm giống nhau là khi mới bắt đầu vào năm học mới, các em học sinh nam cũng như nữ sau khi đi học ở trường về thường xin mình đi sửa áo sửa quần. Phải nói hầu như em nào cũng vậy và phải mất khoảng ba tuần sau mới ổn định việc các em xin ra ngoài sửa hoặc lấy áo quần về.

Mới đầu mình cũng lấy làm lạ nhưng sau khi ở với các em một thời gian, có dịp quan sát cách ăn mặc của các em, mình thấy mỗi em có nhiều lắm là ba bộ áo quần, không phải là áo quần mới nhưng là những bộ áo quần các em đã mặc từ năm này qua năm khác, nên khi qua năm học mới thường bị ngắn hoặc chật, nên các em phải xin đi sửa lại cho vừa với vóc dáng đã lớn hơn theo năm tháng của các em… Khi hiểu và biết được hoàn cảnh của các em như vậy mình thấy thương các em thật nhiều…

Đọc tiếp Đường chỉ sửa quần

Chuyện kể trong đêm Trung thu

 

Đã 6 giờ chiều, hắn vẫn còn ngồi ở quán bia “cóc” tại một thị xã đông đúc. Chả là, anh bạn thân ở hội văn nghệ địa phương sau khi viết xong cái truyện ngắn, biết hắn đang có việc ở thị xã bèn truy tìm bằng được để khoe. Đọc xong dòng cuối bản thảo, ông bạn kéo hắn bằng được đi chiêu đãi. Biết văn nghệ sĩ tỉnh là nghèo nên hắn đã chủ động “tiến cử” một quán bia bình dân mà hắn từng đến, để ông bạn đỡ thâm thủng “màng túi” khi tỏ lòng hiếu khách và cũng không làm tổn thương đến sĩ diện của bạn… Nhưng thật oái oăm, ở ngay cạnh quán bia này vừa mới khai trương một cửa hàng đặc sản “Gà quê”. Bạn hắn định chạy sang kiếm nửa con gà sang nhậu với bia vi sinh (mà hắn phải bấm bụng nói là bia địa phương có hương vị rất đặc biệt!). Hắn giữ tay bạn lại: “Thôi, uống không cho mát. Uống nhanh, tôi phải về. Ông quên đêm nay là Trung thu, còn tôi có con nhỏ à?” Ông bạn nhăn mặt: “Ông buồn cười nhỉ. Lâu ngày mới gặp nhau. Xe ông về chỉ hơn tiếng đồng hồ! Mà uống thì phải có đồ nhậu. Gà quê đây ngon lắm, lại an toàn!” Hắn lắc đầu quầy quậy: “Nhưng tôi không biết ăn thịt gà!” Không hiểu sao hắn bịa ứng phó nhanh thế! Ông bạn tròn xoe mắt sau cặp kính cận dày cộp: “Thế à? Nhưng hình như, lần trước trong cuộc chiêu đãi của tỉnh…Vậy thịt chó nhé? Hôm nay không phải đầu tháng, cũng chưa phải cuối tháng. Trẻ con không được ăn thịt chó (*), nhưng chúng ta thì ăn được”. Đúng là lý luận cù nhầy cốt là để cuối cùng được bày tỏ lòng quý bạn. Hắn nhún vai. “Tôi càng không biết ăn. Ông biết đấy, tôi tiêu hoá kém, mà thịt chó quá nhiều đạm.” Điều này thì hắn nói đúng trăm phần trăm, và bạn hắn thì “tâm phục khẩu phục” hoàn toàn.

Đọc tiếp Chuyện kể trong đêm Trung thu

Chị Tôi

 

Cứ mỗi lần gà gáy
Chị tôi lại giật mình
Tưởng anh về gõ cửa
Nên ngọn đèn rung rinh

Chị tôi hay máy mắt
Hay thình lình hắt hơi
Người nhắc nhiều như thế
Chắc chỉ là anh tôi.

Chị bảo anh khỏe lắm
Tóc mượt như cỏ xanh
Chắc khi họ báo tử
Đã viết nhầm tên anh

Chị thấy mình thèm khế
Chị thấy mình thèm chanh
Mấy chục năm như thế
Chị tôi ru bóng mình !

Chị khoe anh về bảo
Em mới thật anh hùng
Một mình vẫn chiến đấu
Đến hơi thở cuối cùng !

Rồi chị tôi để lại
Sợi tóc mình bạc phơ
Cạnh huân chương chiến thắng
Của anh trên bàn thờ

Đọc tiếp Chị Tôi

Huyền Chip: đến 20 quốc gia không chỉ với 700 USD

 
TTO – “Đi không để chứng minh gì cả, không để thay đổi cuộc sống mà đơn giản vì đi là mơ ước” – đó là cô gái trẻ 22 tuổi Nguyễn Thị Khánh Huyền, hay còn gọi là “Huyền Chip”, tác giả sách du ký Xách balô lên và đi.

Trong buổi tọa đàm “Dặm đường & trái tim” do Lazada Việt Nam phối hợp cùng Trung Nguyên Coffee tổ chức tại TP.HCM chiều 29-9 thu hút gần 200 độc giả trẻ, Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) gây bất ngờ khi xuất hiện với vóc dáng nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo chứ không như mọi người hình dung là một cô gái đơn độc phiêu lưu qua các vùng đất xa lạ thì phải “hầm hố, bụi bặm” lắm. “Tôi đi là để trải nghiệm, viết sách trước hết là cho bản thân, có gì kể nấy”, cô gái đang làm giám đốc sáng tạo cho một công ty công nghệ nhẹ nhàng bộc bạch.

 

“Với tôi, “hành trình” không chỉ là chuyện đi hay ở. “Hành trình” còn là quãng đường mà chúng ta theo đuổi ước mơ” – Huyền Chip – Ảnh: TR.N.

 
Đọc tiếp Huyền Chip: đến 20 quốc gia không chỉ với 700 USD

Hiến kế an dân, ổn định và phát triển đất nước

 
Dân trí Ngày 27-9,lần đầu tiên Hội nghị “Diên hồng” lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, của các chuyên gia kinh tế, nhân sĩ trí thức,các đoàn thể chính trị-xã hội đối với những vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội do UBTƯMTTQ Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

 

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim khẳng định: Hội nghị bàn tròn hôm nay nhằm mục đích phản ánh ý kiến của nhân dân, đề nghị với Đảng, Nhà nước các giải pháp, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển, ổn định tư tưởng và đời sống các tầng lớp nhân dân trong bối cảnh rất nhiều khó khăn.
Toàn cảnh hội nghị

Đọc tiếp Hiến kế an dân, ổn định và phát triển đất nước

Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động xây dựng tại cái gọi là “Tam Sa”

(Dân trí) Trung Quốc tiếp tục đẩy thêm một bước các hoạt động xây dựng trái phép tại cái gọi là “khu hành chính Tam Sa”, khi cho phác thảo các kế hoạch phát triển 4 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và một chương trình xây nhà ở.

Đê biển dẫn vào đảo Vĩnh Hưng (đảo Phú Lâm của Việt Nam), nơi đặt trụ sở “chính quyền Tam Sa”.

Đọc tiếp Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động xây dựng tại cái gọi là “Tam Sa”