Thứ tư, 17 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

Remember When – Alan Jackson , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Phan Thế Danh.

Ăn cắp quen tay , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Đón nhận cơ hội, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hồng Hải.

Hồng Loan niệm khúc , Thơ, chị Hoa Trang Giọt Sương Tím.

Gió bấc tháng giêng, Thơ, anh Nguyễn Đức Hòa.

Khau Vai, Thơ, song ngữ, anh Trần Hòa Bình, anh Quan Jun dịch.

Lục bát và các dòng thơ lục bát , Văn Hóa, anh Inrasara.

Hướng tới giải pháp, Trà Đàm, chị Hoàng Khánh Hòa.

Bắt ông Phật đá, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Tư duy của người trí thức, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Scholarship, Grants & Jobs

Training workshops on new media, ICT, and wireless technologies for social change

Mekong ICT Camp is a biannual training workshop on information, communication, and technologies for citizen media, community health, and civil society practitioners in Mekong sub-region.

Participants are welcome from EVERY countries and territories.
About 60 participants will be selected from Mekong sub-region, another additional 5-10 will be selected from outside.

The camp is organized by Thai Fund Foundation and Opendream, in collaborations with partners.

Two main themes we are thinking about for this camp:

  1. Open mobile technologies for community communication, disease surveillance and disaster relief; and
  2. DIY information activism and citizen journalism.

Readmore:
http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/03/training-workshops-on-new-media-ict-and.html

EC Call for Proposals on the field of sexual and reproductive health and rights (SRHR)

In the field of sexual and reproductive health and rights (SRHR), the indicators worldwide are not improving, the needs gap regarding modern contraception remains high, and adolescents — both girls and boys — remain largely underserved despite the fact that they are mostly already sexually active and that they represent future generations. Also sexual and reproductive health (SRH) is not consistently addressed inhealthcare programmes, nor is it linked to HIV/AIDS programmes in developing countries.

The overall objective of the call is to support developing countries to improve SRHR by strengthening civil society organisations to effectively advocate for the development and implementation of SRHR strategies for their population and contributing to provision of SRH services in fragile states.

Applications must address only one of the specific objectives of the call:

Specific objective 1: Advocate for SRHR policy development and implementation and awareness raising of SRHR

Specific objective 2: Improve access to SRH services and services for victims of abuse and rape in fragile states

Readmore:

http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/03/ec-call-for-proposals-on-field-of.html
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Remember When – Alan Jackson

Có ai đó đã nói với tôi : “SỐNG là để làm được cái gì cho người đương thời và những kẻ hậu sinh để khỏi phụ cái công của bậc tiền bối.”

Trước đây, tôi luôn hỏi mình “SỐNG để làm gì?”, và sau nhiều lần ngồi một mình ở quán trà đá ^^ thả lòng trôi theo những đám mây, ngắm những dòng người vội vã bon chen trên đường, bất chợt tôi hiểu ra. SỐNG là để trải nghiệm, để tận hưởng niềm vui và cả nỗi buồn, để tận hưởng vị ngọt và đắng của cuộc đời. Có lẽ suy nghĩ của tôi thật đơn giản phải không bạn ^^

Sống làm sao để rồi, khi tuổi ta đã già, tóc ta đã bạc. Ta mỉm cười (dù có thể lúc đó không còn chiếc răng nào) nhìn lại những tháng ngày ‘đáng sống’ đã qua. ^^

Nhớ lúc anh còn trẻ
Và em còn trẻ
Thời gian ngừng trôi,
Ta chỉ biết đến tình yêu
Em là người yêu đầu, anh cũng vậy
Chúng ta yêu nhau và rồi em khóc
Nhớ lúc…

Hãy sống hết mình ‘mình nhé !’

Xin gữi đến các bạn bài hát : Remember When của Alan Jackson, biết đâu đấy, sau khi nghe bài hát này bạn lại có cùng suy nghĩ với tôi. ^^

Chúc các bạn một ngày an lành ! 🙂

Phan Thế Danh

Remember when I was young
and so were you
Time stood still,love was all we knew
You were the first, so was I
We made love and then you cried
Remember when

Remember when we vowed the vows
and walked the walk
Gave our hearts, made the start, it was hard
We lived and learned, life threw curves
There was joy, there was hurt
Remember when

Remember when old ones died and new were born
And life was changed, disassembled, rearranged
We came together, fell apart
And broke each other’s hearts
Remember when

