Hôm nay 28/2 tỉnh Đăk Nông tổ chức lễ khởi công dự án khai thác Bô xít Nhân Cơ, do Trung Quốc trúng thầu thi công. Nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Để rộng đường dư luận , tôi trích bản báo cáo của nhóm nghiên cứu nhanh – mà tôi là một thành viên – những ảnh hưởng đến đời sống dân cư tại chỗ khi triển khai dự án này. Báo cáo đã được trình bày ở hội thảo tại Đăk nông cuối năm 2008.
( Xin được nói rõ một điều : Huyện Đăk Rlâp, nơi địa điểm thực hiện dự án này, có diện tích hơn 500km2. Đã được ký giao cho dự án 300km2)
Trích BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ SINH KẾ NÔNG THÔN CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VÙNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN BAUXIT, SẢN XUẤT ALUMIN VÀ LUYỆN NHÔM
(Nghiên cứu trường hợp tại ba xã Nhân Cơ, Nhân Đạo và Nghĩa Thắng thuộc mỏ Bauxit Nhân Cơ, huyện Đăk Rlâp, tỉnh Dăk Nông)
Nhóm nghiên cứu[1]
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì khai thác Bauxit được xác định là 1 trong 10 ngành Công nghiệp ưu tiên ở Việt Nam từ nay cho đến năm 2015. Mới đây nhất, ngày 1 tháng 11 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra thêm Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg về việc “phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025”. Theo như quyết định này thì Bauxit sẽ trở thành một ngành công nghiệp lớn ở Miền trung, đặc biệt là tỉnh Đăk Nông.

Đăk Nông có vị trí địa lý cao (trung bình khoảng 700 mét so với mực nước biển). Là đầu nguồn của lưu vực sông Serepok (nhánh nhỏ đổ về sông Mê Kông) và sông Đồng Nai. Nếu khai thác Bauxit sẽ phải chặt hạ một số lượng rừng tương đối lớn, có thể gây ảnh hưởng đến xói mòn bề mặt và mực nước ngầm ở Tây nguyên và các tỉnh miền Trung. Sau quá trình khai thác, đất bề mặt sẽ có nhiều thay đổi về tính chất, đồng thời phải tái tạo lại hoàn toàn cây trồng, vật nuôi, công trình dân sinh trên mặt đất.
Đăk nông có 31 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có cả người dân tộc bản địa như Êđê, Mơ Nông. Khi thực hiện khai khoáng sẽ phải tổ chức di dời, tái định cư cho người dân sống trong các vùng mỏ. Các ảnh hưởng về văn hóa, quan hệ xã hội và kinh tế của người dân địa phương là những vấn đề cần được quan tâm theo như tinh thần Quyết định số 219/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác“.
Mặc dù đã có sự quan tâm về các vấn đề trên trong quá trình điều tra, xây dựng các dự án. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình/luận chứng khai thác vẫn còn tập trung chủ yếu về giá trị kinh tế đem lại từ hoạt động khai khoáng và yếu tố kỹ thuật khai khoáng mà chưa tập trung nhiều vào những ảnh hưởng khác của khai khoáng. Đặc biệt là đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người dân bị di dời để từ đó có những giải pháp giảm thiểu tác động một cách hiệu quả nhất. Để góp phần đưa ra những Dự báo về ảnh hưởng của Quá trình khai thác Bauxit, luyện alumin đến văn hóa-xã hội và sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong vùng Dự án, theo đề nghị của Viện tư vấn phát triển (CODE) nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu nhanh tại cộng đồng.
Mục đích của nghiên cứu này là:
- Bước đầu tìm hiểu những tác động tiêu cực của quá trình khai thác Bauxit, sản xuất Alumin và luyện Nhôm đến văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư vùng khai khoáng
- Thu thập các ý kiến, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của người dân vùng khai khoáng
2 NGƯỜI DÂN VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
2.1 Quá trình xây dựng cụm công nghiệp và đền bù giải tỏa
2.1.1 Cơ sở pháp lý
Phương án đền bù giải tỏa là một trong những nội dung lớn của Đề án Xây dựng “Nhà máy tuyển quặng Bauxit và sản xuất Alumin Nhân Cơ công suất 300.000 tấn Alumin/năm. có xem xét khả năng mở rộng lên 600.000 tấn Alumin/năm” (2007) (Sau đay gọi tắt là Cụm công nghiệp)
Phương án này được dành hẳn một chương X (từ trang 135 – trang 140). Kế hoạch được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý là các văn bản chính sách của Chính phủ cũng như các Bộ ngành có liên quan. Tuy nhiên căn cứ theo Dự án này các cơ sở pháp lý để xây dựng Phương án (trang 135- 136): Giải phóng mặt bằng. di dân và tái định canh. định cư là chưa phù hợp. Hầu hết các Nghị định. Quyết định này đều đã được sửa đổi hoặc thay bằng các văn bản pháp lý mới. Ví dụ như:
- Luật đất đai ban hành ngày 14/7/1993. được sửa đổi ngày 02/12/1998 và 01/10/2001. Luật Đất đai đã được sửa đổi 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh. lợi ích quốc gia. lợi ích công cộng. Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh. lợi ích quốc gia. lợi ích công cộng. Văn bản này đã được thay thế bởi : Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chỉnh phủ Về việc bồi thường. hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 87/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về quy định khung giá các loại đất; Quyết định số 302/TTg ngày 15/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh hệ số (K) ban hành theo Nghị định số 87/CP; Nghị định số 17/1998/NĐ-CP ngày 21/03/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi. bổ sung khoản 02. điều 04 của Nghị định 87/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ; Văn bản này đã được thay thế bởi : Nghị định của Chính phủ Số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004. Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
– Nghị định 188/2004
– được hướng dẫn thi hành bởi các văn bản sau:
Thông tư 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007
Của Bộ tài chính Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi. bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP
Thông tư 80/2005/TT-BTC ngày 15/09/2005 Của Bộ tài chính Về hướng dẫn việc tổ chức mạng lưới thống kê và điều tra. khảo sát giá đất. thống kê báo cáo giá các loại đất theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
Năm 2004 tỉnh Đắc Nông có quyết định tách khỏi tỉnh Đắk Lắk vậy làm sao năm 1998 UBND tỉnh đã ban hành được các văn bản sau:
- Quyết định của UBND tỉnh Đắc Nông về việc ban hành đơn giá xây dựng mới và đơn giá cấu kiện tổng hợp để đền bù nhà cửa. công trình kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh. lợi ích quốc gia. lợi ích công cộng theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. (Tỉnh Đắc Nông mới tách từ tỉnh Đắc Lắc từ năm 2004 – Vậy làm sao năm 1998 đã có được quyết định này ???)
