Thứ tư, 24 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

Tim McGraw – Live Like You Were Dying, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển.

Hổ không ăn thịt con, Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Đấu tranh và chiến thắng, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hồng Hải.

Bài tứ tuyệt số 2 – Đỗ Phủ, Đường Thi, anh Nguyễn Hữu Vinh.

Động , Thơ, chị Giọt Sương Tím.

Người đã tặng tôi một nhánh sơ ri… , Văn, Trà Đàm, chị Đông Vy.

Mồ hôi của Kasan, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Dạy và học, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Scholarship, Grants & Jobs

Seminars on Vietnam during AAS Annual Meeting 2010
in Philadelphia from March 25-28.

Source: http://www.aasianst.org/annual-meeting/index.htm

1. Seminar on Conflicting Claims to the South China Sea

Place: Center for the Humanities, 10th floor Gladfelter Hall. Temple University.
9am-4.30pm. March 25, 2010

2. Perspectives on Catholic Culture in Viet Nam, 1600-2009

Place: Room 401. Philadelphia Marriott Downtown, 1201 Market Street.
1:00pm-3:00pm. Friday March 26, 2010.

3. Who’s Who? Rethinking Marginal Intellectuals in Late Colonial Vietnam

Place: Room 401. Philadelphia Marriott Downtown, 1201 Market Street.
10:45am-12:45pm. Friday March 26, 2010.

4. Domestic Political Conflict in the Democratic Republic of Vietnam during the Late 1950s

Place: Room 502. Philadelphia Marriott Downtown, 1201 Market Street.
5:00pm-7:00pm. Saturday March 27, 2010.

5. Roundtable: Ha Noi: A Thousand Years in the Embrace of the Red River – Sponsored by the Vietnam Studies Group

Place: Grand Ballroom Salon D. Philadelphia Marriott Downtown, 1201 Market Street. 8:30am-10:30am. Sunday March 28, 2010.

6. Hidden Histories and Submerged Stories from Northwest Vietnam

Place: Room 303/304. Philadelphia Marriott Downtown, 1201 Market Street. 10:45am-1245pm. Sunday March 28, 2010.

For more information please download: Seminars on Vietnam during AAS Annual Meeting 2010

Source: Thắng Trần nhipsong@ivce.org
.

EC Call For Proposal on Non-State Actors and Local Authorities in Development

The European Commission (EC) has a long-standing relationship and cooperation with non-governmental and other civil society organisations as well as with local and decentralised authorities in the field of development. It is part of the European Union’s (EU) commitment to fighting poverty and promoting the rule of law and adherence to fundamental freedoms set out in Article 177 (former Article 130u) of the Lisbon Treaty.

The thematic programme “Non-State Actors and Local Authorities in Development”, introduced in 2007, should be seen as the successor of the above budget-lines. The overarching objective of this programme is poverty reduction in the context of sustainable development, including the pursuit of the Millennium Development Goals (MDG) and other internationally agreed targets.

Readmore:
http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/03/ec-call-for-proposal-on-non-state.html
.

ASEAN Champions of Biodiversity

Biodiversity loss can lead to human extinction. Unfortunately, this threat has not attracted enough leadership, public and media attention to generate a concerted effort to halt the rate of biodiversity loss. This lack of awareness is attributed to the dearth of information campaigns and materials on the values of biodiversity. To help fill this gap, the ASEAN Centre for Biodiversity (ACB) and its partners are launching the ASEAN Champions of Biodiversity – a recognition program for outstanding achievements in biodiversity Conservation and advocacy in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) region (Brunei Darussalam, Cambodia, Indonesia Lao People’s Democratic Republic, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, and Viet Nam).

The program is aimed at generating greater leadership, public and media awareness of the problems facing the region’s rich but highly threatened biodiversity and the need a concerted effort in biodiversity conservation and advocacy.

Readmore:
http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/03/asean-champions-of-biodiversity.html
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Tim McGraw – Live Like You Were Dying

Chào các bạn,

Chẳng lâu lắm ta sẽ chợt nhận ra là tuổi trẻ vụt qua mau và sức khỏe của ta đâu còn nhiều nữa. Ta thấy sự quan trọng của tuổi trẻ, của thời gian và cơ hội đến nhường nào.

