World Challenge 2010 is a competition organised by BBC World News Limited (“BBC World News”) aimed at finding projects or small businesses from around the world that have shown enterprise and innovation at a grass roots level (“Competition”). We want to hear from our viewers about the social entrepreneurs who are making a difference without costing the earth. It could be you or someone you know. All nominations, entries and votes related to the Competition must comply with these terms and conditions (“World Challenge Competition Rules”); failure to do so may result in disqualification. Now in its sixth year, World Challenge is a global competition aimed at finding projects or small businesses from around the world that have shown enterprise and innovation at a grassroots level. World Challenge is brought to you by BBC World News and Newsweek, in association with Shell and is about championing and rewarding projects and businesses which really make a difference.
The Tech Awards is an international awards program that honors innovators from around the world who are applying technology to benefit humanity.The Tech Awards program inspires global engagement in applying technology to humanity’s most pressing problems by recognizing the best of those who are utilizing innovative technology solutions to address the most urgent critical issues facing our planet. People all over the world are profoundly improving the human condition in the areas of education, equality, environment, health, and economic development through the use of technology. It is the goal of The Tech Awards to showcase their compelling stories and reward their brilliant accomplishments.
The $1.5 million (U.S.) Conrad N. Hilton Humanitarian Prize is awarded annually to an organization making extraordinary contributions toward alleviating human suffering anywhere in the world. Nominations are sought from throughout the international community and will close APRIL 30, 2010. An independent international panel of jurors will make the final selection; the award recipient will be announced in the spring of 2011.
1. Những điều khó khăn nhất mà cuộc đời xô đẩy ông ta, ông đều coi là bước ngoặt đáng nhớ và cảm ơn thất bại
2. Ông ta tự coi rằng mỗi ngày là ngày cuối đời của ông ta, bình thản, trung thực và tự tin cố gắng hết sức làm mọi việc cần giải quyết – sáng tạo cho mỗi ngày !
Nhớ lại mình cũng đã có dịp giới thiệu các bạn bé Thái Trinh hát nhạc Lenka giỏi, mình lại lôi album của Lenka ra nghe (Album cùng tên tác giả) và thấy quả thật nhạc của cô ta trong sáng và nhiều ý nghĩa.
Nhân tiện về chủ đề thất bại trong cuộc đời, mình giới thiệu với các bạn một bài hát của Lenka rất hay có tên là Trouble Is A Friend.
Hãy coi thất bại hay khó khăn đều là bạn bè, Phật cũng chả đã nói biến thù thành bạn sẽ kiết hung hóa lành sao.
Mong sao tất cả chúng ta học được thói quen tâm lý đáng sợ này “chiến thắng nỗi sợ trong bản thân”
Mời các bạn nghe và thưởng thức :
LENKA Trouble Is A Friend(Official music video)
Lenka – Trouble Is a Friend
Trouble he will find you no matter where you go, oh oh
No matter if you’re fast, no matter if you’re slow, oh oh
The eye of the storm or the cry in the mourn, oh oh
You’re fine for a while but you start to lose control
He’s there in the dark, he’s there in my heart
He waits in the wings, he’s gotta play a part
Trouble is a friend, yeah trouble is a friend of mine, oh oh!
Trouble is a friend but trouble is a foe, oh oh
And no matter what I feed him he always seems to grow, oh oh
He sees what I see and he knows what I know, oh oh
So don’t forget as you ease on down the road
He’s there in the dark, he’s there in my heart
He waits in the wings, he’s gotta play a part
Trouble is a friend, yeah trouble is a friend of mine, oh oh
So don’t be alarmed if he takes you by the arm
I won’t let him win, but I’m a ****er for his charm
Trouble is a friend, yeah trouble is a friend of mine, oh oh!
Oh how I hate the way he makes me feel
And how I try to make him leave, I try
Oh oh, I try!
He’s there in the dark, he’s there in my heart
He waits in the wings, he’s gotta play a part
Trouble is a friend, yeah trouble is a friend of mine, oh oh
So don’t be alarmed if he takes you by the arm
I won’t let him win, but I’m a ****er for his charm
Trouble is a friend, yeah trouble is a friend of mine, oh oh!
Nhà thơ Hữu Loan, tác giả của tuyệt tác Màu Tím Hoa Sim, đã qua đời tại quê nhà ở Thanh Hóa, ngày 18 tháng 3, 2010, lúc 21 giờ, hưởng thọ 95 tuổi.