- Quyết định của UBND tỉnh Đắc Nông về việc ban hành qui định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. (Năm nào ? Số văn bản ???)
- Quyết định của UBND tỉnh Đắc Nông về việc ban hành qui định nguyên tắc. phương pháp xác định giá các loaị đất trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. (Năm nào ? Số văn bản ???)
Có lẽ rằng do Phương án đền bù giải tỏa được căn cứ trên những văn bản đã cũ nên quá trình thực hiện đã dẫn đến một số bất cập “sẽ được trình bày trong những phần sau”.
2.1.2 Sự chủ động của Công ty Nhân Cơ
Từ khi bắt đầu xây dựng Cụm công nghiệp công ty đã chủ động triển khai các hoạt động giúp đỡ địa phương và cộng đồng như : hỗ trợ san ủi đường vào bon Bu Zấp. xây một nhà tình nghĩa. những ngày lễ tết công ty đều có quà cho già làng. thiếu nhi và hỗ trợ các gia đình chính sách hoặc gia đình neo đơn ăn tết như gạo. mắm… và nhiều loại sách báo
Hồ nước nằm trong mặt bằng cụm công nghiệp cần phải san lấp có tên là hồ Cá Trê (4 ha). Đây là hồ nước có từ lâu đời. gắn liền với đời sống sinh hoạt của người M’Nông. bon Bù Zấp. Nơi đây là vùng đất đỏ bazan sau mỗi trận mưa. các sình nước ngầu đỏ. nước giếng khoan cũng vậy. nhưng đặc biệt nước ở hồ Cá Trê lại luôn trong vắt. Hồ Cá Trê không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào mà còn là nơi lưu giữ bao truyền thuyết. kỷ niệm và đây còn là nơi mỗi năm có một ngày hội đánh cá cho cả cộng đồng. Già trẻ gái trai ai cũng tham gia ngày hội này. tất cả cùng bắt cá và cùng nấu ăn. không khí thật vui vẻ và gắn kết. Để được sự đồng ý của cộng đồng cho san lấp hồ Cá Trê. công ty đã kiên trì thuyết phục và hỗ trợ cộng đồng mua trâu làm lễ cúng Yang xin cho lấp hồ xây cụm công nghiệp.
Công ty đã phối hợp với trường công nhân kỹ thuật Mỏ mở trường dạy nghề tại trường dạy nghề Phương Nam. tỉnh Đắk Nông.
Tuy nhiên. công ty chưa chủ động lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông giúp cho cộng đồng dân cư trong vùng dự án. hiểu và hợp tác với công ty trong thực hiện DA. Dường như công ty chưa lường hết được các vấn đề sẽ phát sinh khi thông tin không được minh bạch và phổ biến sâu rộng.
2.2 Sự tham gia của người dân
Qua khảo sát tình hình thực tế cho thấy người dân luôn luôn ở thế bị động trong quá trình Dự án được triển khai. Thông tin không được phổ biến một cách cụ thể đến các bên liên quan và cả những người chịu tác động trực tiếp (sau đây gọi là hộ dân).
- Tiến trình khảo sát thăm dò
Kế hoạch khảo sát thăm dò của công ty được triển khai chưa cụ thể đến chính quyền cấp xã. thôn. Mức đền bù hoa màu khi khoan thăm dò không được thông báo cụ thể đến các bên liên quan như chính quyền xã. thôn. hộ dân có điểm khoan thăm dò. Theo ý kiến của các hộ thôn Quảng Sơn. xã Nghĩa Thắng “Khi triển khai khoan khảo sát thăm dò. công ty đã không thông báo cụ thể mức đền bù. Hộ nào cản trở quá trình khảo sát sẽ được đền bù. mức độ cản trở càng mạnh thì mức đền bù càng cao. Hộ nào không có ý kiến gì thì công ty không đề cập đến chế độ đền bù tại điểm khoan. Cách làm như vậy đã gây mâu thuẫn và bất bình cho người dân”.
- Quá trình đền bù giải tỏa. tái định cư
Thảo luận tại Thôn 1 xã Nhân Đạo cho biết: Kế hoạch kiểm kê tài sản. đền bù và thu hồi đất đai không được phổ biến sớm. thông thường họ chỉ được thông báo trước một buổi tối. Sau khi kiểm kê tài sản xong. hộ dân cũng không được biết khi nào thì được nhận tiền đền bù. Theo giải thích của Công ty: Nếu thông báo trước. các hộ dân sẽ xây nhà. trồng cây bổ xung nhằm mục đích tăng tiền đền bù giải tỏa.
Không chỉ các hộ dân mà cả bộ phận ở thôn xã phối hợp làm công tác đền bù cũng không nắm rõ tiêu chí đánh giá xếp loại vườn cây và tài sản khác. họ cũng chỉ biết thống kê vườn cây và tài sản hiện có mà thôi. Tài sản sau khi thống kê xong cũng không được xác định kết quả phân loại ngay tại thực địa có sự chứng kiến của các bên liên quan. Kết quả này do ban đền bù tự xác định và đánh giá. sau đó thông báo cho người dân. đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến nẩy sinh bất đồng và cản trở trong quá trình đền bù giải tỏa.
