Thứ năm, 18 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

I like the flowers
, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

Tâm gương soi, Danh Ngôn, song ngữ, Mỗi Ngày Một Danh Ngôn.

Ăn cháo đá bát , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Thay đổi để có điều mới , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hồng Hải.

Đức tin, Danh Ngôn, song ngữ, chị Hoa Trang.

Cô đơn, Thơ, anh Trần Vân Hạc.

Bài ca tuổi, Thơ, chị Vivian Hoàng Nhất Phương.

Tâm sự nhỏ của tôi , Chuyện Phố, Teen Talk, chị Thảo Vi.

Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ ra sao?, Văn Hóa, Nước Việt Mến Yêu, anh Trần Đình Hoành.

Tĩnh tâm ban đêm: Kiểm điểm một ngày, Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển.

Ba đức tính để thành công, Trà Đàm, Kỹ Năng Tìm Việc, chị Hoàng Khánh Hòa.

Chiến binh của nhân loại, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.
.

Scholarship, Grants & Jobs

ICI Call For Proposal on Climate Protection Projects in developing, newly industrialising and transition countries

The Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation and Nuclear Safety (BMU) to launch the International Climate Initiative (ICI) in 2008. It strengthens Germany’s bilateral cooperation with developing, newly industrialising and transition countries in the field of climate protection and supports the ongoing negotiation process for a comprehensive global climate agreement.

The International Climate Initiative supports climate protection projects in developing, newly industrialising and transition countries (“partner countries”) and complements the Federal Government’s existing international, multi- and bilateral cooperation. The projects are geared towards the needs of the partner countries and are intended to support them in climate protection, especially reducing greenhouse gases, improving adaptability to the consequences of climate change and conserving and sustainably using climate-relevant areas which merit protection.

Readmore:

The Goi Peace Foundation_International Essay Contest

The United Nations has designated 2001-2010 as the “International Decade for a Culture of Peace and Non-Violence for the Children of the World” and 2005-2014 as the “United Nations Decade of Education for Sustainable Development.” Additionally, 2010 celebrates the International Year of Youth as well as the International Year for the Rapprochement of Cultures. Young people are encouraged to participate in these global initiatives and play a leading role in promoting peace and understanding among all cultures.

Theme: “MY ROLE IN CREATING A PEACEFUL WORLD”What is your vision of a peaceful and harmonious world? What can you and the young people of the world do to realize that vision?

Readmore:

.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

I Like the Flowers

Chào các bạn,

Buổi sáng nghe một bản nhạc vui vui dễ thương để bắt đầu một ngày. 🙂

“I love the Mountains” (Tôi Yêu Núi Rừng) là một bản dân ca Mỹ rất giản dị và dễ thương.

Tôi yêu núi rừng
Tôi yêu những dãy đồi cuồn cuộn
Tôi yêu hoa
Tôi yêu thủy tiên
Tôi yêu ngồi bên lửa
Khi trời sẫm tối

Gần đây công ty nhạc trẻ em Beat Boppers Children’s Music phát hành bản nhạc này dưới tên I Like the Flowers (Tôi Thích Hoa), đổi chữ Love thành Like, và đảo ngược hai câu hát từ dưới lên trên, để mở đầu bằng I like the flowers thay vì I love the mountains.

Thế là bản nhạc dân ca người lớn, trở thành thịnh hành cho trẻ em!

Dưới dây là lời ca cho trẻ em, sau đó là lời dân ca nguyên thủy, và video rất vui và dễ thương cho trẻ em và những người lớn với quả tim con nít 🙂 Mời các bạn thưởng thức.

Chúc mọi người một ngày tươi trẻ ! 🙂

Hoành
.

I Like the Flowers

I like the flowers
I like the daffodils
I like the mountains
I like the rolling hills
I like the fireside
When the lights are low
Boom de-ah-da
Boom de-ah-da
Boom de-ah-da
Boom de-ah-da

Lời dân ca nguyên thủy “I Love The Mountains”

I love the mountains I love the rolling hills, I love the fountains, I love the daffodils, I love the fireside, When all the lights are low. Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da.

I love the Rockies I love the lakes and plains, I love the desert, I love the falling rains, I love the redwood firs, The golden eagle and all the birds. Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da.

I love Mt. Rushmore, I love Niagra Falls, I love the Grand Canyon, I love when thunder calls, I love the starry night, When Lady Liberty Shines her light. Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da, Boom-dee-a-da. Boom.

I Like the Flowers – by Beat Boppers Children’s Music

Cô đơn

Anh một mình giữa chốn phồn hoa
Ngơ ngác lá xuân về không em nhỏ
Muôn chồi biếc thắp ngời lên ngọn lửa
Đâu mắt em trong nụ biếc xanh xa

Từng đôi. Từng đôi… dạo bước bên hồ
Sao mình anh bơ vơ lạc lõng
Lá vô tư nghiêng cả chiều cô độc
Trút sương lạnh vào lòng anh cô đơn

Nếu cuộc đời mãi mãi không em
Sẽ còn lại những gì trong cuộc đời còn  mất
Em từng bên anh – người thân yêu nhất
Xuân chín rồi đợi mãi vẫn không em ?

Anh hỏi gió, gió khẽ rùng mình
Xao xác lá hơi thở dài vụng dại
Xuân đâu biết trong lòng anh ấm mãi
Phút  tuyệt vời em trao khi chia xa

Có phải trời muốn thử thách đôi ta
Bao cách trở trên dương trần mưa gió
Dẫu cuối trời một vì sao lấp lóa
Bến chờ nào yêu trong mắt yêu

Thành phố đêm nay ngơ ngác chín chiều
Con ngõ nhỏ hun hút dài trống vắng
Tiễn em đi sao lòng không yên lặng
Ánh sao buồn đau nỗi nhớ thương

Anh đợi chờ thao thức hàng đêm
Chỉ một mình thôi đâu cần ai chia sẻ
Bởi yêu em anh độc hành lặng lẽ
Dấu mình vào trong tiếng thở dài đêm