Màu Tím Hoa Sim, ai đọc qua mà không buồn da diết!
Cuộc tình trong thời nhiễu loạn phân ly…
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ hậu phương…
Chiến tranh không có quy luật phân ly!
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt…
Tiểu sử
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học Thành chung ở Thanh Hóa, đậu tú tài Tây năm 1938 tại Hà Nội (vì vậy ở quê thường gọi là cậu Tú Loan). Thời đó, bằng tú tài rất hiếm, rất ít người có nên ông được mời vào làm trong Sở Dây thép (Bưu điện) Hà Nội nhưng ông không làm mà đi dạy học và đã từng là cộng tác viên của các tập san văn học xuất bản tại Hà Nội. Năm 1939 ông tham gia Mặt trận Bình Dân rồi về tham gia Mặt trận Việt Minh tại thị xã Thanh Hóa.
Năm 1943, ông gây dựng phong trào Việt Minh ở quê nhà, và khi cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn, rồi được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính.
Trong kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tình nguyện đi bộ đội, phục vụ trong sư đoàn 304 và làm chính trị viên tiểu đoàn, đồng thời làm chủ bút tờ Chiến Sĩ của sư đoàn.
Tháng 2 năm 1948, lúc ấy ông 32 tuổi, được nghỉ phép hai tuần lễ, về quê cưới cô Lê Đỗ Thị Ninh là người học trò cũ mới 16 tuổi, con gái của ông bà tham Kỳ, một gia đình nền nếp, gia sản có tới hàng trăm mẫu ruộng ở Thanh Hoá mà trước đây ông đã từng làm gia sư dạy kèm cho các con của ông bà suốt nhiều năm liền. Cô Ninh yêu ông bằng một tình yêu kỳ lạ, nửa như người anh, nửa như người thầy. Ông cũng coi cô bé xinh đẹp 16 tuổi đó nửa như em gái, nửa như cô học trò vì khi ông mới đậu tú tài, được ông bà tham Kỳ nhờ đến dạy học cho hai người anh của cô Ninh thì cô mới 8 tuổi. Sau, ông cũng làm gia sư cho cô luôn.
Cưới nhau xong, ông lại lên đường ra mặt trận. Sư đoàn lúc ấy ở vùng Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ba tháng sau, tháng 5 – 1948, từ ngoài mặt trận, ông được tin người vợ trẻ tuổi ở nơi quê nhà vắn số: cô giặt đồ ở ngoài sông, xảy chân ngã xuống sông, bị nước cuốn đi, chết đuối. Ông quá đau khổ, định sẽ ở vậy suốt đời, đồng thời đem nỗi lòng mình viết thành những câu thơ rồi dần dần thành bài Màu tím hoa sim đầy kỷ niệm. Mấy năm sau – khoảng các năm 1951-1953 – bài thơ này nổi tiếng, được lưu truyền trong dân chúng nhưng bị phê bình là ủy mị, mang tính chất tiểu tư sản!
Năm 1954, sáu năm sau ngày vợ chết, hoà bình lập lại nhưng chuyện đấu tố diễn ra. Bộ đội đóng ở Nghệ An, ông về nhà chơi, được biết ở làng bên có một gia đình địa chủ ngày trước vẫn tiếp tế lương thực cho sư đoàn của ông, nay bị đấu tố chết rất thê thảm, chỉ trừ cô gái 17 tuổi tên Phạm Thị Nhu thì được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà, cấm không cho ai được phép liên lạc. Ông nhớ tới ơn xưa, bèn đi tìm xem cô ta ra sao thì gặp cô đang đói khát, mặt mũi lấm lem, quần áo rách rưới, đang đi mót những củ khoai người ta bới xong còn sót lại ở ngoài cánh đồng, chùi sơ rồi bỏ vào miệng ăn sống. Thấy ông, cô khóc rưng rức vì cảnh khốn cùng của mình và cho biết ban đêm cô ngủ trong một ngôi miếu hoang, chỉ sợ có kẻ làm bậy và không hiểu mình sẽ tồn tại được bao lâu. Ông rất thương xót, đồng thời cũng nhớ tới những kỷ niệm mà hồi trước, khi cô còn nhỏ, ông dạy học ở xã bên ấy, cô thường núp nghe ông giảng truyện Kiều.