Kế hoạch đền bù giải tỏa cũng chưa được thông báo rõ ràng. Cộng đồng thôn 1 xã Nghĩa Thắng cho biết: đã có trường hợp. kiểm kê tài sản xong 6 tháng sau cũng chưa thấy đền bù. vườn cây thì không được chăm sóc hay thu hoạch. Phía công ty thì lo lắng rằng khi đã kiểm kê xong mà người dân vẫn sản xuất trên diện tích đó sau này sẽ khó khăn trong khâu giải tỏa. Hai bên không có cơ hội nào để gặp gỡ trao đổi và tìm ra phương án giải thích hợp lý hợp tình. Cộng đồng các điểm nghiên cứu đều nói rằng. sự tiếp xúc với nhóm nghiên cứu là lần đầu tiên có người ngoài cộng đồng đến trao đổi với họ những khó khăn bất cập trong quá trình giải tỏa xây dựng Cụm công nghiệp.
Người dân rất thiếu thông tin về Phương án tái định canh. định cư. Họ chỉ biết rằng sau khi nhận tiền đền bù. nếu muốn có thể mua nền trong khu tái định cư. Còn đất canh tác ở đâu hay làm gì để sinh sống tiếp vẫn đang là một câu hỏi lớn với các hộ chịu ảnh hưởng của vùng dự án. Nguy cơ khai thác trái phép Vườn quốc gia Cát Tiên để lấy đất canh tác là rất lớn. Đại diện công ty lại cho rằng tiền đền bù cao. người dân có thể tự mình tìm nơi sản xuất và tạo sinh kế mới.
Về phía các hộ dân. do chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng dự án và tâm lý luôn lo sợ bị thua thiệt nên đã có những việc làm sai trái như xây thêm nhà cửa. trồng thêm nhiều loại cây vào diện tích giải tỏa. cản trở quá trình giải tỏa đến bù.
2.3 Hiểu biết của người dân về Cụm công nghiệp và nhận thức của họ về những ảnh hưởng trong tương lai.
Thông qua kết quả thảo luận nhóm: Sự hiểu biết của người dân về Cụm công nghiệp được tổng hợp lại bao gồm những ý chính sau:
+ Xây dựng cụm công nghiệp để phát triển kinh tế của Nhà nước vì thế người dân sẵn sàng hy sinh quyền lợi của gia đình.
+ Nông dân sản xuất nông nghiệp là làm kinh tế gia đình. Công ty Cổ phần Nhân Cơ là đơn vị kinh doanh nhưng khi thu hồi đất của người dân lại để người dân phải chịu thiệt thòi nhiều quá. như vậy không công bằng.
+ Công ty Nhân Cơ là Công ty cổ phần. vậy sau này Quyền sử dụng đất “thu hồi của người dân” sẽ thuộc về ai? Cá nhân hay Nhà Nước
+Không biết cụ thể những lợi ích mà công ty đem lại là gì. chỉ biết rằng cuộc sống bị xáo trộn. môi trường sẽ bị ảnh hưởng (bụi bặm. nước rửa quặng và của nhà máy sẽ làm ô nhiễm nguồn nước; nguồn nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt chắc chắn sẽ bị giảm vì cần nhiều nước để rửa quặng.
Nhóm nghiên cứu đã đề nghị cộng đồng bày tỏ cảm nhận của họ về tương lai khi Cụm công nghiệp hình thành và đi vào hoạt động bằng cách tự trao đổi và đưa ra nhận định của mình. Ở cộng đồng nào “Viễn cảnh tương lai” cũng được người dân thể hiện tương đối khách quan bằng hai mặt tích cực và tiêu cực. Qua kết quả thảo luận cho thấy toát lên nỗi ưu tư lo lắng trước biến động lớn của cuộc sống gia đình. Những lợi ích đem lại của Cụm công nghiệp dường như còn rất xa vời. không liên quan gì đến họ vì khi đó họ đã đi khỏi nơi này rồi.
Tâm lý chung của cộng đồng: nhận tiền đền bù rồi biết làm gì tiếp để sinh sống. không dễ một lúc mà chuyển đổi ngành nghề với người dân chuyên làm nghề nông, tuổi đã lớn, trình độ không có. Chị Phượng thôn 1 Nghĩa Thắng tâm sự: “Tiền đền bù là một khoản tiền lớn, có tiền rồi không biết quản lý ra sao, sợ chồng con sinh tật nhậu nhẹt tiêu xài lãng phí thì bao nhiêu công sức của cải của gia đình sẽ không cánh mà bay, hạnh phúc thật mong manh”.
Ông Bí thư Đảng ủy xã Nhân Đạo cho biết: “Xã đã có kế hoạch xây chợ. phân lô bán. tạo điều kiện cho các hộ mất đất chuyển sang kinh doanh dịch vụ”. Thông tin này được chúng tôi chia sẻ với cộng đồng thì chị em đều nói: “đâu phải ai cũng biết kinh doanh đâu. từ xưa đến giờ họ chưa buôn bán bao giờ. bây giờ làm sợ lỗ thì chết. Hơn nữa biết bán cho ai, nghe nói có nhiều công nhân về nhưng bao giờ họ đến, họ sẽ ở đâu có thuận tiện cho việc buôn bán không? Tất cả những thông tin đó đều không có gì rõ ràng”.
