Chào các bạn,
Thủy Tiên, tiếng ca thiết tha của nhạc Trịnh, với căn bệnh làm mất môi, khuôn mặt dị dạng, và tiếng nói ngọng nghịu, đã phải chui vào lu để tập nói.
Thế Vinh chỉ còn một cánh tay nhưng vừa chơi guitar vừa chơi harmonica.
Richard Fuller người Mỹ hát nhạc Trịnh.
Nhìn bộ ba này trình diễn Một Cõi Đi Về của Trịnh Công Sơn, làm sao ta không đem lòng cảm phục?
Thật là những bậc kỳ tài! Thật là những tấm gương tích cực!
Mời các bạn thưởng thức Một Cõi Đi Về.
Sau video là 3 bài báo, về Thủy Tiên, Thế Vinh, và Richard Fuller.
Chúc các bạn một ngày vui.
Cám ơn anh Phan Quang đã giới thiệu.
Hoành
.
.
Ca sĩ khuyết tật Thủy Tiên: Vượt lên định mệnh
03.03.2008
Sau 8 lần phẫu thuật môi, tiếng nói của Thủy Tiên đã trở nên ngọng líu ngọng lô. Ròng rã gần hai năm trời, cái lu đựng nước đã giúp Tiên luyện cách phát âm và tiếng nói của cô trở lại gần như người bình thường. Mỗi lần buồn chán và tuyệt vọng, thay vì phải khóc nức nở, Thủy Tiên giấu mình vào cái lu và hát…
Tôi gặp Thủy Tiên tại cuộc Liên hoan tôn vinh những thanh niên khuyết tật thành đạt, chủ đề “Hoa cuộc sống”, do Trung ương Đoàn tổ chức. Thủy Tiên xuất hiện tại liên hoan không chỉ với tư cách một điển hình tuổi trẻ khuyết tật vượt lên hoàn cảnh, mà còn là một ca sĩ.
Lâu nay, giọng hát của cô đã khá quen thuộc đối với khán giả ở TP HCM qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật từ thiện, tại các phòng trà, hội quán và cả trên sóng phát thanh, truyền hình.
Người ta biết cô là một ca sĩ khuyết tật chuyên hát nhạc Trịnh và hát rất hay, nhưng ít người biết, để có được tiếng hát ấy, để có được niềm đam mê được đứng dưới ánh đèn sân khấu hằng đêm, Thủy Tiên đã trải qua một quãng đời đau đớn và tuyệt vọng đến cùng cực…
Là con gái út trong một gia đình có 7 anh em, lên 3 tuổi, cô bé Tô Thị Thanh Thủy Tiên đã mồ côi cha. Người mẹ của 7 đứa con phải còng lưng tất bật tối ngày với từng mớ rau, con cá tại cái chợ cóc nằm trong một góc phố nghèo ở phường 24, quận Bình Thạnh, TP HCM, mới có thể kiếm đủ vài ba ký gạo mỗi ngày để duy trì cuộc sống.
Lên 7 tuổi, Thủy Tiên đã biết giúp mẹ bán hàng mưu sinh. Dù cuộc sống bộn bề vất vả, khó khăn, song cô bé vẫn rất chăm học và học giỏi. Cánh diều tuổi thơ chưa kịp đón gió thì bi kịch cuộc đời đã đổ ập xuống mái đầu non nớt. Thủy Tiên bị mắc một chứng bệnh hiểm nghèo.
Ban đầu bờ môi cô bé xuất hiện những nốt đỏ tấy, ngứa ngáy rất khó chịu. Mọi người tưởng Thủy Tiên bị bệnh nấm, nhưng càng bôi thuốc thì những vết tấy càng lan rộng. Mẹ Thủy Tiên đưa cô bé đến một thầy lang ở khu Lái Thiêu chữa trị. Những nắm thuốc được bào chế từ thảo dược của thầy lang càng làm cho bệnh tật nặng thêm lên.