Remember when the sound of little feet
was the music
We danced to week to week
Brought back the love, we found trust
Vowed we’d never give it up
Remember when

Remember when thirty seemed so old
Now lookn’ back it’s just a steppin’ stone
To where we are,
Where we’ve been
Said we’d do it all again
Remember when
Remember when we said when we turned gray
When the children grow up and move away
We won’t be sad, we’ll be glad
For all the life we’ve had
And we’ll remember when

Hồng Loan niệm khúc

(Xin cầu cho linh hồn Maria Nguyễn Thị Hồng Loan)

Tâm tư  sâu lắng nghĩa hữu tình
Hương trầm phảng phất khói phù sinh
Tử  sanh tích tắc âm dương biệt
Thảy đều nhẹ hẫng tiếng cầu kinh

Tri kỷ phút chốc đoạn hoa kiếp
Cúc trắng màu tang bay bổng nghiệp
Hành trang đem theo là trống rỗng
Nguyệt quế cuộc đời hóa hư không

Khoảnh khắc giữa lặng im mặc niệm
Hốt nhiên thấy nghèn nghẹn trong tim
Hồng Loan thương nhớ…Ôi thương nhớ
Nguyện bạn về với Chúa an yên

Sống hãy mở lòng yêu tha nhân
Cố đẩy lui tuyệt sân tuyệt hận
Âm ỉ chi lửa cuồng quái ác
Chớp mắt chẳng ngờ chết đến gần

*giotsuongtim,16/3/2010

Gió Bấc Tháng Giêng


Chợt gió bấc về thăm hỏi tháng Giêng

Ông lão co ro áo cộc thân cũ rách

Xấp vé số trên đôi tay gân guốc

Phố buồn hiu xao xác gánh hàng rong.

Ta xuýt xoa trăn trở trong chăn

Giấc ngủ chập chờn không quen mùi gió lạnh

Đốt lá rụng trên sân làn khói mỏng

Nghe lòng mình tiếng nấc ngẹn rưng.

Đến bao giờ khỏa lấp có và không

Đến bao giờ đời đong đầy cơm áo

Lũ em thơ mắt láy đen đến trường yêu dấu

Bên bàn cờ cụ già vuốt râu thưởng thức tách trà ngon.


Đường phố quen tiếng xe rộn rã đạp lon ton

Mấy cô bé nữ sinh tà áo dài nghiêng nón lá

Gom đống rác con đường trưa vất vả

Người lao công vẫn cũng nở nụ cười tươi…

Có một ngày làn gió Bấc đến quê tôi

Gã cảm thấy vui vì cảnh đời thơ mộng

Giá lạnh kia…là một phần cuộc sống

Mùa Xuân, mùa Xuân về trăm nẻo bình yên !?

Phố 10/03/2010.

Nguyễn Đức Hoà

Khau Vai

Có những con đường không thể tới thành Rome, nhưng Khau Vai thì tới…

Một người đi tìm một người
Bao nhiêu người đi tìm bao nhiêu người?
Khau Vai buồn như đá
Nước mắt người già mài trên đá
Đâu rồi thời rung reng vàng bạc lắc đồng?

Em kìa, những cây sa mộc lặng lẽ trong thung
Chúng đang nghĩ gì?
Em đang nghĩ gì?

Nếu một mai mình không lấy được nhau
Em có đi tìm anh
Qua điệp trùng đá sắc
Những Khau Vai bầm dập dấu chân người?
Trời ơi Khau Vai
Khau Vai nhìn qua nước mắt
Bao bong bóng về trời
Thương buồn gửi lại…

Những cuộc tình vụng dại
Những cuộc tình khôn ngoan
Đã sống và chết ở nơi này
Không khôn ngoan không vụng dại
Chỉ lặng chìm như đá
Chỉ bời bời như mây

Chúng ta sa mộc chiều nay
Em hai mươi thoắt thành ngàn tuổi
Em có anh xa xót thế này sao?

Quỳ trước núi mà tin thôi em ạ
Ai trong đời chẳng có một Khau Vai
Nhọn sắc đá tai mèo
Cứa vào thương nhớ
Hãy nhìn nhau nhìn nhau trước gió
Em sẽ thấy một Khau Vai trong số phận chúng mình.

Trần Hòa Bình
.

KHAU VAI

Some roads lead not to Rome, yet to Khau Vai …

Someone looks for someone
How many look for how many?
Khau Vai is as sad as stone
The elder’s tears corrode stone
Where is the time of clinking gold and silver and bronze bracelets?