Viễn cảnh tương lai khi Cụm công nghiệp hình thành và hoạt động
Tích cực |
Tiêu cực |
+Nhà máy sẽ mọc lên sầm uất
+Giao thông đi lại thuận lợi vì có đường phục vụ cho nhà máy
+ Có thể một số người sẽ có việc làm
+Dân cư đông đúc hơn do nhiều người từ nơi khác đến |
+ Người dân không còn đất sản xuất nông nghiệp
+ Lao động trên 40 tuổi không có việc làm do tuổi cao không thay đổi được ngành nghề phù hợp với khu CN
+ Thu nhập gia đình sẽ giảm sút do thiếu việc làm
+ Xã hội phức tạp vì dân số tăng đột biến. kéo theo phát sinh nhiều tệ nạn xã hội |
Nguồn: Kết quả thảo luận của thôn Quảng Sơn-Nghĩa Thắng
Tích cực |
Tiêu cực |
+ Đường giao thông sẽ được đầu tư
+ Trường học. chợ sẽ được xây dựng đẹp hơn
+ Điện thắp sáng sẽ không bị thiếu do có điện của nhà máy
+ Một số người biết buôn bán sẽ giầu lên |
+ Nông dân mất đất. nguy cơ thất nghiệp rất lớn
+ Trẻ em không có tương lai do kinh tế gia đình giảm sút
+ Gia đình sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn. không hạnh phúc vì cuộc sống quá khó khăn
+Dân số tăng đột ngột: Thiếu đất ở. giá cả tăng cao. an ninh xã hội phức tạp
+Sức khỏe bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm bụi bặm |
Nguồn: Kết quả thảo luận của thôn 1 – Nhân Đạo
3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIỀM ẨN ĐẾN VĂN HÓA. XÃ HỘI VÀ SINH KẾ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VÙNG DỰ ÁN KHAI THÁC BOXIT
Qua khảo sát thực tế tại huyện Đắk R’lâp, chúng tôi đã phần nào khái quát được bức tranh toàn cảnh cũng như tâm lý, thái độ nông dân tại địa bàn khai thác quặng. Mặc dù việc khai thác chưa được tiến hành, với những thông tin dân nhận được từ các phía, quá trình đo đạc kiểm kê tài sản vườn cây của tập đoàn công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam đã làm thay đổi xã hội, đời sống và không gian tại các xã Nhân Cơ, Nhân Đạo và Nghĩa Thắng – nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng bước đầu của việc khai thác, chế biến bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Nếu như tiến trình xây dựng Cụm Công nghiệp không thay đổi cách tiếp cận chúng tôi dự báo sẽ tiềm ẩn những ảnh hưởng đến văn hóa xã hội và sinh kế của cộng đồng dân cư trong vùng dự án.
3.1 Ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc tại chỗ
Văn hoá cộng đồng dân cư huyện Đắk R’Lấp từ xưa đến nay đều bị chi phối bởi yếu tố tự nhiên. Nét nổi bật nhất tạo nên đặc trưng bản sắc của văn hoá nơi đây là văn hóa cổ truyền Mnông. Những lý do khiến văn hóa vật thể và phi vật thể Mnông bị suy giảm, đó là thực trạng rừng bị tàn phá, nguồn nước bị sụt giảm, đất đai bị thu hẹp dần và môi trường bị ô nhiễm. Tất cả những yếu tố đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống Mnông tại huyện Dâk R’Lâp nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Theo tìm hiểu bước đầu của chúng tôi và qua đánh giá của cộng đồng địa phương cho thấy, nếu quá trình khai thác, chế biến bauxit. sản xuất alumin và luyện nhôm được tiến hành, thì toàn bộ văn hóa truyền thống Mnông đã mai một và sẽ bị đặt trước nguy cơ hoàn toàn biến mất khỏi cộng đồng.
Xói mòn quan hệ tín ngưỡng dẫn đến mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên mất hoàn toàn. Tín ngưỡng của cộng đồng nơi đây luôn gắn với “không gian văn hoá rừng”, “không gian thảm thực vật”, với đất canh tác. Nếu đất đai bị khai thác phục vụ cho khu công nghiệp thì toàn bộ cộng đồng dân cư không còn đất canh tác. Đặc biệt các cộng đồng phải di dời, tái định cư, hoặc tự chuyển chỗ ở đến vùng khác – vùng không phải là nơi sinh sống truyền thống của họ. Việc này đồng nghĩa với việc con người mất đi mối tương tác với thiên nhiên. Khi mối quan hệ liên kết mất thì ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã có từ trước cũng sẽ bị mất theo.
Mất không gian truyền thống, người Tây Nguyên nói chung và người Mnông tại Đâk R’Lâp dường như đang đứng trước sự chông chênh, khó bền vững. Theo Nguyên Ngọc “cú sốc lớn nhất đối với Tây Nguyên là làn sóng di dân tự do”. Có lẽ cú sốc tiếp theo sẽ là sự thay đổi địa bàn cư trú, nếu chúng ta không có những phương án Tái định canh, định cư bền vững nhằm đảm bảo sinh kế và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân cư tại địa phương trước khai thác mỏ quặng, sẽ còn có những tác hại lớn hơn không lường trước được.
Anh Điểu Sroong bon Bu Zấp tâm sự:
Bon mình trước đây chiến tranh phải dời đi chỗ khác. Năm 1976 Già làng phải lên tận Buôn Ma Thuột gặp Y Ngông “Bí thư tỉnh ủy thời bấy giờ” xin về lại đất ông bà xưa để lại, từ đó mới được về lại nơi đây. Bây giờ không ai muốn di dời đi đâu nữa.
Anh em người Kinh vào đây định cư 10-15 năm rồi. ai cũng có hộ khẩu, có đất, có nhà, nhưng cứ đến Tết họ lại xách đồ ra đón xe về quê. Hiện nay “thần đất. thần rừng đã đi mất” vì thần linh không còn nơi để trú ngụ, “nếu đưa người Mnông dời bon đi nơi khác ở thì làm gì còn gốc gác nữa. Đến tết, người Kinh vác balô về quê còn người Mnông sẽ đi về đâu?”, đồng bào mình cũng phải có quê chứ, quê mình ở nơi đây, mình không đi đâu nữa. Con cháu mình đi học đi làm trên tỉnh. huyện hay ở TP.Hồ Chí Minh cũng phải có quê để về ngày Tết chứ.
