Quan ho is a unique Vietnamese folk music popular in Red River Delta, originated in Kinh Bac. Nowadays, two styles of Quan ho still remains: Ancient Quan ho and New Quan ho.
There are some major differences between Ancient Quan ho (also called Traditional Quan ho) and New Quan ho. Ancient Quan ho requires strict standards and regulations – it is the antiphonal singing in which men and women take turns to sing in challenges-and-responses; while New Quan ho is more simple. The traditional one needs no instrumental music, and no instrument can follow the singing in Ancient Quan ho.
Anh có thể cho em thấy thế giới
Rực sáng, lấp lánh, huy hoàng
Công chúa, nói cho anh biết khi nào
Em đã để quả tim em quyết định?
Anh có thể mở mắt em
Đưa em đi từ diệu kỳ này đến diệu kỳ khác
Bên trên, hai bên, phía dưới
Trên tấm thảm bay này
Cả một thế giới mới
Một cái nhìn mới lạ thường
Chẳng ai cản ta
Hay bảo ta phải đi đâu
Hay nói là chúng ta chỉ đang mơ mộng
Cả một thế giới mới
Một nơi chói sáng em chưa từng biết
Nhưng khi ở trên này
Em thấy rất rõ
Là em hiện đang ở trong một thế giới mới với anh
Cảnh sắc không tưởng tượng được
Cảm giác không thể tả được
Bay lên, loạng choạng, lượn tự do
Giữa bầu trời kim cương vô tận
Cả một thế giới mới
Đừng dại dột nhắm mắt
Cả trăm ngàn thứ để nhìn
Nín thở – Sẽ còn hay hơn
Anh/em như là một sao băng
Anh/em đã đi rất xa
Anh/em không thể trở lại chốn cũ
Cả một thế giới mới
Mỗi khúc quanh là một ngạc nhiên
Với những chân trời mới để khám phá
Mỗi phút giây đều đáng nhớ
Anh/Em sẽ đuổi theo chúng bất kỳ nơi đâu
Ta có thời gian
Hãy để anh chia sẻ với em cả thế giới mới này
Cả một thế giới mới
Đó là nơi ta sẽ ở
Một cuộc đuổi bắt hấp dẫn
Một nơi diệu kỳ
Cho anh và em
(TĐH dịch)
Chào các bạn,
A Whole New Wolrd, do Peabo Bryson & Regina Belle hát, trong phim Aladdin, tức là Alibaba và Chiếc Đèn Thần, của Walt Disney, được xem là bản nhạc hay nhất, hay ít ra là một trong những bản nhạc hay nhất trong các phim Walt Disney. Bài hát này là đoạn Aladdin (Alibaba) đưa công chúa Badroulbadour cùng bay trên thảm bay lần đầu.
Cả một thế giới mới lung linh huyền diệu ngoài kia. Nếu chúng ta có thể nhìn toàn cảnh, từ góc độ cao. 🙂
Mời các bạn nghe Peabo Bryson và Regina Belle hát.
Lời tiếng Anh theo sau video.
Chúc các bạn một ngày lung linh mới!
Mến,
Hoành
Aladdin & Jasmine – A Whole New World
A Whole New World
I can show you the world
Shining, shimmering, splendid
Tell me, princess, now when did
You last let your heart decide?
I can open your eyes
Take you wonder by wonder
Over, sideways and under
On a magic carpet ride
A whole new world
A new fantastic point of view
No one to tell us no
Or where to go
Or say we’re only dreaming
A whole new world
A dazzling place I never knew
But when I’m way up here
It’s crystal clear
That now I’m in a whole new world with you
Now I’m in a whole new world with you
Unbelievable sights
Indescribable feeling
Soaring, tumbling, freewheeling
Through an endless diamond sky
A whole new world
Don’t you dare close your eyes
A hundred thousand things to see
Hold your breath – it gets better
I’m like a shooting star
I’ve come so far
I can’t go back to where I used to be
A whole new world
Every turn a surprise
With new horizons to pursue
Every moment red-letter
I’ll chase them anywhere
There’s time to spare
Let me share this whole new world with you
A whole new world
That’s where we’ll be
A thrilling chase
A wondrous place
For you and me
Một nhóm hoạt động chính trị cố chỉ cho Lão sư biết ý thức hệ của họ sẽ thay đổi thế giới thế nào.
Lão sư nghe rất cẩn thận.