Trần Vân Hạc

Bài ca tuổi

Anh hát tình ca đêm hai mươi
Cả một hồn thơ thức ngộ cười
Du dương cầm phổ âm phới phới
Em về ngơ ngẩn phím loan rơi

Anh mộng sơn hà ba mươi xuân
Trùng dương sóng biếc phủ ân cần
Đường xa hải lý buồn mê mẩn
Lòng em chiếc bách lệ hồ ngân

Vừa đúng bốn mươi anh chơi vơi
Trầm thăng vận nước khóc thương đời
Hoàng hôn phố núi sầu giăng sợi
Em từ cổ tích gọi anh ơi

Thành vách mờ sương anh năm mươi
Rừng thiêng lá rụng cuối chân trời
Huyền cung mộ khúc ngàn năm đợi
Câu hát ngày xưa có trọn lời

Vivian HoàngNhấtPhương
1:28pm Thứ Năm ngày 08 tháng 10 năm 2009

Tâm Sự Nhỏ Của Tôi

Tôi không định viết nên những dòng này, nhưng tôi chợt nghĩ có thể việc chia sẻ với mọi người sẽ giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn, sau một chuyện tưởng chừng thật khó đối diện đã xảy ra với mình.

Tôi có một niềm đam mê được hình thành từ hồi còn là cô học sinh lớp 6, và nó được nuôi lớn từng ngày cho đến tận bây giờ, với biết bao kỉ niệm vui buồn mà tôi vẫn luôn nhớ. Niềm đam mê ấy chính là sưu tập sách, báo thành một thư viện mini của riêng tôi. Không những chỉ là do sở thích đã khiến niềm đam mê đó được ấp ủ, mà tôi còn có khát khao rằng một ngày nào đó, chính bản thân mình sẽ sở hữu một thư viện sách khổng lồ để làm giàu vốn tri thức cho tôi và tất cả mọi người xung quanh. Điều đó, nghe có vẻ thật xa vời, bạn nhỉ, nhưng nhờ một câu nói: “Đừng bao giờ để người khác lấy đi ước mơ của mình. Hãy làm theo những gì trái tim mách bảo!”, tôi tự nhủ phải luôn tin tưởng vào sức mạnh và lòng quyết tâm hiện thực hoá ước mơ ấy của bản thân. Và tôi mong một ngày nào đó, ước mơ ấy sẽ trở thành sự thật…

Những dòng kí ức ùa về, không theo bất cứ một trật tự lô-gic nào, có một cô bé thích đọc truyện chữ từ rất nhỏ. Ngoài những cuốn truyện tranh hiếm hoi được ba mua cho vì hồi đó gia đình còn rất khó khăn, em vẫn thường chờ đến những dịp đặc biệt trong năm để được ba mua cho những cuốn truyện cổ tích nổi tiếng thế giới như Andersen, Grim, Nghìn lẻ một đêm,…hoặc chờ bạn bè đọc xong lại mượn về nghiền ngẫm. Cô học sinh lớp ba ấy, vẫn có lúc trốn mẹ nhịn quà sáng để mua sách truyện về đọc và cất giữ, nâng niu như những báu vật. Rồi khi lên lớp 6, khi lần đầu tiên được lật mở những trang báo Hoa Học Trò còn mùi mực thơm và mùi giấy mới tinh, cô bé đã say mê ngay lập tức và ước mơ sau này lớn lên trở thành nhà văn, nhà báo xuất sắc cũng được nhen nhóm từ đó. Ngày ngày sau khi tan học, em lại hớn hở chạy ngay ra sạp báo, tìm mua những cuốn báo thật hay và phù hợp với lứa tuổi để trau dồi thêm khả năng viết lách và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Em có một người bạn gái thân cũng đồng sở thích ấy, đôi bạn chung lớp cùng giúp nhau học tập và chia sẻ những vui buồn, những cảm nhận qua mỗi tờ báo, cuốn sách mình sở hữu. Tủ sách báo của hai cô bé cũng ngày càng phong phú, đa dạng cả về số lượng lẫn thể loại, và tình bạn cũng lớn dần lên như thế!

Ba mẹ em nhận ra niềm đam mê có ích của em nên rất ủng hộ, sắm hẳn cho em một tủ kính khá lớn để em lưu giữ những “báu vật” ấy của mình, có cả khoá để sách báo không bị bụi bẩn dính vào hay bị thất lạc. Những cuốn truyện, sau khi đọc xong, em đều sắp xếp theo từng mục rõ ràng với cơ man là truyện tranh Cô tiên xanh, Thần đồng đất Việt, Đoremon, Harry Porter…Truyện cổ tích, truyện ngắn thiếu nhi dù đã đọc xong từ lâu nhưng em vẫn dành một góc trang trọng cho chúng trong thư viện của mình, tự nhủ sau này các em của mình lớn lên sẽ được thừa hưởng “gia tài” tí hon từ chị gái mình.

Thời gian trôi qua, em càng lớn và sở thích, nhu cầu đọc sách báo vẫn không hề giảm đi, mà ngược lại còn phục vụ thiết thực hơn cho việc học tập của mình. Em tự tiết kiệm tiền, đôi lúc còn được ba mẹ “tài trợ kinh tế” để tiếp tục làm giàu thư viện của mình. Mỗi tờ báo, cuốn sách mua về, em lật mở từng trang nhẹ nhàng và đọc thật kĩ, suy ngẫm thật lâu. Gấp chúng lại, em miết thật khéo léo để giữ mới được lâu, và đặc biệt em không cho mượn một cách tuỳ tiện, bừa bãi, nên đôi khi bị tụi bạn bảo là kĩ tính, nhưng em chỉ cười trừ mà không thanh minh. Bởi trong thâm tâm em rõ nhất một điều, những cuốn sách, những tờ báo kia, không phải là em dễ dàng mua được, mà em phải chọn lọc và sưu tập chúng phù hợp với túi tiền và điều kiện của gia đình mình. Em thậm chí đôi khi còn phải hi sinh những sở thích khác của một cô bé mới lớn như chuyện quần áo, kẹp tóc, giày dép hay thậm chí cả những buổi đi chơi để theo đuổi một cách trọn vẹn nhất thứ mà mình đam mê. Em biết rằng ba mẹ đã dành hết tất cả sự quan tâm, yêu thương để ủng hộ con gái mình hình thành những thói quen, những sở thích đúng đắn. Em cảm thấy rất hạnh phúc và may mắn khi tuổi thơ mình được gắn bó với những tri thức, những vốn hiểu biết do chính mình thu thập được, chứ không phải là hoàn toàn đi vay mượn từ người khác. Đó chính là những tinh hoa văn hoá mà cả nhân loại đã góp công sức để đem lại cho mỗi con người, để giáo dục tính cách và tâm hồn họ từ ngày hôm qua, đến ngày hôm nay và mãi mãi mai sau…

