Chắc mọi người chúng ta ai cũng rất quen với tác phẩm ‘Dế mèn phiêu lưu ký’ của nhà văn Tô Hoài. Hồi bé mình rất thích câu truyện này bởi những tình tiết ‘hoành tráng bạo lực’ và muốn sau này trở thành anh hùng như chàng dế.
Bây giờ cảm giác muốn trở thành ‘anh hùng rơm’ đã không còn nữa. Mình rất thích bài hát ‘Dế Mèn’ của Bức Tường (có thể coi là nhóm nhạc rock đầu tiên của Việt Nam). Không hiểu sao khi nghe bài này mình lại nhớ đến câu chuyện ‘Dế mèn phiêu lưu ký’ ngày xưa và tự nhắc nhở mình đừng có “Cậy sức đôi Càng to, chẳng coi ai xung quanh ra sao” ^^
Trời vén mây nhìn xuống, gió hắt cơn mưa phùn
Đành tiễn đưa chàng Dế, dù một thời buồn phiền chưa nguôi
Làn gió man mác đàn kiến chập trùng, chập trùng
Tiễn đưa dế mèn sang bên kia thế gian
Thời Dế non hợm hĩnh, thích rong chơi phiêu bạt
Cậy sức đôi Càng to, chẳng coi ai xung quanh ra sao
Nào ai khuyên răn Dế cùng gật gù, nhưng rồi:
Nước đổ lá khoai, nước đổ lá khoai
Thời dế non háu đá, có muốn ai hơn mình
Nào biết đâu Trời cao, phận “Cạn tầu ráo máng”
Thì thôi dế ơi cũng đă cạn rồi một thời
Thứ tha cuối cùng tiễn đưa cuối cùng
Muôn loài rộng lòng tiễn đưa chàng Dế
Sinh thời “bướng mệnh” Càng to hiếu chiến
Tha lỗi lầm xưa nào đâu khó nhọc
Nhỏ giọt nước mắt tiễn đưa thôi khép lại
Thoáng bóng em lưng đèo
Vượt nửa ngày mới gặp
Núi sừng sững giăng thành
Giấu mặt trời trong mắt
Anh nâng niu sợi tóc
Thơm vương cây chè shan
Ôm trọn cả Suối Giàng
Trong vòng tay cổ thụ
Nguyên Tiêu đã qua, trăng hạ tuần mòn dần theo vòng quay của trái đất, nhưng vẫn long lanh sáng rỡ khắp vòm trời cao nguyên. Dường như trăng đang muốn đua với những dàn đèn đủ kiểu dáng, đủ màu sắc trên phố phường Tây Nguyên ? Nào đèn lồng, đèn chùm, đèn dây, đèn cao áp, đèn tuýp, đèn tròn…trên cột điện, trong vòm lá, giữa những bụi hoa lúp xúp, quanh thân cây cổ thụ, trên mọi mặt tiền các cơ quan, cao ốc…Buôn Ma Thuột xuân Canh Dần dồn dập những niềm vui, vào mùa hội lớn. Không chỉ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng, mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đón nhận Huân Chương Hồ Chí Minh cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, được công nhận là thành phố cấp I ( cũng còn có nghĩa là thành phố của khu vực); mà còn tròn 105 năm hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột…một thành phố chứng nhân của lịch sử . Tây Nguyên của tôi, không chỉ có lịch sử văn hoá đầy huyền thoại của một vùng đất, mà còn cả bề dày lịch sử chiến tranh nhân dân vĩ đại của đất nước.
Ngã Sáu BMT, giữa thập niên 60s
Ngắm cờ hoa, dòng xe cộ chảy như những dòng sông phập phồng thở trên mọi con đường thảm nhựa, thêm yêu miền quê hơn trăm tuổi mà dáng dấp vẫn vô cùng trẻ trung, căng đầy sức thanh xuân trên con tàu hội nhập vùn vụt đi tới tương lai. Và những dòng ký ức bỗng tràn về ào ạt như sông Chồng Krông Knô, sông Vợ Krông Ana mùa nước lớn.
4 giờ sáng ngày 15-5-1975, xe chở Đoàn Ca múa Tây Nguyên chúng tôi dừng lại trước ngôi nhà của Uỷ ban Quân quản thị xã Buôn Ma Thuột. Từ các ngả đường, dòng người tham gia mít tinh chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, với cờ hoa trong tay, đã từ 6 ngả đường náo nức đổ về sân vận động trung tâm. Chúng tôi nhanh chóng nhận chỗ nghỉ ngơi, để chuẩn bị cho đêm biểu diễn đầu tiên nơi đô thị còn ngổn ngang đổ vỡ, vì bị máy bay Mỹ ném bom ngay sau ngày 10/3. Chúng tôi, hầu hết là những đứa con Tây Nguyên trở về sau 21 mùa rẫy xa bến nước rừng cây, có đủ trong tâm hồn những nỗi vui, buồn, thương mến của ngày hồi lại cố hương, nên chẳng ai nghỉ ngơi mà tại những địa điểm dừng chân của Đoàn trên khắp Tây Nguyên : Buôn Ma Thuột, Plei Ku, Kon Tum… ai nấy đều dành thời gian rảo những bước chân tò mò tìm hiểu về những tên gọi đã quá thân quen, nhưng vẫn đang hoàn toàn xa lạ, bởi đa số đều ra đi từ lúc còn là những đứa trẻ đứng chỉ ngang hông những amí, ama.