Ông quyết định đem cô về nhà cha mẹ và lấy cô làm vợ. Cấp trên không đồng ý. Ông là đảng viên, lại trưởng phòng Tuyên huấn kiêm chính trị viên tiểu đoàn, không được lấy con cái địa chủ, nếu lấy thì sẽ bị đuổi khỏi quân đội và bị khai trừ khỏi đảng. Tính ông ngang bướng, ông chấp nhận điều kiện thứ hai và cô Phạm Thị Nhu trở thành người vợ sống với ông cho đến bây giờ, sinh cho ông được 10 người con cùng với 37 đứa cháu như chúng ta sẽ biết.
Đầu năm 1955, ra khỏi quân đội, ông về Hà Nội xin vào làm việc tại báo Văn Nghệ. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án quyết liệt những tiêu cực của các cán bộ nịnh hót, đố kỵ, ám hại lẫn nhau vv… Như trong tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và trong truyện ngắn Lộn sòng, ông coi mình là nạn nhân và phê phán một cách gay gắt.
Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan bị đi cải tạo mấy năm rồi được thả, cho về địa phương và bị quản chế tại địa phương. Hiện nay tất nhiên lệnh quản chế đó đã hết từ lâu nhưng ông vẫn sống tại quê nhà.
Các tác phẩm
Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào. Một số bài thơ đã được phổ biến trên các báo chí của ông: Màu tím hoa sim, Đèo Cả, Yên mô, Hoa lúa, Tình Thủ đô…
Tại miền Nam, bài Màu tím hoa sim đã được các nhạc sĩ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng và Duy Khánh phổ nhạc… Trong đó bài của Dzũng Chinh và Phạm Duy là nổi tiếng nhất.
Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: vitek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng. (Nguồn: datviet.com)
Để tưởng niệm Hữu Loan, sau đây là:
1. Nguyên văn bài thơ Màu Tím Hoa Sim
2. Bản dịch bài thơ sang tiếng Anh (“Berryflower Violet”) của TĐH.
3. Video bài thơ Màu Tím Hoa Sim, do Quốc Anh ngâm.
4. Video bản nhạc “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà”, Phạm Duy viết, do Elvis Phương hát.
5. Video bản nhạc “Những Đồi Hoa Sim”, Dzũng Chinh, do Phương Dung hát.
6. Audio link “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh, do Hương Lan và Duy Quang hát.
7. Video bản “Chuyện Hoa Sim” của Anh Bằng, do Như Quỳnh hát.
8. Audio link bản “Màu Tím Hoa Sim” của Duy Khánh, do chính Duy Khánh hát.
9. Audio link bản “Màu Tím Hoa Sim” của Duy Khánh, do Giao Linh hát.
10. Tiếp theo đó là lời kể của Hữu Loan về cuộc tình đã tạo nên bài thơ này.
Cầu xin cho linh hồn Hữu Loan được an lạc nơi chín suối.
Hoành
Màu Tím Hoa Sim
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh.
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái.
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh bết bùn
Đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi.
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được nhìn nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng;
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân
Qua những đồi sim
những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát
trong màu hoa
(áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…).
Hữu Loan
Berryflower Violet
She had three brothers in the army
The younger ones
some weren’t yet talking
When her hair was still soft
I was a soldier
away from home
Loving her as a little sister
The wedding day
she didn’t ask for a new dress
I wore army uniform
The hobnail boots
Battlemud-smeared
Lovely she smiled
beside the odd husband
I came back from the front
Wedding done, I left.
From the far war zone
I thought of her, uneasy
Marrying in war time
Who leaves and would return?
If I don’t come back
how pitied would it be
for the little wife waiting
in the country evenings…
Yet the boy in the firing lines didn’t die
but died
the little girl behind
I came back
seeing her not
My mother sat by her tomb in darkness
The wedding day’s flowerpot
had become an incense vessel
besieged in expired coldness
Her hair was soft
too short to pin up
O my beloved, the last minute
we couldn’t hear each other
we couldn’t see each other even once
Those days she loved violet berryflowers
Her dress was berryflower violet
Those days
night lamp
small shadow
She mended for her husband the shirt
those days…
An afternoon
rain over the forest
the three brothers in the northeastern front
received words of the sister’s death
before the wedding news
An early autumn wind
made the river waters creep
The little brother grew up
lost
looking at the sister’s picture
When came the early autumn wind
the grass withered by the tombstone
In the afternoons
my platoon passes through berry hills
berryflower hills infinitely long in the afternoons
Berryflower violet
endlessly purples the desolate afternoons
Looking at the torn shirt shoulder
I sing
in the flower’s color
“My shirt is torn by the seam
My wife died
My mother has not yet mended it.”