Không chỉ mình anh mà tất cả những người đại diện cho bon đều cho rằng “kiên quyết bám bon. giữ bon vì bon là nguồn cội là gốc gác của tổ tiên. đó là tài sản của tổ tiên trao tặng”. Lời nói của anh khiến chúng ta phần nào cảm nhận được nỗi day dứt. lo âu của họ.
Bon Bu Zấp ngày 16.7.2008 |
Không gian văn hóa truyền thống có xu hướng bị biến đổi đột ngột: Khu công nghiệp làm thay đổi toàn cục không gian sinh thái và văn hóa. Văn hóa truyền thống gắn với khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường đô thị, công nghiệp, nhà máy… (môi trường tồn tại và phát triển văn hóa truyền thống đang từng ngày từng giờ biến mất). Không gian sinh hoạt cộng đồng (khu mộ địa. rừng thiêng. bến nước) và khu đất sản xuất bị thu hẹp dễ dàng làm mất không gian sinh tồn và phát triển văn hóa truyền thống. ý thức cội nguồn dễ mờ nhạt…
Chuyện Hồ Cá Trê
Tại Bon Bu Zấp. khi chúng tôi gợi hỏi về Ngày lễ bắt cá truyền thống ở hồ Cá Trê thì mỗi thành viên của cộng đồng dường như đều hoạt bát hẳn lên. người thì kể về cảnh bắt cá vui nhộn ra sao. người thì cướp lời nói về bước chuẩn bị trước khi xuống hồ bắt cá. rồi các món ăn được chế biến từ cá đa dạng thế nào.
Trước đây. hàng năm vào mùa khô người Mnông tại Bon Bu Za Rấp thường diễn ra một loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng tại hồ Cá Trê cách bon không xa. Trong không gian ấy một số người thì thi nhau bắt cá. người diễn tấu cồng chiêng. người hát dân ca. biểu diễn dân vũ… tất cả hợp thành không gian lễ hội. Đấy không chỉ là dịp để bà con “được bắt cá tập thể” mà còn là dịp giao lưu. gặp gỡ và cộng cảm trong mùa thu hoạch cá.
Bỗng nhiên một người nói: tiếc là con cháu mình sau này chẳng bao giờ còn được thấy những cảnh đó nữa. Không khí như chùng xuống. Mặc dù đã cúng Yang xin phép đồng ý cho công ty cổ phần Nhân Cơ san lấp hồ Cá Trê huyền thoại. nhưng mỗi thành viên của cộng đồng Bon Bu Zấp đều vẫn còn đầy ưu tư.
Bon Bu Zấp ngày 16.7.2008 |
Khi cụm Công nghiệp Nhân Cơ hình thành và đi vào hoạt động, cường độ giao thoa giữa các luồng văn hóa nhanh chóng, sôi động sẽ trở thành sức ép một chiều. Khó khăn “khi sàng lọc” và tiếp nhận giữa văn hóa của các tộc người bản địa và tộc người từ các nơi đổ về. Hiện nay, chúng ta chỉ còn nhận biết tộc người bản địa ở màu da, tiếng nói, chứ không phải qua văn hóa vật thể mô hình cấu trúc làng truyền thống nữa. Điều này chứng tỏ áp lực của quá trình giao lưu, cộng cư giữa các thành phần dân tộc diễn ra mạnh mẽ, trong khi đó “nội lực” từ phía tộc người bản địa thể hiện rất yếu ớt, dễ nhiễu loạn giữa văn hóa tộc người này với tộc người khác.
Sự đan xen, cộng cư giữa cư dân mới và cư dân cũ dễ tạo sự giao thoa tiếp biến theo chiều hướng mờ dần đi bản sắc văn hóa truyền thống. Điều ấy còn chưa tính đến sự thiếu hiểu biết văn hóa về văn hóa bản địa của nhóm người từ khắp nơi đến tham gia khai thác quặng, sẽ nảy sinh những mâu thuẫn, khó tránh khỏi va chạm. Chúng ta đang lựa chọn con đường cho các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan. Trong tương lai gần khi nhà máy bắt đầu hoạt động, liệu cộng đồng dân cư nơi ảnh hưởng có tránh khỏi sự hoà tan!
Môi trường sinh hoạt truyền thống thay đổi, thêm vào đó sự thay đổi đột ngột về cơ cấu kinh tế, xã hội, áp lực từ các khu công nghiệp dễ tạo ra sự chán nản đối với nông dân đứng ngoài cuộc khu chế xuất. Nhịp sống kinh tế của người dân địa phương theo đuổi không kịp guồng quay của khu công nghiệp trong thời gian dài sẽ khiến cho dễ tạo ra tâm lý chán nản, tâm thế chủ thể văn hóa bị hụt hẫn, không ổn định. tạo sự lo lắng, bất an. Khi kinh tế bấp bênh, không ổn định thì nội lực văn hóa cũng dễ bị triệt tiêu.
Cái cũ tại địa phương sẽ mất đi cái mới chưa kịp hình thành, tạo nên sự hẫng hụt trong đời sống văn hóa và kéo theo đời sống văn hóa suy kiệt và trở nên nghèo nàn. Bản sắc văn hoá địa phương sẽ mất đi nhanh chóng, thậm chí ngộ nhận dẫn đến chủ nhân văn hóa cũng sẽ quay lưng chối bỏ cội nguồn văn hóa dân tộc. Tất cả chuẩn mực đạo đức, ứng xử cộng đồng dễ bị chuẩn lệch, đảo lộn và nhiễu loạn. Ngô Đức Thịnh gọi sự hỗn loạn văn hóa cũ và văn hóa mới là quá trình làm đứt gãy giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại giữa các tộc người. Điều này cảnh báo sự bất an về kinh tế – xã hội tại nơi khai thác, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến toàn diện văn hóa – xã hội, kể cả an ninh chính trị không chỉ địa bàn khai thác mà cả diện rộng của Tây Nguyên.