Cô bé ngày nào trong những mảnh kí ức rời rạc nhưng vẫn rõ nét ấy, giờ đã là một nữ sinh năm cuối thời trung học. Phút giây nhớ lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ khiến tôi mỉm cười một mình, nhưng chính chúng cũng làm nỗi buồn trong tôi dai dẳng. Có một chuyện không may xảy ra với tôi cách đây gần một tuần làm tôi áy náy, trăn trở mãi. Vì một số lí do, thư viện mini của tôi giờ đã bị mất đi hơn một nửa số lượng sách báo mà chúng đã gắn bó với tôi suốt thời gian qua, như một người bạn tinh thần thân thiết nhất. Chúng dường như là một phần của con người tôi, và khi chúng biến mất, tôi có lẽ cũng mất đi một nửa tâm hồn mình. Tôi đã thất vọng, rất nhiều, và nhận ra dòng thời gian trôi đi đôi lúc khiến con người ta mất đi nhiều thứ. Sẽ không đáng nói nếu chúng chỉ là những vật chất bình thường, vì quy luật tất yếu là không có thứ vật chất nào có khả năng tồn tại mãi mãi. Nhưng khi ta là con người, thì bằng mọi cách, có những giá trị tinh thần mà ta không thể nào đánh mất. Thế nhưng tôi đã đánh mất, những điều thật sự quan trọng với bản thân mà dường như lại không hề hay biết. Đến khi một điều gì đó xảy ra, tôi mới trở về với thực tại phũ phàng ấy. Tôi biết trong tôi chưa bao giờ đánh mất niềm đam mê của mình, nhưng tôi đã không còn toàn tâm toàn ý với nó như trước nữa. Tôi tự hỏi có phải vì guồng quay chóng mặt của một xã hội đang ngày càng đổi thay, nên dù không muốn, mình vẫn phải thay đổi! Tôi vẫn sưu tầm báo, nhưng số lượng ngày càng giảm rõ rệt, chỉ còn duy trì những ấn phẩm quen thuộc. Thậm chí khi chúng được mua về, tôi không còn háo hức muốn khám phá như trước, mà chỉ mua như một thói quen khó bỏ, để rồi chúng nằm khuất lấp trong một góc nào đó của giá sách, hay bị đứa em trai nghịch ngợm của tôi phá tan tành, và tôi vẫn phải chấp nhận vì nó là trẻ con. Phải chăng vì là học sinh lớp 12, quá bận rộn với chuyện học hành, với những áp lực khác của cuộc sống đến mức đôi lúc còn bị thiếu ngủ, nên tôi bỏ quên chúng sao? Tôi nhận ra mình dường như đã sai, và nhận thấy ngọn lửa đam mê ấy vẫn âm ỉ cháy trong lòng. Hàng ngày tôi vẫn dành khoảng 15 phút để đọc sách, báo, để nhìn ngắm lại gia tài quý giá nhất của mình. Tôi thực sự hụt hẫng và thấy thật có lỗi, giá như tôi quan tâm đến chúng hơn, thì giờ đây không phải chứng kiến cảnh tủ sách chỉ còn một nửa, và bị xáo trộn lung tung, sách báo bị hư hại nhiều mà không rõ nguyên nhân. Tôi lặng lẽ thu dọn lại chúng, sắp xếp gọn gàng và nhìn thấy những giọt nước mắt khẽ rơi xuống những tờ bìa báo, phản chiếu qua tấm gương chiếc tủ kính.

Nhưng tôi quyết tâm không từ bỏ! Qua giai đoạn gấp rút ôn thi này cho những bước ngoặt sắp tới của cuộc đời, tôi sẽ trở lại là chính mình. Tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình kiếm tìm tri thức hay qua những cuốn sách ở những cửa tiệm, sạp báo thân thuộc. Và dẫu cuộc đời có đưa tôi đến một ngã rẽ nào đi chăng nữa, thì chắc chắn những cuốn sách, những tờ báo ấy vẫn sẽ mãi là người bạn đồng hành tin cậy và tâm lý nhất của tôi-những người bạn chưa bao giờ cất tiếng nói, nhưng lại không ngừng tiếp cho tôi sức mạnh tinh thần và nguồn dưỡng chất để tâm hồn tôi lớn lên, để tôi có thể trưởng thành. Tôi nhận ra rằng, bản thân mình đừng quên đi những khó khăn trước mắt, mà hãy nhìn thẳng vào chúng, và tôi sẽ biết rằng đơn giản, mọi điều tồi tệ rồi sẽ đi qua, và cuộc sống vẫn tiếp tục.

Tôi tin rằng có những thứ trong tôi chưa bao giờ thay đổi, chỉ là vì mình sống quá nhanh, quá gấp gáp cho kịp nhịp đập của cuộc sống, nên chúng chỉ ngủ quên ở đâu đó trong miền tâm tưởng của mình mà thôi. Niềm đam mê và ước mơ ngày nào của tôi, tôi biết nó vẫn chảy trong từng mạch máu của mình, không có chúng, tôi có thể sẽ chết vì hao kiệt tâm hồn. Bởi vậy, tôi sẽ cứ để cho chúng tạm thời cháy âm ỉ và hoà quyện chung với những niềm riêng khác. Biết đâu nhờ những phút giây đượm nỗi buồn và đầy suy tư về cuộc sống này, ngọn lửa đam mê lại bùng cháy mạnh mẽ, và đem lại cho tôi nhiều gấp ngàn lần những thứ mà tôi đã đánh mất!
Dù sớm hay muộn, hãy tạo nên một sự thay đổi. Bởi cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi! Tôi lắng nghe thấy những lời thì thầm đó từ trái tim mình…

Thảo Vi

Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ ra sao?

