Chào các bạn,
Làm thế nào để không bị mất động lực trong quá trình hoàn thành các dự án, công việc cá nhân lẫn tập thể? Và nếu như chúng ta hiểu rằng sau những cảm xúc hứng khởi ban đầu sẽ là những chuỗi đi xuống của cảm xúc như là sự nghi ngờ về khả năng thành công của dự án, chúng ta nên nhìn nhận quá trình như thế nào một cách tích cực nhất?
Anh Erin Falconer cũng đã gặp nhiều thăng trầm về cảm xúc khi thực hiện trang web pickthebrain.com, và anh chia sẻ với chúng ta trong bài viết dưới đây về làm thế nào để vượt qua quá trình mất đi động lực, và làm thế nào để biến chúng thành một cơ hội để thành công.
Chúc các bạn một ngày tươi hồng.
Hoàng Khánh Hòa
.
Vượt qua tình trạng mất động lực
Đã bao nhiêu lần bạn bắt đầu một công việc mới (như là một dự án cá nhân hoặc một thời khóa biểu tập thể dục) tràn đầy hăng say, và cuối cùng thì thấy động lực ban đầu đó dần bốc hơi? Điều này thường dẫn đến trầm cảm và khiến bạn sớm bỏ cuộc. Tôi đã trải qua hàng tá những lần bị “xì hơi” như vậy. Nhưng thật may mắn, với một chút suy nghĩ và nhìn lại bản thân, bạn có thể làm tình trạng tiêu cực này biến mất.
Điểm mấu chốt để tăng cường các cảm xúc của bạn là hiểu được chúng. Kết cấu tự nhiên của cảm xúc con người bao gồm lúc bổng lúc trầm. Khi chúng ta bắt đầu một dự án mới, chúng ta tràn đầy sự lạc quan rất lớn. Chúng ta chỉ nghĩ về những lợi ích ta mong đợi, và vì chúng ta chưa bắt đầu, chúng ta không nhận thức được những khó khăn. Cảm xúc cao hứng này tạo xúc tác cho hoạt động thể chất lẫn tinh thần. Đỉnh điểm là một điều tốt, vì sự tăng cường năng lượng sẽ làm các dự án khởi động. Nếu bạn là kiểu người sáng tạo như tôi, bạn biết rằng giai đoạn này là cực kỳ hăng say. Bạn cảm thấy như không có gì có thể ngăn bạn được.
Mặt trái của việc tăng cường năng lượng này là những kết thúc không tránh được. Việc tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ làm bạn mệt mỏi, và sau khi sự lạc quan ban đầu mất đi, bạn sẽ cảm thấy cực kì mệt mỏi. Mặc cho bạn bật lên cao đến đâu, bạn sẽ rơi bịch xuống đất. Điều này gây ra mất tự tin. Sự kết hợp giữa mệt mỏi, những kết quả không đáng kể, và sự nhận thức ra những khó khăn đang tới sẽ khiến bạn chỉ muốn bỏ cuộc. Từ kinh nghiệm cá nhân tôi đã đúc kết ra một số cách để luôn mạnh mẽ trước những điều tiêu cực.
Luôn sẵn sàng cho quá trình đi xuống
Các cảm xúc, về bản chất, mất đi sức manh khi chúng ta hiểu chúng. Hãy chứng minh điều này với bản thân bạn. Lần sau khi tức giận, hãy dành một giây lát để suy nghĩ về lí do bên cạnh cảm xúc. Khi tôi dừng lại và suy nghĩ, thật dễ để thấy rằng nỗi tức giận của tôi gây ra do sự mất an toàn/ích kỉ/ghen tị vv…Sau khi tôi hiểu được nguyên nhân thì nỗi tức giận biến mất.
Kĩ thuật này áp dụng tương tự cho quá trình mất đi động lực. Thay vì chìm vào tiêu cực, hãy lùi lại và phân tích. Nhìn vào các nguyên nhân. Bạn có đang mệt mỏi, kiệt sức, thất vọng do các kết quả công việc? Liệu các cảm xúc này có chính đáng hay chúng là sản phẩm phụ của một điểm xuống thấp trong chuỗi cảm xúc của bạn?