Mình còn nhớ từ năm thứ hai đại học mình bắt đầu tiếc vì hồi cấp 3 và năm thứ nhất đại học mình học tiếng Anh dở quá, không đâu vào đâu. Năm này qua năm khác nếu vốn tiếng Anh không được trau dồi sẽ quên hết. Mình cũng ngắm các bạn cùng lứa đi nước ngoài lòng ao ước. Thế là lao vào học tiếng Anh từ đó. Vẫn chưa muộn lắm. Mình còn nhớ lời một chị học cùng lớp mình. Chị bảo: “Độ tuổi năm thứ 2, thứ 3 đại học sức tiếp thu rất tốt, trí óc lúc đó rất tuyệt, mai sau sẽ chậm lại”. Mình kiên trì học tiếng Anh và đã xin học bổng du học được ở nước ngoài sau đó mấy năm.

Đó, như một đường đua nước rút vậy. Sống, như thể ngày mai ta sẽ chết, như thể ta biết ta sẽ chết trong vài ngày nữa. 🙂 Sau quá trình học tập ở trường, ta cũng sống như thế nhưng cho các mục tiêu khác nhau mà thôi. Thực hiện một lý tưởng? Làm một dự án gì đó có ích cho cộng đồng 3o hay 50 năm sau?

Bài hát “Live Like You Were Dying” của nghệ sĩ Tim McGraw nói về cảm xúc đó. Đó là khi nhân vật trong bài hát nhận được tấm phim chụp về bệnh tình hiểm nghèo của anh ta. Đó như một tiếng chuông cảnh tỉnh về sự hệ trọng của cuộc sống.

“Live Like You Were Dying” trong album cùng tên đứng thứ nhất trong Billboard Hot Country trong bẩy tuần liền và sau đó đứng thứ 29 trong Billboard Hot 100. Bài hát này cũng đạt giải Grammy cho Best Male Country Vocal Performance.

Sau đây mời các bạn nghe bài hát Live Like You Were Dying” do Tim McGraw trình diễn do một bạn thiết kết cho lớp học Creative Writing.  Một bạn học sinh suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống đã liệt kê ra 20 điều bạn ấy muốn làm trước khi tạm biệt thế giới 🙂

Bạn muốn làm 20 điều gì trước khi bay đi?

Chúc các bạn một ngày làm việc nhiệt huyết,

Hiển.


Live Like You Were Dying by Tim McGraw, a project for Creative Writing class.

Live Like You Were Dying
Artist: McGraw Tim

He said: “I was in my early forties,
“With a lot of life before me,
“An’ a moment came that stopped me on a dime.
“I spent most of the next days,
“Looking at the x-rays,
“An’ talking ’bout the options an’ talkin’ ‘bout sweet time.”
I asked him when it sank in,
That this might really be the real end?
How’s it hit you when you get that kind of news?
Man whatcha do?

An’ he said: “I went sky diving, I went rocky mountain climbing,
“I went two point seven seconds on a bull named Fu Man Chu.
“And I loved deeper and I spoke sweeter,
“And I gave forgiveness I’d been denying.”
An’ he said: “Some day, I hope you get the chance,
“To live like you were dyin’.”

He said “I was finally the husband,
“That most the time I wasn’t.
“An’ I became a friend a friend would like to have.
“And all of a sudden goin’ fishin’,
“Wasn’t such an imposition,
“And I went three times that year I lost my Dad.
“Well, I finally read the Good Book,
“And I took a good long hard look,
“At what I’d do if I could do it all again,
“And then:

“I went sky diving, I went rocky mountain climbing,
“I went two point seven seconds on a bull named Fu Man Chu.
“And I loved deeper and I spoke sweeter,
“And I gave forgiveness I’d been denying.”
An’ he said: “Some day, I hope you get the chance,
“To live like you were dyin’.”

Like tomorrow was a gift,
And you got eternity,
To think about what you’d do with it.
An’ what did you do with it?
An’ what can I do with it?
An’ what would I do with it?

“Sky diving, I went rocky mountain climbing,
“I went two point seven seconds on a bull named Fu Man Chu.
“And then I loved deeper and I spoke sweeter,
“And I watched Blue Eagle as it was flyin’.”
An’ he said: “Some day, I hope you get the chance,
“To live like you were dyin’.”