Sweetheart, the quiet cunninghamias in the dell
What are they thinking?
What are you thinking?

If one day we coudn’t marry
Would you look for me
Over the immense sharp cliffs
In the Khau Vais crushed under people’s footsteps?
O Heaven! Khau Vai!
Khau Vai seen through tears
Balloons returning to heaven
Just sorrows left…

Innocent loves
Wise loves
Lived and died here
Neither wise nor innocent
Just quietly submerged as stones
Just chaotically piled up as clouds.

Us two – among the Cunninghamias this afternoon
You twenty turn suddenly into a thousand years old
You have me, why still this tormented?

Just kneel before the mountains and believe, sweetheart!
Who in the world doesn’t have a Khau Vai
Pointed sharp cat-ears rocks
Cutting into grief
Just look at each other, look each other in the wind
You will see a Khau Vai in our destiny.

Quan Jun translated

Lục bát và các dòng thơ lục bát

I. Lục bát

Lục bát, lâu nay ta hay có thói quen xem nó thuần Việt. Nhưng không. Đây là thể thơ gần như của chung của các dân tộc Đông Nam Á. Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt nên “lục bát” mỗi nơi phát triển mỗi khác. Ngay từ cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã rất chuẩn mực. Trước đó nữa, trong panwơc pađit ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm.

1. Lục bát Chăm gieo vần lưng. Chữ thứ sáu dòng lục hiệp với chữ thứ tư dòng bát:

Thei mai mưng deh thei o
Drơh phik kuw lo yaum sa urang
Ai đến từ đằng kia xa
Giống người yêu ta riêng chỉ một người


Hiện tượng này cũng thấy trong ca dao Việt:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

2. Ariya gieo cả vần bằng lẫn vần trắc. Ở trường hợp này, người Chăm gieo vần cũng khá linh hoạt, họ không nhất thiết cứ một cặp bằng rồi đến một cặp trắc. Có khi cả đoạn dài tác giả chỉ sử dụng độc vần bằng, nhưng đột hứng chúng ta thấy vần trắc xuất hiện:

Mai baik dei brei pha crong
Tangin dei tapong kauk luk mưnhưk
Bbuk ai tarung yuw harơk
Tangin dei pơk nhjwơh yuw tathi
Về đi em cho đùi gác
Bàn tay em vuốt, đầu xức dầu thơm
Tóc anh bù rối như rơm
Tay em vuốt thì mượt như lược chải

Đây là loại vần dù hiếm nhưng cũng có xuất hiện trong thơ ca dân gian Việt:

Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Nhưng không như ở lục bát Việt, vần trắc tồn tại khá bình đẳng với vần bằng trong ariya Chăm. Thậm chí trong một bài thơ dài, nó gần như đứng xen kẽ.

3. Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết nên khác với lục bát Việt, số lượng tiếng được đếm trong ariya Chăm cũng khác. Có hai trường hợp xảy ra:

– Dạng đếm âm tiết: dòng lục gồm sáu âm tiết và dòng bát tám âm tiết, không lệ thuộc vào lượng chữ trong câu thơ.

– Dạng đếm theo lượng trọng âm của từ: Hiện tượng đọc lướt, nén chữ (compression), hay nuốt âm (elision) là chuyện bình thường gần như là thuộc tính của ngôn ngữ đa âm tiết, nhất là trong sáng tác thơ ca. Tiếng Chăm không là ngoại lệ. Dấu vết của cách đếm này cũng có mặt trong vài bài ca dao Việt xưa:

Mình nói dối ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ ta thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước tắm cho con mình

Nhưng khi lục bát Việt phát triển ổn định, nó dừng lại ở 6-8. Các cách tân sau này không quan tâm đến lượng âm tiết trong câu mà đặt nặng ở vắt dòng và nhất là ngắt nhịp. Thì lục bát Chăm vẫn phát triển theo kiểu trương nở.

4. Về thanh điệu: Cũng như thanh điệu trong lục bát Việt xưa, ariya Chăm phát triển khá linh hoạt. Linh hoạt cả khi thanh điệu của lục bát Việt ổn định ở: Bằng Trắc Bằng / Bằng Trắc Bằng Bằng. Lục bát Việt khi xưa có vần trắc. Và khi bài thơ hơn hai cặp lục bát có lối gieo cả vần bằng lẫn trắc thì chúng mang dáng dấp của thể song thất lục bát.

Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào

5. Ngoài các thể lục bát kể trên, người Chăm còn có thể pauh catwai (biến thể từ ariya) mà mỗi cặp lục bát đều đứng biệt lập như một bài thơ hoàn chỉnh với đầy đủ ý nghĩa, được kết nối liên hoàn đến cả mấy trăm câu mà vẫn thống nhất qua giọng điệu, tư tưởng. Hình thức không khác mấy so với Choka (trường ca) của Nhật (Choka là Shika: 5-7 âm được kết nối liên hoàn).

6. Đến nay, các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định thời điểm ra đời của lục bát, càng không biết dân tộc nào khai sinh ra nó nữa. Nhưng điều chắc chắn là có sự ảnh hưởng và tác động qua lại. Từ thập niên 50 của thế kỉ trước, giới làm thơ Chăm có sáng tác theo thể lục bát thuần Việt: ổn định, chỉ gieo vần bằng và hiệp vần ở chữ thứ 6 dòng bát. Dù vậy, cái khung của ngôn ngữ đa âm tiết vẫn chưa hết “gò bó” thể ariya Chăm. Để nó không bao giờ hết là nó, nghĩa là đặc trưng Chăm.

(Phần I này lược tóm từ: “So sánh lục bát Chăm – Việt”, Tạp chí Văn hóa – nghệ thuật, số 9, 2001).

II. Các dòng/ khuynh hướng lục bát Việt

Không kể các tác phẩm cổ điển sáng tác theo thể lục bát như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,… lục bát hiện đại Việt Nam phát triển theo 4 dòng chính.

– Dòng lục bát dân gian, mà lục bát Nguyễn Bính là rất tiêu biểu. Nhịp thơ nhịp nhàng, ngôn ngữ dung dị dễ hiểu, hình ảnh thơ quen thuộc và gần gũi với đời sống thôn quê Việt Nam. Rất gần với ca dao. Sau Nguyễn Bính, đã có nhiều nhà thơ đi theo và phát triển xu hướng lục bát này, Đồng Đức Bốn đậm hơn cả.

– Dòng lục bát trí tuệ. Có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận thời Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Mới mẻ ở đề tài và ý tưởng, ngôn từ trí tuệ và chắt lọc bên cạnh là độ nén của ý thơ tạo nên thứ thi pháp rất hiện đại.

– Dòng lục bát huyền ảo. Dòng này nẩy nở và phát triển mạnh ở miền Nam thời sáng tác [và ảnh hưởng] Phật giáo thịnh hành: Huy Tưởng, Tuệ Mai và nhất là Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng (1973) và Trại hoa đỉnh đồi (1975). Ngôn ngữ thơ mơ mơ hồ hồ bên cạnh hình ảnh mông lung, ý tưởng thiếu rành mạch, tạo một cảm giác miên man, mong manh, huyền ảo. Bài thơ đôi lúc chuyển nhịp khá bất ngờ.

– Dòng lục bát hậu hiện đại. Mở đầu bằng Bùi Giáng. Sáng tác của ông giai đoạn sau, nhất là các bài thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt lấn át. Có khi bài thơ chỉ là một chuỗi liên hệ âm, thanh, vần, phép nói lái trong ngôn ngữ nối tiếp hoặc chồng chéo lên nhau, lồng vào nhau như thể một ma trận chữ vô nghĩa; rồi cả chuỗi hình ảnh, ý nghĩ dẫm đạp lên nhau, xô đẩy, nhảy cóc rối tù mù. Bài “Ngẫu hứng” đã được Nguyễn Hưng Quốc bình rất độc đáo.

Một hôm gầu guốc gầm ghì
Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm
Bôm ha? đạn hả? bao gồm
Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen
.

Sau Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Duy sáng tác theo xu hướng này, nhưng không đậm bằng. Các bạn trẻ Sài Gòn sau đó đẩy lục bát hậu hiện đại đi xa hơn nữa.

Bên cạnh bốn dòng trên, ta còn thấy sự thể Du Tử Lê đã cố ý cắt nát lục bát bằng các dấu chấm, phẩy, gạch chéo… để tạo nhịp mới, nhịp chỏi cho thể thơ vốn khá mềm mại này – một cố ý thuần kĩ thuật.