Năm lên 8 tuổi, căn bệnh của cô bé chuyển sang lở loét. Vành môi xinh xắn như bị một con chuột quái ác gặm nhấm nham nhở, buốt thấu xương. Thủy Tiên đau mà không khóc được, vì càng khóc lại càng đau. Mỗi lần bị cơn đau hành hạ, cô bé chỉ biết dùng một cái khăn ướt đắp lên miệng rồi quằn quại trên giường, lăn trên nền nhà rên la một cách bất lực trong cổ họng.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ đến khi đau đớn không chịu được nữa, Thủy Tiên mới được đưa đến bệnh viện. Kết quả xét nghiệm đã làm rụng rời hết thảy mọi người trong gia đình. Cô bé bị mắc bệnh xỉ tổ mả, một chứng bệnh rất hiếm gặp trên thế giới.
Những vết lở loét xung quanh miệng cô bé là dấu hiệu cho thấy bệnh đã diễn biến rất nặng, chuyển sang giai đoạn hoại tử. Để cứu mạng sống của cô bé, không còn cách nào khác phải phẫu thuật cắt bỏ những phần môi đã nhiễm bệnh.
Bờ môi xinh xắn của Thủy Tiên mất dần, mỏng dần, nhưng khi vết khâu vừa lên da non thì vết lở loét lại xuất hiện, lại phải gồng mình chống lại những cơn đau đớn cùng cực để các bác sĩ đưa những đường dao kéo. “Bây giờ nghĩ lại, em vẫn còn rùng mình kinh hãi. Thậm chí chỉ vô tình nhìn thấy dao kéo hoặc tiếng kim loại va vào nhau, em cũng đã nổi hết gai ốc” – cô nói.
Bước vào tuổi thiếu nữ, khi vấn đề nhan sắc được ý thức một cách rõ rệt, Thủy Tiên chỉ biết gục đầu vào tấm khăn để giấu đi những giọt nước mắt mỗi khi phải đối diện với chiếc gương soi.
Nhưng bi kịch hơn cả là tiếng nói của cô đã trở nên ngọng líu ngọng lô, do bờ môi đã bị biến mất gần như hoàn toàn sau 8 lần phẫu thuật. Những cố gắng tái tạo lại vành môi của các bác sĩ cũng chỉ giúp gương mặt cô bé bớt phần dị dạng.
Đã có lúc Thủy Tiên nghĩ đến cái chết để giải thoát, nhưng khi nghĩ về mẹ, cô lại không đành lòng. “Những lúc tuyệt vọng em muốn có một căn phòng đủ rộng và kín đáo, chốt chặt cửa lại để la hét cho vơi nỗi đau đớn và tủi thân, nhưng nhà nghèo, lấy đâu ra một không gian như vậy. Vật dụng duy nhất để em có thể thu mình vào trong đó là cái lu đựng nước loại lớn của mẹ. Em đã ngồi vào đó, cốt để cho tiếng khóc của mình không ai nghe thấy…” – Thủy Tiên nhớ lại.
Những lần gục đầu trong cái lu đựng nước, Thủy Tiên nghe rõ mồn một tiếng khóc của mình vọng bên tai. Và một ý nghĩ lóe lên: Mình có thể luyện giọng nói nhờ cái lu này. Tự mình nói và tự mình kiểm nghiệm giọng nói trực tiếp.
Rất khó khăn và nan giải. Thủy Tiên dồn hết mọi khả năng có thể để phát âm từng từ một, từng âm tiết một. Có ngày tập mỏi cả miệng, đến khi ăn cơm không nhai được nữa.
Có lần cái lu ấy được mẹ đổ đầy nước. Thủy Tiên đành xả bớt đi một nửa để gục đầu vào đó luyện phát âm. Khổ cho người mẹ già, lượng nước trong lu bà phải rất vất vả mới kiếm được giữa mùa khô hạn, giọt nước quý như vàng. Bực mình, bà bắt Thủy Tiên nằm sấp xuống quất cho mấy roi vào mông. Khi hiểu rõ sự tình, con gái đang luyện giọng nói bằng cái lu nước, bà ôm chầm lấy con, nước mắt giàn giụa…
Trung bình mỗi ngày hai lần, mỗi lần hơn một giờ đồng hồ, Thủy Tiên luyện cách phát âm của một người không còn bờ môi trong cái lu ấy. Ròng rã gần hai năm trời, Thủy Tiên đã thành công. Tiếng nói của cô trở lại gần như người bình thường.