TĐH translated
(June 13, 1998, March 2, 2000; March 18, 2010)
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.
Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ” bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..
Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi: -Thầy có thích ăn sim không ? Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuốn sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ….Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng. -Thầy ăn đi. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: -Ngọt quá.
Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!
Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….
Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”. Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long,huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!
Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.
Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.
Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn….Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng có em chưa biết nói “Khi tóc nàng đang xanh …” …Tôi về không gặp nàng…
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.
Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chổ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : Chiều hành quân, qua những đồi sim Những đồi sim, những đồi hoa sim Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt Và chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
Đến vụ Nhân văn Giai phẩm
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông … Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chổ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?
Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi…
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Phần 2: Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ…
Vợ nhà thơ Hữu Loan – Bà Phạm Thị Nhu
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955.
Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền.
Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no….Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai , 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác , nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.
Vãn nhật đê hà ỷ
Tình sơn viễn họa mi
Xuân thanh hà bạn thảo
Bất thị vọng hương thì
Hàn Tông
Dịch nghĩa
Sông tạnh chiều cuối xuân nhớ bạn
Ráng trời chiều rực rỡ ở lưng trời
Núi xanh biếc xa quanh vòng như lông mày
Cỏ xuân tươi mượt bên bờ sông
Bây giờ không phải là lúc nhớ quê
(Đừng nhớ quê nữa, hãy xem cảnh đẹp trước mắt!)
Chú Thích
Hoạ mi: Núi chập chùng quanh vòng ở chân trời hình cong vòng như lông mày
Ý
Ngồi ngẩng nhìn hoàng hôn rơi rụng, phong cảnh xa xa, ráng chiều thắm đỏ, dãy núi trước mắt chập chùng mờ nhạt, lượn hình như lông mày phơn phớt của các nàng mỹ nữ, cúi đầu trông thấy cỏ cây bên bờ ao xanh mượt. À, phong cảnh hữu tình, đẹp như thế thì phải ngắm chớ, dẹp đi cái nỗi nhớ quê đi …Ừ, phải ngắm cảnh đi…mắt thì nhìn nhưng lòng thì nhớ quê nhà da diết!
Phim kể về “quá trình hình thành và phát triển” của 1 gia đình, kể từ khi 2 vợ chồng quen nhau và cưới được nhau, đến khi có con, rồi trọng tâm là lúc gia đình bị bắt về trại tập trung Do Thái của phát xít Đức. Và người cha đã làm mọi cách, kể cả hy sinh mạng sống của mình để không những giữ được tính mạng cho con trai mình, mà còn giữ cho tâm hồn của cậu bé được trong vắt, không bị vởn đục bởi tội ác phát xít, bởi chiến tranh. Và cách của người cha là gì, anh ta đã nói với đứa con rằng bị bắt vô đây chỉ là 1 trò chơi, mỗi ngày sẽ có tính điểm, và phần thưởng sẽ là 1 chiếc xe tăng. Xem phim mới thấy cuộc sống vẫn luôn tươi đẹp ngay cả khi nó khắc nghiệt đến cùng cực, vấn đề là ở thái độ của mình với nó. Diễn viên đóng vai người cha cực kỳ hay. Phim này đã giành 3 giải Oscar vào năm 1999, trong đó có giải phim nước ngoài hay nhất và nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
