Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương
Nhu cầu yêu thương của chúng ta (Phần 1)
Xét cho cùng, lý do tại sao yêu thương và lòng từ bi mang lại hạnh phúc lớn nhất đơn giản là bản chất chúng ta nuôi dưỡng yêu thương và lòng từ bi lên trên mọi thứ khác. Nhu cầu yêu thương nằm tại chính nền móng của sự hiện hữu của con người. Nhu cầu yêu thương là kết quả từ sự phụ thuộc hỗ tương sâu sắc mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ với người khác.
Dù một cá nhân có năng lực và kỹ năng đến mấy đi nữa, chỉ có một mình, anh ta hoặc cô ta sẽ không sống sót nổi. Dù một người có thể cảm thấy mạnh mẽ và tự chủ trong giai đoạn sung túc nhất của cuộc đời đến mấy đi nữa, khi người ấy bị bệnh hoặc lúc còn rất nhỏ hoặc lúc rất già, người ấy phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của những người khác.
Phụ thuộc lẫn nhau, hiển nhiên, là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Không những là những sinh vật cấp cao mà nhiều loài côn trùng nhỏ nhất cũng là những sinh vật tập đoàn mà, dù không có tôn giáo nào, luật pháp nào hoặc giáo dục nào, vẫn tồn tại bằng cách kết hợp với nhau dựa trên nhận thức bẩm sinh về mối quan hệ hỗ tương giữa chúng nó.
Mức độ tế nhị nhất của các hiện tượng vật chất cũng bị chi phối bởi sự phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả các hiện tượng– từ hành tinh chúng ta đang sống tới đại dương, mây trời, rừng núi và hoa lá xung quanh chúng ta–phát sinh tùy thuộc vào các cơ cấu năng lượng tế nhị. Không có mối tương tác thích hợp giữa các cơ cấu năng lượng này, các cơ cấu này sẽ tan biến và phân huỷ.
Vì sự tồn tại của con người chúng ta quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của những người khác nên nhu cầu yêu thương của chúng ta nằm tại chính nền móng của sự tồn tại chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần một ý thức thật sự về trách nhiệm và một quan tâm chân thành đối với phúc lợi của người khác.
Chúng ta phải xem xét những gì con người chúng ta thực sự là. Chúng ta không giống như các đồ vật làm bằng máy. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần là các vật thể máy móc, thì chính máy móc có thể làm dịu bớt tất cả khổ đau và thỏa mãn mọi nhu cầu của chúng ta.
Nhưng, vì chúng ta không phải chỉ là những loài vật vật chất, thật là sai lầm khi chúng ta đặt tất cả hy vọng hạnh phúc vào sự phát triển bên ngoài mà thôi. Thay vào đó, chúng ta nên xem xét nguồn gốc và bản chất của chúng ta để khám phá những gì chúng ta cần.
Gác lại một bên những câu hỏi phức tạp về sự tạo thành và tiến hóa của vũ trụ, chúng ta có thể ít nhất đồng ý rằng mỗi người chúng ta là sản phẩm của chính cha mẹ chúng ta. Nói chung, sự thụ thai diễn ra không chỉ trong phạm vi của ham muốn tình dục, mà từ quyết định của cha mẹ chúng ta muốn có một đứa con.
Quyết định đó được đặt trên trách nhiệm và lòng vị tha – Sự cam kết từ bi của cha mẹ về việc chăm sóc đứa con của họ cho đến khi nó có thể tự chăm sóc chính mình. Vì vậy, ngay từ giây phút thụ thai chúng ta, tình yêu của cha mẹ đã trực tiếp hiện diện trong sự tạo thành chúng ta.
Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của mẹ từ giai đoạn phát triển sớm nhất. Theo một số nhà khoa học, trạng thái tinh thần của phụ nữ mang thai, bình tĩnh hoặc kích động, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của thai nhi.
Biểu hiện yêu thương cũng rất quan trọng tại thời điểm sinh nở. Vì điều đầu tiên chúng ta làm là bú sữa mẹ, chúng ta tự nhiên cảm thấy gần gũi với mẹ, và mẹ phải cảm thấy yêu thương chúng ta để có thể cho ta bú mớm đúng đắn, nếu mẹ cảm thấy tức giận hay oán giận thì sữa mẹ có thể không tiết ra nhiều.
(Còn tiếp..)
(Phạm Thu Hương dịch)
Từ bi và Cá nhân con người (Phần 1)
Từ bi và Cá nhân con người (Phần 2)
Từ bi và Cá nhân con người (Phần 3)
Từ bi và Cá nhân con người (Phần 4)
Từ bi và Cá nhân con người (Phần 5)
Từ bi và Cá nhân con người (Phần 6)
Compassion and the Individual (Part 2)
Our need for love (Part 1)
Ultimately, the reason why love and compassion bring the greatest happiness is simply that our nature cherishes them above all else. The need for love lies at the very foundation of human existence. It results from the profound interdependence we all share with one another. However capable and skillful an individual may be, left alone, he or she will not survive. However vigorous and independent one may feel during the most prosperous periods of life, when one is sick or very young or very old, one must depend on the support of others.
Inter-dependence, of course, is a fundamental law of nature. Not only higher forms of life but also many of the smallest insects are social beings who, without any religion, law or education, survive by mutual cooperation based on an innate recognition of their interconnectedness. The most subtle level of material phenomena is also governed by interdependence. All phenomena from the planet we inhabit to the oceans, clouds, forests and flowers that surround us, arise in dependence upon subtle patterns of energy. Without their proper interaction, they dissolve and decay.
It is because our own human existence is so dependent on the help of others that our need for love lies at the very foundation of our existence. Therefore we need a genuine sense of responsibility and a sincere concern for the welfare of others.
We have to consider what we human beings really are. We are not like machine-made objects. If we are merely mechanical entities, then machines themselves could alleviate all of our sufferings and fulfill our needs.
However, since we are not solely material creatures, it is a mistake to place all our hopes for happiness on external development alone. Instead, we should consider our origins and nature to discover what we require.
Leaving aside the complex question of the creation and evolution of our universe, we can at least agree that each of us is the product of our own parents. In general, our conception took place not just in the context of sexual desire but from our parents’ decision to have a child. Such decisions are founded on responsibility and altruism – the parents’ compassionate commitment to care of their child until it is able to take care of itself. Thus, from the very moment of our conception, our parents’ love is directly in our creation.
Moreover, we are completely dependent upon our mothers’ care from the earliest stages of our growth. According to some scientists, a pregnant woman’s mental state, be it calm or agitated, has a direct physical effect on her unborn child.
The expression of love is also very important at the time of birth. Since the very first thing we do is suck milk from our mothers’ breast, we naturally feel close to her, and she must feel love for us in order to feed us properly; if she feels anger or resentment her milk may not flow freely.
(To be continued..)