NDTV: Ngài vẫn nghĩ về bản thân như là một Mác-xít?
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vâng. Nếu nói về lý thuyết kinh tế xã hội thì tôi là một người Mác-xít.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có lẽ điều đó sẽ đem lại cho các bạn vài tham vọng tới Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giờ đây, tiếc thay, Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn là đảng Cộng sản nữa. Một người bạn đạt giải Nobel của tôi, một người bạn rất kính trọng mà tôi mến phục. Ngài ấy ủng hộ nhân dân Trung Quốc, một đất nước xã hội chủ nghĩa nhiều năm trước đây. Khoảng hai năm trước, tôi có gặp ngài ấy và hỏi ngài, “Nhân dân Trung Quốc có thực sự là những người chủ nghĩa xã hội không?” Ngài ấy trả lời, “Không, chẳng còn nhà chủ nghĩa xã hội nữa mà là nhà tư bản và nhà độc tài.”
NDTV: Thật là một sự kết hợp rất mạnh để mà rớ đến. Và giờ đây, xin hãy nghe từ một người bạn lâu năm nhất của đức ngài – Giáo sư Sharma, ngài cũng là cựu hiệu trưởng trường đại học Dharamsala. Thưa ngài, vì ngài biết Đức ngài rất nhiều nên ngài có thể kể cho chúng tôi biết vài điều mà chẳng có ai trong chúng tôi biết không?
Sharma: Thật là một câu hỏi rất khó trả lời.
NDTV: Bởi vì tất cả chúng tôi đều không biết về Đức ngài ấy rõ như ngài biết.
Sharma: Tôi đã có những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng với Đức ngài. Khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi là khi một người bạn gọi cho tôi để nói rằng có tin rất xấu. Tin xấu đó là, Đức ngài đang rời Dharamsala. Tận năm 1989. Có một chuyện đã xảy ra mà tôi sẽ không đi vào chi tiết. Lúc đó là 9h30 tối. Buổi sáng tôi đi và đến chiều tôi mới tới đây – tại văn phòng của Đức ngài, nhưng Đức ngài rất bận vì hàng trăm nhà báo nước ngoài đã ở đó. Tôi được cho biết rằng không có cuộc tiếp kiến nào được chấp nhận. Tôi đã gửi một lời nhắn lại rằng tôi sẽ không rời khỏi nơi này, tôi sẽ ngồi tuyệt thực [1] cho đến nửa đêm cho đến khi Đức ngài cho phép tôi được gặp ngài.
Ngài tốt đến nỗi thư ký của ngài sau đó gửi lời nhắn tới tôi rằng, ngài sẽ gặp tôi lúc 6h kém 15 tối, sau khi thoát khỏi cánh nhà báo. Tôi đến gặp ngài và như thường lệ, ngài đang đứng ở ngưỡng cửa. Tôi sẽ không tiết lộ cho mọi người những gì ngài nói với tôi khi cả hai cùng đợi trong giây lát ở ngưỡng cửa trước khi vào phòng. Chỉ trong khoảng khắc đó, tôi ước mình giống như Sita [2] để mặt đất dưới chân tôi nứt ra, để tôi có thể chui xuống dưới và biến mất.
Tôi đã rất sốc và nói “Không, Đức ngài, chúng ta hãy ngồi xuống.” Chúng tôi cứ nói với nhau mà tôi không biết tôi đã nói những gì. Có một đoạn, khi tôi bắt đầu khóc như một cậu bé, Đức ngài đứng dậy và tôi đứng dậy theo, Đức ngài ôm lấy tôi chặt hết sức… Đó là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.
Tôi đã có đặc ân được chiếu cố và phúc lành của Đức ngài trong 40 năm qua.
NDTV: Tôi hy vọng ngài sẽ không bao giờ rời khỏi Dharamsala và nếu ngài làm điều đó thìđó chỉ là để đi đến Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nhân dân địa phương tại thời điểm đó – khi những rắc rối xảy ra, tôi đang ở Mỹ – có người hỏi tôi nên tôi nói là nếu người dân địa phương không muốn chúng tôi ở đây thì chúng tôi phải rời đi. Khi tôi tới đây, một số bạn cũ của tôi, đặc biệt là người này [giáo sư Sharma] rất xúc động, yêu cầu tôi rằng, cho đến khi tôi đến Tây Tạng, xin vui lòng ở lại đây. Tất nhiên, một cộng đồng con người thì thỉnh thoảng có một số vấn đề, nhưng về cơ bản, mọi người dân địa phương đều có tình bạn thật, không phải là một tình bạn vì tiền bạc mà là tình bạn được xây dựng trên lòng tin.
