Cửa thiên đàng, Thiền, Văn Hóa, Trà Đàm, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.
.
Scholarship & Jobs
Grant: UN-HABITAT Urban Youth Fund
Youth-led organizations in developing countries working to improve the lives of young people and their communities can now seek financing for their projects through the UN-HABITAT Urban Youth Fund. The Fund will provide grants for innovative projects that promote employment, good governance, shelter and secure tenure.
Only applicants aged 15-32 from cities in developing countries can qualify for a grant. Support will be provided primarily for those working to improve slum conditions and to raise opportunities for young people growing up in poverty. Projects encouraging gender equality or involving partnerships with the government or the private sector are particularly welcome. Small development initiatives are eligible for grants of up to USD 5,000, and larger projects up to USD 25,000.
the Lee Kuan Yew School of Public Policy (LKYSPP)
at the National University of Singapore (NUS)
The 1-year Master in Public Administration (MPA) programme provides an intensive, interdisciplinary course of study for experienced professionals who wish to acquire new knowledge and skills to enhance their leadership and managerial capabilities. This innovative programme can be taken full-time or part-time.
Taught by expert faculty using a problem-based learning approach and real-world case studies, MPA students learn to apply the techniques of policy analysis and programme evaluation to resolve complex multi-dimensional policy challenges, as well as sharpen their leadership and communication skills. The School also conducts an active programme of seminars and public lectures by political, not-for-profit and business leaders to enable all students to complement their formal learning with the opportunity to interact with distinguished individuals who are shaping the future.
Từng đôi lúc bị xuống tinh thần? Thất nghiệp? Người yêu dỗi hờn? Ai chẳng có lúc nhỉ 🙂
Tất cả những tình huống có đều đã được dự tính trước, kiểu gì chúng cũng thỉnh thoảng lại xảy ra một lần. Vậy tại sao lại phải lo lắng nhỉ? 🙂
Lý luận như thế thì cũng có lý nhưng thực tế thì khó có thế không lo lắng được khi cơn lo lắng ấp đến. Nhưng, âm nhạc có sức mạnh lắm, nó sẽ giải tỏa tâm trạng của bạn với giai điệu cảm hứng hơn ngôn từ có thể truyền tải nhiều. Hôm nay chúng ta hãy nhẹ nhàng dậm chân theo nhịp bài hát “Don’t worry Be happy” của Bobby McFerrin nhé 🙂 Bài hát cởi bỏ từng nút lòng rất hiệu nghiệm, dù bạn đang có lo lắng hay không 🙂
“Don’t worry be happy” được sáng tác bởi nhạc sĩ Bobby McFerrin vào năm 1988. Bài hát này đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng Billboard 100 của năm 1988 trong 2 tuần liền và là bài hát của năm trong năm 1989. Điệp khúc của bài hát “Don’t worry be happy” được lấy từ lời của nhà hiền triết người Ấn Độ Meher Baba, “Do your best. Then, don’t worry; be happy in My love. I will help you”. 🙂
Dưới đây chúng ta có ba video. Video thứ nhất là Don’t worry be happy do Bob Marley thể hiện. Video thứ hai là đoạn phim cười vui do nhân viên của công ty Nature’s Sunshine quay. Thật tuyệt với nếu làm việc cho một công ty như thế nhỉ? Và bài hát thứ ba, do một anh hát rong hát vang đem cảm hứng cho những người đi trên đường phố Luân Đôn ở nước Anh. Sau đó là lời nhạc.
Don’t Worry Be Happy – Nature’s Sunshine Employees Lip-Sync
.
One man band singing “Don’t Worry, Be Happy” on London Street, Norwich, in July 2009
.
Bobby Mc Ferrin – Don’t Worry Be Happy
Here’s a little song I wrote
You might want to sing it note for note
Don’t worry, be happy.
In every life we have some trouble
But when you worry you make it double
Don’t worry, be happy.
Don’t worry, be happy now.
CHORUS:
Don’t worry, be happy. Don’t worry, be happy.
Don’t worry, be happy. Don’t worry, be happy.
Ain’t got no place to lay your head
Somebody came and took your bed
Don’t worry, be happy.
The landlord say your rent is late
He may have to litigate
Don’t worry, be happy.
CHORUS:
(Look at me — I’m happy. Don’t worry, be happy.
Here I give you my phone number. When you worry, call me,
I make you happy. Don’t worry, be happy.)
Ain’t got no cash, ain’t got no style
Ain’t got no gal to make you smile
Don’t worry, be happy.
‘Cause when you worry your face will frown
And that will bring everybody down
Don’t worry, be happy.
CHORUS:
(Don’t worry, don’t worry, don’t do it.
Be happy. Put a smile on your face.
Don’t bring everybody down.
Don’t worry. It will soon pass, whatever it is.
Don’t worry, be happy.