“To live like you were dyin’.”
“To live like you were dyin’.”
“To live like you were dyin’.”
“To live like you were dyin’.”

Bài tứ tuyệt số 2 – Đỗ Phủ

Cò trắng điểm sông trong
Núi xanh hoa rực hồng
Xuân này chừng cũng muộn
Quê cũ mỏi mòn trông !

Nguyễn Hữu Vinh dịch

絕句 (其二)

杜甫

江碧鳥逾白
山青花欲燃
今春看又過
何日是歸年

Tuyệt cú (kỳ nhị)

Giang bích điểu du bạch
Sơn thanh hoa dục nhiên
Kim xuân khan hựu quá
Hà nhật thị quy niên

Ðỗ Phủ

Dich nghĩa:

Bài tứ tuyệt (bài số 2)

Màu nước sông xanh biếc làm màu lông chim thêm trắng
Non xanh làm hoa càng đỏ rực
Rồi xem, chừng mùa xuân này cũng qua mau
Ngày nào mới về quê nhà được

Chú Thích

Nhiên: Chỉ hoa nở rực màu hồng

Ý

Non xanh nước biếc, chim trắng, hoa nở rực hồng điểm tô cho cảnh xuân thêm tươi đẹp. Nhưng lại cũng một mùa xuân nữa sắp tàn. Dù cảnh xuân có tươi đẹp bao nhiêu, nhưng trong cõi lòng vẫn băng lạnh vì không biết ngày nào mới có dịp trở về quê cũ, nơi ấy cũng có một mùa xuân tươi thắm như ở đây!

Người đã tặng tôi một nhánh sơ ri…

Mãi rất lâu, rất lâu sau này, tôi mới hiểu vì sao tối Mồng Ba năm đó, chàng trai ấy đến nhà tôi. Sau khi phải tiếp liên tục mấy lượt khách khứa đến chúc Tết suốt từ chiều, Ba tôi định ra khép cổng để ăn tối thì anh bước vào. Hơi ngạc nhiên, nhưng ông vẫn vui vẻ mời anh vào nhà. Ba tôi có biết gia đình anh nhưng không đủ thân để đến thăm nhau vào ngày Tết. Hơn nữa, anh thật là một vị khách…lỡ cỡ. Hơi quá tuổi để là bạn học của tôi, nhưng lại quá trẻ để là khách của Ba tôi.

Dù vậy, anh vẫn là một vị khách đến chúc Tết, và như thường lệ, tôi nhận nhiệm vụ mời trà trong khi cả nhà rút xuống bếp tranh thủ ăn cơm. Vị khách của tôi chẳng nói gì cả. Không một lời suốt mười lăm phút. Anh chỉ lặng yên ngắm những tấm ảnh gia đình đặt chen chúc dưới tấm kính mặt bàn. Và tôi cũng vậy. Chúng tôi chẳng có gì chung, không chung trường, không chung bạn, không chung xóm. Chúng tôi chưa từng trò chuyện và thậm chí tôi không biết tên anh. Điều duy nhất tôi biết là nhà anh nằm trên con đường tôi thường đi học, trước sân nhà có một cây sơ ri – vốn rất hiếm thấy ở quê tôi.

Tôi luôn yêu những cái cây, nhất là những loại cây lá nhỏ. Đối với tôi, chúng luôn có vẻ gì đó dịu dàng. Vì thế, tôi vẫn ngắm nghía cây sơ ri đó mỗi lần đi ngang, những nhánh cây mảnh và dài, những chiếc lá nhỏ không đều nhau nhưng có màu xanh đậm đà mạnh mẽ. Thỉnh thoảng, từ trong các nách lá, chìa ra vài chùm hoa màu hồng nhạt bé xíu, e thẹn…Và nấp kín đâu đó, là những trái sơ ri nửa xanh nửa đỏ. Dường như chẳng có ai chăm sóc cây sơ ri ấy, nên nó không bao giờ có nhiều trái, chỉ đôi chùm lấp ló như để trang trí vậy thôi. Một vài lần, khi thấy trong nhà không có ai, tôi ghé lại sát bên rào và thò tay bứt vội một chùm hoa về để trên bàn học.

