Phố Đêm – Tâm Anh – Thanh Thúy

 

Chào các bạn,

Thanh Thúy

“Phố Đêm” có lẽ là bản nhạc signature của ca sĩ Thanh Thúy, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có 5 chị em, trong đó có Thanh Mỹ và Thanh Châu cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Thanh Thúy được gọi là “Tiếng hát liêu trai” tại miền nam VN trước 1975. Thanh Thúy từng lập gia đình với một sĩ quan không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Nhạc sĩ Tâm Anh tên thật là Trần Công Tâm sinh tại Sài gòn vào ngày 29 – 07 – 1948. Bắt đầu tuổi 20 khi còn là sinh viên của trường Kỹ Thuật Phú Thọ (Đại Học Bách Khoa, Sài Gòn, ngày nay).

Đọc tiếp Phố Đêm – Tâm Anh – Thanh Thúy

Không lo sợ

Chào các bạn,

Chúng ta có rất nhiều nỗi sợ trong ngày—sợ tai nạn, sợ sếp rầy, sợ bị sa thải, sợ khi báo chí quất mình, sợ khi nhà nước có chuyện với mình, sợ thiếu tiền, sợ bị bệnh, sợ thi rớt…

Sợ là cảm xúc thường xuyên nhất của con người. Nhiều người có thể ít giận, ít tức, nhưng sợ thì vẫn sợ thường xuyên.

Đọc tiếp Không lo sợ

Muốn sống có Buôn có Làng

 

Chào các bạn,

Mình ở nhà Lưu Trú Buôn Hằng cách Giáo xứ Buôn Hằng II khoảng 16 km, mỗi tuần sau cơm trưa Thứ Bảy mình cho các em về gia đình để Chúa Nhật các em sinh hoạt đức tin với cộng đồng Giáo xứ, và sáng Thứ Hai các em trở lại để tiếp tục một tuần học mới.

Đây là một Giáo xứ người Dân tộc Sêđăng gốc từ Kontum xuống định cư lập nghiệp từ năm 1972, là Giáo xứ Dân tộc toàn tòng nên mọi sinh hoạt đều giống các Giáo xứ người kinh.

Cho các em Lưu Trú về gia đình nên mình cũng về Giáo xứ để giúp mục vụ Giáo xứ ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật như dạy giáo lý, giúp các hội đoàn theo sự sắp xếp của cha Quản xứ.

Đọc tiếp Muốn sống có Buôn có Làng

Cảm nghĩ đọc sách TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống – Buôn Hằng, Đăklăk – 2

 

Em: Kasta (Sắc tộc Sê đăng chỉ có Tên không có Họ)
Sinh: 06/ 04/ 1996
Lưu Trú Buôn Hằng
Lớp: 11 C
Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Huyện Krông Păk – Tỉnh Đăklăk

Đọc xong cuốn sách “Tư Duy Tích Cực” của Tác giả Luật sư Trần Đình Hoành, em thấy bài nào cũng hay nhưng em thích nhất là bài “Biết Mình” em càng đọc càng bị lôi cuốn.

Bài Biết Mình đã giúp em hiểu hơn về con người của em đã cho em biết thế nào là hiểu chính mình, hiểu con người thật của em.

Trước đây em cứ tưởng em hiểu được con người của em và đã lầm tưởng rằng em đã làm chủ được chính con người của em. Nhưng không phải thế, thực ra em chưa bao giờ hiểu hết, hiểu được chính em.

Đọc tiếp Cảm nghĩ đọc sách TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống – Buôn Hằng, Đăklăk – 2

Từ bi và Cá nhân con người (Phần 2)

 

Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương

Nhu cầu yêu thương của chúng ta (Phần 1)

Xét cho cùng, lý do tại sao yêu thương và lòng từ bi mang lại hạnh phúc lớn nhất đơn giản là bản chất chúng ta nuôi dưỡng yêu thương và lòng từ bi lên trên mọi thứ khác. Nhu cầu yêu thương nằm tại chính nền móng của sự hiện hữu của con người. Nhu cầu yêu thương là kết quả từ sự phụ thuộc hỗ tương sâu sắc mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ với người khác.

Dù một cá nhân có năng lực và kỹ năng đến mấy đi nữa, chỉ có một mình, anh ta hoặc cô ta sẽ không sống sót nổi. Dù một người có thể cảm thấy mạnh mẽ và tự chủ trong giai đoạn sung túc nhất của cuộc đời đến mấy đi nữa, khi người ấy bị bệnh hoặc lúc còn rất nhỏ hoặc lúc rất già, người ấy phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của những người khác.

Đọc tiếp Từ bi và Cá nhân con người (Phần 2)

Nỗi buồn của bạn trẻ về giáo dục Việt Nam

vnexpress
“Ăn, ngủ” với các môn thi khối A, nhưng Tuấn thất vọng khi kiến thức chuyên sâu Lý, Hóa ít được sử dụng khi vào đại học. Còn với những bạn chọn cánh cửa trung cấp, thời gian 3 năm học THPT là quá dài.
> ‘Chúng ta nợ xã hội một cuộc cải cách giáo dục’

Theo PGS Văn Như Cương, nền giáo dục của ta đang chệch hướng ở cả ba câu hỏi: Học để làm gì học cái gì và học như thế nào? Ảnh: Hoàng Hà.

Sau khi tốt nghiệp ĐH Thương mại, nộp hồ sơ khắp nơi nhưng Nguyễn Văn Hoài vẫn không xin được việc. Để tồn tại ở thành phố, cậu tạm xin vào làm nhân viên kỹ thuật tại một công ty ở khu công nghiệp Nam Thăng Long. Sau hai tháng làm việc, nhờ tiếp thu nhanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoài được cất nhắc lên làm nhóm trưởng. Cậu dần cảm thấy, công việc kỹ thuật mới phù hợp với mình và quyết định gắn bó với khu công nghiệp.

Đọc tiếp Nỗi buồn của bạn trẻ về giáo dục Việt Nam

Gần 1.500 tỷ đồng một km cao tốc trên cao ở Hà Nội

vnexpress

Tuyến vành đai 3 trên cao dài 4,2 km từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long dự kiến được đầu tư gần 6.200 tỷ đồng và khởi công năm 2015.
> Đường trên cao tắc nghẽn trong ngày thông xe / ‘Bến xe’ trên cầu cạn hiện đại nhất thủ đô

Bộ GTVT đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Hà Nội nghiên cứu dự án xây dựng cầu cạn cao tốc kéo dài từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long (thuộc đường vành đai 3 – Hà Nội) dài 4,2 km.

Đây là đường cao tốc loại A với 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km một giờ, rộng 24 m. Tổng mức đầu tư dự án gần 6.200 tỷ đồng, sử dụng vốn ODA dư sau khi xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch – Bắc Linh Đàm và vốn đối ứng trong nước.

Tuyến cao tốc đô thị trên cao vành đai 3 sẽ được kéo dài từ bắc đến nam thành phố. Ảnh: Hoàng Hà.

Đọc tiếp Gần 1.500 tỷ đồng một km cao tốc trên cao ở Hà Nội