Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng
Khi thức dậy vào buổi sáng rồi nghe đài hay đọc báo, chúng ta bị đứng trước những tin sầu thảm giống nhau: bạo lực, tội phạm, chiến tranh và thiên tai. Tôi không thể nhớ được ngày nào không có một bản tin về một điều khủng khiếp nào đó xảy ra ở đâu đó. Ngay cả thời hiện đại này, thật dễ hiểu khi cuộc sống quý giá của con người chẳng được an toàn. Chẳng có thế hệ nào trước đây phải trải nghiệm nhiều tin xấu như chúng ta đang đối diện hôm nay; nhận thức về nỗi sợ và căng thẳng liên miên này sẽ làm bất kỳ người nhạy cảm và từ bi nào phải đặt câu hỏi nghiêm túc về sự phát triển của thế giới hiện đại của chúng ta.
Thật hài hước khi những vấn đề ngiêm trọng hơn lại xuất phát từ những xã hội với nền công nghệ tiến bộ hơn. Khoa học và công nghệ đã làm những điều kỳ diệu trong nhiều lĩnh vực, nhưng những vấn đề cơ bản của con người thì vẫn tồn tại. Đó là chuyện chưa từng có trong nền kiến thức, giáo dục toàn cầu hình như không nuôi dưỡng điều tốt lành, mà thay vào đó chỉ là tình trạng bất ổn và bất mãn. Chẳng nghi ngờ gì về việc tăng các tiến bộ vật chất và công nghệ của chúng ta, nhưng dù sao, điều này vẫn thiếu thốn khi chúng ta chưa thành công trong việc đem lại hòa bình, hạnh phúc hay vượt qua nỗi khổ.
Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng – phải có một cái gì đó sai lầm nghiêm trọng trong tiến bộ và phát triển của chúng ta, và nếu chúng ta không kiểm tra chuyện đó vào lúc này thì nó có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho tương lai nhân loại. Tôi không chống lại khoa học và công nghệ – chúng đã đóng góp hết mình vào toàn bộ kinh nghiệm của nhân loại; vào tiện nghi vật chất và hạnh phúc của chúng ta và vào sự hiểu biết lớn hơn của chúng ta về thế giới chúng ta đang sống. Nhưng nếu nhấn mạnh quá nhiều đến khoa học và công nghệ, chúng ta đang có nguy cơ mất tiếp xúc với các mặt kiến thức và hiểu biết thiết tha hướng tới thành thật và vị tha.
Khoa học và công nghệ, dù có khả năng tạo ra vật chất tiện nghi vô tận, cũng không thể thay thế các giá trị tâm linh và nhân ái lâu đời đã đóng vai chính trong việc hình thành nền văn minh thế giới, trong mọi hình thức dân tộc khác nhau, như chúng ta biết hôm nay. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vật chất chưa từng thấy của khoa học và công nghệ, nhưng những vấn đề cơ bản về con người vẫn tồn tại; chúng ta vẫn đang đối diện những vấn đề ấy, nếu không [muốn nói] là nhiều hơn, nỗi thống khổ, lo sợ, và căng thẳng. Như vậy, điều hợp lý là cố gắng cân bằng giữa phát triển vật chất tay này và phát triển các giá trị tâm linh, nhân bản tay kia. Để dẫn tới sự điều chỉnh lớn này, chúng ta cần làm sống lại các giá trị nhân ái của chúng ta.
Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ chia sẻ mối quan tâm của tôi về cơn khủng hoảng đạo đức toàn cầu hiện nay và sẽ hưởng ứng lời kêu gọi của tôi, lời kêu gọi gởi đến tất cả những người nhân đạo và những tín hữu của các tôn giáo – những người cùng chia sẻ mối quan tâm này để giúp xã hội chúng ta từ bi hơn, công chính hơn và công bằng hơn. Tôi không nói chuyện như một Phật tử hay như một người Tây Tạng. Tôi cũng không nói như một chuyên gia về chính trị quốc tế (dù tôi không thể tránh khỏi nhận xét về những vấn đề này). Đúng hơn, tôi chỉ nói chuyện như một con người, chỉ như một người giữ vững những giá trị nhân đạo, nền đá của không chỉ Phật giáo Đại thừa mà của mọi tôn giáo lớn trên thế giới. Từ góc nhìn này, tôi chia sẻ với các bạn quan điểm cá nhân của tôi – là:
- Chủ nghĩa nhân đạo hoàn vũ là cần thiết để giải quyết các vấn đề toàn cầu;
- Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới;
- Mọi tôn giáo trên thế giới đã ủng hộ hòa bình thế giới theo cách này, cũng như tất cả những người nhân đạo của bất kỳ hệ tư tưởng nào;
- Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hoàn vũ khi xây dựng các tổ chức phục vụ các nhu cầu của con người.