Mỗi lần buồn chán và tuyệt vọng, thay vì phải khóc nức nở, Thủy Tiên cất tiếng hát. Cô giấu mình vào cái lu và hát. Hát cho quên đi nỗi đau, hát cho nước mắt chảy vào trong. Hát cũng là cách luyện khả năng phát âm.
Nhà có một chiếc đài cũ kỹ, Thủy Tiên sưu tầm các băng nhạc về bật lên nghe và hát theo. Nhạc Trịnh là thứ Thủy Tiên say mê nhất. Nghe nhạc Trịnh, cô như được sẻ chia nỗi đau, sự tiếp sức của tình yêu cuộc sống. Một năm, hai năm, rồi ba năm… Thủy Tiên thuộc và hát thành thạo hầu hết các sáng tác của Trịnh Công Sơn…
Sự mặc cảm về bản thân khiến Thủy Tiên sống thu mình. Rời trang sách tuổi học trò, trong lúc những người bạn cùng trang lứa, đứa thì vào đại học, đứa vào khu công nghiệp làm công nhân, Thủy Tiên chỉ biết “một cõi đi về” của mình từ nhà cho đến cái chợ cóc mà người mẹ đã còng lưng gánh nỗi ưu tư mấy chục năm rồi.
Thế giới tâm hồn của Thủy Tiên chỉ là cái lu đựng nước, đựng trong đó cả tấn bi kịch tuổi thơ và những lời ca như con chim còn nằm trong vỏ trứng…
![]() |
Lệ Uyên và Thủy Tiên. |
Một ngày nọ, sau khi hát với thế giới của mình, Thủy Tiên bắt gặp một người con gái trạc tuổi mình từ đâu tìm đến. Đó là một thiếu nữ xinh đẹp, vóc dáng như người mẫu. Cô gái giới thiệu tên là Lệ Uyên và muốn được làm quen với Thủy Tiên.
Lệ Uyên có người quen ở gần nhà Thủy Tiên. Khi đến chơi nhà người quen, tình cờ Lệ Uyên nghe được câu chuyện về một người con gái tập hát trong lu nước. Một chút tò mò xen lẫn sự thương cảm, mến phục, Lệ Uyên tìm đến.
Uyên đang làm việc tại một công ty ở Khu chế xuất Tân Thuận, là người rất mê nhạc Trịnh và hát khá hay. Lệ Uyên là thành viên của Hội Những người hát nhạc Trịnh. Tối thứ bảy hàng tuần họ lại tụ tập về Hội quán Nhạc Trịnh tại Khu du lịch Bình Quới, hát cho nhau nghe. Thành viên của hội có cả những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng.
Sau mấy lần đến thăm bạn, Lệ Uyên động viên Thủy Tiên hãy can đảm bước ra khỏi sự mặc cảm, hòa nhập với cuộc sống. Số phận nghiệt ngã với mình, nhưng mình không được nghiệt ngã với chính mình. Lệ Uyên đưa Thủy Tiên đến với Hội quán Nhạc Trịnh và động viên Thủy Tiên lên hát.
Lần đầu tiên đứng dưới ánh đèn sân khấu, Thủy Tiên như muốn không gian tối sầm lại, để mọi người đừng nhìn thấy mình, chỉ nghe mình hát mà thôi. Thủy Tiên hát, nước mắt chảy tràn tình khúc. Hát mà như đang kể chuyện đời mình.
Khi lời ca vừa dứt cũng là lúc cô bật khóc nức nở. Cả Hội quán lặng im. Thủy Tiên trở thành hội viên Hội Những người hát nhạc Trịnh bằng ấn tượng như thế.