Andy, một nhân viên ngân hàng tài năng, bị kết tội giết vợ và tình nhân của cô, và bị kết án tù chung thân tại nhà tù Shawshank khét tiếng. Cuộc sống ở nhà tù cay nghiệt và khốn khổ, tuy nhiên, niềm tin, hy vọng, và sự bình thản, mạnh mẽ trước mọi khó khăn của Andy đã mang đến một sinh khí mới cho các tù nhân. Andy kết thân với Red – 1 “kỳ cựu” ở nhà tù này. Tình bạn của hai tù nhân mang lại những câu chuyện bất ngờ, thú vị và vô cùng cảm động về tình người, về niềm tin và sự vươn lên. Phim tuy không được giải Oscar do chiến dịch quảng bá yếu ớt, và không được công chúng đón nhận lúc ra mắt (vì đã bị “Forrest Gump” cùng thời điểm làm lu mờ), nhưng sau đó, phim đã lấy lại được sự yêu mến của giới phê bình và khán giả, là một trong những DVD được mua và thuê nhiều nhất và luôn đứng đầu trong danh sách phim hay trên trang web uy tín IMDB
Một bộ phim giản dị, như câu slogan giản dị của nó vậy : “Love is actually around us”. Lấy bối cảnh Mùa Giáng sinh, Mùa yêu thương, phim xoay quanh câu chuyện của nhiều nhân vật, xoay quanh TÌNH YÊU. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu nam nữ, mà còn là tình gia đình, tình bạn bè, tình người…Tình yêu trong phim không phải lúc nào cũng trọn vẹn, nó cũng có những nước mắt, những hy sinh, những đau đớn…LOVE ACTUALLY mang lại những nụ cười hài hước, những nhói đau khe khẽ, những giọt nước mắt chia sẻ, hay nước mắt hạnh phúc. Hãy xem cùng gia đình, cùng bạn bè, cùng người yêu, hay đơn giản là cho một buổi tối một mình, để suy nghĩ về TÌNH YÊU và nhận thấy rằng nó thực sự ở quanh ta đấy bạn ạ.
Bạn nghĩ gì khi một cô con gái đi kiện cha mẹ của mình vì đã “xâm phạm” cơ thể của cô bé khi không được sự cho phép. Đừng vội nghĩ xấu nhé. Vì cô con gái đó được sinh ra một cách cố ý, để cứu sống người chị bị ung thư máu của mình. Từ nhỏ, cô bé đã phải chịu đau, chịu mổ, chịu rút tủy để chữa trị cho chị mình, và đang đứng trước tương lại không thể chơi thể thao mạnh, không sinh hoạt bình thường vì cần thay thận cho chị. Phim bắt đầu như thế. Xoay quanh sự kiện ấy, ta được du hành từ quá khứ đến hiện tại của gia đình nhỏ bé ấy, từ lúc cô con gái đầu bị chứng bệnh ác nghiệt kia. Và qua những tâm sự, những suy nghĩ của các thành viên trong gia đình, những hồi ức, kỷ niệm, những biến cố, ta càng hiểu hơn về tình cảm khắng khít họ dành cho nhau, và phải bật khóc vì cảm động, vì đau xót, tiếc nuối…Tuy rằng hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng ta vẫn cảm nhận được khát vọng, tình yêu, và niềm lạc quan trong gia đình nhỏ ấy. Phim được làm từ cuốn tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Jodi Picoult
5. The Holiday
Thông tin phim :
Một bộ phim nhẹ nhàng, nhưng không kém phần ý nghĩa. Phim nói về hai cô gái – một ở Mỹ, một ở Anh – đang gặp “trục trặc” trong tình yêu,họ gặp nhau trên Internet qua trang web đổi nhà, và quyết định đổi nhà cho nhau một thời gian. Chính trong chuyến đi này, hai người đã tìm lại được niềm vui, niềm tin yêu trong cuộc sống và tìm được một nửa đích thực của đời mình.
6. Forrest Gumpvà The Curious Case of Benjamin Button
Tại sao tôi lại đưa hai phim này vào cùng một mục, đó là vì những điểm tương đồng giữa chúng. Nhân vật chính của phim đều là những người “không bình thường”. Nếu như Forrest Gump là một người bị thiểu năng, thì Benjamin Button lại là một dị nhân – sinh ra trong một thân thể của ông già, và khi số tuổi càng tăng, thì thân thể của Benjamin lại ngày càng trẻ lại. Hai người đều lạc loài trong xã hội, nhưng họ không vì thế mà buồn phiền, mà họ luôn vươn lên, tìm cách sống sao cho ý nghĩa và trọn vẹn nhất đời mình. Benjamin Button còn cho ta bài học về thời gian – thời gian không bao giờ đủ, chính vì thế ta cần quý trọng từng giây từng phút của cuộc sống này.
Thế giới điện ảnh rất bao la và còn rất nhiều bộ phim ý nghĩa chờ bạn khám phá.