Ngày ấy, 35 năm trước, Buôn Ma Thuột, Plei Ku chỉ là những thị xã nhỏ, và Kon Tum với các nhà thờ, chủng viện bình yên, lặng lẽ, đúng như tên gọi “ miền đất bị lãng quên”. Nhà nhỏ, phố nhỏ, những con đường dầu ngắn quanh co, lên dốc, xuống đồi vây quanh các trung tâm nội thị …Cả ba thị xã Tây Nguyên chỉ có một Trường sư phạm cao nguyên duy nhất ở Buôn Ma Thuột đào tạo giáo viên cấp I, cấp II. Dòng thác Drei H’Linh xinh đẹp chỉ dồn nước cho một nhà máy thuỷ điện bé nhỏ, đủ cung cấp điện năng cho các chốn công vụ và cư dân nội thị…Thứ duy nhất làm ấm lòng du khách là hình dáng lấp vấp trong tấm váy đen của những người phụ nữ lưng mang gùi rảo bước chân trên mọi nẻo đường phố thị khắp cao nguyên ( trong bài hát của nhạc sỹ Phạm Duy “ em Plei ku má đỏ môi hồng”) .
Tây Nguyên tôi ơi, đất với người ngày ấy – hôm nay, còn có nhiều lắm những mất còn của rừng, của nước, mang đến sự se thắt con tim.Nhưng ai nói gì thì nói, những cái được, những đổi thay của mọi buôn, bon, kon, plei trên cao nguyên chan hoà nắng, chứa chan gió miền tây Tổ quốc này, không thể dùng số đếm của ngôn ngữ Êđê, Jrai, Bâhnar hay Sê Đăng xưa để kể cho hết, sau những tháng năm thật sự chuyển mình nữa rồi.
Ngã Sáu BMT 2010
Đã 35 mùa rừng khộp thay lá . Buôn Ma Thuột, Plei Ku và cả Kon Tum nay đều đã là những thành phố khang trang, hình thành những dấu chấm son lớn hơn của Tây Nguyên trên tấm bản đồ hình chữ S.Đường Hồ Chí Minh nối Tây Nguyên với mọi miền quê từ bắc vào nam. Đường nhựa các phố núi rộng thênh với hệ thống đèn giao thông xanh đỏ điều hành mọi hướng đi đến cả những huyện xa xôi. Các công trình thuỷ điện trên sông Sê San, sông Srê Pôk, sông Đăk Bla… mang ánh điện tràn đến khắp núi rừng, từ tận đỉnh Ngok Linh cho tới đồng cỏ M’Drăk ven chân núi Mẹ bồng con Cư H’Mú, kéo theo truyền hình cáp, “ ăng ten chảo” đem cả thế giới đến mọi buôn, bon, kon plei quê tôi. Thuỷ lợi A Yun Hạ, Đăk Uy, Plei Krông, Ea Kao, Ea Suop thượng…biến đất hoang nên ngàn cánh đồng 5 tấn lúa, cho cái đói chạy xa khỏi miền đất cao nguyên; cho Buôn Ma Thuột mơ một ngày không chỉ mang thương hiệu Cà phê Ban Mê được quốc tế công nhận, mà còn sẽ là thủ phủ của món đồ uống gắn kết toàn cầu; cho Hoàng Anh Gia Lai kết nối cùng bóng đá thế giới; để sâm Ngok Linh, bauxit Nhân Cơ có thể làm thay đổi bộ mặt của một vùng đất nghèo….Trường đại học Tây Nguyên, hệ thống các trường Cao đẳng & Trung học chuyên nghiệp, hàng ngàn trường, lớp từ Mầm non đến cấp III cho con em mọi người dân tận buôn, bon, kon, plei đều có thể tung tăng áo trắng mỗi sớm chiều nghe tiếng trống đến trường. Và vượt lên tất cả là sự tôn vinh của thế giới đối với di sản đầy sáng tạo cuả những nghệ nhân chân đất, góp phần làm sang cho Văn hoá Việt nam, không chỉ có “ Không gian văn hoá cồng chiêng”, mà còn cả kho tàng sử thi dân gian lớn nhất thế giới của cả 6 tộc người Êđê, Jrai, Mnông, Bâhnar, Sê Đăng, Răk Glay …
Tôi nhìn thấy bóng các Tù trưởng Dam San, N’Trang Lơng, Săm Brăm, Ama Thuột…lừng lững trên ngọn gió mang hương hoa bay khắp núi đồi; Vua săn voi Y Thu Khun Zu Nốp oai nghiêm trên bành voi ung dung vượt sông . Các vị lão thành cách mạng Nay Der, Nay Phin, Y Wang Mlô Dun Du, Y Ngông Niê Kdam…hể hả cười nâng cần rượu mừng ngày hội lớn. Vang vang trong gió, tiếng các nàng H’Linh, H’Ly hát trong ánh cầu vồng nơi đầu những dòng thác tung nước trắng xoá, bài hát “ Tây Nguyên giải phóng” phới phới niềm vui của tháng ba một chín bảy lăm, mà nhạc sỹ người Jrai – Kpă Púi năm ấy đã nhanh chóng gửi ra Hà Nội, rằng : “ Cồng chiêng ơi cùng ta nhảy múa / đàn tr’ưng ơi ca hát vang lên / kết đoàn lại, vững một lòng / gìn giữ lấy buôn làng Tây Nguyên ” .