I’m not worried, I’m happy…)
Chào các bạn,
Mình mới khám phá ra danh sách này trên vietnamtourism.com. Dù là đa số chúng ta không có dịp tham dự đa số các lễ hội trong danh sách này. Liếc qua danh sánh một tí cũng cho ta một tí khái niệm toàn cảnh về một khía cạnh của văn hóa Việt Nam
Mình sẽ cố nhớ post nó mỗi tháng (trừ khi có cô cậu sinh viên nào đó muốn xung phong làm việc này. Nếu vậy, thì cho mình biết nhé 🙂 )
Các links trong bài dưới đây không hoạt động ở đây, chỉ hoạt động trong site chính tại vietnamtourism.com 🙂
Thời gian: 29/1 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: Thần làng, thần cây.
Đặc điểm: Cúng 2 cây cổ thụ “cây bố và cây mẹ”, cúng những người hy sinh vì nước và vì bản làng. Các trò chơi thi leng hao, hát lán cô, đu, chơi cờ gỗ. (Chi tiết)
Thời gian: 1/2 và 11 – 12/6.
Địa điểm: Xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Thánh Ông, Bát Nàn công chúa (tướng của Hai Bà Trưng), ông tổ hát xoan.
Đặc điểm: Lễ cầu đinh, đua thuyền sang Phượng Lâu (bên kia sông) cướp giỏ thóc (bó mạ) mang về, hát xoan.
Thời gian: Tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: Tại núi rừng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên.
Đặc điểm: Ngày hội hoa ban không chỉ là ngày hội của tình yêu của các chàng trai cô gái Thái mà còn là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ. (Chi tiết)
Thời gian: 16-18/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Phật, Thánh linh Thần tướng.
Đặc điểm: Hành hương lễ phật. (Chi tiết)
Thời gian: 7/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Viêm Xá (làng Diềm), xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Vua Bà (bà tổ của dân ca quan họ).
Đặc điểm: Lễ giỗ tổ quan họ có hát quan cầu đảo, quan họ trùm đầu, và trò chơi cướp quả cầu nước. (Chi tiết)
Thời gian: 10 – 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.
Đặc điểm: Cầu mùa, hát quan họ, chạy (kéo) chữ, chơi cướp cầu. (Chi tiết)
Thời gian: 22 – 27/1 âm lịch.
Địa điểm: Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Đối tượng suy tôn: Thân Công Tài, quan đầu phủ có công khai phá mở chợ Kỳ Lừa giao thương buôn bán với người Hoa.
Đặc điểm: Lễ rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ, hát sli (dân tộc Nùng), hát lượn (dân tộc Tày). (Chi tiết)
Thời gian: 7 – 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đặng Cương, huyện An Dương, Tp. Hải Phòng.
tượng suy tôn: Cao Sơn, Quí Minh và Chàng Rồng – Thần bản trang sở tại giúp vua Hùng đánh Thục.
Đặc điểm: Tế thần, thi bánh chưng, bánh giầy, đấu vật.
Thời gian: 16 – 18/1 âm lịch.
Địa điểm: Phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Ngô Quyền, người mở đầu thời đại tự chủ cho nước ta, đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938.
Đặc điểm: Tế lễ, dâng hương, tham quan di tích lịch sử bãi cọc Bạch Đằng. (Chi tiết)
Thời gian: 8 – 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Lê Chân, nữ tướng thời Hai Bà Trưng.
Đặc điểm: Lễ rước mũ, cỗ tế chay. (Chi tiết)
Địa điểm: Xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp Lê Đại Hành phá giặc Tống: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu.
Đặc điểm: Rước 6 kiệu với đội múa rồng và múa lân đi đầu.
Địa điểm:Đền Đa Hoà và đền Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Đối tượng tôn vinh:Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân Tiên Dung Công chúa và Tây Sa Công chúa.
Đặc điểm:Lễ rước trên bộ của 9 xã từ các đình làng về đền Đa Hoà; 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đền Dạ Trạch; hát trống quân. (Chi tiết)
Thời gian: 2 – 10/2 âm lịch. Chính hội 4/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Tản Viên.
Đặc điểm: Thi đánh cá tế thánh Tản Viên, làm tiệc cá,múa rối, hát đúm, đáo đĩa. (Chi tiết)
Thời gian: 2 – 4/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng Lữ Gia đại vương.
Đặc điểm: Trò đón ông đám, cướp bông. (Chi tiết)
Thời gian: 2/2 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Đặc điểm: Cúng (giỗ bà Trần), cầu kinh, múa rồng, múa rối nước. (Chi tiết)
Thời gian: 30/1 – 2/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Đặc điểm: Lễ tế, lễ rước, đấu vật, tổ tôm điếm, hát chèo. (Chi tiết)
Thời gian: 15/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Đối tượng suy tôn: Vũ Cố, một tướng tài của Lê Lợi đã tham gia đánh giặc Minh trên sông Đáy.
Đặc điểm: Tế thánh, đua thuyền, phóng lao, hát đối nam nữ trên thuyền, hát giao duyên. (Chi tiết)
Thời gian: 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Thôn An Cổ, xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Phạm Hải (Nam Hải đại vương).