Theo Ngô Đức Thịnh, tỉnh Đăk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung, khung cảnh bon làng truyền thống có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển của văn hóa dân tộc tại địa phương. Nếu va chạm, biến động, thậm chí không gian của nó biến đổi thì tính năng của bon làng truyền thống bị suy giảm. thậm chí bị triệt tiêu. Khi vai trò. vị trí của nó không còn cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ kinh tế, xã hội và văn hóa của người Mnông tại xã Nhân Cơ nói riêng và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong vùng dự án nói chung bị phá hủy.
Văn hoá vật thể, phi vật thể có nguy cơ mai một, lãng quên văn hóa truyền thống: tiếng nói, trang phục, nghi lễ truyền thống, luật tục, phong tục tập quán mờ dần, không đủ điều kiện tồn tại, phát triển… xuất hiện sự pha tạp, lai căng giữa các thành phần. nội – ngoại. Ngay cả những người miền xuôi ngụ cư tại đây cũng đã và đang tồn tại hiện tượng mai một, thậm chí triệt tiêu bản sắc văn hóa vùng miền gốc, kể cả các dân tộc phía Bắc di cư vốn đậm nét văn hóa riêng.
3.2 Ảnh hưởng đến đời sống xã hội
Đời sống văn hoá – xã hội của cộng đồng dân cư tại địa phương đang trong thời kỳ thực hiện chủ trương của Đảng & Nhà nước là “bảo tồn, khôi phục lại vốn văn hoá cổ truyền ” trước nguy cơ mai một. Có thể nói các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đã làm sống dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá. Ở các địa phương trong đó cả huyện Đak R’Lấp có phong trào “bon văn hoá”. “thôn văn hoá”. các phong trào văn nghệ quần chúng giữa các thôn bon. giữa các dân tộc…bước đầu đã có khởi sắc. tạo được không khí hân hoan trong cộng đồng. Chính sách “giao đất giao rừng” cho người địa phương đã cho thấy sự đúng đắn của việc “tôn tạo lại không gian văn hoá – xã hội” với “văn hoá rừng”. “văn hoá thảm thực vật”…Cộng đồng dân cư nơi này, đặc biệt là người Mnông đã mơ đến một viễn cảnh tương lai tươi sáng cho tộc người mình. Niềm vui của họ chưa thành thì nỗi lo lại đến từ việc nghe loáng thoáng thông tin về hình thành cụm Công nghiệp khai khoáng Alumin.
Cơ hội được tạo thêm ngành nghề cho người lao động hay mất đất sản xuất và thất nghiệp, nghèo đói lại trở về?
Lãnh đạo các cấp của tỉnh Đắc Nông (từ tỉnh, huyện, đến cấp xã) và cả người dân vẫn rất hy vọng vào tương lai tươi sáng: Kinh tế của tỉnh nhà sẽ tăng trưởng cao. đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, lao động địa phương sẽ được tạo công ăn việc làm, như Báo QĐND ngày 20.8.2008 đã đưa tin “Dự án sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động; để sản xuất 1 triệu tấn alumin cần tới hơn 6.700 lao động: 2.700 lao động trực tiếp và hơn 4.000 lao động gián tiếp”.
Thực trạng của tình hình tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương như cam kết “bằng lời” của lãnh đạo công ty cổ phần Nhân Cơ đang diễn ra thế nào?
Điều kiện tuyển chọn lao động của công ty như sau: Đối tượng tuyển chọn là học sinh trên vùng địa bàn. Con em dân tộc tại chỗ và các gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ được ưu tiên tuyển chọn đào tạo làm công nhân kỹ thuật tại thị xã Gia Nghĩa. Người kinh: tốt nghiệp lớp 12 loại khá; Dân tộc: tốt nghiệp lớp 9. Công ty cho biết hiện nay đang đào tạo đợt I: 300 em (huyện Đắk Lấp: 200 em) năm 2010 sẽ tốt nghiệp đi làm. kinh phí đào tạo gia đình tự bỏ ra.
Theo kết quả tìm hiểu của chúng tôi tại các điểm nghiên cứu: người dân không biết nhiều lắm về thông tin tuyển chọn đào tạo nghề này. cụ thể chỉ biết có một vài em được đi học và cũng đã có người bỏ về. Ngay tại xã Nhân Đạo và Nghĩa Thắng các cán bộ xã chúng tôi đã gặp cũng không nắm rõ danh sách cũng như số lượng người đã được tuyển đi học công nhân. Với 12 bon làng Mnông ở huyện Đắk Rlâp. số người đủ trình độ lớp 9 để làm công nhân chỉ đếm trên đầu ngón tay. con số có trình độ hết lớp 12 lại càng khiêm tốn. Tại thôn Quãng Sơn xã Nghĩa Thắng chúng tôi được biết có 05 em được chọn đi học để làm công nhân thì cả 05 em đều bỏ về vì không phù hợp…
Đại diện Công ty cổ phần Alumin cho biết: Tháng 9 khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tập trung một khối lượng lớn lao động bao gồm kỹ sư và công nhân khoảng 3000 người (Bao gồm các chuyên gia nước ngoài từ Mỹ, Trung Quốc và lao động từ ngoài Bắc vào)
Tuy nhiên, qua tổng hợp số liệu lao động của Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ lại cho thấy nhu cầu lao động cho các nhà máy và công ty không nhiều như các tin đã đưa. Tổng số lao động cần là 447 người. đã tuyển chọn 230 người. Trình độ lao động chắc chắn là rất cao, vậy những người nông dân mất đất sẽ được tuyển chọn vào đâu? (nếu có)
Bảng 7: Tổng hợp lao động
STT |
Đơn vị |
Cán bộ quản lý |
Lao động trực tiếp
(Có chuyên môn ) |
Cộng |
1 |
Công ty |
58 |
96 |
154 |
2 |
Nhà máy tuyển quặng |
3 |
38 |
41 |
3 |
Nhà máy luyện alumin |
7 |
245 |
252 |
|
Tổng cộng |
68 |
379 |
447 |
|
Đang đào tạo ở TQ (Con em trong CT) |
30 |
Đã có (Từ Công Ty đưa vào) |
200 |
Nguồn: Dự án Đầu tư xây dựng khu công nghiệp khai thác và luyện alumin (Trang 159-162)
Triển khai Dự án “Hàng nghìn tỷ” liên quan đến hàng chục ngàn người lao động. thế nhưng công ty chưa chú trọng cùng với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho người lao động tại chỗ. Chưa có một đánh giá nghiêm túc về nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương (số lượng, trình độ và độ tuổi), khả năng đáp ứng cho Dự án được đến đâu? Giải pháp nào cần thực hiện để đáp ứng được nhu cầu lao động của Dự án và tạo được công ăn việc làm cho người dân ở địa phương? Tất cả những vấn đề này chưa được bàn bạc một cách cụ thể. Thông tin về nhu cầu lao động rất nhiễu loạn, gây hiểu lầm không đáng có.
