Lời khuyên của mẹ – 101 Truyện Thiền Slideshows

 
Chào các bạn,

Đừng lệ thuộc vào ngôn từ để tìm trí tuệ và chân lý. Tìm trí tuệ và chân lý bằng tĩnh lặng.

Đó là bài học thứ 20, Lới khuyên của mẹ, mà mình vừa hoàn tất slideshow, trong chuỗi bài 101 Truyện Thiền Bình Giải.

Anh Hoành dịch truyện sang tiếng Việt, và bình (tiếng Việt lẫn tiếng Anh).

Xin các bạn click vào ảnh dưới đây để xem slideshow và download.

Chúc các bạn thân tâm an lạc.

Túy Phượng

Link đến series 101 Truyện Thiền Bình Giải

Links đến các slideshows trước:

Đọc tiếp Lời khuyên của mẹ – 101 Truyện Thiền Slideshows

Sợ chết?

Chào các bạn,

Hôm nay mình và bà xã đến nhà quàn viếng thăm mẹ của một người bạn vừa qua đời.

Sự thật là dù người ta nói chết là về một kiếp khác, hay về với Chúa, v.v… thì sự chết vẫn luôn là một bí mật đối với ta. Và dù thiên hạ có viết lách và thuyết giảng về đủ mọi thứ hay thứ tốt về cái chết, thì các đám tang thường rất là chán—áo quần tang chế trắng toát hay đen thui, mọi người mặt mày méo xẹo, khóc lóc tưng bừng, và ai cũng chia buồn, chẳng ai chia vui…

Nói gì thì nói, thiên hạ vẫn luôn luôn xem sự chết là một điều kinh khủng, và đa số mọi người đều sợ chết.

Đọc tiếp Sợ chết?

Lớn lên con làm bác sĩ

 

Chào các bạn,

Có lần mình đến thăm Mái Ấm Tình Thương ở Đường Phan Bội Châu – Tp. Buôn Ma Thuột, do nhà nước quản lý.

Tuy lần đầu tiên mình đến nhưng các em đã đón mình với những nụ cười thật hồn nhiên, đơn sơ cùng với ánh mắt thân thương.

Gặp các em mình thấy thương các em thật nhiều, còn nhỏ nhưng các em đã thiếu thốn tình thương yêu của cha, vòng tay âu yếm của mẹ, nhưng không vì thế mà các em mất đi sự chân thành cởi mở.

Dẫu biết rằng sự khao khát có được niềm vui trẻ thơ như bao người bạn cùng trang lứa, khao khát có được một mái ấm gia đình, được đón nhận tình yêu thương âu yếm của cha của mẹ sau những buổi tan trường hay được ăn những bữa cơm thanh đạm, đầm ấm bên cha bên mẹ và những người thân là điều khó thực hiện… Mặc dầu vậy mình vẫn cảm nhận nơi các em một sức sống yêu thương cảm thông và chia sẻ khi các em cùng vui chơi bên những người bạn.

Đọc tiếp Lớn lên con làm bác sĩ

Gallant

 

Chào các bạn,

Khi là một giáo viên, việc tiếp xúc và nói chuyện với học sinh là một phần mình rất yêu thích vì nói chuyện với học sinh hay tâm sự với học sinh giúp mình hiểu tính cách của từng bạn một và mỗi học sinh đều có những phần rất thú vị mà mình chưa biết hết trên lớp. Nói chuyện với học sinh vào giờ nghỉ, hoặc bữa trưa hoặc ngoài sân chơi, cũng làm mình trở nên gần gũi với học sinh hơn. Điều này giúp mình rất nhiều trong việc đứng lớp để dạy học, và quan trọng hơn khi hiểu được tính cách của từng bạn mình cũng sẽ điều chỉnh thêm về cách dạy học hay các trò chơi và hoạt động được tổ chức trên lớp.

Trong giờ nghỉ giữa 2 tiết tiếng Anh của lớp 4A2, mình đi đến chỗ cậu bé Gia Bách, học sinh mà mình rất yêu quý để xem cậu học có hiểu bài không, có chỗ nào cần cô trợ giúp, chỗ nào cô phải giảng thêm. Gia Bách là một cậu bé năng động và lém lỉnh, cậu luôn biết cách làm cho giờ học trở nên bớt căng thẳng, nhưng đôi khi, cậu cũng làm giáo viên trong lớp phải vất vả hơn bình thường để bài học đi được đúng hướng và lớp trở nên ổn định.