Còn bạn, bộ phim nào để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn và “nhắc nhở” mình cần “Tư duy tích cực mỗi ngày” ?
Carrot and stick là một thành ngữ trong tiếng Anh chỉ đến một chính sách kết hợp giữa thưởng và phạt để tạo ra định hướng các hành vi sao cho đúng đắn. Ví dụ như hồi chúng ta đi học mẫu giáo nếu ngoan thì cuối tuần được thưởng phiếu bé ngoan, nếu làm sai và học không tốt thì sẽ bị cô giáo nhắc nhở.
Ở mức độ quản lý xã hội, cái gậy có thể hiểu như là những quy định về việc vi phạm, như là nếu như một người đi xe vượt đèn đỏ thì bị phạt 200 ngàn đồng, nếu doanh nghiệp trốn thuế thì theo quy định của bộ Tài chính có thể bị phạt gấp 5 lần số thuế bị trốn. Củ cà-rốt nôm na là sự công nhận các nỗ lực của cá nhân hoặc tập thể nào đó dưới dạng bằng khen, phần thưởng hoặc ưu đãi, nhằm khuyến khích các cá nhân và tập thể đã có những hoạt động tích cực, không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn góp phần phát triển cộng đồng.
Vì vậy một chính sách tốt cần có sự cân bằng giữa cái gậy và củ cà-rốt. Ví dụ một doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ mỗi năm, tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho thành phố, đóng góp vào các hoạt động tài trợ cho giáo dục và bảo vệ môi trường. Vậy ngoài việc không bị cái gậy “rờ” tới, thành phố cũng nên có chính sách hoặc các chương trình cụ thể để tôn vinh doanh nghiệp.
Việc trao củ cà-rốt sẽ ít nhiều có tạo nên một hình ảnh tốt trong cộng đồng các doanh nghiệp của khu vực đó, và tạo nên một môi trường thi đua lành mạnh để ai cũng có được củ cà-rốt. Tuy vậy nhiều chương trình tôn vinh doanh nghiệp hay cá nhân ở Việt Nam hiện nay đang bị dùng làm công cụ PR theo nhiều nghĩa. Chắc chắn đó không phải là một củ cà-rốt mà chúng ta mong muốn. Việc xem xét trao củ cà-rốt phải thật khách quan và dân chủ, như vậy mới có thể khuyến khích cộng đồng tiếp tục có những cố gắng tuân thủ luật pháp và phát triển xã hội.
Tương tự như vậy trong một nhóm nhỏ, khen thưởng cần rõ ràng và cụ thể. Chúng ta nên tạo ra nhiều giải thưởng khác nhau để công nhận những cố gắng của mỗi cá nhân, chứ không chỉ có 3 giải truyền thống Nhất, Nhì, Ba nữa. Ví dụ chúng ta có thể trao các giải sau sau khi các nhóm làm việc hoàn thành xong một dự án:
– Trưởng nhóm xuất sắc nhất
– Thành viên sáng tạo nhất
– Thành viên năng nổ nhất
– Thành viên thân thiện nhất
– Thành viên vui tính nhất
– Nhóm hiệu quả nhất
– Nhóm tiết kiệm nhất
vv…
Vì sao ư? Vì tất cả những yếu tố này đều quan trọng cả, sáng tạo, thân thiện, vui vẻ, tiết kiệm, hiệu quả….là những đức tính mà chúng ta hướng tới để tạo thành một nhóm hoàn hảo. Và chúng ta hiểu rằng mỗi cá nhân có một tài năng nhất định, mỗi một tài năng đó sẽ đóng góp tạo thành một khối vững chắc. Và điều quan trọng là, một sự công nhận nhỏ thôi cũng giúp cho các thành viên thấy hạnh phúc vì nỗ lực của mình, dù mang lại kết quả to hay nhỏ, đã được mọi người hiểu, vì thế mà họ càng cố gắng hơn những lần sau.
Vậy nếu muốn nhóm của mình ngày càng làm việc hiệu quả và tích cực, bạn hãy nhớ trao thêm nhiều củ cà-rốt nữa nhé.
Zenkai, con trai của một người hiệp sĩ đạo, đến Edo và được nhận vào làm hầu cận cho một quan chức lớn. Zenkai yêu vợ viên quan này và bị khám phá. Để tự bảo vệ, Zenkai giết viên quan. Rồi bỏ trốn cùng với vợ ông ta.
