Thứ bảy, 27 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

Strangers Like Me – Phil Collins , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Tôi có thể đã lầm, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hoàng Long.

Trâu tìm trâu, Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Ngọt đóa đan thanh, Thơ, chị Minh Tâm.

Xích Bích Vịnh – La Quán Trung, Đường Thi, anh Đinh Đức Dược.

7 cách để phát triển thói quen hành động, Trà Đàm, song ngữ, chị Hoàng Khánh Hòa.

Đủ cho mọi người , Teen Talk, Trà Đàm, chị Huỳnh Huệ.

Con làm gì vậy! Thầy nói gì vậy! , Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Phù Đổng Thiên Vương, Văn Hóa, Nước Việt Mến Yêu, anh Nguyễn Hữu Vinh dịch, anh Trần Đình Hoành bình.
.

Scholarship, Grants & Jobs

Scholarships at the University of Dublin


The Department of Political Science at Trinity College, University of Dublin, is one of the top Political Science departments in Europe. It is a vibrant, outward-looking department that combines intensive research activity with the strongest commitment to high quality undergraduate and postgraduate teaching. It is a member of the School of Social Sciences and Philosophy, one of around 24 schools within Trinity.

A background in a social science will be an advantage but not a necessity. Applicants are expected from candidates with a single or joint honours degree in Political Science, Economics, European Studies, History, Sociology, Business and Law. Other subject areas will also be considered.

The course is of twelve-months duration, on a full-time basis. Teaching starts in the autumn and the M.Sc. concludes with the submission of a dissertation the following September.Applicants must, in addition to the College requirement to provide academic transcripts and two letters of recommendation, provide a motivation letter and one piece of written work (for example an undergraduate dissertation or essay).

Readmore:
http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/03/scholarships-at-university-of-dublin.html

MTCP International Training Scholarship/Fellowship Awards


The Malaysian Technical Co-operation Programme (MTCP) was launched in 1980 to promote and facilitate technical co-operation amongst developing countries based on the concept of self-reliance. The Programme encourages the exchange of relevant experiences, pooling and sharing of resources and the development of complementary capabilities through:

The MTCP training programmes FOSEE, MMU in 2010 are:

* Managing e-University: A study visit for senior officers(MeUNI) Date: May 15 – May 23, 2010
* Multimedia Enhanced Instructions System for Education and Training (MEIST) Date: July 10 – July 25, 2010
* Groupware Applications for Electronic Commerce (GAEC)Date: October 16 – October 31, 2010

Recipient Countries

ASEAN
Brunei
Cambodia
Indonesia
Lao PDR
Malaysia
Myanmar
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam

Readmore:
http://cambodiajobs.blogspot.com/2010/03/mtcp-international-training.html
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Strangers Like Me – Phil Collins – nhạc phim Tarzan (Walt Disney)

Chào các bạn,

Cuối tuần nghe nhạc Tarzan cho người… Tặc-Giăng thêm một chút. 🙂

Nhưng nhạc Tarzan này lại từ một giọng ca truyền cảm và sống động của ngài quý tộc rất thành phố, Lord Phil Collins. Danh xưng “Lord” dành riêng cho giới quý tộc Anh được Nữ Hoàng Elizabeth ban tặng cho Phil Collins cho nên không đùa được 🙂

Phim Tarzan cùa Walt Disney có đến mấy bản nhạc của Phil Collins, bản nào nghe cũng rất… Tarzan. Sau đây là bản Strangers Like Me.

Những người lạ như tôi

Bất kì điều gì em làm, tôi cũng sẽ làm
Hãy chỉ tôi mọi thứ và nói cho tôi biết thế nào
Tất cả mọi thứ đều có nghĩa gì đó
Nhưng chẳng có nghĩa gì với tôi cả

Tôi có thể thấy có rất nhiều điều để học
Tất cả đều rất gần nhưng lại rất xa
Tôi thấy tôi như người ta thấy tôi
Ô, tôi biết chắc có điều gì đó
Lớn lao ngoài kia

Tôi muốn biết, em chỉ tôi được không
Tôi muốn biết về những
Người lạ này như tôi
Hãy nói nữa cho tôi, hãy chỉ cho tôi
Điều gì đó quen thuộc trong những người lạ này như tôi

Mỗi cử chỉ, mỗi cử động của em
Đều làm tôi cảm xúc như chưa bao giờ cảm xúc
Tại sao tôi trào dâng ao ước được ở bên cạnh em

U… những cảm xúc này tôi chưa hề biết
Về một thế giới rất xa nơi này
Đằng sau rừng cây, đằng sau trời mây
Tôi thấy trước mặt tôi chân trời mới

Tôi muốn biết, em chỉ tôi được không
Tôi muốn biết về những
Người lạ này như tôi
Hãy nói nữa cho tôi, hãy chỉ cho tôi
Điều gì đó quen thuộc trong những người lạ này như tôi

Hãy theo em bây giờ để thấy thế giới của em
Nơi đẹp ngoài sức tưởng tượng của anh
Em có thể cảm được những điều tôi đang cảm xúc
Ngay lúc này, với em không?
Hãy nắm tay tôi
Có cả một thế giới tôi cần phải biết

Tôi muốn biết, em chỉ tôi được không
Tôi muốn biết về những
Người lạ này như tôi
Hãy nói nữa cho tôi, hãy chỉ cho tôi
Điều gì đó quen thuộc trong những người lạ này như tôi