Tại hội thi hát nhạc Trịnh tổ chức sau đó ít lâu, Thủy Tiên gây bất ngờ lớn khi vượt qua hàng trăm ca sĩ để giành giải nhất. Cô nổi danh từ đó. Những chương trình ca nhạc từ thiện hoặc chương trình dành cho người khuyết tật, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,… các đạo diễn thường xuyên mời Thủy Tiên tham gia.
Sự góp mặt của cô trên sân khấu và truyền hình, không chỉ mang tiếng hát phục vụ khán giả, mà quan trọng hơn, đó là một bằng chứng sống động về một con người đã chiến thắng nỗi đau, bệnh tật để vươn lên bằng ý chí, nghị lực và trên hết là bằng sự sẻ chia của một tình bạn cao cả và cảm động.
Mỗi lần Thủy Tiên hát, Lệ Uyên đóng vai trò là người phối bè. Họ biểu diễn rất ăn ý trên sân khấu và thân thiết với nhau trong cuộc sống như ruột thịt. Lệ Uyên trở thành nguồn sức mạnh của Thủy Tiên, động viên, tiếp sức cho bạn.
Để giúp Thủy Tiên có cuộc sống ổn định, Lệ Uyên xin cho bạn vào làm việc tại Khu Chế xuất Tân Thuận với công việc kiểm hàng. Ban ngày làm việc, buổi tối họ đi hát ở Hội quán, phòng trà và tập luyện để tham gia các chương trình biểu diễn khi có lời mời.
Thủy Tiên chỉ hát nhạc Trịnh và biểu diễn rất thành công các ca khúc “Một cõi đi về”, “Đừng tuyệt vọng”, “Xin cho tôi tình yêu”, “Diễm xưa”…
Câu chuyện của Thủy Tiên đầy nước mắt, nhưng ngồi với chúng tôi, Thủy Tiên không khóc. Dường như những đớn đau, bi lụy đều đã đi qua, như bóng đêm hun hút phía sau lưng. Cô nói rằng, nếu không có Lệ Uyên, có thể giờ đây thế giới tâm hồn của cô vẫn chỉ là… cái lu đựng nước.
Còn Lệ Uyên thì không nói gì về mình. Trong ánh mắt và suy nghĩ của cô, Thủy Tiên là một người bạn tốt, đã vượt qua những nỗi đau và mặc cảm, tự ti để khẳng định mình.
Nếu như… Vâng! Nếu như không có căn bệnh quái ác ấy, thì Thủy Tiên đẹp lắm. Ánh mắt ấy, vóc dáng ấy, làn da ấy, gương mặt có cái lúm đồng tiền ấy… đủ để trở thành niềm mơ ước khát khao của biết bao chàng trai…
TP Hồ Chí Minh đầu tháng 1/2008
Phan Tùng Sơn
.
Nghệ sĩ khuyết tật Nguyễn Thế Vinh: 1 tay, chơi 2 nhạc cụ!
Thứ tư, 21 Tháng bảy 2004, 05:27 GMT+7 |
|
||||
Tags: Nguyễn Thế Vinh, Trịnh Công Sơn, Khu du lịch Văn Thánh, sự chú ý, nhạc cụ, nghệ sĩ, một tay, cùng lúc, khuyết tật, thời gian, anh, chơi, học, đàn
// <![CDATA[//
Trong đêm nhạc “Cõi tình – Trịnh Công Sơn” vừa rồi tại khu du lịch Văn Thánh, có một nghệ sĩ nghiệp dư nhưng lại tạo sự chú ý đặc biệt, đó là Nguyễn Thế Vinh. Vóc người nhỏ thó, da ngăm đen và bị cụt mất một tay, thế mà anh lại độc diễn cùng lúc hai nhạc cụ guitar và harmonica với sự hòa điệu hết sức độc đáo, làm khán giả vô cùng ngạc nhiên và thán phục… Tuổi thơ bất hạnh Quê của Nguyễn Thế Vinh vốn là một vùng đất nghèo ở Bắc Bình, Bình Thuận. Ba Vinh mất trong chiến tranh. Ba năm sau ngày ba mất, mẹ của Vinh cũng buồn khổ mà chết khi anh mới tròn 7 tuổi. Bốn anh em nheo nhóc mồ côi được ông bà ngoại đem về cưu mang. Sau mỗi buổi học về, Vinh lại dắt đôi bò của hợp tác xã đi chăn để phụ giúp ông bà. Trong một buổi chiều xui rủi, Vinh bị ngã từ trên lưng bò xuống và gãy tay. Nếu như được đưa vào bệnh viện băng bó kịp thời thì chẳng có chuyện gì lớn, đằng này Vinh lại được đưa đến một thầy lang và không biết ông ta chữa trị như thế nào mà sau đó ít hôm cánh tay phải của Vinh bị hoại tử, phải cắt bỏ. Hai chữ “độc thủ” đeo bám đời Vinh từ đó. Bôn ba tìm kế sinh nhai