Chào các bạn,

Cồng Chiêng và một nét văn hóa thiêng liêng của Tây Nguyên và là di sản văn hóa nhân loại như UNESCO công nhận.  Văn hóa Tây Nguyên thường được viết và đọc như là vấn đề riêng của các bộ tộc Tây Nguyên.  Nhưng, Tây Nguyên là Việt Nam và văn hóa Tây Nguyên là văn hóa Việt Nam.  Chúng ta cần cùng quan tâm với anh chị em Tây Nguyên.

Bài tường trình về buổi thảo luận sau đây có nhắc đến chị Linh Nga của chúng ta trong đó–một tiếng nói chính cho Tây Nguyên.  (Cám ơn, chị Linh Nga)

Sau đó là một câu chuyện cảm động mình tình cờ đọc được trên Nhân Dân về  tình cảm cả  đời cho đến lúc chết của  Già E Mướt ở  Chư M’gar (Đắc Lắc) đối với cồng chiêng.

Mến,

Hoành

.


Sau festival này, cồng chiêng sẽ ra sao?

(VietNamNet)-Nhà nước chi nhiều tiền để bảo tồn cồng chiêng, nhưng đã có ai hỏi ý kiến bà con xem họ nghĩ thế nào chưa?

Mô tả ảnh.
Chiêng trong lễ bỏ mả ở làng Phung (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai)

Truyền dạy cồng chiêng để làm gì?

Cũng đồng thuận với việc phải bảo vệ các nghệ nhân, nhưng TS Lê Thị Minh Lý, Cục phó Cục Di sản văn hóa lại nhắc hội thảo nhớ đến một đối tượng trung tâm rộng lớn hơn nhiều là cộng đồng chủ thể của di sản, bởi chính họ mới quyết định họ muốn giữ cái gì và giữ như thế nào? Các nhà khoa học hay nhà quản lý đều không thể áp đặt họ nếu họ không muốn. Theo TS Lý, xu thế đi ngược lại quá khứ, cố tìm ra “nguyên gốc” của di sản rồi mới bảo vệ là sai lệch với tinh thần của công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể. Việc tập huấn vì thế phải là tập huấn để cộng đồng nhận thức rõ về di sản của họ, cũng như việc kiểm kê di sản phải có sự tham gia của chính cộng đồng, để thông qua quá trình kiểm kê ấy, mỗi cộng đồng sẽ quyết định họ sẽ giữ không gian văn hóa cồng chiêng ra sao?

Ý kiến của TS Lê Thị Minh Lý được nhà nghiên cứu Linh Nga Niê Kdam bổ sung bằng một câu chuyện thực. Việc truyền dạy cồng chiêng diễn ra tại rất nhiều làng ở Tây Nguyên, già làng muốn truyền dạy, lớp trẻ cũng muốn học, nhưng học xong thì để làm gì? Không lẽ chỉ để khi nào có khách, có hội diễn mới đánh? Không còn môi trường cho cồng chiêng thì tôn vinh nghệ nhân hay truyền dạy cũng không khiến cồng chiêng sống được.

Không vì hại cồng chiêng mà không làm du lịch!

Nhiều đại biểu lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc đưa nghệ thuật cồng chiêng phục vụ du lịch, nhất là việc đưa các lễ hội có tính thiêng như lễ bỏ mả, lễ đâm trâu… ra sân khấu. Chưa kể, việc trình diễn sẽ “làm hư” lớp trẻ, khi họ chỉ học vài bài để trình diễn, chứ không đi sâu tìm hiểu bảo tồn, phát huy vốn cổ. “Đừng biến cồng chiêng thành đơn điệu, vô hồn, sân khấu hóa” là lời kêu gọi của nhiều đại biểu trong hội thảo.

Không đồng tình với quan điểm trên, TS Nguyễn Văn Lưu (Bộ VH-TT-DL) lại cho rằng du lịch sẽ dẫn dắt con người đến với di sản, tạo ra việc làm, nguồn lực tài chính, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của chính quyền, cộng đồng để bảo tồn phát huy văn hóa. “Không thể vì những tác hại của du lịch có thể tác động đến di sản (như suy giảm giá trị truyền thống, ô nhiễm môi trường văn hóa…) mà không làm du lịch. Chính quyền và cộng đồng chủ nhân di sản sẽ phải điều chỉnh để phát triển du lịch theo hướng bền vững“, TS Lưu kết luận.

Mặc quần jean, áo phông thì làm sao chơi cồng chiêng?

Chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất của hội thảo là việc phải ứng xử ra sao với sự biến đổi không thể ngừng lại của không gian văn hóa cồng chiêng. TS Nguyễn Hữu Thông, phân viện Viện Nghiên cứu VHNT Huế cho rằng phải chấp nhận sự thật khách quan, rằng cồng chiêng đã mất đi giá trị vật chất, tinh thần. Khi xưa cồng chiêng là gia sản của dòng họ, là uy tín của làng bản, còn bây giờ những giá trị đó đã được thay thế bằng nhà cửa, xe máy, tủ lạnh… Giá trị nghệ thuật của cồng chiêng chỉ thật sự cao khi gắn với đời sống tâm linh, khi tạo ra sự thông thiên trời đất với con người. “Mất đi tính thiêng ấy thì riêng âm nhạc cồng chiêng lại không phải là đỉnh cao gì ghê gớm. Cồng chiêng thiếu không gian thiêng sẽ như cá bị tách khỏi nước, chỉ còn là cá ươn, cá khô, cá chết”, TS Thông mạnh mẽ.

