Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 2)

NDTV: Bây giờ ngài cho tôi biết một chuyện, ngài có nói chuyện về bộ não, bộ não người, nhưng ngài là kiểu người đã kết hôn tính tò mò khoa học với tính tâm linh, mà điều này rất hiếm, và tôi đọc ở đâu đó rằng – trên bàn của ngài, ngài có mô hình của bộ não người mà ngài đang tiếp tục lắp ráp và cố gắng để hiểu … Thật rất hiếm có một nhà lãnh đạo tinh thần mà tin rất nhiều ở khoa học, vậy điều đó đến với ngài từ đâu?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi tin, đầu tiên, rằng nếu chị là một người thực hành tôn giáo thật, đặc biệt là một Phật tử, chị phải thực tế. Cho nên, để phát triển một cách tiếp cận thực tế, một nhận thức thực tế, chị phải biết sự thật. Vì vậy, ở phương diện đó, cách suy nghĩ khoa học, phương pháp điều tra sự thật của khoa học là rất quan trọng, rất hữu ích. Tôi nghĩ rằng – về cơ bản, một số người bạn của tôi có lẽ đã biết rồi, rằng Phật giáo nói chung, đặc biệt là truyền thống Nalanda [1], cách suy nghĩ của họ rất khoa học. Thế nên, Đức Phật – chính ngài – đã nói rất rõ ràng ở một trong những câu trích dẫn của ngài rằng, tất cả các đệ tử của ngài không nên chấp nhận lời dạy của Ngài vì niềm tin, mà là vì điều tra kỹ lưỡng và trãi nghiệm.

Vì vậy, đây là cách tư duy khoa học, ví dụ như, Nagarjuna (Long Thọ) [2], cũng là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần vĩ đại của Nalanda. Đôi khi tôi đề cập đến họ như những bậc thầy vĩ đại, từ cái nhìn của Phật giáo – các vị đó là những bậc thầy, nhưng từ cái nhìn chung – các vị đó là những giáo sư Nalanda, rất lỗi lạc. Họ có trong văn bản rằng không tin từ ngữ Phật giáo hơn sự điều tra và logic của họ, vì vậy tôi nghĩ đó là cách suy nghĩ cơ bản, đó là truyền thống Nalanda.

NDTV: Đó là óc thực tế và khoa học.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vâng và sự điều tra, vì vậy tôi đang rèn luyện thông qua cách đó, và thêm nữa, con người của tôi, từ thời thơ ấu tôi đã luôn có sự tò mò này … muốn biết điều này là điều gì và điều kia là điều gì. Và đặc biệt khi tôi còn rất nhỏ, chị biết không, Phái đoàn nước Anh ở Lhasa … người mới này tới, ngài ấy luôn mang cho tôi vài món đồ chơi, vì vậy khi tôi nhận được bất kỳ thông tin nào và đưa thông tin đó tới các nhân viên người Anh ở Lhasa, tôi luôn rất phấn kích, đồ chơi mới nào sẽ đến?

NDTV: Đồ chơi yêu thích của ngài là gì?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Xe lửa, chị biết đường sắt, giống như thế này (làm cử chỉ) và xe hơi, và kiểu gì khi tôi nhận chúng, chỉ vài phút, tôi sẽ chơi và tôi sẽ cố gắng để biết hệ thống tạo nên sự chuyển động và sau đó tôi luôn mở nó ra. Trên thực tế, nhiều lần việc này làm hỏng trong khi đang mở .

Và rồi rốt cuộc tôi đến được Ấn Độ, sau khi đến tôi có cơ hội gặp gỡ những người từ các truyền thống tôn giáo khác nhau và điều này vô cùng hữu ích, sau đó gặp gỡ những người từ các ngành nghề khác nhau và rồi cuối cùng là các nhà khoa học. Vì tôi có quan tâm đến, nên tôi càng trở nên quen thuộc với họ, càng thảo luận với họ và thấy họ rất, rất hữu ích, rất hữu ích.

NDTV: Nhưng ngài đã biết, một trong những sự kiện hấp dẫn nhất về ngài – thưa đức ngài – là ngài vẫn tiếp tục giống như một em bé, nếu tôi có thể sử dụng cụm từ đó, một sự ngây thơ giống như em bé, một sự hài hước giống như em bé, nhưng ngài chỉ mới hai tuổi khi ngài được công nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp. Ngài có đôi khi nói chuyện với tư cách là một con người và không phải như một vị thánh ngày hôm nay không, ngài có nhìn lại và cảm thấy tuổi thơ của ngài đã bị mất rồi không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không .. Tôi nghĩ trong một cách nào đó là có, đến mức độ nào đó, ngay từ lúc 2 tuổi – khi họ chấp nhận tôi, tôi nghĩ trong 2 năm hay 3 năm sau khi họ chấp nhận tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma của đất nước, tôi vẫn ở với cha mẹ tôi, em trai tôi, anh trai, chị gái v..v.. và sau đó tôi nghĩ khi tôi khoảng 5 tuổi, tôi tới Lhasa và sau đó rời khỏi mẹ tôi.