Hè năm lên lớp 4, sau khi da thịt đã lành lặn, Vinh bắt đầu tập viết bằng tay trái. Sau một tuần miệt mài và quyết chí tập luyện, Vinh đã viết được tuy hơi chậm hơn trước đây và sẵn sàng cho năm học mới.Thời gian đầu Vinh gặp rất nhiều khó khăn vì phải gò viết bằng tay trái, nhưng với ý chí vượt khó của một cậu bé đầy nghị lực, Vinh vẫn học rất chăm và luôn đạt kết quả cao trong học tập. Dù còn một tay nhưng Vinh vẫn tiếp tục phụ chăn bò cho gia đình đến hết lớp 7… Thấm thoắt vậy mà cậu bé một tay ấy cũng học hết lớp 12. Sau khi tốt nghiệp THPT, vì không muốn phụ thuộc gia đình nên Vinh quyết định vào TP.HCM tìm kế sinh nhai. Trong thời gian tá túc “ké” mấy anh sinh viên ở cơ sở D Trường ĐH Kinh tế (sau lưng nhà hát Hòa Bình), được mấy anh khuyến khích, động viên, Vinh quyết định học tiếp và mượn sách vở của các anh để ôn thi. Năm 1989, Vinh trúng tuyển vào ĐH Kinh tế TP.HCM. Để có tiền ăn học, Vinh đã phải dành dụm số tiền học bổng ít ỏi hằng tháng và làm đủ thứ nghề từ vá xe đạp, dạy kèm cho đến giữ xe chung cư… Tuy học quản trị kinh doanh nhưng Vinh lại rất mê ngành điện tử. Anh đã học lóm nghề này từ một người bạn và mua sách vở mày mò học thêm. Vậy mà không ngờ chính nghề điện tử này lại gắn bó với anh đến tận bây giờ (hiện anh đang là thợ sửa chữa điện thoại di động và có hẳn một cửa hàng riêng ở Gò Vấp). Ba năm cho một ngón đàn “Năm học lớp 6, mặc dù bị cụt một tay nhưng khi thấy người cậu chơi đàn guitar, mình rất mê. Hễ có dịp là mình lấy đàn ra tìm cách đánh thử. Khi thì kẹp phím vào cùi tay cụt để gảy, khi thì gảy thử bằng chân… nhưng tất cả đều thất bại” – Vinh nhớ lại. Mãi đến ba năm sau Vinh mới nghĩ ra cách để có thể chơi đàn với tay trái duy nhất của mình: dùng ngón trỏ để gảy và các ngón còn lại bấm phím. Thời gian đầu anh chỉ tập bấm từng nốt một, tập một cách mày mò, kiên trì vì chơi đàn như thế rất khó và hầu như chưa thấy ai chơi như vậy bao giờ. Dần dà Vinh cũng đàn được một số bài hát và chừng đó cũng cảm thấy sướng lắm rồi. Tuy nhiên đàn từng nốt như thế thì chưa thể gọi là đàn nên sau khi vào đại học, Vinh dành dụm tiền đi làm thêm – được 60.000 đồng – và mua một cây đàn guitar mà đến nay anh vẫn còn nhớ ngày mua là 14-6-1990. Có đàn, Vinh bắt đầu tập bấm hợp âm, từng đêm tỉ mẩn mày mò khổ luyện tập từng hợp âm một. Mỗi hợp âm như thế Vinh phải tập cả tháng trời, khi đã nhuần nhuyễn mới tập tiếp hợp âm khác. Cứ thế anh âm thầm luyện ngón đàn trong ba năm và thành công ngoài mong đợi. Các ngón tay Vinh giờ đây dường như đã độc lập với nhau và anh có thể đàn một cách rất bài bản, chỉ với một bàn tay! Song song với chơi guitar, Vinh còn chơi tốt harmonica từ khi học lớp 10. Sau này anh nảy ra ý định “sao mình không thử hòa âm harmonica với guitar nhỉ?”. Thế là anh lại lao vào cuộc chơi mới vừa đánh guitar vừa thổi harmonica. Để hai tiếng đàn và kèn này hòa âm đồng bộ với nhau thì đây lại là một giai đoạn tập luyện kỳ công nữa của Vinh. Cuối cùng, với lòng kiên trì và quyết tâm, Nguyễn Thế Vinh đã chơi được cùng lúc hai nhạc cụ, với một sự kết hợp tuyệt vời mà nhiều người không hiểu tại sao anh có thể làm được. HỒNG SƠN |
.