NDTV: Thế nên ngài sẽ không rời Dharamsala?
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không.
NDTV: Chúng tôi sẽ không cho phép ngài rời đi. Mời một người bạn kỳ cựu khác từ Dharamsala, Ajay Singh.
Ajay: Trong thế giới hôm nay, ngài là 1 trong những cá nhân rạng rỡ nhất của nhân dân Tây Tạng và thế giới, cũng như của hàng triệu người theo Phật giáo. Với tất cả mọi người, ngài là biêu tượng của hy vọng và niềm tin. Dù ngài đi bất kỳ nơi đâu, ngài cũng tỏa ra rất nhiều niềm vui và sự bình an. Vậy ngài sẽ chỉ định một người kế nhiệm vào lúc này phải không?
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Bây giờ, nòi về người kế nhiệm và định chế Đạt Lai Lạt Ma thì, ngay từ năm 69, tôi đã tuyên bố chính thức. Vì vậy, trong một thời gian nào đó, chuyện này có thể xảy ra và trong thời gian nào đó, chuyện này có thể ra đi, điều đó không quan trọng. Nhưng linh hồn Tây Tạng và cuộc đấu tranh dân tộc Tây Tạng tất nhiên sẽ được tiếp tục bởi nhân dân Tây Tạng. Vì lý do đó, như tôi đã đề cập, chúng tôi đã có một lãnh đạo chính trị đã được bầu rồi. Cuộc bầu cử 5 năm một lần sẽ diễn ra dù có Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không thì khâu tổ chức và lãnh đạo vẫn tiếp tục.
Trong lĩnh vực tâm linh, trong số những người Tây Tạng theo những truyền thống Phật giáo khác nhau –thế hệ trẻ hơn, khoảng từ 20-30 tuổi – những nhà lãnh đạo tâm linh trẻ rất khỏe mạnh đang đến. Thế nên theo tôi, họ sẽ tiếp tục trách nhiệm về tâm linh, về cuộc đấu tranh. Nhưng trong thời gian chờ đợi, các bạn thấy đấy, một số gợi ý trong cộng đồng người Tây Tạng, có thể đáng giá để xem xét nghiêm túc – để lựa chọn phần nào người kế nhiệm … Thỉnh thoảng, tất cả các nhà lãnh đạo hàng đầu về tâm linh chúng tôi tập hợp lại và thảo luận về tâm linh, trong Ấn Độ cũng như ở thế giới bên ngoài, một số vấn đề tâm linh chúng tôi thường thảo luậ, và vài năm vừa qua, chúng tôi cũng thảo luận về người kế nhiệm của tôi, về việc làm thế nào để giữ gìn định chế này, vì thế, chủ đề đã được thảo luận rồi nhưng chưa có quyết định cụ thể.
(Còn tiếp..)
Chú thích:
[2] Sitting on darna. Trong văn hóa Ấn, “Darna” là ngồi trước ngưỡng cửa nhà người khác (như người mắc nợ mình), đôi khi tuyệt thực hoặc tuyệt thực và tuyệt ẩm, để đòi công lý, cho đến khi công lý được trả hoặc đôi khi cho đến chết. Luật pháp qui định các điều kiện darna, để tránh bạo động. Nhưng đôi khi người “sitting on darna” phá luật, vì thế mà tạo ra bạo động.
Gandhi có lẽ chịu ảnh hưởng của văn hóa darna rất nhiều.
[2] Sita là nhân vật nữ chính trong sử thi Ramayana dài đến 50.000 câu của Ấn Độ. Sử thi này diễn tả cuộc đời nàng Sita, con gái của nữ thần đất Bhūmi, sinh ra từ một vết nứt của đất. Nàng trải qua cuộc sống đầy bi kịch trên mặt đất để rồi nàng lại trở về vết nứt của đất chấm dứt một quá trình sống.