Một cộng đồng muốn lớn mạnh sẽ không thể thiếu được tinh thần giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng việc giúp đỡ một ai đó bản thân nó là một thiện chí và “đủ tốt” rồi, nhưng thực ra chúng ta cần nhìn nhận một thái độ như thế nào là giúp đỡ bình thường và giúp đỡ (thực sự) thiện chí.
Khi một người gặp khó khăn đến gặp bạn, dù là vấn đề công việc hay cá nhân, bạn có thể giúp người đó ở nhiều mức độ:
1. Người đó hỏi gì bạn trả lời nấy
2. Bạn chỉ trả lời theo những gì mà bạn được giao trong nhiệm vụ công việc của mình
3. Bạn chỉ trả lời sao cho nhanh gọn nhất vì bạn còn nhiều việc khác nữa để làm, hoặc bạn cũng không muốn mất thời gian.
4. Bạn hỏi cụ thể về khó khăn của người đó và trả lời theo những gì mình biết, với những cái không biết, bạn cho người đó chỉ dẫn để họ có thể tìm được câu trả lời.
5. Bạn làm theo bước 4 và còn kiểm tra lại liệu người đó đã giải quyết được vấn đề hay chưa.
Dù bạn chỉ là một nhân viên, hay là một người quản lý. Dù người cần bạn giúp là khách hàng thân thiết, hay một người lạ bạn mới gặp lần đầu. Có sự khác biệt nào một khi bạn đã nhận lời giúp đỡ hay không?
Nếu bạn là admin một diễn đàn mạng, bản thân bạn có cho rằng việc mình đóng góp thời gian và công sức đã là đáng kể lắm rồi. Nếu có ai đó hỏi bạn, mà bạn không trả lời được nhưng lại biết người có thể trả lời được câu hỏi đó, liệu bạn có gửi câu hỏi đi để giúp câu hỏi được trả lời hay không?
Nếu bạn là một nhân viên ngân hàng, khi khách hàng đến và gặp khó khăn làm thủ tục hồ sơ, bạn có cố gắng tìm cách giúp họ hoàn thành trong khả năng tốt nhất có thể, gọi điện hỏi han cấp trên để nhờ giúp đỡ, hay chỉ làm theo những gì được quy định trong yêu cầu công việc của mình?
Nếu bạn là giám đốc ngân hàng đó, tiêu chí nào để bạn đánh giá thái độ và chất lượng phục vụ của nhân viên? Liệu ngoài các con số định lượng như số lượng khách hàng, doanh số vv…bạn có đánh giá dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng hay mức độ mà người nhân viên đó giúp khách hàng giải quyết ĐƯỢC vấn đề của họ.
Chúng ta biết rằng khi chúng được một người nào đó giúp, không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội để giúp lại người đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần phải làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình, trong khi chúng ta ai cũng như cầu mong có được sự giúp đỡ nếu gặp khó khăn trong tương lai. Cách mà chúng ta thường làm nhất chính là đi giúp đỡ những người khác.
Vì thế, khi đã nhận lời giúp ai, bạn hãy cố gắng giúp người đó một cách thiện chí nhất, nhiệt tình nhất trong khả năng của mình. Nếu không thể, hãy giúp người đó tìm kiếm sự giúp đỡ và tiếp tục theo dõi để đảm bảo là sự giúp đỡ của bạn giúp cho người đó giải quyết được vấn đề. Hành động của bạn cũng thể hiện bạn là con người tự trọng, có trách nhiệm. Thêm nữa người được bạn giúp đỡ nhiệt tình sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn, nếu gặp một người có hoàn cảnh tương tự, họ cũng sẽ giúp nhiệt tình như bạn đã giúp họ.
Và trong Vòng ảnh hưởng của bạn, hiệu ứng lan tỏa tích cực sẽ góp phần tạo dựng một văn hóa giúp đỡ thiện chí trong cộng đồng.
Chúc các bạn một tuần mới hiệu quả. Hoàng Khánh Hòa
Tôi biết gì? – Câu trả lời sâu thẳm nhất: Tôi không biết gì cả!
Của đáng tội là tôi có xu hướng bám lấy mấy thứ danh vị vụn vặt đó: nhà văn, tiến sĩ, nhà nghiên cứu; tôi bám lấy mấy thứ ghế: hiệu trưởng, chủ tịch, phó giám đốc,… Nên, khi dự hội nghị hay cuộc họp lớn nhỏ nào đó, nếu có ai kính thưa tiến sĩ, phó chủ nhiệm, vân vân… thì ta khoái ra mặt. Còn không thì ta giận, ta để bụng. Tôi còn bám vào mớ công trình, mấy tập thơ, vài cuốn tiểu thuyết cùng bao nhiêu thứ nữa. Ví dù có ai đó phê bình tác phẩm tôi là tôi mất ăn, thiếu ngủ ngay. Tôi tìm cách trả thù cho hả dạ mới thôi. Một tổ chức rất vu vơ với lèo tèo vài ba người, nhưng tôi cứ khoái cái nỗi chủ tịch với hội trưởng này nọ. Tôi bám, triển khai và bảo vệ cái ghế vu vơ ấy. Rồi khuếch trương chúng ra và bảo vệ chúng quyết liệt hơn nữa. Tôi cần bám cứng vào chúng để tôi được là cái gì đó. Bởi thực sự tôi không biết gì cả, không là gì cả, nếu không có chúng, nếu tôi bị lấy mất mấy thứ ghế, bằng cấp, chức danh lỉnh kỉnh kia đi.