Ông Nguyễn Đức Tuấn (Văn phòng Bộ VH-TT&DL tại Đà Nẵng) thẳng thắn thừa nhận, với những cộng đồng không còn không gian, việc tổ chức lễ hội sẽ không có tác dụng. Mặc quần jean, áo phông thì làm sao chơi cồng chiêng? Đường đi qua địa phương nào thì thanh niên ở đó không còn tha thiết với trang phục dân tộc, âm nhạc dân tộc nữa. “Ta có xây nhà rông văn hóa cho bà con thì họ cũng không chăm chút. Họ xem đó như nhà sinh hoạt của nhà nước thôi“, đó là ông Tuấn còn chưa nói thẳng việc nhà rông “văn hóa” lợp mái tôn khác xa với nhà rông của bà con. Có đại biểu còn thẳng thắn nêu câu hỏi: “Sau festival này, cồng chiêng sẽ ra sao? Không lẽ festival chỉ là dịp gặp gỡ để vui vẻ?”.

Nhà nước không vào cuộc thì các nhà khoa học chỉ bàn cho vui thôi!

Giải pháp mà nhiều đại biểu đưa ra là ngoài việc làm chậm lại sự thay đổi của không gian văn hóa truyền thống với rừng, làng, giọt nước…, phải tạo ra không gian mới cho nghệ thuật cồng chiêng. Bà Linh Nga một lần nữa nhấn mạnh việc phải có những người nghiên cứu bản địa am hiểu văn hóa, hướng dẫn bà con để các cộng đồng tự ý thức về di sản rồi tự mình khôi phục những gì bà con muốn, hoặc giúp bà con tạo ra môi trường mới. “Nhà nước chi nhiều tiền để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, nhưng đã có ai hỏi ý kiến bà con xem họ nghĩ thế nào chưa? Ta kiểm kê cồng chiêng, nhưng có kiểm kê nhà rông, nhà dài, kiểm kê nghệ nhân, kiểm kê làng nghề không?”, TS Nga chất vấn.

Các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Canada đều khẳng định không thể đề cập đến tính nguyên bản của di sản trong việc bảo tồn, phải chấp nhận sự thay đổi với môi trường và chỉ có cộng đồng chủ thể của di sản khi nhận thức đầy đủ mới quyết định được họ sẽ muốn cồng chiêng thay đổi thế nào.

Nhiều nhà nghiên cứu của ta thực tế hơn lại băn khoăn nhiều đến vấn đề kinh phí, “nếu cộng đồng không đủ ăn, không biết chữ thì khó hy vọng họ bảo tồn và phát huy cồng chiêng” như lời TS Trương Bi.

Ông Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đưa ra hai kiến nghị rất được chú ý: Hội nghị có thể làm bản kiến nghị gửi UNESCO đề xuất tài trợ cho công tác giáo dục và tuyên truyền (trích từ quỹ di sản phi vật thể). Ngoài ra, nếu ta đã có những mô hình “hứa hẹn” bảo vệ thành công di sản phi vật thể, UNESCO sẽ hỗ trợ khoản tiền lớn hơn. “Năm nay chỉ có 2 nước đề xuất thôi, còn 1.7 triệu Euro của quỹ đang… bỏ không”, ông Châu “bật mí”.

Thật tiếc vì những ý kiến tâm huyết của hội thảo lại không được lãnh đạo cấp cao của tỉnh, của Bộ lắng nghe đến phút cuối. Như GS Tô Ngọc Thanh khẳng định: “Nếu nhà nước không vào cuộc thì các nhà khoa học ngồi đây bàn chỉ cho vui thôi“.

  • Khánh Linh

.

Chư M’ga: tìm lại tiếng chiêng

NDĐT- Trước cuộc sống có quá nhiều biến chuyển như hiện nay, việc gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại là điều không phải dễ dàng. Đối xử với những di sản văn hóa phi vật thể ở Tây Nguyên cũng vậy, rất cần những người có tâm huyết uốn nắn, định hướng… để nguồn mạch văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc mình không mai một và đứt gãy.

Khi bí mật trên dầm nhà hé lộ

Những anh chị làm công tác văn hóa lâu năm ở huyện Chư M’gar (Đác Lắc) kể: Người dân ở buôn Rai (xã Ea Tal) chẳng bao giờ quên “chuyện nhà” ông E Mướt xảy ra hồi cuối tháng 7 vừa rồi.

Chuyện rằng: Già E Mướt tuổi đã hơn tám mươi mùa rẫy. Ông nằm liệt giường cả tháng trời, cơm cháo gì nuốt cũng không trôi, thế mà vẫn không chịu nhắm mắt để về với “thế giới ông bà”. Con cháu trong nhà phải cơ khổ vì ông cứ chết đi, sống lại không biết bao nhiêu lần. Họ phải chạy vạy đủ cách, kể cả việc cầu xin Yàng, khấn vái thần linh để làm sao cho ông ra đi được thanh thản. Thế mà vẫn không được như ý nguyện, đôi mắt ông E Mướt cứ mở trừng trừng nhìn lên dầm nhà như khẩn khoản một điều gì đó cơ mật mà không thể nói ra.

Đã ba ngày trôi qua vẫn thế, hoảng quá anh Y Tiếp, con trai ông bắc thang trèo lên dầm nhà xem thử thì mới phát hiện một bộ chiêng cổ (7 cái) được bọc trong những chiếc bao tải cất cẩn thận. Y Tiếp đem xuống và mở ra từng chiếc chiêng đã lên màu đen trũi. Đôi mắt người sắp chết nhìn theo như ngấn lệ.

Biết đây là điều mong mỏi cuối cùng của ông già trước khi từ giã cõi đời này, mọi người không ai nói với ai lời nào, họ chỉnh tề ngồi vào vị trí của dàn chiêng và bắt đầu diễn tấu. Những âm thanh thiêng liêng ngân lên lúc trầm, lúc bổng trong không gian tưởng chừng như đông đặc lại và vô cùng huyền hoặc. Lúc đó, đôi mắt già Y Mướt mới từ từ khép lại và “yên ngủ” như thể không còn điều gì vướng bận nữa…

Chị H’Hoa (cán bộ Phòng VH-TT huyện Chư M’gar-Đác Lắc) bảo, sau câu chuyện cảm động và có sức lay động sâu xa này, mọi người tìm hiểu ra mới biết cách đây cả chục năm, khi cồng chiêng bị người ta bán đi không thương tiếc vì nhiều lý do: hoặc là đời sống kinh tế khó khăn, lễ hội thưa vắng dần nên không có môi trường để diễn xướng; hoặc là một bộ phận theo đạo Tin Lành nên không cần nó nữa, vì thế cụ E Mướt âm thầm cất giữ bộ chiêng quí truyền đời của mình mà không ai hay biết.