(Phạm Thu Hương dịch)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 1)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 2)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 3)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 4)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 5)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 6)
Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 7)
Transcript of Barkha Dutt’s Interview of His Holiness the Dalai Lama for NDTV (Part 6)
NDTV: Do you still think of yourself as a Marxist ?
The Dalai Lama: Yes . As far as social economic theory is concerned I am a Marxist.
The Dalai Lama: Maybe that will give you some ambition to the Communist Party of China. Now unfortunately Chinese Communist Party is no longer a Communist party. One my Nobel laureate friend, a very respected friend whom I admire. So he supports the people of China, a socialist country many years ago. About two years ago I met him and asked him, “are people from China really socialist ?” He said, ” no, no longer socialist but capitalists and authoritarians.”
NDTV: Which is a potent combination to deal with. And now to hear from his holiness’s one of oldest friends Professor Sharma, who has also been the former principal of Dharamsala college. Sir since you know his Holiness so well to tell us something that none of us know?
Sharma: That’s a very difficult question to answer.
NDTV: Because we all don’t know him as well as you do?
Sharma: I had moments of great importance with his holiness. My most memorable moment was when a friend rang me up to say that there was very bad news and what was the bad news was that his Holiness was leaving Dharamsala. That was way back in 1989. Something had happened and I will not go into the details. That was at 9:30 in the evening and so in the morning got going and in the afternoon I arrived here at his Holiness’s office but his holiness was very busy as hundreds of foreign journalists were there and I was told that no audience could be granted. I sent a message back saying that I will not leave this place, sit on dharna until midnight unless his Holiness allows me to meet him. He was kind enough that his then secretary sent the word to me that his Holiness will meet me at quarter to six in the evening after he was free from the journalists. I went to meet his Holiness and as usual he was standing at the threshold. I will not reveal to the public what he said to me when both of us waited for a second at the threshold before entering the room. Only at that moment I wished like Sita for the ground under me to open so I could go inside it and disappear. I was so shocked and then I said no your Holiness let us sit. Then we talked and talked but I don’t know what I talked and a stage came when I started crying like a baby and his Holiness got up and I got up and his Holiness embraced me like anything… that is one of the most memorable events of my life.
I have the privilege of having his grace and blessing for the last 40 years.
NDTV: I hope you are never leaving Dharamsala and if you ever do it will only be to go to Tibet.
The Dalai Lama: The local people at that time and when the trouble happened I was in America and someone asked me so I expressed that if the local people don’t want us to be here then we have to leave. Then when I reach here some of my old friends, especially this person very emotionally asked me that till the time I leave for Tibet, please remain here. Of course as a human community some problems occasionally occur but basically all local people have genuine friendship not a friendship due to money matters but friendship built on trust.
NDTV: So you are not leaving Dharamsala.
The Dalai Lama: No.
NDTV: We will not allow you to leave. Another veteran from Dharamsala, Ajay Singh
Ajay: In today’s world you are one of the most radiant personalities for the people in Tibet and in the world and for all the millions of people who follow Buddhism and for all of them you are the epitome of hope and belief and where ever you go, you spread so much joy and peace so would you now appoint a successor?
The Dalai Lama: Now as far as the successor and regarding the Dalai Lama institution is concerned, as early as 69, I made an official statement. So in certain time it may happen and in certain time it may go, it is not important. But Tibetan spirituality and Tibetan national struggle of course will be carried on by Tibetan people. Now for that reason as I have already mentioned we already have an elected political leadership. Every 5 years election should take place so whether the Dalai Lama is there or not this sort of organization and leadership will continue . In the spiritual field, among Tibetans, different Buddhist traditions – now younger generation say between twenty to thirty years old now – very healthy young spiritual leaders are coming, so after me, they will carry on the responsibility regarding spirituality, regarding the struggle. But meantime, you see, some suggestions among Tibetans, maybe worthwhile to take into serious consideration – to choose one sort of successor…from time to time, all top leaders of spirituality, we gathered, and then we discussed about spirituality, within India and also in the outside world, some spiritual matter we usually discuss, and then last few years we also discuss about my successor, about how to keep this institution, so the topic is already being discussed but no concrete decision yet.
(To be continued..)