Bạo động và chiến tranh xuất phát từ sự BÁM đó.
Chính sự bám này, chính tinh thần đồng hóa đã gây cho xã hội Chăm mấy năm qua bao phiền phức. Đồng hóa, ta gắn thân ta với cơ quan (cơ quan to chừng nào tốt chừng nấy, ví dụ làm ở Bộ này hay Đại học nọ), gắn tên ta với học vị học hàm hay danh vị vớ vẩn nào đó. Trong khi truyền thống Chăm rất sang cả. Có ai thấy tác giả Chăm nào ghi tên mình lên tác phẩm không? Tháp Ppo Klaung Girai, Tháp Dương Long, Tháp Cánh Tiên,… vô danh đã đành, ngay Glơng Anak, Pauh Catwai hay Ariya Cam – Bini,… cũng vô danh nốt!
Nguyễn Công Trứ: “Không công danh thà nát với cỏ cây”. Khổ vậy đó! Công (sự nghiệp) và danh (tên tuổi) có cái nỗi chi mà to thế chứ. Mèng ôi, chính tâm thế này kéo anh em bà con vào cuộc cãi vã vô lối, hay rộng ra: Khiến loài người lôi nhau vào mấy trận chiến tàn khốc. Hoelderlin thì khác:
Đầy tràn trong công danh sự nghiệp Nhưng con người sống một cách thơ mộng trên mặt đất này.
Full of merit, yet poetically, man dwells on this earth.
Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả: tên tuổi của tôi, các công trình của tôi, để được sống thơ mộng trên mặt đất này. Sống, mà lòng nhẹ như mây trời… Bởi sống là gì, nếu không phải để ngợi ca và cảm tạ? Ngợi ca một nghĩa cử đẹp, một tác phẩm hay, một tấm lòng cao thượng. Cảm tạ một buổi sớm mai hồng, một câu nói ấm lòng hay nửa nụ cười huyền ẩn và linh diệu đột ngột xuất hiện giữa đêm tối cuộc thế và cõi người.
Trước khi Ninakawa qua đời thiền sư Ikkyu đến thăm ông. “Tôi dẫn độ cho anh nhé?” Ikkyu hỏi.
Ninikawa trả lời: “Tôi đến đây một mình và tôi đi một mình. Thiền sư giúp tôi được gì?”
Ikkyu nói: “Nếu anh nghĩ là anh thật có đến và đi, đó là ảo tưởng của anh. Để tôi chỉ cho anh con đường trên đó chẳng có đến, chẳng có đi.”
Với các lời giảng, Ikkyu đã chỉ ra con đường rõ ràng đến nỗi Ninakawa mỉm cười và từ trần.
.
Bình:
• Ikkyu chính là người con trai nhận di chúc của mẹ trong bài Di Chúc ta đã nói qua. Người ta nói rằng Ikkyu là con không chính thức của Thiên hoàng Go-Komatsu.
Ikkyū (一休宗純 Ikkyū Sōjun, 1394-1481) là một thiền sư và thi sĩ lập dị hàng đầu trong lịch sử Thiền tông Nhật Bản. Ikkyu học nhiều thầy, nhưng không thích chùa chiền và cái mà Ikkyu cho là đạo đức giả và sự lười biếng của các nhà sư, nên chỉ sống lang thang ngoài đường. Tuy vậy Ikkyu vẫn có nhiều bạn bè trong giới thi ca và nghệ sĩ.
Ikkyu thích ăn ngon, thi ca, âm nhạc, và công khai ca tụng tình dục (sex) như là một phần tự nhiên của đời sống con người. Ikkyu có người yêu là cô ca kỹ mù Mori và làm một số bài thơ về nàng. Người ta cho rằng Ikkyu là người đã tạo ra truyền thống Thiền Chỉ Đỏ (Red Thread Zen), một nhánh của thiền Lâm Tế chấp nhận tình dục (sex) và cho phép các sư và ni được lập gia đình.
Dù Ikkyu thích đi lang thang và không ưa chùa chiền, khi chùa Daitoku-ji, một chùa Lâm Tế lớn ở Tokyo, bị hủy hoại trong trận nội chiến Ōnin (応仁の乱 Ōnin no Ran, 1467 – 1477), Thiên hoàng Go-Tsuchimikado chỉ định Ikkyū làm sư trụ trì. Ikkyu bất đắc dĩ phải nhận lời, và có công rất lớn trong việc gầy dựng chùa này trở lại. Chức vụ này cũng đặt Ikkyu vào vị trí truyền nhân chính thức và quan trọng của dòng thiền Lâm Tế.