Đến khi bí mật trên được phát hiện mọi người mới hiểu ra một điều: di sản của cha ông cũng có lúc thăng trầm, dâu bể… song, không vì một lý do thường nhật nào đó mà dễ dàng mất đi. Nó được những người như già E Mướt bảo tồn và gìn giữ cho đến hơi thở cuối cùng, dù bất kỳ dưới hình thức nào.

Anh Y Nan, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Chư M’gar nói rằng, đến bây giờ con cháu cụ mới hiểu ra và thấm thía điều đó. Tiếng chiêng cũng như các giá trị văn hóa truyền thống khác ở vùng đất này như được tiếp thêm nguồn xúc cảm mới để ngân vang và thăng hoa thêm.

Câu chuyện đầy xúc động của gia đình già E Mướt được những người làm công tác văn hóa ở đây lấy làm gương cho lớp trẻ trong việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo tồn và gìn giữ vốn văn hóa cha ông. Và thật không ngờ nó có sức lay động đến thế, hầu hết thanh niên nam nữ ở các buôn làng đều hiểu ra ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong câu chuyện, nên tự nguyện tham gia nhiều lớp dạy đánh chiêng được tổ chức thường xuyên trên địa bàn.

Đến nay, Chư M’gar là một trong những huyện dẫn đầu về phong trào bảo tồn, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của tỉnh. Hầu hết các buôn làng đều thành lập được những đội chiêng trẻ để cùng với thế hệ cha anh họ, tự tin góp mặt trong những dịp hội hè của cộng đồng dân tộc mình tổ chức như một sự tiếp nối tiềm tàng và đáng trân trọng.

Ai sẽ lưu giữ ký ức?

H’Hoa tâm sự, đời sống kinh tế của bà con đã khá hơn trước rất nhiều. Vì thế qua nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng, số thành viên trong từng cộng đồng cũng tham gia ngày càng nhiều, càng thân thiết với nhau hơn. Bên cạnh cồng chiêng cùng nhiều nhạc cụ khác được mọi người chăm chút, hồi sinh… thì những làn điệu dân ca, dân vũ – vốn đã trở thành ký ức của người già cũng đang được thế hệ trẻ có tâm huyết sưu tầm, biên soạn và phổ biến trở lại.

Chẳng hạn như điệu múa cổ T’Lang Grư (chim Grư bay lên), Khớt H’gơr (hát múa trong nghi lễ bọc trống)… đã được H’Hoa và các chị H’Duôn, H’Nhé, H’Yang ở xã Ea Tul lĩnh hội từ những người già, hoặc lục lọi lại trong ký ức thời thơ bé để truyền dạy lại cho nhiều thiếu nữ ở các buôn làng. Chính những thiếu nữ này là “hạt nhân” ươm mầm và nhân rộng ra cho bạn bè cùng trang lứa.

Cô bé H’Lina vui lắm khi được các cô, bà mình truyền dạy cho những điệu múa tưởng chừng đã thất truyền. Cô bé thành thật : “Vòng xoang bình thường trong các dịp lễ hội thì ai cũng biết và múa được. Nhưng điệu múa cổ như T’Lang Grư, hay Khớt H’gơr… thì gần đây em mới biết nhờ theo học những lớp dân ca, dân vũ do chị H’Hoa dạy cho. Hóa ra dân tộc mình có điệu múa đẹp và kiêu hãnh đến thế.”.

Những cô gái trẻ trung, xinh đẹp trong tư thế vươn mình và xòe đôi bàn tay mềm mại như cánh chim Grư đang bay lên, chở đầy khát vọng và mơ ước của mình, của cộng đồng trên nền chinh T’Lang Grư nhún nhảy, nhuốm chút mơ màng…thì quả thật không gì có men say hơn thế. Ngược lại, Khớt Hgơr thì thành kính, dịu dàng trong từng bước chân, nét mặt đều hướng về một tâm điểm như để chia sẻ, nhận lấy mối đồng cảm và tri ân với cộng đồng, khiến bất kỳ ai có mặt cũng được yên vui, vỗ về.

Những bước nhảy ấy, họ không chỉ học được từ những bài học của cha ông mình, mà họ còn tích lũy, kế thừa bằng cả niềm đam mê và vốn hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về dòng chảy liền mạch của đời sống văn hóa mỗi cộng đồng từ ngàn xưa cho đến hôm nay.

Nguyễn Đình

Tĩnh tâm ban đêm: Kiểm điểm một ngày

Chào các bạn,

Dưới đây là lời dẫn giải của chị Marriane Williamson về tĩnh tâm buổi tối, khi một ngày đã qua đi và chỉ còn lại ta một mình, sắp sửa bước vào giấc ngủ và chuẩn bị cho một ngày mới.

Cái chết giống như giấc ngủ vậy. Ngày mai, ta sống trở dậy.

Khi cuối ngày, ta nói gì với chính ta và với Thượng đế của ta?

Hiển.
.

Một ngày mới

Công việc cầu nguyện hàng ngày của chúng ta tạo ra môi trường cho sự thay đổi chính con người và công việc của chúng ta. Mọi buổi sáng, chúng ta xin được thành mới mẻ. Mọi buổi tối, chúng ta kiểm điểm chúng ta đã sống ngày hôm nay ra sao.. chỗ nào chúng ta đứng lên huy hoàng, và chỗ nào chúng ta đã vấp ngã.