Hôm sau Lão sư nói: “Một học thuyết tốt hay xấu tùy theo những người sử dụng nó tốt hay xấu. Nếu 1 triệu con sói tổ chức đế phục vụ công lý, không phải là chúng nó không còn là 1 con triệu sói sao?
Nguyễn Hoàng Long dịch
.
A group of political activists were attempting to show the Master how their ideology would change the world. The
Master listened carefully.
The following day he said, “An ideology is as good or bad as the people who make use of it. If a million wolves were to organize for justice, wouldn’t they cease to be a million wolves?”
Cảm ơn
cuộc sống đã cho em khi mở mắt chào đời
Được nghe tiếng sóng quê mình vọng vỗ
Lời thì thầm gió hát ngân tràn ru biển tối
Đêm tháng 10 vòm trời sao tròn căng lấp loáng
Giữa lòng nôi mẹ hiền Phan Thiết
Dỗ giấc thơ bé con thiêm thiếp
Bằng tình yêu bình yên hết mực
Từ trái tim biển mặn náo nức
(Em là đứa trẻ sinh ra vốn nòi lãng mạn.Bé tí ti mê được ẵm giữa trời.Quanh bốn bề khuya khoắt biển chơi vơi.Trong vòng tay má đong đưa theo gió đêm gờn gợn.Háo hức nhìn con trăng lên ngự đỉnh trời trong.Đôi ánh mắt say sưa viễn vọng…Ngắm vòm cao lấp lánh vạn ánh sao.Cho đến khi lịm dần vào giấc ngủ…Chứ nếu không là đầm đìa nước mắt.Khóc như thể chưa bao giờ được khóc!Đây là chuyện đến giờ má vẫn nhắc.)
Phan Thiết ơi!
Chẳng biết biển yêu Ta trước
Hay chính là Ta ngược lại
Chẳng biết…
Chỉ thấy trong Ta từng tế bào âm ỉ
Cứ nồng nàn một Ta kỳ quặc
một Ta rất đỗi thiết thân
một Ta lửa tim rực bỏng
Suốt một thời môi hồng khờ dại
Đến đời sống đang già hiện tại
Tình quê hương bấu chặt
Phan Thiết ơi!Phan Thiết.
Ta muốn ngỏ một lời
Rằng
Ta yêu ngươi!
Ta yêu ngươi quá thể
Ta yêu ngươi bất biến
Không ai có thể dứt bỏ cội nguồn
Dẫu thời gian hơn 30 viễn xứ
Không ai thích chối bỏ ngữ âm mẹ đẻ
Khi trái tim yêu chưa từng hoang phế kiệt quệ
Phải không anh-
người đồng hương cách nửa vòng trái đất?
(Thật hạnh phúc khi chúng ta đã cùng:được sinh ra trong mặn mà hương biển.Đất biển nuôi anh thành vóc nên hình.Gió biển vút cánh diều mộng em lên chín tầng không.Đã từng sống từng thở chung bầu khí biển.Thì có nghĩa hai ta vĩnh viễn là con cưng một Mẹ.Mẹ Phan Thiết lòng dạt dào biển lớn.Mãi mãi rộng vòng tay ấp yêu chào đón.)
Giữa lưng chừng khoảng tối khoảng sáng
của mênh mông cõi ảo bạt ngàn
Cảm ơn đời đã cho em bắt gặp
Đã ban tặng niềm vui nhỏ nhoi tích tắc
Khi mở ra chân dung cảm xúc
chân dung của tình bạn
Hai chúng ta không ai là ốc đảo cả
Một khi biển quê hương luôn giang tay mời mọc
với vô vàn dấu yêu mưa móc
Phan Thiết nhắn với em:
Biển nhớ anh bồn chồn.Nhớ cồn cào xót dạ
Nhức nhối.Thật thà
Tha thiết
Ơi,người con viễn du xa lơ xa lắc!
Cuối cùng em muốn
Em muốn…
đứng ngông nghênh giữa biển trời Phan Thiết réo rắt
Như tiếng vọng sóng vui
Tiếng vọng thoát bay qua dặm ngàn hải lý
Chẳng biên ải nào ngăn được lời vọng quê hương xa ngái
Đại lộ thênh thang dòng xe như mắc cưởi
Hay trăm tòa cao ốc sừng sững mỏi mắt-
nào có nghĩa gì
Khi lời vọng xuyên suốt đậu xuống hồn anh
Êm ái
Dỗ dành
Về đi…
Anh hãy về đi!