Cũng có lúc tôi thấp thoáng nhìn thấy anh, nhưng không để ý đến. Vả lại, những năm học cấp hai qua rất nhanh, tôi lên cấp ba và đến trường bằng con đường khác từ hai năm trước. Cây sơ ri thậm chí chỉ còn là ký ức.

Mồng Ba Tết năm tôi học lớp Mười một, lần đầu tiên tôi thực sự đối mặt với một chàng trai lạ trong một tình cảnh thật ngượng ngùng. Tôi là chủ nhà bất đắc dĩ, anh là khách không mời. Và dường như chẳng ai có ý định bắt chuyện. Tôi len lén quan sát vị khách của mình. Tóc anh cắt ngắn để lộ vầng trán phẳng và rộng, sống mũi cao nổi bật trên gương mặt gầy, làn da xanh, mắt sáng. Những ngón dài một cách lạ lùng cứ nắm chặt lấy nhau. Đẹp trai. Nhưng nhút nhát. Tôi kết luận.

Uống hết sạch ba tách trà nhỏ, anh mới bắt đầu cất tiếng:

– Em khỏe không?

– Dạ …khỏe.

– …..

“Đầu tiên là sức khỏe” – tôi nhủ thầm trong bụng. Tôi đã đọc ở đâu đó về cuộc trò chuyện điển hình của những con người nhàm chán. Đầu tiên họ sẽ hỏi thăm sức khỏe. Và sau đó, nói chuyện thời tiết.

– Uhm, Tết năm nay tự nhiên lạnh quá…- anh ngẩng đầu lên – lạnh hơn hẳn mọi năm.

Tôi không kềm được tiếng cười.

– Đầu tiên là sức khỏe, sau đó là thời tiết.

– Em nói sao?

– Dạ không có gì, em chỉ buồn cười thôi, trong sách viết rằng khi không biết nói chuyện gì, người ta sẽ hỏi thăm sức khỏe, sau đó nói chuyện thời tiết.

Tôi trả lời, và tiếp tục cười, thậm chí hơi đắc ý tự khen mình đã ứng đối thật thông minh, đầy châm biếm. Đã tỏ ra “cao tay” trước một anh chàng lớn hơn mình vài tuổi. Trong khi đó, anh nhìn thẳng vào tôi, ngỡ ngàng một lúc lâu, cho tới khi tôi bắt gặp ánh nhìn đó và im bặt Nhưng đã muộn. Anh đứng lên chúc gia đình năm mới an khang thịnh vượng và xin phép ra về. Tôi đứng trước hiên nhà ngơ ngác nhìn anh bước ra khỏi cổng, rồi rất nhanh, quay trở lại với nhánh sơ ri trên tay:

– Thật ra, anh định nói rằng năm nay trời quá lạnh, nên những chùm hoa sơ ri mà anh dự định hái tặng em đã rụng hết rồi. Dù sao…Mừng em năm mới!

Trao cho tôi hai nhánh sơ ri xanh rì lá, anh quay lưng và bước thẳng vào bóng đêm. Còn tôi sững sờ đến nỗi không kịp thốt lên lời nào, chỉ đứng lặng trước hiên nhà một lúc lâu thật lâu… đến khi từng tế bào trong người tôi đều nhận ra rằng Tết năm ấy thực sự lạnh. Rất lạnh.

Khi tôi bước vào nhà, Ba tôi đã đứng đó, nét mặt nghiêm nghị. Từ dưới bếp, Ba đã nghe trọn câu chuyện.

– Kể cả khi con không có chút cảm tình nào với người ta, Ba cũng không chấp nhận được. Cách xử sự của con là quá sức khiếm nhã, nhất là trong ngày Tết.

“Còn hơn cả sự khiếm nhã” – tôi nghĩ thầm trong bụng và bỗng dưng muốn khóc.

Mãi rất lâu, rất lâu sau này, tôi mới hiểu vì sao tối Mồng Ba năm đó, chàng trai ấy đến nhà tôi. Sau Tết, cả gia đình anh đã đi định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà sau đó được bán cho một người ở nơi khác đến, và người ta xây lên một căn nhà mới, sau khi đập nhà cũ đi và chặt sạch những cây nhỏ quanh vườn, cả cây sơ ri “của tôi”.