NDTV: Đối với trẻ em – điều đó có phải rất khó khăn?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trong khi tôi trú đóng hay sống ở Potala [3], cách đó một khoảng là một tòa nhà – nơi mọi người có thể ở lại, nhưng mẹ tôi thích ở một nơi khác, nhưng trong mùa hè, bức tường bên ngoài là màu vàng, bức tường bên trong là màu trắng, và trong tòa nhà đó, mẹ tôi và gia đình tôi sống ở đó.

Tôi nghĩ trong mùa hè, mỗi hai ngày gia đình tôi có tới một lần, thỉnh thoảng tôi cũng về nhà của cha mẹ, rồi sau 2 năm, thầy dạy của tôi đặt một số hạn chế rằng tôi không thể gặp mẹ, tôi cảm thấy một chút tức giận nhưng tôi vâng theo chỉ thị của thầy , nhưng đôi khi giống như một đứa trẻ – bài học của tôi đã không được tốt vì tâm trạng của tôi khó chịu, sau đó ngay khi những bài học đã xong, tôi chạy đến chỗ mẹ tôi và dành một ít thời gian ở đó, và lúc đầu tôi xác định rằng tôi sẽ chẳng bao giờ quay trở lại bài học nhưng sau đó khi giờ học buổi chiều đến, tôi lại lặng lẽ lê bước trở lại.

NDTV: Như vậy thực sự nghe giống như bất kỳ trẻ em nào bị đau khổ bởi thi cử, nhưng ngài sử dụng thú vị này …..

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vì vậy do đó, một mặt thì tôi bị tách khỏi mẹ tôi, khỏi cha mẹ tôi, nhưng mặt khác, [gia đình] quen việc đến [chỗ tôi]. Rồi nữa, có chuyên là những người quét dọn, quan chức và vài người hầu cho tôi. Tất nhiên trong buổi lễ, trong các nghi lễ chính thức, họ biểu lộ sự tôn trọng tối cao, nhưng khi tôi chơi với họ, họ không tỏ lộ tôn trọng, họ thường chơi thắng tôi, đôi khi tôi khóc, tôi không muốn bị đánh bại nhưng họ đối xử với tôi một cách bình thường , gồm cả những người người sau này trở thành những người bạn tốt nhất của tôi … họ không có học thức nhưng rất trung thực, những người rất đáng tin cậy.

(Còn tiếp..)

Chú thích:

[1] Nalanda: nguyên là một vườn xoài lớn, có tên gọi là Pavarika, tại làng Bragoan ở Bihar. Theo truyền thuyết Phật Thích Ca, ngày còn tại thế, sau khi thành đạo, trong các cuộc du hành thường nghỉ chân tại vườn xoài Pavarika này, khiến cho vườn này trở thành một thánh địa Phật giáo. Hoàng đế Asoka, 300 năm trước công nguyên, xây ở đây một tu viện lớn, và đến thời Hàng đế Harsha, khi Huyền Trang qua du học Ấn Độ, Nalada trở thành một trường Đại học Phật giáo quốc tế, thu hút hàng nghìn nhà bác học và sinh viên đến từ nhiều nước xa như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam, Indonesia, v.v… [theo http://www.phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=52444B%5D

[2] nāgārjuna là Long Thọ, còn gọi là Bồ tát Long Thọ, thế kỷ 1–2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào “Sáu Bảo Trang của Ấn Độ” – năm vị khác là Thánh Thiên (āryadeva), Vô Trước (asaṅga), Thế Thân (vasubandhu), Trần-na diṅnāga), Pháp Xứng dharmakīrti).

Tượng Long Thọ tại tu viện Samye Ling, Scotland

Trong tranh tượng, Long Thọ là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế, uṣṇīṣa), một dấu hiệu của một Đại nhân ( mahāpuruṣa).

Long Thọ là người sáng lập Trung quán tông ( mādhyamika), còn gọi là Trung Luận Tông, sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha). (Theo Wikipedia)

[3] Cung điện Potala: nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày nay, cung điện Potala là một viện bảo tàng ở Trung Quốc. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới. [theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_%C4%91i%E1%BB%87n_Potala%5D

(Phạm Thu Hương dịch)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 1)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 2)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 3)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 4)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 5)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 6)

Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 7)

Transcript of Barkha Dutt’s¬¬ Interview of His Holiness the Dalai Lama for NDTV (Part 2)

¬¬¬

NDTV: Now tell me something, you spoke about the brain, the human brain, but you are the kind of person who married a scientific temperament of inquisitiveness with spirituality, which is very rare, and I read somewhere that on your table, you have the model of the human brain that you keep assembling and trying to understand… it’s very rare for a spiritual leader to believe so much in science, where did that come to you from?