Đọc tiếp Gallant

Ký sự báo chí 2 tập “Nghịch lý trên dòng sông chảy ngược”: Mới ra một tuần đã phải lo tái bản

 

Tác giả HTN ký tặng văn nghệ sĩ mua sách góp quỹ học bổng
BMT 9/11/2012: Bộ ký sự báo chí 2 tập “Nghịch lý trên dòng sông chảy ngược” (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, tháng 9/2012) thể hiện gần như toàn cảnh một Tây Nguyên vừa thâm trầm hoang sơ, vừa non trẻ sôi động trong dòng chảy đa chiều của nhịp sống đương đại.

Gần 800 trang sách tập hợp các bài báo được tác giả chọn lọc, phơi bày và lý giải nhiều vấn đề từng hâm nóng sự chú ý của xã hội về những gì đã và đang diễn ra trên cao nguyên bazan màu mỡ bát ngát rừng xanh, voi đàn; Những chân dung văn nghệ sĩ, danh nhân thú vị, phóng khoáng, tài năng, nhân hậu; Những phong tục tập quán độc đáo mà nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền; Những câu chuyện ngổn ngang vui buồn các vấn đề xã hội thời quá độ. Ngoài ra, biên độ tri thức mà bộ sách cung cấp còn gợi mở đa chiều với những đề tài lý thú khác, như Học sinh Mỹ được học thế nào về cuộc chiến do Mỹ gây hấn tại Việt Nam? Nhà báo lao vào mặt trận chống tiêu cực tham nhũng tự bảo vệ mình bằng cách nào trước sức ép từ mọi phía?

Đọc tiếp Ký sự báo chí 2 tập “Nghịch lý trên dòng sông chảy ngược”: Mới ra một tuần đã phải lo tái bản

Cảm nghĩ đọc sách TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống – Buôn Hằng, Đăklăk – 3

Em: Hak (Sắc tộc Sê đăng chỉ có Tên không có Họ)
Sinh: 30/ 03/ 1996
Lưu Trú Buôn Hằng
Lớp: 11 B
Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Huyện Krông Păk – Tỉnh Đăklăk

Khi em đọc xong các bài trong cuốn sách “Tư Duy Tích Cực” của Tác giả Luật sư Trần Đình Hoành. Em thích nhất bài “Thành Thật” vì qua bài đó em thực sự đã hiểu được phần nào về thành thật, thành thật với bạn bè, thầy cô, gia đình.

Trong cuộc sống thường ngày của em, không nhiều thì ít lần em đã thiếu thành thật, như thiếu thành thật trong lời nói, thiếu thành thật trong hành động và trong việc làm.

Em rất muốn sống thành thật, em luôn tìm kiếm trong tạp chí, truyền thông truyền hình… nhưng giờ em cũng đã tìm được cuốn sách dạy cách sống thành thật đó là cuốn sách Tư Duy Tích Cực. Em rất vui trong sách có viết muốn thành thật thì trước tiên phải thành thật với chính bản thân mình rồi mới thành thật với người khác.

Thành thật là nói sự thật, không dối trá không phải chỉ vì muốn giảm tội, muốn biện hộ cho mình mà phải dối trá.

Nhiều lúc em nghĩ tại sao em lại không thành thật? Tại sao và tại sao??? Câu hỏi cứ nằm trong đầu em nhưng em chẳng có cách gì để lý giải cả, rất nhiều người cũng đặt câu hỏi như vậy không ngoại trừ em.

Vậy nguyên nhân từ đâu mà sự thiếu thành thật có thể xảy đến? Câu hỏi bắt đầu nằm trong đầu em và em suy nghĩ liệu có phải vì sợ hãi hoặc muốn nâng mình lên hay không? Sợ hãi vì sợ bị la mắng, sợ bị ăn đòn hay vì sợ người ta có ác cảm với mình. Trong sách có câu: “đừng bóp méo sự thật để phồng mình lên” em thấy câu này rất hay đôi khi vì muốn người ta khỏi nghi ngờ mình mà mình phải nói dối để tránh sự nghi ngờ của họ.