Ngày Tết, người ta thường đến thăm nhau. Ngày Tết, người ta có một cái cớ thật đẹp để đến thăm nhau. Ngày Tết, người ta thường hồ hởi chào đón cả những người lần đầu tiên gặp mặt. Và anh, anh tưởng đã có một cơ hội cuối cùng hoàn hảo để đến gặp cô gái mà anh vẫn thường bắt gặp hái trộm hoa sơ ri nhà mình. Và kể cho cô ấy nghe vài câu chuyện…Những câu chuyện có thể bắt đầu với lời nhận xét về thời tiết.

Nhưng cô ấy đã bật cười, và thậm chí, châm biếm.

….

Tôi vẫn thường bắt gặp những chiếc xe ba gác chở đầy ắp sơ ri chạy trên các đường phố Sài Gòn. Và khi ấy, tôi lại nhớ đến người con trai đã ghé lại nhà tôi vào một tối mồng Ba tết, để tặng tôi một nhánh sơ ri với những chùm hoa đã rụng.

Tôi cứ tự hỏi mình rất nhiều lần trong suốt những năm tháng sau này, hỏi mãi, nhưng không bao giờ tôi có thể biết được, rằng mình có để lỡ điều gì khác nữa hay không, ngoài những chùm hoa sơ ri lẽ ra vẫn còn ở trên cành. Một điều gì đó đã theo anh bước khỏi hiên nhà tôi vào một đêm đầu xuân.

Tết năm ấy trời rất lạnh.

Đông Vy

Mồ hôi của Kasan

Kasan được mời chủ trì tang lễ cho một vị lãnh chúa đầu tỉnh.

Kasan chưa bao giờ gặp giới lãnh chúa và quí tộc trước đó, nên thiền sư rất hồi hộp. Khi buổi lễ bắt đầu, Kasan đổ mồ hôi.

Sau đó, khi đã về, Kasan họp các đệ tử lại. Kasan thú thật là chưa đủ khả năng làm thầy bởi vì thiền sư đã không thể có được cùng một thái độ trong thế giới danh vọng cũng như trong một ngôi chùa hẻo lánh. Rồi Kasan từ chức và thành học trò của một thiền sư khác. Tám năm sau, đã giác ngộ, Kasan trở về với các đệ tử cũ.
.

Bình:

• Muốn biết nội lực mình đến đâu thì cũng không khó, nếu mình để ‎ý đến chính mình một tí, và thành thật với chính mình.

Các hiện tượng đến với mình ngoài ‎ý muốn, ngoài ‎ý thức, mình không cản được, và khi nó đã đến mình cũng không hóa giải sớm được… đó là các dấu hiệu nội lực mình còn yếu. Trong bài này thì hồi hộp đổ mồ hôi, thông thường nhất là nỗi giận, hờn giận, chua chát, ghen tương, buồn bực… hoặc quá vui sướng đến mức nhảy cởn lên, hay đến mức ăn nói kiêu căng… hoặc nói dối vì thiếu tự tin hay vì gian dối… Nội lực mình càng cao thì mình càng khó bị rơi vào các trạng thái tâm l‎ý này.

(Chú ‎ý: Các hiện tượng tâm l‎ý ta “cố tình” tạo ra thì lại khác. Ví dụ, thầy giả vờ nóng giận la lối đứa học trò).

Nếu ta ngồi yên và tự “nhìn” mình một vài giây là nhận ra ngay trạng thái tâm l‎ý của mình. Nhưng rất nhiều người hoàn toàn bị cuốn hút vào trong trạng thái tâm l‎ý của họ mà không thể ngưng vài giây để tự “nhìn” mình, cho nên họ không bao giờ nhận ra họ đang thế nào, và cả đời không bao giờ biết được nội lực của họ yếu đến mức nào. Đây là si mê số một cho đa số người trên thế giới.

• Thấy được nội lực của mình yếu rồi, mình có dám chấp nhận sự thật đó với chính mình không. Mình có đủ can đảm và thành thật với chính mình để nói với chính mình: “Đúng là nội lực mình còn yếu. Lý ra mình không nên bị nó ảnh hưởng. Bây giờ mình phải tìm cách đẩy nó ra khỏi mình.”