Ikkyu có ảnh hường rất lớn trong văn hóa phổ thông của Nhật ngày nay. Các trẻ em xem Ikkyu là một anh hùng, thường xuyên phê phán quan chức sư sãi. Có rất nhiều sách truyện và phim hoạt hoạ trẻ em nói về cuộc đời Ikkyu.
Ikkyu cũng ảnh hưởng nhiều đến thi ca và nghệ thuật Nhật và góp phần lớn trong việc đưa Thiền vào mọi lãnh vực của đời sống Nhật.
• Ikkyu đã nói gì với Ninakawa?
Dĩ nhiên là ta không biết. Tuy nhiên, Ikkyu có để lại nhiều bài thiền thi, trong đó bài nổi tiếng nhất là “Các Bộ Xương” (Skeletons), tóm tắt những điều quan trọng để “để lại” như là một di chúc. Có lẽ điều gì đó Ikkyu đã nói với Ninakawa cũng không ngoài bài thơ này. Bài thơ nói sâu hơn về các điểm mà mẹ của Ikkyu đã để lại cho Ikkyu trong chúc thư ngắn ngủi của bà nhiều năm về trước, chứng tỏ là lời mẹ đã không bao giờ phai trong lòng Ikkyu.
Các Bộ Xương, một tuyệt tác văn chương, với đạo pháp sâu sắc:
Các bộ xương
Này các thiền sinh, hãy tọa thiền chăm chỉ, và các bạn sẽ nhận ra rằng tất cả mọi thứ sinh ra trên đời này rốt cuộc chỉ là không, kể cả chính ta và mặt mũi nguyên thủy của hiện hữu. Tất cả mọi thứ đều từ không mà ra. Cái không nguyên thủy là “Phật”, và tất cả các từ tương tự khác — Phật tính, Phật vị, Phật tâm, Giác Ngộ, Tổ, Thượng đế — chỉ là những cách diễn tả khác nhau của cùng một cái không. Hiểu sai điều này thì bạn sẽ rơi vào địa ngục.
Một đêm… một bộ xương thảm hại hiện ra và nói những lời này:
Một cơn gió thu buồn rầu
Thổi qua thế giới
Cỏ tranh dợn sóng,
Trong khi chúng ta trôi đến đầm lầy,
Trôi ra biển.
Làm được gì
Với tâm trí của một người
Lẽ ra thì nên sáng
Nhưng dù hắn choàng áo thầy tu
Hắn chỉ để cuộc đời vuột qua hắn?
Gần sáng tôi thiếp đi, và trong mơ tôi thấy tôi bị nhiều bộ xương bao vây… Một bộ xương đến gần tôi và nói:
Ký ức
Bỏ chạy và
Không còn hiện diện.
Tất cả đều là những giấc mơ trống rỗng
Chẳng ý nghĩa gì.
Vi phạm sự thật của vạn vật
Và lảm nhảm về
“Thượng đế” và “Phật”
Thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy
Đường thật.
Tôi thích bộ xương này… Hắn thấy mọi sự rất rõ, như chúng là. Tôi nằm đó với tiếng gió giữa những hàng thông thì thầm trong tai và ánh trăng thu nhảy múa trên mặt.
Cái gì không là mơ? Ai sẽ không kết thúc là một bộ xương? Chúng ta hiện diện như là những bộ xương có da bao bọc – đàn ông đàn bà – và mê đắm nhau. Nhưng khi hơi thở chấm dứt, da vỡ, sinh lý biến mất, và chẳng còn cao thấp. Bên dưới lớp da của người mà ta đang ôm ấp vuốt ve chẳng gì khác hơn là một bộ xương khô. Hãy nghĩ đến điều đó – cao và thấp, trẻ và già, đàn ông và đàn bà, tất cả đều như nhau. Hãy tỉnh thức về điều hệ trọng này và bạn sẽ lập tức hiểu ý nghĩa của “không sinh và không tử”.
Nếu các mảnh đá
Có thể là vật nhắc nhở
Đến người chết,
Thì các cối giã trà
Có thể là mộ bia tốt hơn.
Con người thật sự là những sinh linh đáng sợ.
Một vầng trăng
Sáng và trong
Trên bầu trời không một gợn mây;
Vậy mà chúng ta loạng choạng
Trong bóng tối của thế giới.
Nhìn kỹ đi – ngưng thở, gỡ lớp da, và tất cả mọi người rốt cuộc nhìn như nhau. Không cần biết bạn sống bao lâu, kết quả không thay đổi (kể cả hoàng đế). Vất đi cái ý niệm là “tôi hiện hữu.” Trao thân mình cho những đám mây trôi trong gió, và đừng mong sống mãi.
Thế giới này
Chỉ là
Cơn mơ thoáng qua
Vậy sao lại run sợ
Nó biến mất?
Quãng đời của bạn đã được định sẵn và mọi cầu khẩn với thần linh để kéo dài nó ra đều vô ích. Hãy tập trung tâm trí vào một vấn đề lớn của sống và chết. Đời sống tận cùng bằng sự chết, đó là điều hiển nhiên.
Các đột biến của cuộc đời
Dù đau nhức,
Dạy chúng ta
Đừng bám chặt
Vào thế giới phù du này.
Tại sao người ta
Tốn phí trang sức
Trên bộ xương này
Khi nó đã được định phải biến mất
Chẳng lưu dấu vết?