Tôi muốn biết…

Strangers Like Me

Vocals: Phil Collins
Music: Phil Collins
Lyrics: Phil Collins

Whatever you do, I’ll do it too
Show me everything and tell me how
It all means something
And yet nothing to me

I can see there’s so much to learn
It’s all so close and yet so far
I see myself as people see me
Oh, I just know there’s something
bigger out there

I wanna know, can you show me
I wanna know about these
strangers like me
Tell me more, please show me
Something’s familliar about these stransgers like me

Every gesture, every move that she makes
Makes me feel like never before
Why do I have
This growing need to be beside her

Ooo, these emotions I never knew
Of some other world far beyond this place
Beyond the trees, above the clouds
I see before me a new horizon

I wanna know, can you show me
I wanna know about these strangers like me
Tell me more, please show me
Something’s familiar about these strangers like me

Come with me now to see my world
Where there’s beauty beyond your dreams
Can you feel the things I feel
Right now, with you
Take my hand
There’s a world I need to know

I wanna know, can you show me
I wanna know about these strangers like me
Tell me more, please show me
Something’s familiar about these strangers like me

… I wanna know

.

Tôi có thể đã lầm

Lão sư nói với một người khách mới tự giới thiệu anh ta là người đi tìm Sự Thật: “Nếu điều mà anh tìm là Sự Thật, thì có một điều anh phải có trước tất cả mọi sự.”
“Tôi biết, đó là cự kỳ mê say Sự Thật.”
“Không. Đó là luôn sẵn sàng, không bao giờ thối lùi, để chấp nhận có thể bạn đã lầm.”

Nguyễn Hoàng Long dịch
.

To a visitor who described himself as a seeker after Truth
the Master said, “If what you seek is Truth, there is one thing you must have above all else”.
“I know. An overwhelming passion for it”.
“No. An unremitting readiness to admit you may be wrong”.

Anonymous

Ngọt Đóa Đan Thanh

Ồ hay sườn nhỏ của anh
Tạo nên một đóa đan thanh mỹ miều
Để anh lạc chốn vườn yêu
Phút giây màu nhiệm tiếng tiêu ngọt mềm

Cảm ơn! Cánh phượng trầu têm
Nắng vương nối nhịp bên thềm dệt tơ
Cảm ơn! Đẹp lắm giấc mơ
Mây vờn lối nhỏ dệt thơ màu hồng

Dịu êm này nốt nhạc lòng
Nhẹ nhàng này giấc say nồng mơ hoa
Lắng sâu tình khúc thiết tha
Vầng dương ấm áp tiếng ca rạng ngời

Tạ ơn quà tặng cuộc đời
Trao ngày nắng mới gửi lời yêu thương
Chung tình xây tổ uyên ương…

Minh Tâm

Xích Bích Vịnh – La Quán Trung

Chào các bạn,

La Quán Trung đương thời chắc là người hiền triết và văn chương kiệt xuất, nên đã để lại bộ Tam Quốc Chí cho đến nay thiên hạ vẫn còn gối đầu giường. Tác giả sau khi hoàn thành Tam Quốc Chí lại (khóa trái) bằng bài thơ Xích Bích Vịnh.

Có lẽ ông muốn để thông điệp cho người đời sau hãy chiêm nghiệm sự thị phi, được mất của cuộc đời.

Ở Việt Nam ta cụ Nguyễn cũng vậy, sau khi hoàn thành truyện Kiều, cụ đã (khóa trái) bằng mấy câu thơ:

    Thiện căn ở tại lòng ta,
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
    Lời quê chép nhặt dông dài
    Mua vui cũng được một vài trống canh.

Xích Bích Vịnh, mình đọc thấy hay, thích nên dịch để tỏ lòng cảm kích đối với người xưa.

Vịnh Xích Bích

Sông Trường cuồn cuộn về đông
Sóng vùi gió cuốn anh hùng tiêu tan!
Được thua rồi cũng phai tàn
Núi xanh năm tháng chiều vàng còn đây.
Ngư, Tiều đầu bạc sông này
Quen chơi trăng gió đêm ngày xuân thu.
Gặp nhau mừng rượu một bầu
Chuyện đời nhiều, ít cũng âu trận cười.

Đinh Đức Dược dịch

Nguyên văn:

Xích Bích Vịnh

Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy
Lãng ba đào tận anh hùng
Thị phi thành bại chuyển đầu không.
Thanh sơn y cựu tại
Kỹ độ tịch chiếu hồng.
Bạch phát Ngư, Tiều giang chữ thượng
Quán khan thu nguyệt, xuân phong
Nhứt hồ trược tửu hỉ tương phùng
Thế gian đa thiểu sự
Đô phó tiếu đàm phong.

Dịch nghĩa:

Sông Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng dập, gió vùi chôn hết anh hùng
Chuyện phải quấy, được thua cuối cùng chỉ là con số không
Chỉ núi xanh vẫn y cũ
Năm tháng ánh trời chiều chiếu đỏ.
Hai mái đầu bạc Tiều phu và Ngư phủ tren bến sông
Đã quen với trăng mùa thu, gió mùa xuân
Một bầu rượu đục mừng nhau mỗi khi gặp
Ít nhiều chuyện thế gian
Đều dồn cho một trận cười.

7 cách để phát triển thói quen hành động

Những người ở vị trí số một trong mọi nghề nghiệp đều có cùng một phẩm chất – hoàn thành công việc. Đây là khả năng quan trọng hơn trí thông minh, tài năng, và các mối liên hệ, trong việc xác định mức lương và tốc độ thăng tiến của bạn.