Khi tôi hỏi thạc sỹ khoa học Lò Mai Cương “Điều tâm huyết nhất của mình trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa Thái là gì?” chị tươi cười, trong đôi mắt của chị như có hai đốm lửa:
– Đó là việc bảo tồn và phát triển chữ Thái, đưa chữ Thái vào giảng dạy trong nhà trường và cho người dân. Vợ chồng chị Lò Mai Cương
Còn giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La thạc sỹ văn học Hoàng Kim Ngọc, thủ trưởng trực tiếp của chị vui vẻ:
– Đó là một người tài năng và tâm huyết!
Gặp chị, ai cũng bị cuốn hút bởi tình yêu nghề dạy học, tình yêu và nỗi trăn trở với việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc. Là người con của dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống văn hóa, giáo dục. Bố chị là ông Lò Văn Mười, cố trưởng ty giáo dục khu tự trị Thái Mèo, chính ông đã từng khởi xướng và bước đầu thành công trong việc cải tiến chữ Thái. Chị không bao giờ quên được những con chữ đầu tiên do người cha thân yêu dạy. Còn mẹ chị, Cầm Thị Minh là người rất giỏi những điệu “khắp” cổ và sáng tác những tác bài hát mới của dân tộc Thái. Tự bao giờ, những lời ca mượt mà đằm lắng cùng những thiên truyện thơ bất hủ của dân tộc đã thấm vào chị, như mạch nước nguồn trong mát của quê hương không bao giờ vơi cạn.
Do nhiều yếu tố khách quan, người Thái ở Việt Nam có đến 8 hệ chữ khác nhau, bởi vậy việc tìm hiểu kho tàng văn hóa vô giá của tổ tiên để lại gặp nhiều khó khăn. Số người biết chữ ngày một ít đi. Kho tri thức quí báu ấy ngày có nguy cơ mai một. Chưa nói rằng, trước sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của xã hội. Một vấn đề lớn đặt ra là phải có một bộ chữ thống nhất được đưa vào giảng dạy, nhất là phải được số hóa, tạo điều kiện cho lớp trẻ và cộng đồng quốc tế dễ dàng tìm kiếm bằng các công cụ hiện đại của Internet.
Chính vì vậy ngay từ khi còn công tác ở trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Sơn La chị luôn trăn trở với việc xây dựng một bộ chữ chung và số hóa được bộ chữ đó. Nhưng khi bắt tay vào công việc, chị mới thấy có quá nhiều trở ngại, mà trước hết bộ chữ ấy phải đáp ứng được yêu cầu dân tộc và hiện đại, được người Thái ở các vùng miền và quốc tế thừa nhận. Thế là chị không quản ngày đêm, thử nghiệm, so sánh, cải tiến đưa 65/72 mẫu kí tự mã hóa vào Unicode. Chị vui lắm, bởi qua bộ font chữ cái do chị cải tiến và số hóa này đã được lựa chọn đại diện cho ngôn ngữ của cộng đồng người Thái ở Việt Nam và được nhóm kỹ thuật Unicode chọn và cấp mã nguồn. Người Thái ở khắp các tỉnh đều điện về và trực tiếp đến xin chị font chữ về sử dụng và đều rất khâm phục vì hiệu quả cao. Tác giả TVH cùng chị Lò Mai Cương tại Hội thảo về việc dạy và học chữ Thái tại Lạng Sơn ngày 27–28.3.2010
Không thể kể hết được công sức của chị khi bắt tay nghiên cứu công trình này từ đầu những năm 90 và được thông qua từ năm 2005. Song chị không muốn nói về mình, chị thầm lặng cho ra đời nhiều đứa con tinh thần được cộng đồng người Thái và nhân dân các dân tộc nâng niu, đón nhận, đó là những áng văn, thơ, tục ngữ ca dao, những pho sử nổi tiếng của dân tộc Thái: “Tiễn dặn người yêu”, “Tục ngữ, ca dao Thái”… “Tâm tình tiếc thương”, “Tâm tình trêu ghẹo yêu thương… Chương trình dạy chữ Thái của chị cùng nhóm nghiên cứu đã được triển khai dạy trong trường Cao đắng Sư phạm và toàn tỉnh.
Gần đây khi Đảng và Nhà nước có chủ trương đưa ngôn ngữ dân tộc vào giảng dạy trong nhà trường và dạy cho cán bộ, viên chức đang công tác ở vùng miền núi và dân tộc khi và “Mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc Thái” (VTIK), thuộc Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) ra đời, chị như được chắp thêm đôi cánh.