Thân thể nguyên thủy
Phải trở về
Nơi nguyên thủy của nó:
Đừng tìm
Cái không tìm được.
Không ai thực sự biết
Bản chất của sinh
Hoặc nơi ở thật:
Chúng ta trở về nguồn
Và trở thành cát bụi.
Nhiều con đường bắt đầu
Từ chân núi
Nhưng tại đỉnh núi
Tất cả chúng ta ngắm nhìn
Một vầng trăng sáng.
Nếu tại cuối cuộc hành trình
Không có nơi
An nghỉ cuối cùng
Thì chúng ta không cần phải sợ
Lạc đường.
Không có khởi đầu,
Không có chấm dứt;
Tâm ta
Sinh ra và chết:
Cái không của không!
Lơ đểnh
Và tâm
Chạy loạn xạ;
Kiểm soát tâm
Và bạn có thể gạt nó sang một bên.
Mưa, mưa đá, tuyết và băng:
Tất cả đều rời rạc
Nhưng khi rơi xuống
Chúng trở thành một dòng nước
Của con suối trong lòng thung lũng.
Những cách hiển lộ
Chân Tâm đều khác nhau
Nhưng trong mỗi một cách
Ta có thể thấy
Cùng một sự thật thiêng liêng.
Hãy lấp kín con đường của bạn
Bằng lá thông rụng
Để không ai có thể
Biết được
Nơi ở thật của bạn.
Thật vô ích
Những tang lễ không ngừng trên núi Toribe:
Những người than khóc không nhận ra
Họ sẽ là người kế tiếp hay sao?
“Cuộc đời phù du!”
Chúng ta suy tư nhìn cảnh
Khói bay trên núi Toribe:
Nhưng khi nào chúng ta nhận ra
Rằng ta đang ở trên thuyền hỏa táng?
Tất cả chỉ là hão huyền!
Sáng nay,
Một người bạn khỏe mạnh,
Chiều nay,
Vài sợi khói hỏa táng.
Tội nghiệp!
Khói chiều trên núi Toribe
Bị thổi lồng lộn
Tới lui
Với gió.
Khi hỏa táng
Nó thành tro,
Và thành đất khi chôn.
Phải chăng chỉ có tội lỗi của ta
Là còn sót lại?
Tất cả tội lỗi
Đã phạm
Trong ba thế giới (*)
Sẽ phai mất
Cùng với tôi.
Thế giới là vậy đó. Những kẻ không nắm được lẽ vô thường của thế giới kinh ngạc và sợ thất thần vì những thay đổi đó. Rất ít người ngày nay kiếm tìm sự thật của Phật pháp, và các tu viện thì trống rỗng. Các sư ngày nay đa số là dốt nát và lãng tránh ngồi thiền như là một phiền phức; họ lười biếng thiền định, họ tập trung vào trang trí chùa chiền. Thiền tọa của họ là giả tạo, và họ chỉ mang mặt nạ các nhà sư – những chiếc áo chùng họ mang sẽ trở thành những bộ áo giáp tra tấn một ngày nào đó.
Trong vũ trụ của sinh và tử, sát sinh sẽ đưa vào địa ngục, tham lam đưa đến tái sinh thành ma đói; si mê làm người ta tái sinh thành súc vật; sân hận biến người ta thành quỷ. Tuân theo giới luật và bạn sẽ tái sinh là người. Làm việc thiện và bạn sẽ lên hàng trời. Trên sáu cõi này còn bốn cấp độ của Phật tử Trí Tuệ, tổng cộng là 10 cõi giới. Tuy nhiên, một Niệm Giác Ngộ cho thấy tất cả các cõi giới này đều là không, chẳng có gì giữa chúng, và ta chẳng nên ghê tởm, sợ hãi hay ham mê chúng. Hiện hữu chẳng là gì hơn một làn mây mỏng trên bầu trời mênh mông hay bọt bóng trên mặt nước. Không một niệm nào khởi sinh trong tâm, nên không có điều gì được tạo sinh. Tâm và vật là một, và là không, tuyệt đối chẳng nghi ngờ.
Sự sinh của con người cũng như lửa – bố là đá lửa, mẹ là hòn đá, và tia lửa tóe ra là đứa con. Lửa được khởi sinh từ các thành tố căn bản và cháy cho đến khi hết nguyên liệu. Sự ân ái giữa bố và mẹ tóe ra tia sống. Vì bố mẹ không có điểm khởi đầu, nên họ cũng chập choạng mờ ra; tất cả mọi thứ đến từ không – nguồn của mọi hình sắc. Hãy tự giải thoát mình khỏi hình sắc và trở về với nền tảng khởi thuỷ của hiện hữu. Từ nền tảng này, cuộc đời đi ra, nhưng hảy xả bỏ luôn cả ý niệm này.
Chẻ toang ra
Một cây se-ri
Và chẳng có đóa hoa nào cả
Nhưng gió xuân
Mang đến hàng loạt bông hoa!
Không có cầu
Nhưng mây đi lên nhẹ nhàng
Đến tận thiên đàng;
Chẳng cần phải lệ thuộc vào điều gì cả
Phật Thích Ca dạy.