Cả hai sau đó trở thành ăn trộm. Nhưng người đàn bà quá tham lam đến nỗi Zenkai dần dần ghê tởm bà ta. Cuối cùng, Zenkai rời bà ta và đi thật xa, đến thành phố Buzen, nơi Zenkai trở thành một vị sư khất thực.
Để chuộc lại tội lỗi quá khứ, Zenkai quyết định làm một việc thiện nào đó trong đời. Biết có một con đường nguy hiểm băng qua đỉnh núi làm nhiều người chết và mang thương tật, Zenkai quyết định đào một đường hầm xuyên núi tại đó.
Ban ngày khất thực, ban đêm Zenkai đào đường hầm. Sau 30 năm, đường hầm dài 2280 feet (695 m), cao 20 feet (6,1m), và rộng 30 feet (9,15m).
Hai năm trước ngày hoàn thành, người con trai của vị quan Zenkai đã giết, nay là một kiếm sĩ tài giỏi, tìm ra được Zenkai và đến để giết thiền sư trả thù cha.
“Tôi sẽ tình nguyện trao mạng cho cậu,” Zenkai nói. “Chỉ để tôi làm xong việc này đã. Ngày nào xong, cậu có thể giết tôi.”
Vậy cậu con đợi ngày đó đến. Vài tháng trôi qua và Zendai vẫn tiếp tục đào. Cậu con chán ngồi không chẳng làm gì và bắt đầu phụ Zenkai đào. Khi đã giúp Zenkai được một năm, cậu con bắt đầu ngưỡng mộ ý chí và tính cách của Zendai.
Cuối cùng đường hầm hoàn thành và mọi người có thể dùng nó và đi lại an toàn.
“Bây giờ chặt đầu tôi đi,” Zendai nói. “Việc của tôi đã xong.”
“Làm sao tôi chặt đầu của thầy của tôi được?” cậu trai trẻ hỏi với đôi mắt đẫm lệ.
.
Bình:
• Đồ tể buông đao thành Phật.
Nếu bạn chưa cướp vợ giết chồng, thì bạn vẫn còn nhiều hy vọng. Hãy vững tin vào Phật tánh tiềm tàng trong mình.
Nếu bạn đã “xóa sổ” một người vì xấu xa tội lỗi gì đó, hãy nghĩ đến Phật tánh tiềm tàng trong người đó. Nếu bạn nghĩ là người đó không có Phật tánh, thì bạn cũng không có Phật tánh.
• Tâm Phật tự nhiên chuyển hóa tâm sân.
• Trong khi đào đường hầm để giúp người đi từ bên này núi qua bên kia núi, Zenkai cũng giúp độ chàng kiếm sĩ trẻ đi từ bên này bờ đến bên kia bờ của giòng sông sân hận đau khổ
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.
The Tunnel
Zenkai, the son of a samurai, journeyed to Edo and there became the retainer of a high official. He fell in love with the official’s wife and was discovered. In self-defence, he slew the official. Then he ran away with the wife.
Both of them later became thieves. But the woman was so greedy that Zenkai grew disgusted. Finally, leaving her, he journeyed far away to the province of Buzen, where he became a wandering mendicant.
To atone for his past, Zenkai resolved to accomplish some good deed in his lifetime. Knowing of a dangerous road over a cliff that had caused death and injury to many persons, he resolved to cut a tunnel through the mountain there.
Begging food in the daytime, Zenkai worked at night digging his tunnel. When thirty years had gone by, the tunnel was 2,280 feet long, 20 feet high, and 30 feet wide.
Two years before the work was completed, the son of the official he had slain, who was a skillful swordsman, found Zenkai out and came to kill him in revenge.
“I will gived you my life willingly,” said Zenkai. “Only let me finish this work. On the day it is completed, then you may kill me.”
So the son awaited the day. Several months passed and Zenkai kept digging. The son grew tired of doing nothing and began to help with the digging. After he had helped for more than a year, he came to admire Zenkai’s strong will and character.
At last the tunnel was completed and the people could use it and travel safely.
“Now cut off my head,” said Zenkai. “My work is done.”
“How can I cut off my own teacher’s head?” asked the younger man with tears in his eyes.