Với cương vị là trưởng phòng bồi dưỡng, chị có thêm nhiều điều kiện để phát huy năng lực và ước nguyện của mình. Chị được giao nhiệm vụ phụ trách công việc bồi dưỡng tiếng và chữ Thái cho các trường dân tộc nội trú của 11 huyện thị, học sinh, cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang…
Đặc biệt năm 2010 này chị tham gia nhiều mảng đề tài về chữ viết, phong tục tập quán, trang phục… trong đề tài nghiên cứu cấp tỉnh: “Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do chính ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch Hội đồng Nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Thào Xuân Sùng là chủ nhiệm đề tài.
Người viết bài này có quá trình sống và làm việc ở Tây Bắc 30 năm, quen biết gia đình chị đã lâu, mỗi lần đến thăm gia đình chị lại càng thêm khâm phục người chồng yêu quí của chị đã vượt lên mọi định kiến hẹp hòi, cổ hủ để quán xuyến việc nhà, chăm sóc con nhỏ cho chị đi học 6 năm trời để có bằng đại học và thạc sỹ suốt từ năm 1989 và dành cho chị thời gian nghiên cứu khoa học.
Chị không dấu nguyện vọng cháy bỏng của mình:
– Anh ạ, chữ Thái được hồi sinh, nhiều người đã đọc thông viết thạo, em vui vô cùng, bởi đó là cánh cửa mở ra để kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của cha ông.
Hướng về phía trời xa, chị trầm ngâm:
– Hiện nay Bảo tàng tỉnh Sơn La có đến 3.000 cuốn sách bằng chữ Thái cổ, nhưng kho tài sản vô giá ấy liệu có bền vững mãi trước sự tác động của thời gian. Em chỉ muốn được lãnh đạo các cấp quan tâm cho phép số hóa kho sách ấy giữ cho muôn đời con cháu.
Tôi thật sự khâm phục tài năng, nghị lực, tâm huyết và thành công của chị. Dẫu biết rằng năm nay chị 48, cái tuổi đang độ chín. Phải chăng ước mơ cháy bỏng của người cha thân yêu năm nào, cùng khát vọng từ bao đời đã tiếp thêm ngọn lửa niềm tin và tình yêu văn hóa Thái đã chắp cánh cho chị, để chị thực hiện được những tâm nguyện, hoài bão đẹp đẽ của mình với quê hương, với dân tộc.
Sozan, một thiền sư Trung quốc, được một người học trò hỏi: “Cái gì quí giá nhất trên thế giới?”
Thiền sư trả lời: “Đầu của con mèo chết.”
“Tại sao đầu của con mèo chết là cái quí giá nhất trên thế giới?” người học trò thắc mắc.
Sozen trả lời: “Bởi vì chẳng ai có thể định giá nó được.”
Bình
• Thiền sư Sozan là Sozan Honjaku, tức Tào Sơn Bản Tịch, người đã cùng thầy là Động Sơn Lương Giới lập ra dòng thiền Tào Động tại Trung quốc vào thế kỷ thứ 9. “Tào Động” là ghép hai họ của hai vị tổ sư này.
Vào thế kỷ 13, thiền sư Nhật là Đạo Nguyên Hi Huyền (dōgen kigen) đưa tông này qua Nhật và Tào Động trở thành môn phái Thiền quan trọng, ngày nay vẫn còn. Thiền Tào Động khác với thiền Lâm Tế (Nhật) ở chỗ Tào Động chú trọng đến thiền chỉ, chỉ an nhiên tọa thiền là đủ. Lâm Tế chú trọng đến thiền quán, nhất là quán công án.
• Đầu mèo chết chẳng có giá trị gì hết. Người ta ăn đủ loại đầu—đầu heo, đầu bò, đầu cá, đầu gà…—nhưng làm thịt mèo thì vất đầu mèo.
Nếu “cái quí giá nhất thế giới” (đầu mèo chết) chỉ là rác chẳng có giá trị gì cả, thì không phải là tất cả mọi thứ khác trên thế giới cũng đều là rác chẳng có giá trị gì hết hay sao?
Tại sao?
Tại vì đời là mộng, huyễn, bào, ảnh (mộng, ảo, bọt, bóng – Kinh Kim Cang).
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.
The Most Valuable Thing in the World
Sozan, a Chinese Zen master, was asked by a student: “What is the most valuable thing in the world?”
The master replied: “The head of a dead cat.”
“Why is the head of a dead cat the most valuable thing in the world?” inquired the student.
Sozan replied: “Because no one can name its price.”