Dù là khái niệm này rất đơn giản, vẫn luôn luôn thiếu người vượt trội trong việc đạt được kết quả. Thói quen hành động – thói quen đưa ý tưởng thành hành động ngay bây giờ – rất quan trọng để hoàn thành công việc. Đây là bảy cách để bạn có thể phát triển thói quen hành động:

1. Đừng chờ cho đến khi các điều kiện hoàn hảo – Nếu bạn chờ để bắt đầu cho đến khi điều kiện hoàn hảo, bạn sẽ không bao giờ làm được. Luôn có một điều gì đó không thật sự tốt. Có thể là cho thời gian đã hết, hay thị trường đang đi xuống, hoặc có quá nhiều cạnh tranh. Trong thế giới thật, không có thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu. Bạn phải hành động và giải quyết các vấn đề ngay khi chúng xuất hiện. Thời gian tốt nhất để bắt đầu là năm ngoái. Thời gian tốt thứ nhì là ngay bây giờ.

2. Là người hành động – Thực hành “làm việc” hơn là nghĩ về chúng. Bạn muốn bắt đầu tập thể dục? Bạn có một ý tưởng hay để tạo ấn tượng với sếp? Hãy làm ngay bây giờ. Ý tưởng để trong đầu bạn càng lâu mà không hành động, thì nó càng mất đi giá trị. Sau vài ngày các chi tiết sẽ không còn rõ nữa. Sau một tuần nó sẽ hoàn toàn bị lãng quên. Bằng cách trở thành một người hành động, bạn sẽ làm được nhiều thứ hơn và kích thích các ý tưởng mới trong quá trình đó.

3. Nhớ rằng các ý tưởng, tự chúng, không đem đến thành công – Các ý tưởng quan trọng, nhưng chúng chỉ có giá trị khi chúng được thực thi. Một ý tưởng trung bình mà được thực hiện thì giá trị hơn là một tá các ý tưởng sáng chói mà bạn để dành cho “một ngày nào khác” hoặc cho “cơ hội thích hợp”. Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn thực sự tin vào nó, hãy làm cái gì đó với nó. Trừ khi bạn hành động, nếu không thì nó sẽ không đi đâu cả.

4. Sử dụng hành động để xóa bỏ sợ hãi – Bạn đã bao giờ để ý rằng phần khó nhất của phát biểu trước công chúng là chờ đến lượt bạn nói? Thậm chí các diễn giả chuyên nghiệp và các diễn viên cũng trải qua sự bồn chồn trước khi biểu diễn như vậy. Một khi họ đã bắt đầu thì nỗi sợ biến mất. Hành động là liều thuốc tốt nhất chống sợ hãi. Thời gian khó khăn nhất để hành động là lúc đầu tiên. Sau khi đã bắt đầu, bạn sẽ thấy tự tin và mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng. Loại bỏ sợ hãi bằng hành động và xây dựng sự tự tin.

5. Bắt đầu cỗ máy sáng tạo của bạn một cách máy móc – Một trong số những quan niệm sai lầm về tính sáng tạo đó là nó chỉ có làm được khi mà cảm hứng nổi lên. Nếu bạn chờ cho cảm hứng sờ lên khuôn mặt mình, các giai đoạn làm việc của bạn sẽ ít và sẽ cách xa nhau. Thay vì chờ đợi, hãy khởi động động cơ sáng tạo như một cái máy. Nếu bạn cần viết cái gì đó, hãy buộc mình phải ngồi xuống và viết. Đặt bút lên giấy. Động não. Viết nháp. Bằng cách di chuyển bàn tay bạn sẽ kích thích dòng ý tưởng và tạo cảm hứng cho chính mình.

6. Sống trong hiện tại – Tập trung vào cái mà bạn có thể làm được trong thời khắc hiện tại. Đừng lo lắng về cái mà bạn lẽ ra phải làm tuần trước, hay cái bạn có thể phải làm ngày mai. Thời điểm duy nhất bạn có thể tác động là hiện tại. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều về quá khứ hay tương lai bạn sẽ không thể làm xong bất cứ việc gì. Ngày mai hay tuần tới thường là không bao giờ.

7. Bắt tay vào công việc ngay lập tức – Điều khá thông thường là mọi người giao tiếp và nói chuyện trước khi buổi họp bắt đầu. Điều này cũng đúng với các nhân viên. Bạn thường kiểm tra mail hay liên kết thông tin websites trước khi làm việc thật, bao nhiêu lần một ngày? Chúng làm bạn mất tập trung và mất nhiều thời gian, nếu bạn không vượt qua chúng và tập trung vào công việc ngay lập tức. Bằng cách trở thành một người luôn đi thẳng vào vấn đề bạn sẽ ngày càng hiệu quả và mọi người sẽ xem bạn như là một lãnh đạo.

Cần có can đảm để hành động mà không có chỉ dẫn từ người phụ trách. Có thể đó là lí do vì sao khả năng khởi xướng là một phẩm chất hiếm hoi mà các giám đốc và chuyên gia luôn khao khát khắp nơi. Theo đuổi sự khởi xướng. Khi bạn có một ý tưởng tốt, hãy bắt tay vào thực hiện nó mà không cần phải nói gì. Một khi mọi người nhìn thấy bạn thực sự nghiêm túc để hoàn thành việc, họ sẽ muốn tham gia. Những người ở vị trí cao không có bất cứ ai nói họ phải làm thế nào. Nếu bạn muốn tham gia với họ, bạn cần phải làm quen với việc hành động ngay lập tức.