Nằm nghe – chăn gối rơi. Cùng
tháng năm bằn bặt.- Phật còn ở không
Tôi nhìn – tôi rất chon von
núi non âm bản. – rừng son vẽ.- Buồn

Hôm nói chuyện ở Lớp Cử nhân tài năng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh vào năm 2006, một sinh viên tụng ca lục bát Đồng Đức Bốn, bị tôi hỏi vặn: bạn đã đọc lục bát Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư chưa? Câu trả lời là – chưa! Tôi nói: thế thì bạn chưa thể bàn về lục bát được. Đơn giản, nếu là độc giả phổ thông, bạn có thể cảm [cúm, mạo] nhận hay khen chê tùy hứng, nhưng khi bạn đang ngồi giảng đường để trở thành người đọc chuyên nghiệp ở thì tương lai (nhà phê bình, giáo viên dạy văn,…) thì bạn cần đọc hệ thống, nghĩa là phải nhận diện thơ lục bát trong tiến trình của nó. Không thể khác.

Trên đây, tôi chỉ phân loại mang tính gợi ý. Đề tài gợi mở nhiều hướng nghiên cứu rộng và sâu hơn.

Inrasara

Sài Gòn, 8-7-2008.

Hướng tới giải pháp

Chào các bạn,

Mỗi sáng thức dậy, ai mà chẳng mong hôm nay là một ngày may mắn, làm gì cũng trơn tru, không có trục trặc. Nhưng thực tế trong cuộc sống chúng ta luôn gặp vô số các vấn đề không mong muốn. Nào là sáng đang có việc gấp thì lại tắc đường, đi chợ đánh rơi tiền, đến làm thủ tục thì để quên hồ sơ ở nhà vân vân và vân vân….

Một số trong chúng ta chỉ muốn mọi thứ phải hoàn hảo và không thích các rắc rối, nên hễ gặp phải vấn đề gì là rất dễ cáu bẳn, rồi đổ tội lên người này người kia, hay lại trách mình sáng nay bước nhầm chân ra khỏi cửa, hay gặp phải cô nào “nặng vía” nên xui suốt cả ngày :). Rồi họ đi tìm cách giải quyết vấn đề trong cơn tức tối, giận dữ.

Nhưng rõ ràng ai cũng hiểu là các vấn đề không mong đợi như tắc đường, quên giấy tờ…là chuyện rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Nếu như chúng ta chấp nhận nó như là một phần của cuộc sống, thì cái mà chúng ta cần là một thái độ hướng-tới-giải-pháp chứ không phải là có thái độ tiêu cực với các vấn đề. Và trong khi tìm giải pháp, chúng ta cũng cần một thái độ rất tích cực thì mới có được sự hỗ trợ từ phía mọi người để vấn đề được giải quyết nhanh hơn.

Ví dụ bạn đi làm bị tắc đường. Hôm nay lại có buổi họp quan trọng lúc 9h. Đầu tiên là nhấc điện thoại lên gọi điện cho văn phòng thông báo là tình trạng của bạn, và xin lỗi sẽ đến muộn. Có nhiều người vì quá vội công việc gì đó khi bị tắc đường thì la lối, rồi tìm mọi cách đi trên vỉa hè, đi sang làn khác chỉ để cố thoát ra khỏi đám tắc đường mà không thèm quan tâm đến mọi người xung quanh, càng làm cho tình trạng tắc đường thêm tồi tệ. Còn bạn, hãy thật bình tĩnh cùng giúp các cảnh sát giao thông thông đường nhanh hơn bằng cách làm theo chỉ dẫn của họ, hoặc chí ít cũng không chen lấn xô đẩy. Thậm chí bạn có thể nhảy xuống xe làm tình nguyện viên giúp cảnh sát giao thông chỉ dẫn đường cho mọi người đi theo trật tự.

Khi gặp một vấn đề, dù ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng, bạn phải thật bình tĩnh để phân tích cho kĩ, tìm hiểu nguyên nhân của nó và suy nghĩ các giải pháp khả thi rồi bắt tay ngay vào hành động. Nếu bình tĩnh thì bạn mới có thể sáng suốt để tìm giải pháp tốt nhất. Ngược lại, một cái đầu đang bừng bừng như núi lửa thì chắc chắn sẽ làm chân tay cũng “cuống” cả lên :), có khi lại dẫn tới một loạt các rắc rối khác trong khi rắc rối đầu tiên vẫn chưa giải quyết xong.

Chúc bạn luôn bình tĩnh và vui vẻ đón nhận các rắc rối mỗi ngày :).