Điểm lại trong đầu những sự kiện trong ngày, thật thà hết mức, là một hành động đầy quyển năng. Chúa không phải quan tòa mà Y Sĩ của chúng ta. Nếu có ai đó khiến chúng ta bất bình, một lời cầu nguyện tha thứ là thiết yếu. Nếu ta có thể thấy một lĩnh vực mà ta đã không dùng tất cả mọi tiềm năng cao thượng nhất của mình, hãy cầu nguyện cho sửa sai và thay đổi diệu kỳ. Chúng ta có thể tạ ơn về việc gì? Điều gì đó tuyệt vời, trong những người khác, trong chính chúng ta? Chúng ta đã gắt gỏng với ai đó, đã không tha thứ, hay hành động không trung thực? Vậy hãy xin Chúa giúp bạn ngày mai làm được tất cả những điều bạn đã ước ao làm được trong ngày hôm nay.

Một ví dụ về trò chuyện buổi tối với Chúa:

Thưa Chúa:

Khi mẹ con gọi điện ngày hôm nay, con đã rất thô lỗ. Con thật không kiên nhẫn với mẹ, với những câu hỏi vô nghĩa của mẹ. Bà ấy đã bắt đầu hay quên, và con thật tồi, về cách con ngắt lời bà và làm bà cảm thấy ngu ngốc. Con muốn vượt qua điều này, Chúa ơi. Con muốn vượt lên kiểu thiếu trưởng thành mà con phản ứng lại với bà và nổi loạn chống lại bà. Hãy giúp con. Hãy thay đổi con. Hãy mở trái tim của con và làm con trở thành người con gái Chúa muốn con là.

Hay:

Thưa Chúa,

Khi con nói chuyện với Michael ngày hôm nay, con thật cộc cằn với anh ấy. Con vẫn còn rất không tha thứ cho những điều xảy ra vào tháng trước, và con biết rằng nếu con không thể tha thứ được cho anh ấy, chúng con sẽ bị kẹt trong sự xung đột này. Sự giận dữ của con đang làm con đau đớn hơn là nó làm anh ấy đau đớn. Hãy giúp con nhìn anh như là anh đang hiện hữu bây giờ. Hãy giúp con ngừng tập trung vào những lỗi lầm của anh ấy. và giúp con thấy sự vô tội của anh ấy. Chỉ cho con điều tốt đẹp của anh , và dạy cho con biết cách giúp và kính trọng anh ấy hiệu quả nhất. Hãy làm con thành một phước hạnh trong cuộc đời anh ấy.

Amen.

.
A new day

Our daily prayer work creates a context for the transformation of who we are and what we do. Every morning, we ask to be made new. Every evening, we take stock of how well we did this day…where we rose up in glory, and where we stumbled and fell.

It’s very powerful to go over the events of our day, mentally, as honestly as we can. God is not our judge but our Healer. If there is someone we are holding grievances toward, a prayer of forgiveness is vital. If we can see an area where we ourselves did not fulfill our most noble potential, let us pray for correction and miraculous transformation. What can we consciously give thanks for? What things were wonderful, in others, in ourselves? Where did we snap at someone, fail to forgive or act out of integrity? Then ask God to help you tomorrow do all the things you would have liked to do today.

An example of an evening’s conversation with God:

Amen.

Dear God:

When my mother called today, I was very rude. I was so impatient with her, with her meaningless questions. She has started to forget things, and it is so mean of me, the way I snap at her and make her feel stupid. I want to get over this, God. I want to outgrow the immature way I react to her and rebel against her. Please help me. Please change me. Please open my heart and make me into the daughter You would have me be.

Amen.

Or:

Dear God,

When I talked to Michael today, I was very harsh with him. I am still so unforgiving of the things that happened last month, and I know that if I can’t forgive him, we’ll stay stuck in this conflict. My anger is hurting me more than it’s hurting him. Please help me see him as he exists now. Please help me stop focus on his mistakes, and help me see his innocence. Show me his good, and teach me how to support and respect him most effectively. Make me a blessing in his life.

Amen.

~ Marianne Williamson – Illuminata

Ba đức tính để thành công

Chào các bạn,

Đây là những lời khuyên dành cho các ứng viên đi xin việc mà các nhà tư vấn nghề nghiệp ở Mỹ đã đúc kết lại và in trong cẩm nang dành cho người đi xin việc. Mình tình cờ có được bản in hai trang của tờ cẩm nang này nên dịch ra đây để chia sẻ với các bạn, nhất là các bạn trẻ.

Ba đức tính này không chỉ cần thiết để thành công trong quá trình tìm việc, mà còn áp dụng đối với tất cả những vấn đề khác trong cuộc sống. Nếu bạn muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, hãy luôn nhớ:

1. Người thành công khẳng định thành công của mình…dù là nhỏ

Người thành công biết rằng những thành công lớn thường là kết quả của việc đạt được những thành công nhỏ. Người thành công hiểu rằng những thành công nhỏ hay những hành động đã thực hiện xong rất quan trọng…và khẳng định điều đó.

Một thành công lớn là khi chúng ta đạt được mục tiêu hoặc vượt qua một vấn đề. Thành công nhỏ, mặt khác, là những hành động tích cực mà chúng ta thường chẳng mất gì để có chúng, khi chúng ta cố gắng đạt mục tiêu hoặc vượt qua các vấn đề.

Khẳng định những hành động của chúng ta hoặc những thành công nhỏ giúp chúng ta hiểu rằng thường thường sự khác biệt giữa thành công và thất bại là một hành động nhỏ.

Khi giải quyết một vấn đề hoặc thách thức, chúng ta thường không luôn làm đúng mọi thứ. Để ý vào tầm quan trọng của những hành động tích cực, chúng ta sẽ làm tăng khả năng thành công.

• Xem lại những thành công lớn nhỏ trong ngày của bạn.
• Viết chúng ra giấy mỗi ngày.
• Lưu chúng lại để bạn có thể xem lại sau những vấn đề mà bạn đã vượt qua và những mục tiêu mà bạn đã đạt.
• Giúp gia đình và bạn bè bằng cách khẳng định thành công của họ. Bằng cách giúp họ, bạn sẽ giúp chính mình trở nên ngày càng thành công hơn.

2. Người thành công nỗ lực hơn nếu họ thất bại lần đầu tiên.

Người thành công biết một sự thật đơn giản mà Ben Franklin đã nói rằng: “Nếu ban đầu bạn không thành công, hãy cố gắng, cố gắng, lần nữa”.