Hoàng Khánh Hòa dịch

.

7 Ways to Grow the Action Habit

People at the top of every profession share one quality — they get things done. This ability supercedes intelligence, talent, and connections in determining the size of your salary and the speed of your advancement.

Despite the simplicity of this concept there is a perpetual shortage of people who excel at getting results. The action habit — the habit of putting ideas into action now — is essential to getting things done. Here are 7 ways you can grow the action habit:

1. Don’t wait until conditions are perfect – If you’re waiting to start until conditions are perfect, you probably never will. There will always be something that isn’t quite right. Either the timing is off, the market is down, or there’s too much competition. In the real world there is no perfect time to start. You have to take action and deal with problems as they arise. The best time to start was last year. The second best time is right now.

2. Be a doer – Practice doing things rather than thinking about them. Do you want to start exercising? Do you have a great idea to pitch your boss? Do it today. The longer an idea sits in your head without being acted on, the weaker it becomes. After a few days the details gets hazy. After a week it’s forgotten completely. By becoming a doer you’ll get more done and stimulate new ideas in the process.

3. Remember that ideas alone don’t bring success – Ideas are important, but they’re only valuable after they’ve been implemented. One average idea that’s been put into action is more valuable than a dozen brilliant ideas that you’re saving for “some other day” or the “right opportunity”. If you have an idea the you really believe in, do something about it. Unless you take action it will never go anywhere.

4. Use action to cure fear – Have you ever noticed that the most difficult part of public speaking is waiting for your turn to speak? Even professional speakers and actors experience pre-performance anxiety. Once they get started the fear disappears. Action is the best cure for fear. The most difficult time to take action is the very first time. After the ball is rolling, you’ll build confidence and things will keep getting easier. Kill fear by taking action and build on that confidence.

5. Start your creative engine mechanically – One of the biggest misconceptions about creative work is that it can only be done when inspiration strikes. If you wait for inspiration to slap you in the face, your work sessions will be few and far between. Instead of waiting, start your creative motor mechanically. If you need to write something, force yourself to sit down and write. Put pen to paper. Brainstorm. Doodle. By moving your hands you’ll stimulate the flow of ideas and inspire yourself.

6. Live in the present – Focus on what you can do in the present moment. Don’t worry about what you should have done last week or what you might be able to do tomorrow. The only time you can affect is the present. If you speculate too much about the past or the future you won’t get anything done. Tomorrow or next week frequently turns into never.

7. Get down to business immediately – It’s common practice for people to socialize and make small talk at the beginning of meetings. The same is true for individual workers. How often do you check email or RSS feeds before doing any real work? These distractions will cost you serious time if you don’t bypass them and get down to business immediately. By becoming someone who gets to the point you’ll be more productive and people will look to you as a leader.

It takes courage to take action without instructions from the person in charge. Perhaps that’s why initiative is a rare quality that’s coveted by managers and executives everywhere. Seize the initiative. When you have a good idea, start implementing it without being told. Once people see you’re serious about getting things done they’ll want to join in. The people at the top don’t have anyone telling them what to do. If you want to join them, you should get used to acting independently.

Unknown Author

Đủ Cho Mọi Người

Không có tình yêu, chúng ta sẽ là những con tàu rỗng nổi trôi trên biển đời mãi tìm một bờ biển

Chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được cầu vồng, những trận mưa sao băng, hoa lá, cảnh sắc, trẻ em nô đùa, chạm vào những người khác hay bất cứ thứ gì khiến ta cảm thấy như mình đang sống.

Không có tình yêu, chẳng còn gì ngoài nỗi buồn lưu đày

Dẫu bạn có thể hồ nghi, một vài người không cảm nhận được tình yêu. Họ thấy mình sẽ chẳng bao giờ có thể bay trên đôi cánh tình yêu hay được ôm ấp trong đôi tay tình ái

Họ cảm thấy tình yêu đà quá muộn với họ. Họ thấy mình không xứng đáng, và họ chẳng tìm được tình yêu , vì cuộc đời quá phức tạp và rắc rối. Nhưng điều này không đúng.

Có một pháo đài gồm những chiến sĩ chiến đấu cho tình yêu. Họ đang chiến đấu với các thế lực chống lại tình yêu bằng sự nhân ái, sâu sắc, thăng hoa, và mọi cái họ có để đưa tình yêu ra tuyến trước.

Họ biết rằng một sức mạnh lớn hơn bất kỳ ai trong chúng ta giúp chúng ta cùng có mặt tại đây để yêu thương.

Họ biết điều đó và muốn các bạn biết điều đó. Khi niềm ao ước yêu thương lụi tàn, những lý do để ta hiện hữu cũng tan tác.

Chúng ta có rất nhiều cái quanh ta để yêu. Tình yệu đến bằng nhiều thứ tình, từ những người ta biết và người mà ta không biết, từ nơi đang tìm kiếm và từ những góc khuất của bầu trời.
Tình yêu có đôi mắt ái tình nhìn ngắm chúng ta và đợi chờ ta nhận diện.
Khi chúng ta vỗ nhẹ vào tình yêu, chúng ta đang gõ vào năng lực sâu thẳm trong mỗi người để được chạm vào sức mạnh lớn lao nhất trong vũ tru.
Tình yêu là lí do ta hiện hữu. Tình yêu đang gõ cửa, hãy mời gọi tình yêu vào.
Hãy giúp ai đó mở cánh cửa yêu thương bằng cách chia sẻ tình yêu với họ.