Để mô tả những ý tưởng này, tôi sẽ sử dụng dự án gần đây nhất của mình như là một ví dụ, đó là việc thiết kế website này. Khi tôi ra mắt Pick the Brain tôi đã mất rất nhiều công sức. Tôi hoàn toàn không biết gì về blogging, thiết kế web, và tăng số lượng người đọc vì thế có một đường cong kiến thức rất dốc. Viết các bài mới, sắp xếp trang web, và cố gắng thu hút nhiều lượt người đọc gần như lấy hết thời gian rảnh của tôi. Khoảng sau ba tuần thì tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi bị trầm cảm và bắt đầu đặt câu hỏi liệu trang web của mình có đáng làm hay không. Tôi không thấy bất cứ một kết quả nào đáp lại, và tôi bắt đầu thấy rất nhiều lỗi trong bài viết của mình và mục đích của trang web. Đây là những giây phút mà tôi đã chấp nhận thất bại.
Một lí do tôi đã vượt qua được sự mất động lực này đó là tôi đã sẵn sàng cho một quá trình đi xuống. Trước đó, tôi đã nghiên cứu về blogging và biết rằng thường thì mất khoảng 9 đến 12 tháng trước khi một website bắt đầu có được lượng độc giả tương đối. Biết được rằng tôi chưa thành công là hoàn toàn bình thường, tôi đã vượt qua giai đoạn đó. Điều này cũng đúng cho những nỗ lực khác. Nếu bạn hiểu là giảm 20 pounds trong vòng một tháng là không thực tế, bạn sẽ có thể chấp nhận việc chỉ giảm được 5 pound rất dễ dàng.
Tôi cũng biết rằng các cảm xúc của mình đã sẵn sàng cho quá trình đi xuống từ cao điểm cảm xúc ban đầu. Tôi đã rất hứng khởi khi ra mắt website, và các kì vọng cũng lên cao. Giấc mơ về thu nhập từ AdSense nhảy múa trong đầu tôi và tôi đã vẽ ra một đám các độc giả trung thành cứ như là họ cũng hứng thú như tôi. Nhưng vì tôi hiểu được quá trình cảm xúc của mình, tôi nhận ra sự lạc quan này sẽ dẫn tới trầm cảm. Trong suy nghĩ của mình, tôi đã nhìn thấy trước cuộc chiến động lực đang hiện dần, và khi nó đến tôi đã sẵn sàng.
Đánh giá lại chiến lược và động lực của bạn

Sự trôi qua của đỉnh cảm xúc là một điều không may mà lại hóa may vì nó cho phép chúng ta đánh giá lại các kế hoạch của mình từ một cái nhìn mới. Ban đầu chúng ta bị mờ mắt bởi sự lạc quan của bản thân. Sau khi mất đi động lực chúng ta có thể nhìn thấy những lỗ hổng trong các kế hoạch của chúng ta. Chúng ta có thể thấy thất vọng về bản thân và bỏ cuộc, hoặc chúng ta có thể sử dụng cảm xúc tiêu cực này để phát hiện ra các lỗi và sửa chúng. Sau khi tôi xốc mình lại khỏi sự tụt dốc cảm xúc, tôi quay trở lại những suy nghĩ tiêu cực và dùng chúng để phát triển trang web. Thái độ tiêu cực đã mở mắt tôi. Nó làm tôi thực tế hơn về các khả năng và kì vọng của mình. Quá trình đi xuống của cảm xúc đưa chúng ta quay trở lại với thực tế. Không có chúng chúng ta sẽ trở nên điên cuồng với sự tự tin không giới hạn.
Sử dụng quá trình mất động lực như là một cơ hội để xem lại động lực của bạn thực sự là gì. Một lí do khiến tôi mất động lực đó là tôi trở nên quá lo lắng với vấn đề tài chính của blog và mất đi cái nhìn về lí do thực sự đã khiến tôi làm trang web: chia sẻ niềm đam mê của tôi về quá trình phát triển bản thân và kiếm tìm hạnh phúc. Khi tôi xem xét lại động lực của tôi với đam mê của tôi, sự thiếu hụt các kết quả không còn là vấn đề. Động lực của tôi quay trở lại vì tôi nhận ra rằng việc kết nối mọi người qua bài viết của tôi chính là mục đích cuối cùng. Thậm chí nếu trang này không bao giờ đem đến cho tôi một xu nào, việc chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm của tôi giúp mọi người thì cũng là một điều đáng nỗ lực.
Thực sự là, đôi khi bỏ cuộc là một quyết định đúng đắn. Nếu bạn bắt đầu làm điều gì đó vì một lí do sai bạn sẽ mất đi động lực. Đây là điều tốt. Nó cho phép chúng ta nhìn thấy cái gì thực sự tạo động lực cho chúng ta. Trong những trường hợp này, lựa chọn tốt nhất là đi tiếp tới một nỗ lực mới. Đừng chiến đấu với sự nghi ngờ bản thân, hãy sử dụng nó như là một lợi ích của bạn.