Thứ Hai, 06/10/2008, 14:00
Khi Richard Fuller hát nhạc Trịnh
TP- Năm 1969, Richard làm việc cho một tổ chức tình nguyện quốc tế và có dịp đến VN, bắt đầu đồng cảm với những ca khúc của Trịnh Công Sơn.
Richard Fuller hát nhạc Trịnh tại phòng trà ATB |
Từ đó ông thường xuyên có những chuyến đi – về giữa Mỹ và Việt Nam, năm 1993 trở lại VN trong thời bình Richard được gặp Trịnh Công Sơn, họ đã cùng nhau hát trong một số chương trình đặc biệt.
Và khi thăm lại quê hương của Trịnh Công Sơn vào năm 2001, Richard không còn được gặp ông nữa vì nhạc sĩ đã qua đời.
Bước lên sân khấu phòng trà ATB tối 3-4/9 vừa hát, Richard vừa giới thiệu nghệ sĩ khác một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh khiến khán giả bật cười: Xin giới thiệu một “kẻ thù” sẽ lên biểu diễn (ám chỉ các ca sĩ cạnh tranh với nhau trên sân khấu!), đó là Thế Vinh.
Tôi gặp Vinh và thích tài năng của anh, từ đó chúng tôi hát chung với nhau. Nghệ sĩ Thế Vinh đàn cho Richard hát Diễm xưa đong đầy cảm xúc. Không chỉ hát Dậy mà đi (Tôn Thất Lập), Người con gái Việt Nam da vàng (Trịnh Công Sơn), Không (Nguyễn Ánh 9)… mà Richard còn chiều lòng khán giả, hát ca khúc ngoại như Quantalamera, nghệ sĩ Thế Vinh hóm hỉnh: “Anh Phú Phong Trần nhớ tiếng Việt rất tốt, nhưng nghe anh hát tiếng Anh mà tôi cứ sợ anh quên.
Vừa rồi anh hát rất tốt chứng tỏ trình độ tiếng Anh đang khá lên rất nhiều!”. Khán giả cười ồ còn Richard thì vừa cười vừa lắc đầu: “Bó tay! Đấy, quý vị đã hiểu vì sao tôi gọi anh ấy là… kẻ thù!”.
Bà chủ phòng trà ATB Ánh Tuyết nhận xét về ca sĩ đặc biệt này: “Nghe Richard hát bằng tiếng Việt, cách rung động làn hơi rất chân thành và chứa chất nhiều day dứt mà dường như chính anh đã chứng kiến, đã thấu hiểu. Nhiều lần tiếp xúc với anh, tôi biết anh rất yêu VN.
Mấy tháng trước tôi cùng anh ra dự Festival Huế 2008, trước khi tới Huế, anh nằng nặc bảo tôi rằng anh phải ra Nha Trang thăm bà con. Tôi ngạc nhiên bởi anh làm gì có bà con ở Nha Trang mà thăm nom, anh cười: tôi có nhiều bà con ở Nha Trang chứ, đó là những người VN…”.