Hoàng Khánh Hòa

Bắt ông Phật đá

Một thương gia mang 50 cuộn bông gòn trên vai, ngừng để tránh nắng dưới mái một căn chòi trong đó đứng một tượng Phật lớn bằng đá. Rồi anh ta ngủ thiếp đi, và khi anh tỉnh dậy hàng hóa của anh đã biến mất. Anh lập tức trình báo với cảnh sát.

Một quan tòa tên O-oka mở cuộc điều tra. “Chắc ông Phật đá này ăn trộm,” quan tòa kết luận. “Ông ta lẽ ra là phải lo lắng cho mọi người, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ. Bắt hắn.”

Cảnh sát bắt tượng Phật đá và khiêng tượng về tòa. Một đám đông ồn ào chạy theo tượng, tò mò muốn biết quan tòa sẽ ra hình phạt thế nào.

Khi O-oka ra ngồi ghế xử, ông mắng đám đông ồn áo. “Quí vị có quyền gì mà ra trước tòa cười giỡn thế này? Quí vị khinh thường tòa án và đáng bị phạt vạ và phạt tù.”

Mọi người lật đật xin lỗi. “Tôi sẽ phải phạt tiền quí vị,” quan tòa nói, “nhưng tôi sẽ bỏ qua nếu mỗi người mang đến cho tòa một cuộn bông gòn trong vòng ba ngày. Người nào không làm sẽ bị bắt.”

Một trong những cuộn bông mọi người nộp được người thương gia nhận ra ngay là cuộn bông của anh ta, nhờ đó tìm ra người ăn trộm ngay. Người thương gia tìm lại được hàng hóa, và tòa trả các cuộn bông lại cho mọi người.
.

Bình:

• Tượng Phật đá chỉ là cục đá vô tri, chẳng có quyền năng gì hơn một cục đá. Quan tòa xử tượng đá như thần thánh, chỉ là một phương cách để giúp người.

Tượng Phật trong chùa hay trong nhà ta cũng chỉ là tượng vô tri. Chúng ta cung kính với tượng, thực ra là để chúng ta tự giúp chúng ta. Tượng chẳng làm gì cả.

• Người tốt thì dùng tượng để giúp người. Người xấu cũng có thể giả vào “quyền năng” của tượng để lừa lọc người.

• Chính vì con người thường quên mất Chúa Phật trong tâm mình, mà hay tôn thờ các tượng gỗ tượng đá, nên 1500 trước công nguyên, trong Mười Điều Răn của Cựu Ước, điều răn thứ 2 có câu: “Các ngươi không được làm cho mình một hình tượng nào, dù theo hình dáng của bất kỳ điều gì trên trời hay dưới đất hay dưới đại dương.” Exodus 20:4.

(Ngày nay các chi phái Tin Lành – Protestantism – vẫn còn tuân theo điều răn này, nhưng các chi phái khác của Thiên Chúa Giáo thì đã dẹp bỏ nó cả hơn nghìn năm).

• Một câu chuyện thiền rất phổ biến là truyện Đan Hà thiền sư (739-824) chẻ tượng Phật gỗ:

Một lần khác khi Đan Hà thiền sư ghé lại một thiền viện, vì trời lạnh nên ông lấy pho tượng Phật trên chánh điện xuống đốt để sưởi ấm. Sư trụ trì trách ông bất kính với một pho tượng thiêng liêng, thì ông trả lời rằng ông đốt để lấy xá lợi, vị sư tưởng ông ngờ nghệch, bèn cười mà hỏi vặn lại ông làm sao tìm được xá lợi trong pho tượng gỗ, Đan hà bèn cười to mà rằng: “Thế sao sư lại trách ta đốt gỗ?”

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Arresting the Stone Buddha

A merchant bearing fifty rolls of cotton goods on his shoulders stopped to rest from the heat of the day beneath a shelter where a large stone Buddha was standing. There he fell asleep, and when he awoke his goods had disappeared. He immediately reported the matter to the police.

A judge named O-oka opened court to investigate. “That stone Buddha must have stolen the goods,” concluded the judge. “He is supposed to care for the welfare of the people, but he has failed to perform his holy duty. Arrest him.”

The police arrested the stone Buddha and carried it into the court. A noisy crowd followed the statue, curious to learn what kind of sentence the judge was about to impose.

When O-oka appeared on the bench he rebuked the boisterous audience. “What right have you people to appear before the court laughing and joking in this manner? You are in contempt of court and subject to a fine and imprisonment.”