(Hoàng Khánh Hòa dịch)
.
Overcome the Loss of Motivation

How many times have you started a new activity (such as a personal project or exercise routine) with a burst of enthusiasm, only to see that initial momentum evaporate? This often leads to depression and causes us to give up prematurely. I’ve experienced this letdown dozens of times myself. But fortunately, with a bit of thought and reflection you can turn this negative emotion around.
The key to harnessing your emotions is understanding them. The natural pattern of human emotion is peaks and valleys. When we start a new project we’re filled with tremendous optimism. All we can think about is the expected benefits, and since we haven’t started yet, we aren’t aware of the difficulties involved. This natural high causes a surge of mental and physical activity. The peak is a great thing because the energy boost gets projects off the ground. If you’re a creative type like me, you know that this period is euphoric. You feel like nothing can stop you.
The downside of this surge of energy is that it inevitably ends. Exerting large amounts of energy wears you down, and after the initial optimism wears off we feel extremely tired. However high you started off, you fall down just as low. This causes a loss of confidence. The combination of fatigue, scant results, and an awareness of impending adversity makes us want to give up. From personal experience I’ve learned a few ways to hold strong against negativity.
Be Prepared for a Letdown
Emotions, by nature, lose their power when we understand them. Prove this to yourself. Next time you get angry, take a moment to reflect on the reason behind the emotion. When I step back and reflect, it’s easy to see that my anger is caused by insecurity/selfishness/jealousy etc. After I understand the cause my anger fades away.
The same technique applies to a loss of motivation. Instead of giving into negativity, step back and analyze. Look at the causes. Are you tired, burned out, disappointed by the results? Are these feelings justified, or are they a by product of a low point in the emotional spectrum?

To illustrate these ideas, I’ll use my most recent project as an example, the creation of this site. When I launched Pick the Brain it took an enormous amount of effort. I was completely new to blogging, web design, and traffic building so there was a steep learning curve. Writing new posts, setting up the site, and trying to build traffic took up nearly all my free time. After about three weeks I was completely burned out. I got depressed and started to question if the site was worth the effort. I wasn’t seeing any returns and I started to find enormous faults in my writing and the purpose of the site. There were moments when I was resigned to failure.
One reason I was able to overcome this loss of motivation is that I prepared myself for a letdown. Beforehand, I researched blogging and learned that it generally takes 9-12 months before a site begins to see significant traffic. Knowing that my lack of success was perfectly normal helped me get over it. The same is true for other endeavors. If you know losing 20 pounds in a month is unrealistic, you’ll be able to accept losing only 5 more easily.
I also knew my own emotions and was prepared for the initial emotional peak to pass. When I was first inspired to launch a website, my expectations were through the roof. Dreams of AdSense revenue danced in my head and I pictured throngs of loyal readers as if they already existed. But because I understand my emotional pattern, I realized this optimism would give way to depression. In the back of my mind, I foresaw the impending motivational battle, and when it came I was ready.
Reevaluate Your Strategy and Motivation
The passing of the emotional peak is a blessing in disguise because it allows us to reevaluate our plans from a fresh perspective. At first we are blinded by our own optimism. When we lose our motivation we can see gaping holes our in plan. We can either get down on ourselves and give up, or we can use this negative emotion to discover our faults and correct them. After I pulled myself out of the motivational cellar, I went back to all the negatives thoughts I’d had and applied them to improving the site. Having a pessimistic attitude opened my eyes. It made me realistic about my abilities and expectations. Emotional valleys bring us back to reality. Without them we’d be raving lunatics with unlimited self-confidence.
Use a loss of motivation as an opportunity to reconsider what your motivation really is. One reason I lost motivation is that I became too concerned with the financial aspect of blogging and lost sight of the real reason I started: sharing my passion for self improvement and the pursuit of happiness. When I realigned my motivation with my passion, the lack of results didn’t matter. My motivation returned because I realized connecting with people through my writing is an end in itself. Even if this site never makes I dime, sharing my ideas and experiences to help other people is worth the effort.
In truth, sometimes giving up is the right decision. If you started doing something for the wrong reasons you’ll likely lose your motivation. This is a good thing. It allows us to see what really motivates us. In these cases, the best choice is to move on to a new endeavor. Don’t fight self doubt, use it for your benefit.
Erin Falconer