Đẩy nó đi được không, đẩy nhanh hay chậm, là tùy theo nội lực của mình và vấn đề mình đang gặp phải. Không phải là luôn luôn dễ. Nhưng cố gắng hoài thì cũng có kết quả từ từ. Đôi khi chỉ vài tiếng đồng hồ, đôi khi phải tốn vài năm cố gắng.

• Đó là đối với chính mình, còn đối với người ngoài, mình có can đảm thú nhận và từ chức như Kasan không? Không phải yếu kém nào cũng cần phải thú nhận công cộng và đòi từ chức, nếu thế thì thế gian chẳng còn ai để làm thầy. Thầy cũng chỉ là học trò cao cấp, cũng có những yếu kém hàng thầy.

Nhưng trong trưởng hợp này thì đúng là nội lực Kasan rất yếu—gặp người quyền quý trong khung cảnh tốt cho mình (không phải là thí sinh đi dự thi) mà đổ mồ hôi, thì đúng là nội lực quá yếu để làm thầy.

Nhưng đó chỉ là chuyện thường. Chuyện đáng nói là Kasan thấy được nội lực yếu kém của mình, từ chức, và xin làm học trò của người khác. Người làm được thế thì tiềm năng nội lực cực kỳ lớn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Kasan Sweat

Kasan was asked to officiate at the funeral of a provincial lord.

He had never met lords and nobles before so he was nervous. When the ceremony started, Kasan sweat.

Afterwards, when he had returned, he gathered his pupils together. Kasan confessed that he was not yet qualified to be a teacher for he lacked the sameness of bearing in the world of fame that he possessed in the secluded temple. Then Kasan resigned and became a pupil of another master. Eight years later he returned to his former pupils, enlightened.

# 64

Dạy và Học

Chào các bạn,

Bài này nghe có vẻ như dành cho các bạn làm giáo chức, nhưng thực ra thì tất cả chúng ta ai cũng làm thầy và cũng làm trò. Dù ta là ai, ta cũng phải huấn luyện ai đó—con cái, em út, thuộc cấp, đồng nghiệp—và ta cũng phải học từ ai đó—cấp chỉ huy, huấn luyện viên chuyên môn, sư phụ, sư mẫu. Cả cuộc đời là dạy và học cùng một lúc, dù muốn dù không, dù ta có thấy điều đó hay không.

Học thế nào

Học thì dễ thấy hơn. Ai trong chúng ta cũng đã thấy “càng học càng thấy bể học càng mênh mông và cái biết của mình càng nhỏ”, cho nên chúng ta ham sách, ham Internet, ham thảo luận, ham học… Học không chỉ là vì đam mê có thêm kiến thức, mà còn là vì nỗi sướng vui khi khám phá ra điều mới, như người dọ dẫm trong cánh rừng rậm âm u thỉnh thoảng lại vớ được một hòm sắt nhỏ đầy châu báu của đám hải tặc nào đó đã chôn dấu hàng trăm năm trước.

Vấn đề của ta không phải là không ham học, mà là có quá nhiều thứ để học, mà thời gian thì có hạn, làm thế nào để học được nhiều nhất trong khoảng thời gian hạn hẹp của ta. Đây là một số trực nghiệm của mình:

1. Chọn thông tin.

Thông tin tồi, sách nói bậy rất nhiều, phải chọn thông tin mà đọc.

Thông tin trên Internet từ các nguồn rác thì đừng tốn thời giờ đọc. Nguồn rác là: Các nguồn spam thông tin tuyên truyền một chiều, quảng cáo lăng nhăng, các người quen có thói quen forward rác… Delete thì tốt hơn là tốn thời giờ mở mail xem họ nói gì. Dành thời gian cho chuyện khác.

Các thông tin giật gân về y tế, chính trị, xã hội, v.v… thường là thông tin rác. Delete. Nếu là thông tin tốt đương nhiên là bạn sẽ biết sau này.

Sách thì đọc qua các tóm tắt về quyển sách trước khi quyết định nên đọc quyển nào.