Yêu đời hơn, yêu người hơn, đó là điều đọng lại sau khi nghe một người nước ngoài yêu VN như Richard Fuller cất giọng hát.
Lâm Văn
Thật phi thường! Cảm ơn anh Hoành nhiều nhiều.
ThíchThích
Thật tuyệt vời. Tôi rất muốn copy hay Download về để cho các em học sinh của mình được coi –
Các em được học tập những con người thật đã vượt qua số phận một cách xuất sắc như thế. Xin cảm ơn.
ThíchThích
Thật tuyệt vời. Xin chỉ cho tôi cách Downloads.
ThíchThích
Chị Tuyết Hòa, chị “copy” và “paste” bài đó vào nơi chị muốn paste vậy thôi.
Copy băng cách “block” và “copy”.
Paste thì chị có thể paste vào trang web hay trang Word đều được. 🙂
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành rất nhiều! Một bài học lớn, thật tuyệt vời! Em đã được nghe Thủy Tiên hát, khi tiếng hát của TT ngân lên trong niềm dạt dào cảm xúc đã làm cho em xúc động đến nghẹn thở và khâm phục đến vô bờ, có lẽ TT sinh ra là để hát nhạc Trịnh, còn những đau đớn mà TT đã phải trãi qua, đã hóa thành ánh sáng, là niềm tin cho tất cả mọi người. Thủy Tiên là một vầng trăng, Thế Vinh và Richard Fuller là một vầng dương! Tất cả đều đẹp lạ lùng…
ThíchThích
Chị Tuyết Hòa vào đây để download cái software này (Vdownloader)
http://www.brothersoft.com/download-vdownloader-62293.html
Xong thì chị có thể download videos từ youtube v.v xuống và convert to any formats you want, rất tiện lợi
Hay là chị cho tôi email tôi sẽ gửi cái s/w đó cho chị
ThíchThích
Cám ơn anh Vinh.
Chị Tuyết Hòa, mình quên mất vụ các video links trong câu hỏi của chị. Video thì chi có thể dùng video như anh Vinh nói. Hoặc nếu chi muốn link vào youtube (như trên ĐCN), thì chị đến video đó trên youtube, phía dưới hay phía trên video sẽ có một nút “Embed” hay “Embedded code”. Chi click vào đó, copy cái embedded code đó, đặt vào vài trên blog chị là xong.
Đó là nói chung cho mọi bài. Cho bài Thủy Tiên này, nếu chị muốn đặt nó trên blog của chị, chị email cho mình tại tdhoanh@gmail.com, mình sẽ email cho chị toàn trang (bằng code), chị paste nó vào blog hay trang web của chị, xem nó có hiện ra tốt không. Vậy là tiện cho chị nhất.
ThíchThích
toi that su kham phuc bo 3 da~ ket hop 1 cach tai` tinh` ………………..toi da~ nghe di nghe lai rat nhieu` lan mak` hok thay chan’ ……………………..rat hay va` wa tuyet voi`
ThíchThích
Anh, chị nào có thu âm được anh Nguyễn Thế Vinh biểu diễn 2 nhạc phẩm “cát bụi” và “một cõi đi về” cho tôi xin.
Xin gửi qua email chungquocanhhung@yahoo.com.
Chân thành cám ơn!
0989718880
ThíchThích
Tối qua em đi mua đĩa CD, lựa và nghe thử một hồi thì quyết định rinh đĩa “Ra đồng giữa ngọ” của Thuỷ Tiên về. Em bị giọng hát của Thuỷ Tiên chinh phục trước khi biết cô ấy ai.
Sáng nay em chỉ tính xem tiểu sử ca sĩ cho biết nào ngờ đọc được câu chuyện về cuộc đời Thuỷ Tiên. Chẳng thể nào mô tả cảm xúc của em lúc đó, vừa nghẹn ngào, vừa cảm phục trào dâng. Thuỷ Tiên, Thế Vinh thật là những tấm gương phi thường.
ThíchThích