Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 (Phần 1)

    Chào các bạn,

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu Thông điệp của Đức Dalai Lama 14 qua sự kiện 11 tháng 9 tại Mỹ nhé.

Như các bạn đã biết, sự kiện 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất thế kỷ 21; gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nơi trên thế giới; và theo Đức Dalai Lama 14, cách tốt nhất để giải quyết trường hợp này là bất bạo động. Dù sử dụng hình thức bất bạo động nào: lên tiếng và thuyết phục hay bất hợp tác hay can thiệp hay kết hợp cả 3 thì đó cũng là cách ứng xử đúng đắn với bạo động.

Các bạn cùng đọc nhé.

Phạm Thu Hương

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 (Phần 1)

Bất bạo động – Ứng xử Hiệu quả và Thích hợp với Mâu thuẫn con người

Cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ngày 11 tháng 9 thật là kinh khủng và rất buồn.

Tôi coi hành động tàn phá khủng khiếp đó là hành động của thù hận, vì bạo lực là kết quả của những cảm xúc độc hủy diệt. Những sự kiện như thế này cho ta thấy rõ rằng nếu chúng ta cho phép trí thông minh của loài người bị những cảm xúc tiêu cực như thù hận dẫn lối và kiểm soát, thì hậu quả thật là thảm khốc.

Hành động

Ứng xử thế nào trước sự tấn công như vậy là một câu hỏi rất khó. Hiển nhiên, những người đang giải quyết vấn đề này có thể hiểu rõ hơn, nhưng tôi cảm thấy chúng ta cần phải cân nhắc cẩn thận, và cách ứng xử thích hợp với hành vi bạo lực này là sử dụng các nguyên tắc bất bạo động. Đấy là điều hết sức quan trọng.

Cuộc tấn công vào nước Mỹ thật là kinh khủng, nhưng trả đũa bằng cách tiến hành chiến tranh không thể là giải pháp tốt nhất trong thời gian dài. Cuối cùng thì chỉ có bất bạo động mới có thể ngăn được chủ nghĩa khủng bố. Những vấn đề trong xã hội loài người cần phải giải quyết theo cách nhân đạo, mà bất bạo động đưa ra cách tiếp cận nhân đạo.

Tôi không phải là chuyên gia trong vấn đề này, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu vấn đề có thể được thảo luận với đầu óc bình tĩnh, áp dụng các nguyên tắc bất bạo động và giữ tầm nhìn về anh ninh thế giới về lâu về dài, thì chúng ta có thể tìm được một số cách giải quyết khác nhau. Dĩ nhiên, cũng cần có cách tiếp cận gắt gao hơn trong những trường hợp đặc biệt.

Sử dụng vũ lực [là cách ứng xử] không thể chiến thắng chủ nghĩa khủng bố bởi cách ứng xử này không giải quyết được các vấn đề tiềm ẩn phức tạp. Thực ra, sử dụng vũ lực không những thất bại trong việc giải quyết vấn đề, mà còn có thể làm vấn đề thêm trầm trọng và thường đưa lai hủy diệt và đau khổ theo bước chân của nó.

Những mâu thuẫn của con người nên được giải quyết bằng lòng từ bi. Mấu chốt ở đây là bất bạo động.

Hành động quân sự trả đũa của Mỹ có thể đem lại một số hài lòng và kết quả ngắn hạn, nhưng không nhổ được tận gốc vấn đề khủng bố. [Vì thế] cần phải thực hiện những biện pháp dài hạn. Nước Mỹ phải xem xét lại các yếu tố sinh ra và phát triển chủ nghĩa khủng bố.

Tôi đã viết thư cho Tổng thống Bush về cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, khuyến khích ngài tự kềm chế và không nên tìm kiếm sự trả thù nhẫn tâm nào. Tôi bày tỏ sự thông cảm của mình, nhưng cũng chỉ rõ, trả lời với bạo lực bằng nhiều bạo lực hơn không phải là một câu trả lời.

Tôi cũng nói thêm, khi mọi việc đang trôi chảy mà nói chuyện về bất bạo động thì không phù hợp cho lắm. Chính xác, chỉ khi mọi việc trở nên thực sự khó khăn, cấp bách và nghiêm trọng thì chúng ta mới nên suy nghĩ và hành động bất bạo động.