Có đủ tình yêu cho mọi người.
Xin bạn đừng ngần ngại và chớ chối từ
Hãy nói một lời yêu thương trước khi quá muộn
Hãy ôm vào lòng mình niềm yêu dấu bạn có kề bên.
Hôm nay xin bạn hãy nở những nụ cười tươi với người yêu thương, người bạn gặp trên đường, hàng xóm,….
Nụ cười của tình yêu, tình người nên được hào phóng trao đi.

Huỳnh Huệ

Con làm gì vậy! Thầy nói gì vậy!

Thời tân tiến này có rất nhiều lảm nhảm vô nghĩa về thầy và trò, và việc trò thừa kế giáo pháp của thầy, cho thầy quyền chuyển giáo pháp đến đệ tử tin cẩn. Dĩ nhiên là Thiền nên được chuyển tay cách này, từ tâm đến tâm, và khi xưa xảy ra như thế. Im lặng và khiêm tốn trị vì, thay vì chuyên nghiệp và đòi hỏi. Người tiếp nhận giáo pháp cách đó dấu chuyện đó trong lòng đôi khi cả 20 năm. Cho đến khi có một người khác, do chính nhu cầu của anh ta, khám phá ra là có một sư phụ ngay bên cạnh mình, lúc đó việc giáo pháp đã được thừa kế mới có người biết, và ngay cả những lúc đó, câu chuyện xảy ra một cách tự nhiên và giáo pháp toàn quyền tự định đường đi của nó. Không bao giờ một người thầy tuyên bố “Tôi là truyền nhân của vị-này-vị-nọ.” Những tuyên bố như vậy chính là bằng chứng ngược lại.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một truyền nhân. Tên của anh ta là Shoju. Sau khi Shoju đã hoàn tất Thiền học, Mu-nan gọi Shoju vào phòng. “Thầy già rồi,” Mu-nan nói, “và theo thầy biết, Shoju, con là người duy nhất sẽ tiếp tục gánh vác giáo pháp này. Đây là một quyển sách. Nó đã được truyền tay từ sư phụ đến sư phụ cả 7 đời. Thầy cũng đã thêm nhiều điểm vào đó, theo hiểu biết của thầy. Quyến sách rất có giá trị, và thầy trao nó lại cho con làm biểu tượng cho sự thừa kế của con.”

“Nếu quyến sách quan trọng như vậy, thầy nên giữ nó,” Shoju trả lời. “Con đã nhận Thiền của thầy không từ ngữ và con hài lòng với nó như vậy.”

“Thầy biết vậy,” Mu-nan nói. “Dù vậy thì quyển cách này cũng đã được cả 7 đời sư phụ mang nó, vậy con có thể giữ nó như là một biểu tượng là con đã tiếp nhận giáo pháp. Đây nè.”

Lúc đó hai người đang nói chuyện trước một lò than. Ngay khi quyển sách vừa chạm tay, Shoju ném nó ngay vào đống than hừng hực. Shoju chẳng tha thiết gì đến việc sở hữu.

Mu-nan, người chưa bao giờ nổi giận trước đó, la: “Con làm gì vậy!”

Shoju la lại: “Thầy nói gì vậy!”
.

Bình:

• Shoju là thiền sư Shoju Rojin, thầy của thiền sư Vậy À Hakuin.

Dù Hakuin chỉ học với Shoju tám tháng, Hakuin luôn luôn xem Shoju là vị thầy chính của mình. Shoju là một vị thầy cực kỳ đòi hỏi, chưởi mắng la lối Hakuin thường xuyên để thúc Hakuin đến giác ngộ.

• Shoju nói với thầy Mu-nan: “Con đã nhận Thiền của thầy không từ ngữ”. Vậy có nghĩa là tiến trình huấn luyện của Mu-nan cho Shoju chẳng lệ thuộc vào kinh sách, và có lẽ là lệ thuộc nhiều vào thiền định để quán các công án (vì đây là cách huấn luyện chính của Hakuin cho dòng thiền Lâm Tế sau này).

• Thế có nghĩa là không cần sách.

Nhưng không cần thì cũng cứ giữ nó như là biểu tượng của kế vị, mắc gì mà phải “ném sách vào mặt thầy” và ngang nhiên xóa bỏ truyền thống của cả 7 đời tổ sư của môn phái?

Việc này có lẽ quan trọng hơn là việc cần đọc sách hay không, hoặc Shoju có nhấm một lít sakê trước đó không.

Truyền thống thừa kế chỉ truyền lại cho một người–như là người duy nhất có được giáo pháp–làm cho giáo pháp không phát triển được, cứ như là một cây mà tất cả các cành đều bị chặt bỏ và luôn luôn chỉ chừa một cành. Cây đó cũng sẽ èo uột mà chết. Đây là một cái hại cần dẹp bỏ.

Hakuin kể lại lời Shoju: “Thiền tông của chúng ta bắt đầu xuống dốc vào cuối đời Nam Tống. Đến đời Minh, việc truyền học đã rơi xuống đất, tiêu tán dần. Ngày nay, cái còn lại chỉ là thuốc độc thật ở Nhật. Nhưng vậy mà cũng chẳng được nhiều. Cứ như là tìm sao trên trời giữa ban ngày. Còn các con, mấy thằng mù thối tha trọc đầu, mấy thằng nhóc đần độn rách rưới, chúng mày chưa đạp nhằm Thiền ngay cả trong mộng.”