Mỗi người chúng ta sinh ra là để làm việc gì đó trong đời. Người ta nói việc đó đã được tiền định, hoặc do nhân duyên kiếp trước hoặc là ý chúa hoặc là cái gì đó trong gin của ta. Điều đó gọi là “tiếng gọi” (calling), tiếng kêu đưa ta vào con đường đặc biệt của riêng ta.
Nhiều người đang say mê điều họ làm từng giây đồng hồ sẽ xác nhận với bạn là họ đang làm điều họ được sinh ra để làm, vì họ cảm thấy thật sự say mê và hạnh phúc, dù điều đó đôi khi có thể mang đến biết bao là gian nan khổ ải.
Khi đã tìm ra được tiếng gọi trong lòng, tìm ra được sứ mệnh của mình rồi, mọi sự thành dễ dãi—tiền bạc, danh tiếng, thành công, thất bại… không thành vấn đề. Cứ mỗi ngày làm theo tiếng gọi, phục vụ sứ mệnh của mình, thì chuyện gì khác cũng đều trở thành không quan trọng. Chính vì thế mà có những người đã sẵn lòng mất tất cả, kể cả sinh mạng mình, chiến đấu cho tổ quốc, hay vào những khu rừng hẻo lánh để truyền đạo cho thổ dân ăn thịt người, hay hy sinh vượt mọi gian khổ để trở thành ca sĩ… Liếc mắt điểm nhanh qua chuyên mục Chứng Nhân của Đọt Chuối Non ta có thể nhận ra sự tập trung dữ dội vào sứ mệnh của mình của những người đã tìm ra tiếng gọi— Cô giáo Thùy Trâm, chị Nguyễn Thị Tiến tìm xác đồng đội, Robert Poduna trầm lặng trên đồi Buông, nhà cách mạng Y Ngông Niê Kdăm, Cô giáo Huỳnh Huệ, ca sĩ Thủy Tiên, Nguyễn Hữu Vinh lưu đày trên đảo xanh, Bùi Văn Toản ghi dấu tù nhân Côn Đảo.
Bí mật thành công là tìm được tiếng gọi trong lòng mình.
Nhưng, ngoại trừ một thiểu số may mắn nghe được tiếng gọi, đối với đa số người trên thế giới, tiếng gọi đó luôn luôn là một bí mật.
Tức là, bí mật thành công là tìm được tiếng gọi luôn luôn bí mật đó 🙂 Nhưng đã là bí mật thì không thể bật mí được. 🙂 Đó là vấn đề của đại đa số người, và vì thế mà đa số chúng ta thường cảm thấy đi qua cuộc đời như bèo dạt mây trôi, đời đẩy đến đâu trôi đến đó, chứ cũng chẳng biết sứ mệnh mình là gì.
Nếu bạn là một trong những người như thế thì, chào mừng bạn bước lên thuyền (cho cùng hội cùng thuyền)!
Những người đã nghe tiếng gọi đều xác nhận một điều là họ luôn luôn có thôi thúc trong lòng về một chuyện nào đó, không bỏ qua được. Thôi thúc có nhiều hình thức—khi thì ồ ại như đại dương, khi thì nhẹ nhàng như gió thoảng, nhưng điều giống nhau là thôi thúc luôn có mặt ở đó, luôn rỉ rả ngày này qua tháng nọ trong lòng, không trả lời nó thì không xong.
Để mình chia sẻ với các bạn kinh nghiệm riêng của mình. Từ năm 17 tuổi, mình đã có một câu hỏi trong đầu: “Làm thế nào để Việt Nam ra khỏi chiến tranh đói nghèo và thành cường thịnh?” Câu hỏi này chẳng có gì ồ ạt cả, nhưng nó cứ ở đó trong đầu ngày đêm, không chịu tắt công-tắc, rất phiền toái. Vì vậy mình nghiên cứu đủ thứ môn trên trời dưới đất để tìm câu trả lời—luật, tâm lý học, kinh tế học, chính trị học, triết học, thánh kinh…. hằng mấy chục năm không nghĩ. Rất nhiều khi rất bực mình vì chẳng tập trung tâm trí vào việc gì khác được… Và trong bao nhiêu năm mình chẳng hề nghĩ đến tiếng gọi của mình là gì, luôn luôn cảm thấy như mình chẳng có tiếng gọi gì ráo, vì làm nghề gì thấy cũng trống trải. Mãi cho đến những năm về sau này mình mới “ngộ” ra là mình đã có một tiếng gọi cả mấy mươi năm mà không thấy… tức là làm gì mà giúp được quê mẹ một tí thì mình vui, còn không thì làm bất kì việc gì trên đời cũng thấy trống trải.