Đôi khi sự can thiệp của các cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ có thể rất hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn nào đó trên thế giới. Bởi vậy, trong chuyến thăm Nghị viện châu Âu gần đây của tôi, một trong những điều tôi gợi ý với vài ngài nghị sĩ là, dưới sự bảo trợ của Nghị viện, [chúng ta] có thể thu xếp một cuộc họp cho các cá nhân, những người quan tâm đến hòa bình thế giới, và các tổ chức phi chính phủ chuyên môn, để thảo luận về cách xử lý và chiến thắng chủ nghĩa khủng bố.

[Cuộc họp đó nếu] bao gồm cả những người bị coi là khủng bố hay những người bị xem là ủng hộ khủng bố thì thật hữu ích, vì như thế chúng ta có thể tìm hiểu được lý do tại sao họ phải sử dụng đến khủng bố hay cổ vũ khủng bố. Một số lời oán trách của họ có thể có giá trị. Trong trường hợp như vậy, chúng ta cần phải giải quyết các lý do oán trách đó. Nhưng khi lời phàn nàn hay lý lẽ của họ không có giá trị, thì chúng ta cần làm sáng tỏ tình huống thật sự để loại bỏ những hiểu lầm và nghi ngờ vô căn cứ.

Những mâu thuẫn trong loài người không phải rơi từ trên trời xuống. Các mâu thuẫn này xuất hiện như là kết quả của nhiều nguyên nhân và điều kiện, mà phần lớn nằm trong quyền điều khiển của những người trong cuộc. Đây là nơi mà lãnh đạo đóng vai trờ quan trọng. Trách nhiệm lãnh đạo của chúng ta là quyết định khi nào thì hành động và khi nào thì tự kềm chế.

Trong trường hợp mâu thuẫn, điều quan trọng là tự kềm chế trước khi tình hình vượt khỏi tầm tay. Một khi các nguyên nhân và điều kiện dẫn mâu thuẫn bạo lực đã chín mùi, thì cực khó để khôi phục lại hòa bình.

Chắc chắn bạo lực sẽ sản sinh ra nhiều bạo lực hơn. Nếu chúng ta trả đũa bạo lực theo bản năng, thì liệu điều mà chúng ta trông chờ có khác hơn điều mà kẻ thù cũng trông chờ không, khi mà họ cũng cảm thấy có lý do chính đáng để trả đũa lại? Bạo lực leo thang theo cách như thế đấy.

[Vì thế] ngay từ giai đoạn còn sớm cần phải dùng các phương cách đề phòng và kềm chế. Hiển nhiên, các nhà lãnh đạo cần phải tỉnh táo, nhìn xa trông rộng và cần quả quyết.

(Còn tiếp..)

Phạm thu Hương dịch

 Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma  sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001  (Phần 1)

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma  sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001  (Phần 2)

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma  sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001  (Phần 3)

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma  sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001  (Phần 4)

***

Relevant Comments by HH The Dalai Lama Subsequent to the Sept. 11, 2001 Terrorist Attack on the US (Part 1)

Non-Violence, the Appropriate and Effective Response to Human Conflicts

The 11th September attack on the World Trade Centre and the Pentagon were deeply shocking and very sad. I regard such terrible destructive actions as acts of hatred, for violence is the result of destructive emotions. Events of this kind make clear that if we allow our human intelligence to be guided and controlled by negative emotions like hatred, the consequences are disastrous.

Taking Action

How to respond to such an attack is a very difficult question. Of course, those who are dealing with the problem may know better, but I feel that careful consideration is necessary and that it is appropriate to respond to an act of violence by employing the principles of nonviolence. This is of great importance. The attacks on USA were shocking, but retaliation by going to war may not be the best solution in the long run. Ultimately only nonviolence can contain terrorism. Problems within human society should be solved in a humanitarian way, for which nonviolence provides the proper approach.

I am not an expert in these affairs, but I am quite sure that if problems can be discussed with a calm mind, applying nonviolent principles and keeping in view the long-term safety of the world, then a number of different solutions may be found. Of course, in particular instances a more aggressive approach may also be necessary.