2. Tâm tĩnh lặng

Nếu tâm bạn tĩnh lặng, không choi choi, nó sẽ trong sáng, bạn sẽ thấy nhiều điều trong cái bạn đọc, kể cả các điều tác giả không cố tình viết, nhưng bạn vẫn thấy trong đó.

Nếu tâm bạn có nhiều thành kiến (mê Mỹ chê Tàu, mê công giáo chê phật giáo), ghen ghét (tên ca sĩ địch thủ của ta), thù hận (sách phản động versus sách quốc doanh), mê chuộng (tên Mỹ hay Tây), kiêu căng (chỉ các sách dân Harvard đọc)… thì bạn chỉ thấy được 1 hay 2 trong cả chục mặt của một vấn đề.

Đọc một thấy mười là nhờ “đầu óc mở rộng” đến từ “tâm tĩnh lặng”.

3. Tìm tinh túy của điều mình đọc

Một quyển sách thường chỉ có một tinh tuý có thể tóm tắt trong một câu. Ví dụ: Quyển The World Is Flat có thể tóm tắt là “Thế giới như một sân bóng bằng phẳng, và các nước đang lên cũng có thể cạnh tranh ngang hàng với các đại gia của thế giới trên sân bóng phẳng đó.”

Đôi khi đọc tóm tắt quyển sách, ta thấy được tinh túy quyển sách, và không cần phải đọc quyển sách, hoặc chỉ cần đọc một hai chương đầu là xong. Đa số sách ngày nay có cả mấy trăm trang, nhưng chỉ có một chương đầu là đáng đọc. (Người ta rất phí giấy và phí thời gian).

Đọc cả mấy trăm trang mà không nắm được tinh túy thì cũng vô ích.

Hoặc, quyển sách đầu đề “12 bí quyết thành công”, bạn có thể chỉ đọc mục lục xem 12 bí quyết đó là gì cũng đủ. Đa số các chi tiết chẳng có gì mới lạ. Nếu có thời giờ, có thể đọc chi tiết sau, nhưng biết được 12 bí quyết tên gì cũng tạm xong quyển sách lúc bận rộn.

Nếu một quyển sách, một bài viết, mà bạn không thể tóm tắt tinh túy trong một câu nói, thì hoặc là bạn chưa nắm được tinh túy, hoặc là tác giả viết chẳng có gì trong đó.

4. Khi tìm thấy điều gì mình muốn đọc nghiêm chỉnh, thì đọc nghiêm chỉnh, tức là đọc chậm rãi, vừa đọc vừa suy nghĩ. Đọc nghiêm chỉnh thì không thể đọc nhanh được.

Sách là để giúp mình suy nghĩ. Nếu đọc nghiêm chỉnh, tác giả viết một, ta có thể có thêm chín điều suy nghĩ của riêng mình, thành ra đọc một hấp thụ mười.

5. Ngoài thông tin sách vở, thế giới là cả một trường học.

Nếu mở mắt quan sát, như ra đường thì quan sát người ta ngoài đường, bạn có thể biết được dân vùng đó hiền hay dữ, tác phong văn minh đến mức nào, kinh tế đang lên hay xuống, đời sống đang dễ thở hay khó…

Các triết gia và thi nhân khám phá thế giới thường chỉ bằng nhìn trời trăng mây nước chim chóc cỏ cây…

6. Cũng như thế giới, tất cả mọi người đều có thể là thầy nếu bạn chú tâm đến từng câu nói của người đối diện mà không đối thoại một cách hời hợt cho có lệ. Ví dụ: Thái độ của bà bán hàng rong với bạn có thể cho bạn nhiều dấu hiệu về nền kinh tế đang thế nào đối với đời sống dân nghèo.

Dạy thế nào

Dạy ở đây là ý nói ta biết một điều gì đó và muốn chỉ lại cho người khác để họ cũng có được kiến thức và kinh nghiệm như ta.

Dạy trong trường, có kỹ luật của trường và thi cử giúp thầy cô, cho nên ta tạm gác môi trường trường học kỹ luật đó qua một bên, và chỉ nói đến truyền tải kiến thức chung chung cho đời. Bạn biết một điều, làm sao để truyền tải nó đến cho đời?