Phật Thích Ca thuyết pháp trong 50 năm, và khi đệ tử Ca Diếp hỏi ngài tinh yếu của giáo pháp, Phật nói, “Từ đầu đến cuối ta chưa hề nói lời nào,” và đưa lên một đóa hoa. Ca Diếp mỉm cười và Phật trao đóa hoa cho Ca Diếp, và nói những lời này: “Con đã nắm được Diệu Tâm của Chánh Pháp.” “Ý thầy là sao?” Ca Diếp hỏi. “Năm mươi năm thuyết giảng của thầy,” Phật nói, “hằng mời gọi con luôn luôn, như là gọi đứa trẻ vào vòng tay với lời hứa phần thưởng.”
Đóa hoa giáo pháp này không thể diễn tả được bằng vật thể, ý niệm hay lời nói. Nó không phải là vật chất hay tâm linh. Nó không phải là kiến thức. Giáo Pháp của chúng ta là Đóa Hoa của Một Cổ Xe chở tất cả Phật của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó mang 28 tổ sư Ấn Độ và 6 tổ sư Trung quốc; nó là nền tảng nguyên thủy của hiện hữu – tất cả hiện hữu. Tất cả mọi sự đều không có điểm khởi đầu và như vậy tất cả đều gồm trong nó. Tám cảm quan (**), bốn mùa, tứ đại (đất, nước, lửa, gió), tất cả đều đến từ không, nhưng ít người nhận ra điều này. Gió là hơi thở, lửa là hoạt động, nước là máu; khi xác thân bị chôn hay đốt nó trở thành đất. Nhưng tứ đại cũng không có khởi đầu và chẳng bao giờ trường tồn.
Trong thế giới
Mọi thứ, chẳng trừ gì,
Đều không thật:
Ngay cả sự chết cũng là
Hư ảo.
Ảo tưởng tạo ra ảo ảnh là dù thân xác chết, linh hồn vẫn tồn tại – đây là một lầm lỗi lớn. Người giác ngộ nói rằng cả thân xác và linh hồn tan biến với nhau. “Phật” là không, và trời và đất trở về với nền tảng nguyên thủy của hiện hữu. Tôi đã gạt qua một bên 80 ngàn quyến kinh và gởi đến các bạn tinh túy trong quyển ngắn này. Nó sẽ mang an lạc đến với các bạn.
Viết điều gì
Để lại
Cũng lại là một loại mơ nữa
Khi tôi tỉnh thức tôi biết rằng
Sẽ chẳng có ai đọc nó.
Thiền sư Ikkyu
Trần Đình Hoành dịch từ tiếng Anh
TĐH chú thích:
(*) Ba thế giới (tam giới) là dục giới (thế giới của ham muốn), sắc giới (thế giới của hình sắc), vô sắc giới (thế giới vô hình).
(**) Tám giác quan đây là ngũ quan của cơ thể – sắc, thanh, hương, vị, xúc – và 3 cảm quan về ý: ý thức, mạt-na thức, a-lại-da thức.
Skeletons
Students, sit earnestly in zazen, and you will realize that everything born in this world is ultimately empty, including oneself and the original face of existence. All things indeed emerge out of emptiness. The original formlessness is the “Buddha,” and all other similar terms — Buddha-nature, Buddhahood, Buddha-mind, Awakened One, Patriarch, God — are merely different express- ions for the same emptiness. Misunderstand this and you will end up in hell.
One night . . . a pitiful -looking skeleton appeared and said these words:
A melancholy autumn wind
Blows through the world;
The pampas grass waves,
As we drift to the moor,
Drift to the sea.
What can be done
With the mind of a man
That should be clear
But though he is dressed up in a monk’s robe,
Just lets life pass him by?
Toward dawn I dozed off, and in my dream I found myself surrounded by a group of skeletons . . . . One skeleton came over to me and said:
Memories
Flee and
Are no more.
All are empty dreams
Devoid of meaning.
Violate the reality of things
And babble about
“God” and “the Buddha”
And you will never find
the true Way.
I liked this skeleton . . . . He saw things clearly, just as they are. I lay there with the wind in the pines whispering in my ears and the autumn moonlight dancing across my face.
What is not a dream? Who will not end up as a skeleton? We appear as skeletons covered with skin — male and female — and lust after each other. When the breath expires, though, the skin ruptures, sex disappears, and there is no more high or low. Underneath the skin of the person we fondle and caress right now is nothing more than a set of bare bones. Think about it — high and low, young and old, male and female, all are the same. Awaken to this one great matter and you will immediately comprehend the meaning of “unborn and undying.”
If chunks of rock
Can serve as a memento
To the dead,
A better headstone
Would be a simple tea-mortar.
Humans are indeed frightful beings.
A single moon
Bright and clear
In an unclouded sky;
Yet still we stumble
In the world’s darkness.
Have a good look — stop the breath, peel off the skin, and everybody ends up looking the same. No matter how long you live the result is not altered[even for emperors]. Cast off the notion that “I exist.” Entrust yourself to the wind-blown clouds, and do not wish to live for ever.
This world
Is but
A fleeting dream
So why be alarmed
At its evanescence?
Your span of life is set and entreaties to the gods to lengthen it are to no avail. Keep your mind fixed on the one great matter of life and death. Life ends in death, that’s the way things are.
The vagaries of life
Though painful,
Teach us
Not to cling
To this floating world.