3.3 Ảnh hưởng đến sinh kế
Việc xây dựng cụm công nghiệp đã và sẽ mang đến nhiều xáo trộn về đời sống và khó khăn trong sinh kế của những hộ dân chịu tác động trực tiếp cho đến thời điểm này. Những khó khăn được cộng đồng thể hiện như dưới đây:
§ Tiêu chuẩn đánh giá vườn cây và tài sản không được thông báo và giải thích rõ ràng
§ Không được biết về Kế hoạch đền bù giải tỏa: Tiến độ. thời gian. phân loại tài sản.
§ Giá đất đai ngày càng cao. quỹ đất ở đâu để đầu tư phát triển sản xuất?
§ Rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề để kiếm sống
§ Không biết quản lý và hạch toán sản xuất. nguy cơ mất vốn “Tiền được nhận đền bù” là rất lớn.
Đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc Mnông sự ảnh hưởng tưởng chừng như không có, nhưng thật ra vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều vấn đề. Sự phát triển nhanh chóng. vượt bậc của sản xuất công nghiệp sẽ tạo thế ngược lại đối với văn hóa tại đây. Trong quá trình khai khoáng hoặc trong quá trình tái định cư rất dễ dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phá vỡ cấu trúc xã hội. Sự đụng độ, va chạm mạnh giữa văn hóa nông nghiệp và văn hóa công nghiệp tạo ra sự hôn phối nhiễu loạn, mờ bản sắc, dẫn đến thay đổi giá trị văn hóa truyền thống.
Ngày nay, mô hình đại gia đình gồm ông bà, cha mẹ, con cái chưa lập gia đình, được thay thế bằng mô hình tiểu gia đình. (Bây giờ khi con cái lập gia đình cha mẹ thường cho ra ở riêng và cho đất canh tác, sản xuất riêng ). Tuy nhiên, quỹ đất hiện nay rất hạn hẹp, chỉ trông chờ từ mảnh đất canh tác bé nhỏ ấy người dân Mnông không đủ trang trải cho cuộc sống. Nguyên nhân này kéo theo sự thiếu thốn. nghèo đói diễn ra khá thường xuyên. Cụ thể, người Mnông ở Bon Bu Dâp và Bon Bu Zarâp thường phải vay mượn lương thực trước khi thu hoạch. Vòng luẩn quẩn cứ bám riết lấy bà con, khiến cuộc sống nơi đây bấp bênh thoát nghèo rồi lại tái nghèo. Không gian sinh hoạt thay đổi kéo theo chuẩn mực đạo đức, ứng xử cộng đồng, ứng xử cá nhân, ứng xử gia đình sẽ bị ảnh hưởng từ những mặt trái của xã hội.
Cho đến hôm nay số hộ đồng bào Mnông bị mất đất sản xuất vì Cụm công nghiệp chưa phải là nhiều, nhưng thật ra chưa có Cụm công nghiệp họ đã thiếu đất sản xuất rồi. Bon Bu Zấp cho biết bà con phải đi canh tác rất xa, xã Trường Xuân huyện Đắc Song. Thế nhưng hiện nay canh tác như vậy được gọi là “trái phép” và diện tích này đã “được” công ty thu hồi để trồng ca cao. Nếu đất đai canh tác không còn, thu nhập cứ bấp bênh không ổn định, không gian sinh hoạt cộng đồng không tồn tại người dân địa phương sẽ khó có thể giữ được “ bản sắc văn hoá” của họ.
4 TÂM TƯ NGUYỆN VỌNG CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
5 Tâm tư, nguyện vọng của các cộng đồng dân cư
Các hộ dân chịu tác động trực tiếp cũng như cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng gián tiếp đều có chung các tâm tư nguyện vọng như sau:
- Lo lắng về điều kiện sống. sức khỏe và môi trường trong tương lai có được đảm bảo hay không?
- Nhu cầu lao động của công ty với chất lượng cao như vậy thì làm thế nào để con em mình được tiếp nhận vào cụm công nghiệp, ổn định kinh tế gia đình?
- Mong muốn cho con em được tạo công ăn việc làm tại khu công nghiệp.
- Khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động, lao động được đưa từ nơi khác đến rất đông liệu có ảnh hưởng gì đến tình hình an ninh xã hội không?
- Khai thác Bauxit và luyện Alumin cần rất nhiều nước vậy có ảnh hưởng gì đến nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp hay không?
- Nguồn nước thải của nhà máy có làm ô nhiễm đất và nước trong vùng hay không?
- Quặng được vận chuyển từ nơi khai thác đến nhà máy tuyển quặng có làm không khí ô nhiễm vì bụi không?
Đối với các hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp còn có thêm như nỗi lo như:
- Giá đất đai ngày càng cao. quỹ đất ở đâu để đầu tư phát triển sản xuất?
- Khi mâu thuẫn giữa công ty và hộ dân phát sinh cơ quan nào sẽ là người giúp đỡ tháo gỡ, hòa giải?