1. Chỉ lại điều mình thực sự biết là làm cho cuộc đời này giàu có sung túc thêm một tí nhờ kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Ngược lại, không biết mà chỉ người khác, thì có thể làm cho thế giới tăng rác rến.

Cho nên cần định trước là mình đã biết đến đâu.

2. Cách dạy duy nhất là dạy điều mình biết bằng kinh nghiệm.

Đừng đọc sách xong rồi viết lại điều mình đọc trong sách để “dạy” người khác trong khi mình chưa có kinh nghiệm gì về việc đó cả.

Dĩ nhiên là bạn có thể chuyển tải thông tin bạn thích, như đọc một bài viết hay thì forward hay dịch bài đó để chia sẻ với bạn bè. Nhưng đó không phải là dạy. Dạy là chỉ lại điều bạn đã biết.

3. Biết đến đâu thì nói mình biết đến đó. Chỗ nào chưa biết thì nói là chưa biết.

Ví dụ: Môn này tôi đã tập được năm năm và đã có những kinh nghiệm này. Còn các chuyện ABC này thì thấy sách có nói nhưng tôi chưa được trực nghiệm nên không thể kiểm chứng đúng sai.

Không nên cho học trò nghĩ là mình đã thông hết môn đó 100% nếu mình biết là mình chưa đến mức đó. (Có một vị sư ở Việt Nam, xin tạm không nêu tên, thường xuyên nói với khách khứa đạo hữu là tôi có thể xuất thần đến nơi khác vài ngàn dặm trong vòng một tích tắc. Nam mô a di đà phật. Đạo pháp suy đồi!)

4. Dùng ngôn ngữ diễn tả giản dị nhất.

Nếu nói cho một đám đông, thì nói đến mức trình độ tiểu học cũng có thể hiểu được là hay nhất. Người tiến sĩ đứng đó cũng sẽ hiểu, và sẽ hiểu sâu hơn người tiểu học rất nhiều.

Nếu bạn nói mà người tiến sĩ cũng chẳng hiểu là bạn nói gì thì có thể là bạn cũng chẳng hiểu bạn đang nói gì.

5. Nói là việc của bạn, nghe hay không và nghe được đến đâu là việc của người khác.

Khi chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, bạn chỉ có thể nói thôi, bạn không thể làm cho người khác hấp thụ được. Hấp thụ hay không là do trái tim, thái độ, và căn cơ của họ. Có người hấp thụ ít, có người hấp thụ nhiều, có người chẳng thèm nghe một chữ, có người hiểu sai hết ‎ý của bạn vì họ “suy diễn” lời bạn nói theo công thức trong tâm họ…

Nếu người muốn hiểu, hỏi, bạn có thể giải thích thêm, theo trình độ của họ. Nếu người không muốn hiểu, thích cãi nhau với bạn, đừng tranh luận, họ sẽ không hiểu. Nếu người muốn hiểu ngày hôm nay mà không chờ kinh nghiệm, bảo họ chờ kinh nghiệm đến, kiên nhẫn thực tập cho đến khi có được kinh nghiệm…

Mọi chuyện ở đời thường như học võ. Có những chuyển động của thầy rất nhẹ nhàng uyển chuyển và có uy lực kinh hồn, nhưng nhiều học trò thấy rất vô lý‎ vì họ tập theo lời thầy dạy thì thấy lọng cọng, không phù hợp với cơ thể tự nhiên của họ, và hầu như là uy lực không đủ để đập con kiến. Nhưng học trò tập được 3 năm thì bắt đầu thấy tự nhiên, 10 năm thì uy lực kinh khủng mà nhẹ nhàng như vũ điệu, ít người hiểu được.

6. Dạy chính là học

Dạy người khác chính là ôn lại bài của mình. Cho nên thầy luôn luôn dạy và học cùng một lúc.

7. Người thầy thực sự luôn luôn thầm mong học trò sẽ khá hơn mình.

8. Người thầy đã “giác ngộ” sẽ hiểu được thầy của mình sâu đến mức nào.

9. Người thầy thực sự biết rằng thực ra chẳng ai là thầy của ai cả. Mỗi người tự là thầy của mình. Mọi người khác chỉ giúp tí tí ‎ý kiến trên đường đi mà thôi.

Chúc các bạn một ngày vui.

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com