The people hastened to apologize. “I shall have to impose a fine on you,” said the judge, “but I will remit it provided each one of you brings one roll of cotton goods to the court within three days. Anyone failing to do this will be arrested.”

One of the rolls of cloth which the people brought was quickly recognized by the merchant as his own, and thus the thief was easily discovered. The merchant recovered his goods, and the cotton rolls were returned to the people.

# 58

Tư duy của người trí thức

Chào các bạn,

Mỗi khi nói đến “trí thức” nhiều người chúng ta có khuynh hướng tìm vài định nghĩa trong tự điển hay trong vài quyển sách triết học hay xã hội học nào đó, rồi từ đó suy luận thêm. Chúng ta không cần làm việc tốn thời giờ đó ở đây, vì ai trong chúng ta cũng biết trí thức là gì, cũng như mọi chúng ta đều biết đẹp là gì. Mang tự điển ra để tranh luận về “đẹp” hay “trí thức” thường là việc không cần thiết. Mỗi người chúng ta tự biết mình có phải là người trí thức hay không. Nếu bạn nói rằng bạn là người trí thức, mình tin như thế là đúng. Nếu bạn nói bạn không thích xem bạn là người trí thức, mình cũng tôn trọng ‎ý của bạn.

Chuyện quan trọng của chúng ta hôm nay là bàn luận về vai trò của người trí thức trong xã hội chúng ra đang sống. Người trí thức là gì trong xã hội? Họ cần có thái độ thế nào để làm trọn vai trò đó?

Về vai trò thì rất rõ và rất dễ: Trí thức là chất xám của quốc gia, mỗi người trí thức là một tế bào chất xám của quốc gia. Trong cơ thể quốc gia, trí thức là não bộ.

Đây là một định đề hiển nhiên, chẳng cần phải chứng minh, và cũng chằng cần ai đồng ý, chấp thuận, hay cho phép. Bạn có cho phép hay không, thì cái đầu của bạn, chứ không phải cái tay hay cái chân, làm việc suy nghĩ. Người trí thức làm việc bằng cái đầu nhiều hơn bằng chân tay, cho nên họ là tế bào chất xám, họ là não bộ.

Và khi cái tay của bạn muốn sờ mó gì đó, thì toàn thể não bộ của bạn phải quyết định và chỉ huy hành động đó, không phải chỉ là vài tế bào não bộ kiểm soát các cơ tay. Trước khi quyết định bắt tay ai đó chẳng hạn, bạn có thể phải giải rất nhiều con toán: Ta nên chìa tay ra trước hay hay đợi người kia chìa tay ra trước, ta nên bắt một tay hay hai tay kiểu Á châu, ta nên đứng thẳng lưng hay hơi cúi đầu, ta nên mỉm cười hay trịnh trọng… Nói vậy để chúng ta thấy là các hoạt động của não bộ, dù là có chuyên môn hóa phần nào, nhưng nói chung là rất tổng hợp trong tư duy.

Có nghĩa là, trong cơ thể quốc gia, người trí thức không thế gói mình trong một vai trò chuyên môn rất nhỏ. Chất xám không làm việc như thế.

Nhưng, nền giáo dục thế giới ngày nay chỉ đào tạo chuyên viên với chuyên môn rất nhỏ. Ở Mỹ chẳng hạn, bạn học xong tiến sĩ nha khoa để làm bác sĩ răng. “Răng” là chuyên môn nhỏ lắm rồi; nhưng vẫn chưa. Một lúc nào đó nhức răng đi bác sĩ nha khoa khám, bạn mới khám phá ra là ông nha sĩ của bạn đưa cho bạn thêm 3 tờ giấy đi khám với 3 ông nha sĩ khác: Một ông chuyên về lợi răng, một ông chuyên giải phẩu miệng (để lấy răng hư ra) và một ông chuyên làm răng giả. Nếu nặng hơn chút đỉnh, biết đâu lại lòi ra vài loại chuyên gia răng miệng nữa.

Cho nên đa số trí thức ngày nay, sau khi xong tiến sĩ, thì cũng chỉ là một loại chuyên viên với kiến thức và thái độ của một chuyên viên trong một ngành cực kỳ hạn hẹp, chỉ như là người sửa máy xe, hạng máy xe cao cấp. không hơn không kém.