Có lẽ chính vì vậy mà cần cải tổ chính sách, không thể gạt bỏ nhân tài được, cần phải chấm dứt chế độ truyền giáo pháp cho chỉ một người.

Hakuin sống từ 1686 đến1769. Shoju cũng chỉ sớm hơn Hakuin vài mươi năm. Cả 1,000 năm trước đó, lục tổ Huệ Năng ( 638-713) ở Trung quốc đã bãi bỏ tục lệ truyền y bát cho truyền nhân (vì vậy mà thiền tông không có tổ nào sau tổ thứ sáu).

Sau Shoju, Hakuin dạy cả nghìn học trò, và chứng nhận cho hơn 80 học trò là truyền nhân chính thức (và tất cả mọi thiền sư Lâm Tế Nhật Bản ngày nay là từ Hakuin mà ra).

• Shoju bỏ tục lệ đó, ngay trước mặt thầy, ngay giây phút được kế vị, vì Shoju yêu thầy và thành thật với thầy, không nỡ gạt thầy là chẳng có gì xảy ra cả, đợi đến khi thầy chết mới lo cải tổ.

Và phải làm chớp nhoáng như thế, nếu không thì sẽ kẹt với tình cảm sâu đậm của thầy với quyển sách đã qua 7 đời truyền kế.

• Có lẽ là theo truyền thống, ngay giây phút truyền thừa, thầy hết việc và truyền nhân chịu trách nhiệm 100%.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

What Are You Doing! What Are You Saying!

In modern times a great deal of nonsense is talked about masters and disciples, and about the inheritance of a master’s teaching by favorite pupils, entitling them to pass the truth on to their adherents. Of course Zen should be imparted in this way, from heart to heart, and in the past it was really accomplished. Silence and humility reigned rather than profession and assertion. The one who received such a teaching kept the matter hidden even after twenty years. Not until another discovered through his own need that a real master was at hand was it learned that the teaching had been imparted, and even then the occasion arose quite naturally and the teaching made its way in its own right. Under no circumstance did the teacher even claim “I am the successor of So-and-so.” Such a claim would prove quite the contrary.

The Zen master Mu-nan had only one successor. His name was Shoju. After Shoju had completed his study of Zen, Mu-nan called him into his room. “I am getting old,” he said, “and as far as I know, Shoju, you are the only one who will carry on this teaching. Here is a book. It has been passed down from master to master for seven generations. I have also added many points according to my understanding. The book is very valuable, and I am giving it to you to represent your successorhip.”

“If the book is such an important thing, you had better keep it,” Shoju replied. “I received your Zen without writing and am satisfied with it as it is.”

“I know that,” said Mu-nan. “Even so, this work has been carried from master to master for seven generations, so you may keep it as a symbol of having received the teaching. Here.”

They happened to be talking before a brazier. The instant Shoju felt the book in his hands he thrust it into the flaming coals. He had no lust for possessions.

Mu-nan, who never had been angry before, yelled: “What are you doing!”

Shoju shouted back: “What are you saying!”

# 67

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Phù Đổng Thiên Vương

Thời Hùng Vương, thiên hạ thái bình, dân gian giàu có. Vua nhà Ân lấy cớ nước Nam không có triều kiến, sai tuần thú đem quân sang đánh. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế chống cự. Có người tâu rằng: “Sao không cầu Long Vương đưa âm quân lên giúp”. Vua nghe lời, bèn ăn chay, lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, thắp hương cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn sáu thước, mặt to bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói múa ca. Những người trông thấy đều cho là kẻ lạ thường, mới tâu lên vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không nói năng cũng không ăn uống. Vua đến hỏi: “Nghe tin quân phương Bắc sắp sang xâm lược, ta thua được thế nào” (1). Cụ già ngồi im một lúc, kính cẩn rút thẻ ra bói, bảo vua rằng: “Ba năm nữa, giặc Bắc sẽ sang đây”. Vua lại hỏi kế chước ra sao?. Cụ già đáp: “Kế giữ nước, ấy là phải nghiêm ngặt chỉnh đốn khí giới, rèn luyện binh lính cho tinh nhuệ, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phong cho tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy”. Dứt lời, bay mất lên không, mới biết đó là Long Quân vậy.

Ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu tìm người hiền tài. Tới làng Phù Đổng, huyện Vũ Ninh (2), trong làng có một phú ông tuổi hơn sáu mươi, sinh được một bé trai, đã ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được. Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói giỡn rằng: “Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công ơn bú mớm”. Bé trai nghe mẹ nói, đột nhiên bảo: “Mẹ mời sứ giả tới đây, hỏi xem có việc gì”. Người mẹ kinh ngạc vô cùng, vui mừng kể lại với hàng xóm rằng con mình đã biết nói. Hàng xóm cũng lấy làm kinh ngạc, tức tốc mời sứ giả tới. Sứ giả hỏi: “Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?”. Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh sợ bại trại, vua phải lo gì nữa?”. Sứ giả vội về tâu với vua. Vua mừng nói rằng: “Ta không lo nữa”. Quần thần tâu: “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?”. Vua nói: “Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa”, rồi ra lệnh cân năm mươi cân sắt đúc thành ngựa, nón”.

Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi nói con rằng tai họa đã đến. Người con cả cười bảo rằng: “Mẹ hãy chuẩn bị cơm, rượu cho con ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo”. Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn nhiều, người mẹ cung cấp không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu bò, bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy lau lách buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu (Trâu Sơn), người con mới duỗi chân đứng dậy, cao hơn mười trượng, ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: “Ta là tướng nhà trời đây!” rồi vung kiếm, đội nón cưỡi ngựa, ngựa chồm lên hí dài mà chạy như bay, quan quân theo sau, tiến sát đồn giặc, đánh nhau ở dưới núi Trâu, huyện Vũ Ninh Quân giặc đại bại, chém giết lẫn nhau. Vua nhà Ân bị giết ở núi Trâu, quân lính còn lại đều bái lạy, xưng gọi “Tướng nhà trời” rồi cùng hàng phục. Đi đến đất Sóc Sơn, thôn An Việt, Tướng nhà trời cởi áo, cưỡi ngựa bay lên trời, còn để vết tích ở hòn đá trên núi.

Vua Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên Vương (3), lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương khói. Nhà Ân, qua hơn 27 đời vua, 644 năm không dám đem quân quấy nhiễu. Bốn phương nghe tiếng thảy đều đến thần phục vua Hùng.

Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương (4), lập miếu thờ ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ.

Chú thích:
1) Bản VHV 1473 còn có thêm câu: “Có ý kiến gì xin ngài bảo giúp”.
2) Nay là tỉnh Bắc Ninh
3) Phù Đổng Thiên Vương: Chữ Hán có nghĩa là “Tướng trời ở làng Phù Đổng”, tục gọi là thánh Dóng.
4) Xung Thiên Thần Vương: Chữ Hán có nghĩa là “Tướng thần bay vút lên trời”.

(Nguyễn Hữu vinh dịch)
.

Bình:

• Truyện này trong nguyên bản Hán Văn là truyện “Đổng Thiên Vương”. Có thể Đổng là chữ Hán viết âm nôm Dóng mà ra. Tuy nhiên “thánh Dóng” hay “thánh Gióng” vẫn còn là một đề tài tranh luận. Ở đây, chúng ta sẽ tạm dùng “thánh Dóng”.

• Câu chuyện bắt đầu 3 năm trước khi đánh nhau với nhà Ân: Có nghĩa là phải luôn chuẩn bị cho chiến tranh. Đừng đợi nước đến chân mới nhảy. Lo cho chiến tranh khi đang hòa bình.

• Nhiều số 3 dùng trong truyện. Ta đã nói đến tâm lý‎ con người yêu chuộng số ba trong truyện Đầm Một Đêm.

• Ông già to lớn ca hát ở ngã ba: Già là biểu tượng cho thông thái. Ca hát là biểu tượng cho văn nghệ sĩ và trí thức. Ca hát ở ngã ba là điên điên khùng khùng.

Vào ngày xưa, nam thì cầm kỳ thi tửu–đàn, cờ, thơ, rượu, và nữ thì cầm, kỳ, thi, họa. Cho nên trí thức và văn nghệ sĩ gần như có cùng một nghĩa, không như ngày nay.

Đây là nói về văn nghệ sĩ và giới trí thức có tiếng nói “điên điên khùng khùng”, không giống đại đa số dân chúng. Họ là những người sâu sắc, thấy xa trông rộng, thấy những điều không mấy người thấy, thấy chuyện chưa xảy ra, cho nên tiếng nói của họ thường “không giống ai” và “điên điên khùng khùng”. Chỉ rất ít người thông thái mới hiểu được họ.

Và văn nghệ sĩ và trí thức cảm nhận được hồn thiêng dân tộc, nói lên được tiếng nói của hồn thiêng dân tộc, nên truyện mới nói “ông già múa hát” chính là Long Quân.

Hùng Vương không những không chê cười “ông già múa hát” mà còn mời vào xin ý kiến, để có thể nghe các lời điên điên khùng khùng, đó là vua thông thái.

Vua không có tầm nhìn chỉ có thể nghe ve vuốt của những kẻ “thức thời.”

• Cố vấn của ông già Long Quân là: “Kế giữ nước, ấy là phải (1) nghiêm ngặt chỉnh đốn khí giới, (2)rèn luyện binh lính cho tinh nhuệ, lại phải đi (3) tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ.”

“Cố vấn” này thì rất đơn giản, ai cũng biết, sao lại phải cố vấn cho vua? Thưa, đơn giản nhưng lại cực kỳ căn bản. Vì cực kỳ căn bản và quan trọng cho nên chính Long Quân phải lập lại cho vua.

Chú ý đến thứ tự, không làm đúng thứ tự này thì thuật trị nước không thành: (1) nghiêm ngặt, (2) rèn luyện, (3) tìm nhân tài.

Ngày nay, thuật trị nước này không chỉ cho chiến tranh quân sự, mà còn là chiến tranh chống nghèo đói và lạc hậu, chiến tranh kinh tế với các quốc gia khác trên thương trường quốc tế…

• Ông già ở làng Phù Đổng 60 tuổi mới sinh con, bé trai 3 tuổi mà chỉ biết nằm ngửa và không biết nói: “Già 60 tuổi” là biểu tượng cho khôn ngoan thông thái.

Đứa bé là đứa con của sự khôn ngoan thông thái. Đứa bé là biểu tượng của nhân dân. Nhân dân lúc nào cũng xem ra yếu đuối, ngu ngơ, không biết nói, không biết làm gì cả, ngu ngơ đần độn. Nhưng nhân dân thực sự là đứa con của khôn ngoan, vì khi quốc biến nhân dân là cứu tinh của quốc gia.

Đứa bé cũng là biểu tượng của quân đội, từ nhân dân mà ra, khi quốc biến.