(Còn tiếp)
(Phạm Thu Hương dịch)
***
Messages of His Holiness the 14th Dalai Lama of Tibet
http://www.dalailama.com/messages/world-peace/a-human-approach-to-peace
A Human Approach to World Peace – Part 1
When we rise in the morning and listen to the radio or read the newspaper, we are confronted with the same sad news: violence, crime, wars, and disasters. I cannot recall a single day without a report of something terrible happening somewhere. Even in these modern times it is clear that one’s precious life is not safe. No former generation has had to experience so much bad news as we face today; this constant awareness of fear and tension should make any sensitive and compassionate person question seriously the progress of our modern world.
It is ironic that the more serious problems emanate from the more industrially advanced societies. Science and technology have worked wonders in many fields, but the basic human problems remain. There is unprecedented literacy, yet this universal education does not seem to have fostered goodness, but only mental restlessness and discontent instead. There is no doubt about the increase in our material progress and technology, but somehow this is not sufficient as we have not yet succeeded in bringing about peace and happiness or in overcoming suffering.
We can only conclude that there must be something seriously wrong with our progress and development, and if we do not check it in time there could be disastrous consequences for the future of humanity. I am not at all against science and technology – they have contributed immensely to the overall experience of humankind; to our material comfort and well-being and to our greater understanding of the world we live in. But if we give too much emphasis to science and technology we are in danger of losing touch with those aspects of human knowledge and understanding that aspire towards honesty and altruism.
Science and technology, though capable of creating immeasurable material comfort, cannot replace the age-old spiritual and humanitarian values that have largely shaped world civilization, in all its national forms, as we know it today. No one can deny the unprecedented material benefit of science and technology, but our basic human problems remain; we are still faced with the same, if not more, suffering, fear, and tension. Thus it is only logical to try to strike a balance between material developments on the one hand and the development of spiritual, human values on the other. In order to bring about this great adjustment, we need to revive our humanitarian values.
I am sure that many people share my concern about the present worldwide moral crisis and will join in my appeal to all humanitarians and religious practitioners who also share this concern to help make our societies more compassionate, just, and equitable. I do not speak as a Buddhist or even as a Tibetan. Nor do I speak as an expert on international politics (though I unavoidably comment on these matters). Rather, I speak simply as a human being, as an upholder of the humanitarian values that are the bedrock not only of Mahayana Buddhism but of all the great world religions. From this perspective I share with you my personal outlook – that:
- Universal humanitarianism is essential to solve global problems;
- Compassion is the pillar of world peace;
- All world religions are already for world peace in this way, as are all humanitarians of whatever ideology;
- Each individual has a universal responsibility to shape institutions to serve human needs.
(To be continued..)
Cảm ơn Thu Hương đã dịch thông điệp ý nghĩa này.
Chúc Hương và cả nhà một ngày tốt lành 🙂
ThíchThích
Cảm ơn Thu Hương! Mình rất tâm đắc những lời dạy của Đức Dalai Lama thứ 14.
Là lãnh đạo Phật giáo, nhưng ngài nói: “Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người”. Và “Tình yêu thương đồng loại chính là thước đo lòng tôn Phật kính Chúa”.
Ngài là một bậc thầy có cái tâm thật rộng lớn, không chấp vào đâu, không dính vào đâu …
ThíchThích
Bài này của Dalai Lama rất haym và TH dịch cũng rất hay. Cám ơn em.
ThíchThích