Tiến sĩ gì thì cũng vậy—kinh tế, luật, toán, computer…

Chính vì vậy mà nhiều tiến sĩ thời nay, bước ra khỏi công việc kiếm cơm hàng ngày của họ, họ chẳng hơn một học sinh đã tốt nghiệp trung học bao nhiêu về các chuyện khác. Lớ nga lớ ngớ. Không chấp nhận được.

Và đây là điều đáng tiếc cho nền giáo dục thế giới, vì PhD có nghĩa là Doctorate of Philosophy, Tiến sĩ Triết. PhD về tâm lý là tiến sĩ triết về tâm l‎ý. PhD về computer là tiến sĩ triết về computer. Tức là, tiến sĩ là cấp triết gia, cấp nhìn rộng rãi, tổng hợp, từ trên đỉnh núi nhìn xuống, và các tiến sĩ của mọi ngành đều gặp nhau tại đỉnh núi như là triết gia. Nhưng đó là lý tưởng khi xưa. PhD ngày nay còn lọ mọ dưới chân núi, chưa lên đến được sườn, nói chi là đỉnh.

Đó là cái đi xuống của giáo dục thế giới ngày nay. Nhưng đó cũng là vấn đề lớn của quốc gia chúng ta. Nếu người trí thức chỉ biết làm công việc kỹ thuật nhỏ xíu của mình, thì họ không quan tâm và không hiểu được những vấn đề của đất nước đòi kiến thức tổng hợp, như là: Các hiện tượng suy thoái văn hóa, các hiện tượng bất quân bình xã hội, các hiên tượng liên hệ đến nhân quyền, các hiện tượng liên hệ đến phát triển dân chủ, các hiện tượng liên hệ đến công pháp quốc tế… Và họ có khuynh hướng phe lờ mọi chuyện và để cho… nhà nước lo (cứ y như nhà nước biết lo hết mọi sự!).

Đó là thái độ rất tai hại cho đất nước, vì nếu các tế bào não không hoạt động thì não bộ bị tê liệt.

(Dĩ nhiên, là một số vị nào đó trong nhà nước có thể thích thái độ ngủ quên của giới trí thức, để họ tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, chẳng ai nói gì cả, nhất là trong các lãnh vực họ mới dán lên cái nhãn “chính trị”— Định nghĩa: Chính trị là cái tôi không thích anh rớ vào. Chuyện gì tôi không muốn anh nói đến, nhắc đến, sờ đến thì đó là “chuyện chính trị.” Anh hiểu chưa?)

Người trí thức, trí thức thật sự, chỉ làm đúng vai trò “trí thức” của mình khi mình quan tâm vào MỌI vấn đề của đất nước, cũng như bộ não phải quan tâm đến toàn cơ thể. Quan tâm cách nào là chuyện riêng của bạn, nhưng bạn không có quyền nói “Tôi không quan tâm về vấn đề đó.” Câu này không thể có trong tự điển của người trí thức chân thật.

Chính vì vậy mà, dù là bạn học nghề chuyên môn nào, bạn cũng cần nhiều kiến thức tổng quát về con người và xã hội: Tâm lý học, triết học, đạo đức học, xã hội học, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, luật…

Bạn không cần phải đọc nhiều, mỗi môn chỉ cần đọc KỸ quyển “nhập môn” là đủ, vì các quyển nhập môn thường là căn bản cho TOÀN môn đó, viết một cách tóm tắt. Và nếu bạn còn trong trường, chỉ cần ghi danh lấy một cua nhập môn của môn mà bạn muốn biết.

Đó là chuẩn bị kiến thức nhập môn. Vững kiến thức nhập môn thì, nếu muốn, bạn có thể thành chuyên gia, hay ít ra là bán chuyên gia, không mấy hồi. Chỉ cần nghiên cứu thêm nghiêm chỉnh thôi.

Rồi, thái độ “trí thức” phải là thường xuyên quan tâm đến các vấn đề của đất nước.

Nếu bạn thấy không đủ sức viết hay nói cho người khác hiểu, thì ít ra bạn có thể đọc và nghe người khác, và hỏi nếu không hiểu.

Điều quan trọng là đừng nói “Đó không phải là việc của tôi”. Không có việc gì của cơ thể mà lại không phải là việc của các tế nào não bộ.

Quan tâm là đủ. Còn quan tâm rồi làm gì, bạn sẽ tự biết cho chính bạn.

Hãy nhớ rằng não bộ tê liệt khi các tế bào chất xám không hoạt động như tế bào chất xám.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com