Đọc tiếp Cảm nghĩ đọc sách TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống – Buôn Hằng, Đăklăk – 3

Từ bi và Cá nhân con người (Phần 3)

 

Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương

Nhu cầu yêu thương của chúng ta (tiếp theo)

Tiếp đến là giai đoạn quan trọng của sự phát triển não bộ từ thời điểm sinh ra đến ít nhất ba hoặc bốn tuổi, trong suốt thời gian đó sự tiếp xúc cơ thể một cách âu yếm là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển bình thường của em bé. Nếu em be không được bồng bế, ôm chặt, âu yếm, hay yêu thương, sự phát triển của em bé sẽ bị ảnh hưởng và bộ não của em sẽ không hoàn thiện đúng mức.

Bởi vì một em bé không thể sống sót mà không có sự chăm sóc của người khác, nên yêu thương là nguồn nuôi dưỡng quan trọng nhất của em bé. Hạnh phúc thời thơ ấu, sự dịu bớt những nỗi sợ sệt của em bé và sự phát triển lòng tự tin của em, tất cả đều phụ thuộc trực tiếp vào yêu thương.

Ngày nay, nhiều em bé lớn lên trong những gia đình không được hạnh phúc. Nếu chúng không nhận được những tình cảm thực sự, trong cuộc sống về sau những em bé này hoạ hoằn lắm mới yêu thương cha mẹ và thường thấy khó yêu thương người khác. Điều này hết sức buồn.

Đọc tiếp Từ bi và Cá nhân con người (Phần 3)

‘Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn’

vnexpress
Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn là những nước có điểm số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.

Tại Hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Lê Văn Lân có bài tham luận. Bài viết được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, VnExpress xin trích giới thiệu:

Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chỉ có thể nhận biết được phần nổi qua những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.

Đọc tiếp ‘Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn’

Cô gái Việt và hành trình làm Vua đầu bếp Mỹ

vnexpress
Cho đến tận khi tốt nghiệp đại học, Christine Hà vẫn không hề biết nấu ăn, nhưng chỉ sau vài năm, cô đã dành nhiều tâm sức và vượt qua khó khăn của người khiếm thị để được công nhận là đầu bếp xuất sắc nhất Mỹ.
> Cô gái Việt trở thành Vua đầu bếp Mỹ

Christine Hà, cô gái gốc Việt vừa giành giải quán quân của chương trình Vua đầu bếp Mỹ. Ảnh: ET

Đọc tiếp Cô gái Việt và hành trình làm Vua đầu bếp Mỹ

Kiếm bạc tỷ nhờ lặn mò cổ vật 500 năm

vnexpress
Mỗi chiếc đĩa cổ được trả giá 40-60 triệu đồng. Chỉ trong một đêm, có ngư dân vớt được hàng trăm chiếc đĩa và nhiều cổ vật khác, thu về tiền tỷ. Nhiều tàu định nhổ neo đi khơi liền lao ra điểm trục vớt, lặn cổ vật mang về.
> Đổ xô trục vớt cổ vật ở vùng biển Quảng Ngãi

Những ngày qua, xóm Gành Cả (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) lại sôi lên không khí mua bán cổ vật. Kho cổ vật là chiếc tàu đắm 500 năm, chở theo nhiều bát đĩa gốm men ngọc, men nâu nằm ngay sát bờ được các ngư dân khai quật.

Theo giới khảo cổ, đây là loại cổ vật có giá trị gấp hàng chục lần các loại cổ vật gốm Chu Đậu trên những con tàu buôn bị đắm ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

20h, xóm Gành Cả nằm sát biển đã tắt điện một cách bất thường. Tuy nhiên, một làn sóng ngầm mua bán cổ vật đang len lỏi vào nhiều ngôi nhà trong xóm chài. Một đầu mối gạ gẫm: “Nhà ông anh tôi có hẳn một bộ đồ cổ men ngọc xanh da trời, anh tới coi hàng, nếu được giá thì mua, nhớ cho ít hoa hồng”.

Ảnh: Trí Tín.
Những chiếc đĩa cổ được ngư dân vớt lên từ chiếc tàu đắm. Ảnh: Trí Tín.

Đọc tiếp Kiếm bạc tỷ nhờ lặn mò cổ vật 500 năm