Nếu bỏ cuộc, những người không thành công đảm bảo rằng họ sẽ không thay đổi cuộc đời mình; bằng cách chẳng làm gì, họ mặc nhiên tạo ra một suy nghĩ sai rằng họ không có sức mạnh để thay đổi cuộc đời mình.

3. Khi người thành công thất bại lần nữa, họ sẽ xem lại mục tiêu, xem lại những lí do gây ra thất bại và cố gắng lần nữa.

• Đôi khi chúng ta đặt ra những mục tiêu, sử dụng các kế hoạch/hành động đúng nhưng lại không đủ nỗ lực.

Hãy nhớ rằng…những người thành công cố gắng hơn nữa nếu họ thất bại lần đầu tiên.

• Đôi khi chúng ta đặt ra mục tiêu đúng, sử dụng kế hoạch/hành động đúng, nhưng lại bị dừng lại bởi những điều không định trước.

Những người thành công cũng có ngày không tốt. những người thành công hiểu rằng bất kì ai cũng thất bại vì những lúc không ngờ tới hoặc không may mắn. Khi người thành công thất bại vì không gặp may hay những điều không ngờ trước, họ cố gắng lần nữa.

• Đôi khi chúng ta đặt ra các mục tiêu đúng nhưng lại có các kế hoach/hành động sai.

Cố gắng hơn chẳng giúp gì nếu chúng ta đang sai khi giải quyết các vấn đề của mình hay đạt được mục tiêu.

• Đôi khi chúng ta đặt ra mục tiêu nhưng lại không thực tế.

Cố gắng hơn không giúp ích gì nếu chúng ta đặt ra những mục tiêu thiếu thực tế hay không thể thực hiện được. Một mục tiêu là một cam kết nỗ lực mà bạn đặt ra cho mình. Người thành công lên kế hoạch để thành công bằng cách đặt ra những mục tiêu thực tế cho chính họ.

o Viết ra những mục tiêu của mình giúp bạn hiểu được bạn muốn hoàn thành cái gì
o Viết ra các bước để hoàn thành để đạt được mục tiêu của bạn
o Sử dụng từ “Tôi sẽ…” khi bạn viết ra các mục tiêu của mình và các bước để thực hiện chúng
o Luôn đặt ra cho mình những hạn định thời gian để thực hiện các bước đó.
o Thảo luận về các mục tiêu của bạn với một người bạn đáng tin cậy và hỏi ý kiến của họ.
o Xem lại các mục tiêu của bạn mỗi ngày và thay đổi chúng khi mà bạn càng rõ hơn các mục tiêu của mình.

Hoàng Khánh Hòa sưu tầm và dịch

Chiến binh của nhân loại

Có lần một sư đoàn quân đội Nhật tập trận, và một số sĩ quân thấy cần phải lập bộ chỉ huy trong thiền viện của Gasan.

Gasan Jôseki (1276-1366)

Gasan bảo đầu bếp: “Cho các sĩ quan các món đơn giản như chúng ta ăn.”

Các sĩ quan tức giận, bởi vì họ quen được ưu đãi. Một sĩ quan đến gặp Gasan và nói: “Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi la chiến binh, hy sinh mạng sống cho tổ quốc. Tại sao ông không đối xử với chúng tôi tương xứng?”

Gasan trả lời cứng rắn: “Anh nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến binh của nhân loại, nhắm vào cứu vớt tất cả mọi sinh linh.”
.

Bình:

• Gasan Jôseki (1276-1366) là một thiền sư quan trọng của dòng thiền Tào Động (Soto). Gasan đầu tiên học Thiên Thai Tông, nhưng sau khi gặp thiền sư Tào Động Keizan ở Kyoto, Gasan theo làm đệ tử của Keizan. Tuy nhiên Keizan có gởi Gasan đến học với các thiền sư khác, đặc biệt là thiền sư Lâm Tế Kyôô Unryô, trước khi truyền chức cho Gasan. Về sau Gasan là sư trụ trì thứ hai của chùa Sôjiji, trong 40 năm, và sau đó là sư trụ trì thứ tư của chùa Yôkôji trong một thời gian ngắn. Gasan đóng một vai quan trọng trong việc phát triển dòng thiền Tào Động tại Nhật.

• Thực ra thì các sĩ quan không nên ăn cơm của dân như thế, vì khi đánh trận thật không có ai nấu ăn sẵn cho ăn. Lẽ ra muốn tập trận tốt thì phải làm y như thật, là phải tự lo việc ăn uống.

Thái độ các sĩ quan này cho thấy đây là một nhóm quan binh hống hách chuyên hà hiếp dân. Chính vì vậy mà Gasan, dù lịch sự với họ, vẫn phải giữ thái độ cứng rắn.

• Câu trả lời của Gasan “Chúng tôi là chiến binh của nhân loại, nhắm vào cứu vớt tất cả mọi sinh linh,” chỉ có vị thầy đã đạt đạo mới nói được thế, vì đạt đạo rồi mới thấy được rằng điều mình đã trải nghiệm và liễu ngộ thì quan trọng cho mọi người trên thế giới đến thế nào.

Những người ngớ ngẩn thường nghĩ rằng sư sãi chẳng sản xuất gì cho xã hội và chỉ là gánh nặng cho xã hội vì sống nhờ cúng dường của người khác. Sư sãi chưa nắm được đạo cũng không thể thấy và tin vào vai trò quan trọng của mình cho thế giới. Chỉ có các bậc chân tu mới thấy được điều đó, và mới đủ tự tin để nói nó ra.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Soldiers of Humanity

Once a division of the Japanese army was engaged in a sham battle, and some of the officers found it necessary to make their headquarters in Gasan’s temple.

Gasan told his cook: “Let the officers have only the same simple fare we eat.”

This made the army men angry, as they wre used to very deferential treatment. One came to Gasan and said: “Who do you think we are? We are soldiers, sacrificing our lives for our country. Why don’t you treat us accordingly?”

Gasan answered sternly: “Who do you think we are? We are soldiers of humanity, aiming to save all sentient beings.”

# 59