- Đất tái định cư ở đâu? Có thuận lợi cho việc sản xuất nuôi sống gia đình hay không? Đất tái định cư có đắt không?
Người dân cũng đưa ra các đề nghị sau
- Các cấp chính quyền và công ty cần có phương án cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực để con em trong vùng dự án có cơ hội được tạo việc làm trong cụm công nghiệp.
- Đề nghị đảm bảo an toàn cho môi trường sống: Đất, nước, không khí.
- Cộng đồng đồng bào Mnông đề nghị không di dời bon làng đi nơi khác
- Người dân cần được cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến Phát triển cụm công nghiệp.
- Đề nghị các cấp chính quyền cũng như công ty bố trí thời gian tiếp xúc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và giải quyết những bức xúc của người dân một cách thường kỳ.
- Các hộ chịu tác động trực tiếp phải được biết cụ thể về kế hoạch đền bù giải tỏa: Phương pháp đánh giá tài sản và phân loại vườn cây; tiến độ kiểm kê và giải ngân đền bù; Kết quả đánh giá tài sản cần được thảo luận giữa các bên liên quan.
- Cần có bản cam kết về trách nhiệm của cả hai bên là công ty và người dân về quá trình thực hiện. Trong thực tế chỉ có người dân bị cưỡng chế, hay bị phạt. còn công ty đền bù chậm không phải chịu trách nhiệm gì.
- Nếu đất thổ cư tái định cư phải mua thì đề nghị có chính sách hỗ trợ cụ thể như trả chậm, cho vay tín dụng.
- Đề nghị bố trí quỹ đất sản xuất cho các hộ chịu tác động trực tiếp (tối thiểu 1 ha/hộ)
- Đề nghị tạo điều kiện trong việc xác nhận giấy tờ khi di chuyển hộ khẩu.
5.1 Một số kiến nghị
Để giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác và chế biến quặng Bauxit tại Đăk Nông và ngành công nghiệp Bauxit phát triển bền vững nhóm nghiên cứu xin có một số kiến nghị như sau:
5.1.1 Kiến nghị đối với chính quyền các cấp
- Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức, cũng như phổ biến chủ trương chính sách của Nhà nước đến cho người dân.
- Hoàn thiện ngay Phương án tái định cư với sự tham gia góp ý kiến của các bên có liên quan (bao gồm cả cộng đồng và doanh nghiệp)
- Cần phối hợp với doanh nghiệp đưa ra cam kết cụ thể về mặt trách nhiệm: đào tạo và tuyển chọn nhân công là người tại địa phương không phân biệt thành phần, dân tộc (đặc biệt chú ý tới các hộ bị ảnh hưởng trực tiếp)
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong việc động viên tinh thần. chia sẻ khó khăn với những hộ chịu tác động trực tiếp.
- Có các hoạt động cụ thể hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp như đào tạo nghề cho các lứa tuổi khác nhau; Cố gắng tạo điều kiện đất sản xuất cho người dân. Hướng dẫn người dân trong quá trình chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề khác; Có chính sách cho vay vốn chuyển đổi ngành nghề.
- Tổ chức định kỳ tiếp xúc với cộng đồng để lắng nghe tâm tư nguyện vọng cũng như giải thích các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống: như lễ hội dân gian, ngành nghề truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, hát dân ca, sử thi…
- Chính quyền cấp huyện, xã và các tổ chức đoàn thể cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho người dân cũng như đón nhận thông tin phản hồi của dân, tránh gây hoang mang trong dân chúng chỉ vì thiếu thông tin hoặc thông tin chỉ đi một chiều.
5.1.2 Kiến nghị đối với công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ
- Cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của công ty dựa trên nguồn lực lao động tại chỗ.
- Cùng với chính quyền sở tại đầu tư vào các hoạt động truyền thông nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các hoạt động của công ty cũng như chiến lược phát triển của ngành công nghiệm khai thác Bauxit và luyện Alumin.
- Cần tiến hành nâng cao nhận thức của toàn đội ngũ công ty về “Văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý các dân tộc tại chỗ” tránh những hiểu lầm mâu thuẫn không đáng có sau này.
- Dự án khai thác Bauxit và luyện Alumin ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững kinh tế xã hội và môi trường, chính vì thế cần phải có phương pháp tiếp cận phù hợp. Cụ thể đối với các hoạt động đền bù, giải tỏa cần được xây dựng phương án có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Lưu ý cập nhật các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ ngành cho kịp thời.
- Công ty cần có những cam kết cụ thể mang tính pháp lý về đảm bảo an sinh, bảo vệ môi trường.
- Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng cần cụ thể hơn, không mang tính phong trào và hình thức (đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc tại chỗ cần chú ý đặc thù văn hóa dân tộc)
- Cần có các cuộc tiếp xúc lắng nghe ý kiến tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của lãnh đạo các cấp và người dân.
5.1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến dự án cần tiếp tục
- Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho nhu cầu phát triền ngành công nghiệp khai thác Bauxit và luyện Alumin ở tỉnh Đắc Nông.
- Xây dựng Phương án Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sau đền bù giải tỏa phát triển công nghiệp khai thác Bauxit và luyện Alumin ở tỉnh Đắc Nông.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm “Phương án Tái định cư bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa có sự tham gia của các bên liên quan”.
- Nghiên cứu sâu về những ảnh hưởng văn hóa-xã hội dân tộc thiểu số trong các vùng dự án phát triển công nghiệp khai thác Bauxit và luyện Alumin ở tỉnh Đắc Nông.
- Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong các vùng dự án phát triển công nghiệp khai thác Bauxit và luyện Alumin ở tỉnh Đắc Nông.
[1] TS Trần Trung Dũng – Phòng NCKH – Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Tây Nguyên,
TS. Tuyết Nhung Buôn Krông – Trung tâm KHXH & NV Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên;
TS. Tuyết Hoa Niêkdăm – Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Th.S Văn Ngọc Sáng – Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên;
NNC VH Linh Nga Niêkdăm