Terrorism cannot be overcome by the use of force because it does not address the complex underlying problems. In fact the use of force may not only fail to solve the problems, it may exacerbate them and frequently leaves destruction and suffering in its wake. Human conflicts should be resolved with compassion. The key is non-violence.

Retaliatory military action by the United States may bring some satisfaction and short-term results but it will not root out the problem of terrorism. Long-term measures need to be taken. The US must examine the factors that breed and give rise to terrorism. I have written to President Bush urging him to exercise restraint and not to seek a brutal revenge for the 11th September attacks. I expressed my sympathy but I suggested that responding to violence with more violence might not be the answer. I would also like to point out that to talk of nonviolence when things are going smoothly is not of much relevance. It is precisely when things become really difficult, urgent and critical that we should think and act nonviolently.

At times the intervention of private individuals or non-governmental organizations can prove very effective in resolving certain kinds of conflicts in the world. Therefore one of the things I suggested to several members of the European Parliament during my recent visit was that, perhaps under the auspices of the European Parliament, a meeting could be arranged of private individuals, people who are concerned about peace in the world, and related non-governmental organisations to discuss how the problem of terrorism can be dealt with and overcome. It would be useful to include people who are considered terrorists or who are seen as supporting terrorism, so that we can learn why they are resorting to or encouraging terrorism. It is possible that some of their grievances are valid. In such cases we need to address them. But where they have no valid grievances or reasons, the true situation should be clarified in order to remove misunderstanding and baseless suspicion.

Human conflicts do not arise out of the blue. They occur as a result of causes and conditions, many of which are within the protagonists’ control. This is where leadership is important. It is our leaders’ responsibility to decide when to act and when to practise restraint. In the case of conflict it is important to exercise restraint before the situation gets out of hand. Once the causes and conditions which lead to violent clashes have ripened, it is very difficult to restore peace. Violence undoubtedly breeds more violence. If we instinctively retaliate when violence is done to us, what can we expect other than that our opponent will also feel justified to retaliate in turn? This is how violence escalates. Preventive measures and restraint must be observed at an earlier stage. Clearly leaders need to be alert, far-sighted and decisive.

(To be continued..)

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 (Phần 1)”

  1. Mình nhớ vụ tấn công 11 tháng 9, dân Mỹ chới với sững sờ. Why? Why? Why? Why đo they hate us so much?

    Rổi sau đó là đau đớn và giận dữ.

    Và dân Mỹ chờ đợi tổng thống của họ làm điều gì đó.

    Và tổng thống Bush hiểu dân Mỹ, nên quyết đinh tấn công Afghanistan (nơi chứa chấp Bin Laein và al Qaeda) tức thì.

    Điều này xoa dịu nỗi đau của dân Mỹ.

    Mình chẳng thấy làm sao một tổng thống Mỹ vào thời điểm đó có thể dùng bất bạo động mà có thể sống còn về chính trị. Dù rằng mình rất đồng ý với Dalai Lama.

    Thích

  2. Em hay liên tưởng tới khi em ở rừng sâu bỗng nhiên một con hổ lao ra,dù em có yêu nó đến mấy em cũng tìm cách ù té quyền chứ không đứng nhìn nó rồi nói mấy câu yêu thương,thú dữ có bản tính của thú dữ khi nó đói thì nó không biết phải trái .Chỉ khi em biết cách thuần nó ,sống với nó thật lâu ,chắc em sẽ không còn chạy .
    Bất bạo động không chỉ là lời nói, mọi người tin vào hành động hơn là lời nói,chỉ vì một hành động nào đó trong quá khứ mà nhiều người phải chịu khổ thế.

    Thích

  3. Cuộc chiến giữa các năng lượng! Khi năng lượng chiến tranh quá lớn, thì chỉ có thể được hóa giải bởi một năng lượng hòa bình lớn hơn rất rất nhiều.

    Có lẽ một tổng thống Mỹ vào năm 2001 không thể dùng bất bạo động mà có thể “sống sót” với người dân Mỹ, văn hóa Mỹ, nhưng Nhật Hoàng thì đã giữ được (phần lớn) nhân dân Nhật bất bạo động trước nỗi nhục đầu hàng năm 1945. 🙂

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s