Why do people
Lavish decoration
On this set of bones
Destined to disappear
Without a trace?
The original body
Must return to
Its original place:
Do not search
For what cannot be found.
No one really knows
The nature of birth
Nor the true dwelling place:
We return to the source,
And turn to dust.
Many paths lead from
The foot of the mountain
But at the peak
We all gaze at the
Single bright moon.
If at the end of our journey
There is no final
Resting place
Then we need not fear
Losing our way.
No beginning,
No end;
Our mind
Is born and dies:
The emptiness of emptiness!
Let up
And the mind
Runs wild;
Control the [mind]
And you can cast it aside.
Rain, hail, snow, and ice:
All separate
But when they fall
They become the same water
Of the valley stream.
The ways of proclaiming
The Mind all vary
But the same heavenly truth
Can be seen
In each and every one.
Cover your path
With fallen pine needles
So no one will be able
To locate your
True dwelling place.
How vain
The endless funerals at the
Cremation grounds of Mount Toribe:
Don’t the mourners realize
That they will be next?
“Life is fleeting!”
We think at the sight
Of smoking drifting from Mount Toribe:
But when will we realize
That we are in the boat?
All is vain!
This morning,
A healthy friend;
This evening,
A wisp of cremation smoke.
What a pity!
Evening smoke from Mount Toribe
Blown violently
To and fro
By the wind.
When burned
It becomes ashes,
And the earth when buried.
Is it only our sins
That remain behind?
All the sins
Committed
In the Three Worlds
Will fade away
Together with me.
This is how the world is. Those who have not grasped the world’s impermanence are astonished and terrified by such change. Few today seek Buddhist truth, and the monasteries are largely empty. Priests now are mostly ignorant and shun zazen as a bother; they are derelict in their meditation, concentrating on decorating their temples. Their zazen is a sham, and they are merely masquerading as monks – the robes they sport will become the heavy coats of torture someday.
Within the cosmos of birth and death, the taking of life leads to hell; greed leads to rebirth as a hungry ghost; ignorance causes one to be reborn as an animal; anger turns one into a demon. Follow the precepts and you will attain rebirth as a human being. Do good deeds and you ascent to the level of the gods. Above these six realms there are four levels of the Wise Buddhists, altogether ten realms of existence. However, One Thought of Enlightenment reveals them to be formless, with nothing in between, and not to be loathed, feared, or desired. Existence is perceived as being nothing more than a wispy cloud in the vast sky or foam on the water. No thoughts arise in the mind, so no elements are created. Mind and objects are one and empty, beyond any doubts.
Human birth is like a fire – the father is the flint, the mother the stone, and the resulting spark is the child. The fire is ignited with the base elements and burns until it exhausts the fuel. The lovemaking between the father and mother produces the spark of life. Since the parents are without beginning, they too flicker out; all things emerge from emptiness – the source of every form. Free yourself from forms and return to the original ground of being. From this ground, life issues forth, but let go of this too.
Break open
A cherry tree
And there are no flowers
But the spring breeze
Brings forth myriad blossoms!
Without a bridge
Clouds climb effortlessly
To heaven;
No need to rely on
Anything Gotama Buddha taught.
Gotama Buddha proclaimed the Dharma for fifty years, and when his disciple Kashyapa asked him for the key to his teaching, Buddha said, “From beginning to end I have not proclaimed a single word,” and held up a flower. Kashyapa smiled and Buddha gave him the flower, saying these words: “You posses the Wondrous mind of the True Law.” “What do you mean?” asked Kashyapa. “My fifty years of preaching,” Buddha told him, “has been beckoning to you all the while, just like attracting a child into one’s arms with the promise of a reward.”
This flower of the Dharma cannot be described in physical, mental or verbal terms. It is not material or spiritual. It is not intellectual knowledge. Our Dharma is the Flower of the One Vehicle carrying all the Buddhas of the past, present, and future. It holds the twenty-eight Indian and six Chinese patriarchs; it is the original ground of being – all there is. All things are without beginning and are thus all-inclusive. The eight senses, the four seasons, the four great elements (earth, water, fire, wind), all originate in emptiness, but few realize it. Wind is breath, fire is animation, water is blood; when the body is buried or burned it becomes earth. Yet these elements too are without beginning and never abide.
In this world,
All things, without exception,
Are unreal:
Death itself is
An illusion.
Delusion makes it appear that though the body dies, the soul endures – this is a grave error. The enlightened declare that both body and soul perish together. “Buddha” is emptiness, and heaven and earth return to the original ground of being. I’ve set aside the eighty thousand books of scripture and given you the essence is this slim volume. This will bring you great bliss.
Writing something
To leave behind
Is yet another kind of dream
When I awake I know that
There will be no one to read it.
Zen Master Ikkyu
John Stevens translated from Japanese
(Trần đình Hoành dịch và bình)
.
The True Path
Just before Ninakawa passed away the Zen master Ikkyu visited him. “Shall I lead you on?” Ikkyu asked.
Ninakawa replied: “I came here alone and I go alone. What help could you be to me?”
Ikkyu answered: “If you think you really come and go, that is your delusion. Let me show you the path on which there is no coming and going.”
With his words, Ikkyu had revealed the path so clearly that Ninakawa smiled and passed away.