The Dalai Lama: I believe, firstly, that if you are a genuine religious practitioner, especially a Buddhist, you have to be realistic. So in order to develop a realistic approach, a realistic awareness, you must know the reality. So in that respect, the scientific way of thinking, their method of investigating the reality is very important, very useful. I think basically some of my friends may already know, that Buddhism in general, particularly the Nalanda tradition, their way of thinking is very scientific. So Buddha himself has made it very clear in one of his quotations that all his followers should not accept his teachings out of faith but out of thorough investigation and experiment. So this is the scientific way of thinking, like for example, Nagarjuna, also one of the great spiritual leaders of Nalanda. Sometimes I refer to these as great masters, from the Buddhist eye they are masters, but from general eye they are Nalanda professors, very brilliant. They have in writing that do not believe in the Buddhist word rather their investigation and logic, so I think that’s the basic way of thinking, it’s the Nalanda tradition.

NDTV: That is practical and scientific.

The Dalai Lama: Yes and investigation, so I am training through that way, and then personally, since my childhood I always had this curiosity…wanting to know what’s this and what’s that. And particularly when I was very young, you know the British Mission in Lhasa… this new person came, he always brought me some toys, so when I received any information and gave it to the British officers in Lhasa, I was always very excited, what kind of new toy would come?

NDTV: What was your favourite toy?

The Dalai Lama: Trains, you know railway, like that (gestures) and cars, and anyway when I got them, for few moments I would play and I would try to know the system that caused the movement and then I would always open it up. Actually, many times it would be damaged in the process. And then after coming to India finally, I got the opportunity of meeting people from different religious traditions that was immensely helpful, then meeting people from different professions and then eventually scientists. As I was interested, I became more acquainted with them, had more discussions with them and found them very, very useful, very helpful.

NDTV: But you know, one of the most compelling facts about you your holiness is that you still retain a child- like, if I may use that phrase, a child-like innocence, a child like humor, yet you were only two years old when you were recognised as the next Dalai Lama. Do you sometimes speaking as a human being and not a holy man today, do you look back and feel that your childhood was lost?

The Dalai Lama: No… I think in a way yes, to some extent, as early an age as 2 years when they recognised me, I think for 2 years or 3 years after they recognised me as the Dalai Lama of the nation, I was still with my parents, my younger brother, elder brother, sister etc and then I think when I was about 5 years, I reached Lhasa and was then separated from my mother.

NDTV: For a child that must have been very difficult?

The Dalai Lama: During my sort of station or living in Potala, at some distance was a building where the people could stay but my mother preferred to stay somewhere else but during summer time, the outer wall was yellow, the inside wall was white and within that building, my mother and family lived there. I think in summer time, every other day they used to come, occasionally I also went to their home, then after 2 years, my tutor put some restrictions that I cannot go to meet her, I felt a little angry but I obeyed his instructions, but sometimes as a child my lessons were not very successful because my mood would be bad, then as soon as the lessons finished I would run to my mother’s place and spend some time there, and in the beginning I would be determined that I would never return for the lesson but then when the time for the afternoon lesson would come, I would quietly crawl back.

NDTV: So that actually sounds like any other child who was traumatised by exams, but you use this interesting…

The Dalai Lama: So therefore, in one way I was isolated from my mother, from my parents, but in the other, they used to always come. Then what happened was that there were sweepers, officials and some sort of a servant for me. Of course in ceremony, in official ceremonies they would show great respect but when I played with them they showed no respect, they would often defeat me, sometimes I would cry, I did not want to be defeated but they treated me in a normal way, including those people who later become my best friends…they are uneducated but very honest, very trustworthy people.

(To be continued..)

4 thoughts on “Cuộc phỏng vấn của New Delhi TV với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Phần 2)”

  1. Đạt Lai Lạt Ma 14 rất dễ mến còn bởi tính cách rất chân thành và gần gũi đời thường của Ngài.

    Chắc Ngài đã qua mức “thỏng tay vào chợ”…?

    Cảm ơn Thu Hương trước nay đã chọn dịch những bài nhiều “đạo vị”.

    Like

  2. một con người mà sinh ra, chưa kịp lớn lên, người khác đã chọn định số phận cho mình, dù đó là số phận phụng sự cộng đồng, liệu có tốt không nhỉ?

    Like

  3. Hi Hữu Trung,

    Câu hỏi của em chẳng ai trả lời được, vì chẳng ai là Đạt Lai Lạt Ma cả. Chỉ có một người trong 8 tỉ người có thể hỏi và trả lời câu đó chính xác. 🙂

    Like

Leave a comment