Có lẽ là nhiều người chúng ta có những thôi thúc tương tự, nhưng ta không biết rằng đó là tiếng gọi của mình, có lẽ vì ta không để ý đến nó, hoặc là bị những cái ồn ào khác trong đời sống bận rộn hàng ngày lấn át, làm ta không nghe được nó. Nhưng có lẽ cách dễ nhận ra nhất là ta không vui với việc ta đang làm. Cảm thấy trống trải và vô nghĩa. Đó rất có thể là dấu hiệu ta đang có một tiếng gọi bên trong mà chưa nghe được, và chưa bắt tay với nó được.
Thường ta hay chạy theo những tiếng nói bên ngoài—bố mẹ nói học cái này tốt cái kia xấu, bạn bè nói làm việc này việc kia kiếm ra tiền lẹ—cho nên ta không nghe được tiếng gọi bên trong. Hoặc đôi khi ta nghe, nhưng chẳng buồn làm gì với nó vì ta không muốn thay đổi cuộc sống hiện tại.
Mình nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy đã sống rất trọn vẹn, cho đến khi ta đã đi theo tiếng gọi trong lòng.
Trong thời gian chờ đợi, chúng ta nên làm hai điều: (1) Học và thực tập những kỹ năng tốt để xây vốn liếng, và để luôn luôn sẵn sàng cho tiếng gọi, dù tiếng gọi đó là gì. Và (2) tĩnh lặng thường xuyên để có thể nghe những tiếng nói của quả tim mình.
Through this Programme, the OHCHR aims to give persons belonging to national or ethnic, religious and linguistic minorities – particularly young minority women and men – an opportunity to gain knowledge on the UN system and mechanisms dealing with international human rights in general and minority rights in particular. The Fellowship Programme is intended to assist organizations and communities in protecting and promoting the rights of minorities the fellows belong to.
The Fellows are based at the OHCHR in Geneva, Switzerland. The programme is interactive and consists of briefings on several topics (e.g. the UN system, OHCHR’s work, human rights mechanisms and instruments) as well as individual and group assignments.
At the end of the Programme, all Fellow should have a general knowledge of the United Nations system, international human rights instruments and mechanisms in general and those relevant to minorities in particular and be capable of further training their communities/organizations.
IMDEA (“Instituto Madrileño de Estudios Avanzados” – Madrid Institute for Advanced Studies) is the new institutional framework established by the Government of the Region of Madrid (Spain) to effectively combine and increase both public and private support for research of excellence in the region. IMDEA comprises a network of research institutes in areas of high economic impact, including: energy, food sciences, materials, nanotechnology, networks, social sciences, software, and water.
AMAROUT Europe is a Marie Curie Action (PEOPLE-COFUND) to foster and consolidate the European Research Area by attracting to Europe and, in particular, to the region of Madrid (Spain) top research talent. AMAROUT contributes with IMDEA to turning Madrid into one of the top knowledge generation regions in Europe. To accomplish this, during the next 4 years, the AMAROUT program will finance up to 132 researchers to join the IMDEA network of research institutes for one year (renewable up to twice).
Pachebel’s Canon hay Canon cung Rê trưởng (tên gốc Kanon und Gigue in D-Dur für drei Violinen und Basso Continuo, nghĩa là Bản luân khúc cung Rê trưởng cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm; còn được biết đến trong tiếng Việt qua các tên Canon hay Canon in D) là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann Pachelbel. Nó được viết vào khoảng năm 1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm.
Bản nhạc được động đảo mọi người đặc biệt yêu thích vì kiểu chuyển hợp âm dịu dàng và giai điệu du dương như dòng suối mát rất được ưa chuộng và thường được ngân lên trong các lễ cưới.
Mời các bạn nghe qua ba phiên bản.
Phiên bản đầu tiên là dàn hợp tấu nhỏ gồm các nhạc cụ nguyên thủy soạn cho bản nhạc.
Phiên bản hai là dàn đại hòa tấu London Symphony Orchestra.
Phiên bản ba do hai nghệ sĩ guitar Trace Bundy và Sungha Jung (thần đồng Guitar Hàn quốc) trình diễn.
Chúc các bạn một ngày cung trưởng 🙂
Trần Can
.
1. Pachebel Canon in D: dùng các nhạc cụ nguyên thuỷ của bản nhạc