• Vua phải đến với dân, dân không tự động đến với vua. Đối thoại phải do vua khởi xướng và người thay mặt vua phải đến gặp dân trong làng xã. Và vua, cũng như người đại diện, phải nghe dân nghiêm chỉnh, dù là dân chỉ có vẻ ngu ngơ như trẻ lên ba. Theo ‎ý dân mà làm việc.

Binh pháp Tôn Tử nói đến 5 yếu tố chính của chiến lược: Đạo, thiên, địa, tướng, pháp. Đạo là quan trọng nhất: “Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức.”

Vua dốt, thì không những không “gợi” cho dân nói, mà khi dân phê phán kêu ca thì bịt miệng dân cho được việc.

• Ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước và một nón sắt: Đây hẳn nhiên là quân trang quân dụng cần thiết cho một quân đội.

Ngựa sắt là phương tiện và khả năng di chuyển thần tốc, quan trọng số một trong quân sự, nên ngựa sắt cao 18 thước. 18 là 2 lần 9, 9 là số lớn dương lớn nhất (thái dương), ‎ý nói rất nhiều, rất lớn (Số 18 cũng dùng trong 18 đời Hùng Vương).

Kế tiếp là vũ khí tấn công, kiếm sắt 7 thước. 7 là số dương lớn thứ 2, dưới số 9.

Sau đó là nón sắt, bảo vệ binh sĩ.

Điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là l‎ý thuyết chiến lược của Việt Nam nhắm vào vận tốc là yếu tố quan trọng nhất (số 18 của ngựa sắt), và binh sĩ phải nhẹ để di chuyển nhanh (cho nên chỉ có mũ sắt mà không có giáp sắt). Vũ khí đứng thứ hai sau vận tốc. Đây là l‎ý thuyết chiến lược giúp chúng ta bách chiến bách thắng trong cả nghìn năm nay, không thể sao nhãng được.

Binh pháp Tôn Tử nói: “Chim ưng vồ mồi chỉ một cú có thể xé nát con mồi, đó là nhờ vào thế tiết nhanh chớp nhoáng.”

Điều này rất thường đối với dân Việt, đã rành thuật chiến tranh ngay khi còn trong bụng mẹ. Nhưng quan sát các trận chiến của các đại gia thế giới, như Mỹ trong mấy thập niên qua, thì trọng tâm của chiến lược của họ là sức mạnh trấn áp của vũ khí, chứ không phải vận tốc uyển chuyển, xuất quỷ nhập thần, của chiến binh.

• “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?” Một người đây là “đồng lòng nhất chí. Một dân tộc, một tấm lòng.”

Một quân đội (đứa bé) đến từ dân, toàn dân lo lắng nuôi nấng quân đội, vua lo lắng quân trang quân dụng, đáp ứng các nhu cầu của quân đội. Một quốc gia đoàn kết như thế, ắt phải chiến thắng.

• Và đứa bé bắt đầu ăn uống to lớn: Đó là biểu tượng của quân đội và nhu cầu của quân đội. Quân đội rất tốn kém. Một đứa bé mà cả làng phải lo ăn lo mặc. Cho nên chuyện chiến tranh là chuyện rất tốn phí, chỉ là chuyện bất dắc dĩ. Không nên đánh nhau khi không cần.

Binh pháp Tôn tử nói: “Bách chiến bách thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm cho kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.”

• Cả làng nuôi đứa bé cũng là ý nói quân đội cần gần dân, cần được dân hỗ trợ. Quân đội không thể sống vững nếu xa dân.

• Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu (Trâu Sơn), em bé mới duỗi chân thành người cao lớn cưỡi ngựa sắt tấn công: Đây là chiến lược “phòng thủ bằng cách tấn công”, không đợi địch đến vây thành và ở trong thành để chỉ phòng thủ bị động. Chủ động tấn công trước, tại chiến địa do ta lựa chọn.

Dùng thế núi tấn công là chọn lợi thế địa hình cho ta: Vừa có địa thế tốt, vừa quen địa thế.

Luôn luôn chủ động chiến trường. Binh pháp Tôn Tử nói: “Người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không theo sự điều khiển của quân địch.”

• Thắng trận song rồi cởi áo bay về trời: Các chiến binh sau chiến tranh là cởi áo giải ngủ, trở về đời sống vô danh, không mong danh lợi.

Chiến binh chiến đấu vì tổ quốc, không vì lợi danh.

Toàn dân chiến đấu vì tổ quốc, không vì lợi danh.

Đây có hai điều hơi trái ngược nhau trong truyện. Long Quân khuyên vua: “Phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phong cho tước ấp, truyền hưởng lâu dài.” Đó là về phần vua, phải tỏ lòng thành bằng chính sách đãi ngộ nhân tài.

Nhưng nhân tài, nhất là chiến sĩ, chiến đấu hy sinh vì yêu tổ quốc chứ không phải vì danh tiếng, quan chức, bỗng lộc. Vua cũng phải hiểu đến điều này, để lấy cái tâm, láy lòng thành, mà trị quốc, chứ không phải chỉ đem lợi danh ra mồi chài những kẻ bất tài vô tướng.

Tưởng nhớ đến Thánh Dóng Phù Đổng Thiên Vương chính là tưởng nhớ đến các anh hùng vô danh của tổ quốc, từ các chiến sĩ vô danh đến các người dân vô danh, luôn hy sinh đời mình cho tổ quốc khi quốc biến.

(Trần Đình Hoành bình)