Đặc điểm: Rước thần, tế, chơi đấu vật, cờ tướng, hát chèo. (Chi tiết)
Thời gian: 15 – 18/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thanh Đàm, xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng suy tôn: Thủy thần.
Đặc điểm: Rước và thả hến. (Chi tiết)
Thời gian: 15 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Diẽn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng suy tôn: Thần Thục An Dương Vương.
Đặc điểm: có lễ yết cáo tại đền, lễ rước kiệu thần, tế thần, các sinh hoạt văn hoá: có hát ví, hát phường vải, hát tuồng, chèo, đốt pháo bông, thả đèn hoa. (Chi tiết)
Thời gian: Tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng.
Đặc điểm: Cúng ở đình thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng. (Chi tiết)
Thời gian: 6 – 7/2 âm lịch: Lễ nhập tịch.
Địa điểm: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng: Sứ quân Nguyễn Siêu.
Đặc điểm: Lễ hạ đồ và thượng đồ. (Chi tiết)
Thời gian: 13/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Thần Nguyễn Bông và ngài Trần Toàn.
Đặc điểm: Hội làng có trò chơi “đi cầu noi” (Chi tiết)
Thời gian: 8 – 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Đối tương suy tôn: Phạm Tu (đình ngoại), Chu Văn An (đình nội).
Đặc điểm: Rước kiệu từ đình nội ra đình ngoại, diễn tuồng, chọi gà, đánh cờ bỏi. (Chi tiết)
Thời gian: 9/2 âm lịch.
Địa điểm: 32 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Đối tương suy tôn: Linh Lang đại vương (theo truyền thuyết là con thứ 4 của vua Lý Thánh Tông), Mẫu Thiên Tiên Lý Huệ Tông.
Đặc điểm: Rước, múa trống, cướp lụa đỏ. Có mười ba làng trại và nhiều cộng đồng khác như ở Đình Bảng (Bắc Ninh), Bồng Lai (Hà Tây) cũng về dự hội. (Chi tiết)
Thời gian: 9 – 11/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Thánh Độc Cước sơn tiên, Lê Khôi – công thần thời Lê, thổ thần.
Đặc điểm: Thi thả thơ, hát ca trù. Đặc sản có bánh khoái và hàng mây tre đan. (Chi tiết)
Thời gian: 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Đình Giảng Võ, đường Giảng Võ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn:Bà Chúa Kho.
Đặc điểm: Lễ tế của 13 làng trại anh em. Trò chơi: cờ người, bắt vịt, múa rối cạn, rối nước. (Chi tiết)
Thời gian: 4/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội.
Đối tương suy tôn: Phật Mẫu Man Nương, Pháp Vân (Bà Nành), Đức Phật Thích Ca, Đức Trần Hưng Đạo.
Đặc điểm: Tục cúng, nâng cây phan. (Chi tiết)
Thời gian: 12 – 15/2 âm lịch.
Địa điểm: Đình Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Các thần Cao Sơn, Diêm La, Mộc Tinh, hai vị bản thổ (hoàng cung Trịnh Thục phu nhân, Tràng Hán anh linh Đại tướng quân).
Đặc điểm: Rước lớn 7 kiệu (5 long ngai bài vị, một kiệu sắc – kiệu phù hương, một kiệu chum nước). (Chi tiết)
Thời gian: 14/2 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Hùng Nộn công (thời vua Hùng).
Đặc điểm: Cúng lợn giống đen tuyền, hát ca trù, vật, bắt vịt trong ao, đi cầu treo, tổ tôm điếm, thi thổi cơm. (Chi tiết)
Thời gian:10/2 âm lịch.
Địa điểm:Xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn:Bạch Hạc Tam Giang, Túc Chinh công chúa.
Đặc điểm:Ngày hội có kết chạ với các làng lân cận. Chỉ cúng bằng cơm tẻ, muối vừng. Chơi trò trận giả ném cát. (Chi tiết)
Thời gian: 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Vũ Phục (ông Dầu), Đỗ Thị Thiện (bà Dầu).
Đặc điểm: Kiệu bay, thi bánh giầy, chè kho. (Chi tiết)
Thời gian: 9 – 11/2 âm lịch.
Địa điểm: Mọc Quan Nhân, Mọc Chính Kinh, Mọc Cự Lộc, Mọc Giáp Nhất, Mọc Phùng Khoang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Đoàn Thượng, Lã Liệu, Hùng Lãng Công, Phùng Luông.
Đặc điểm: Rước kiệu qua 5 làng, múa rồng, múa sư tử. (Chi tiết)
Thời gian: 18/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn:Bà Lý Nhũ Thái Lão (tổ sư nghề thuốc nam).
Đặc điểm: Lễ dâng hương, dân đến lễ và xin thuốc. (Chi tiết)
Thời gian: 10 – 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng suy tôn: Bà Thu Bồn (người Chăm).
Đặc điểm: Đua thuyền, rước cộ. (Chi tiết)
Tên thật: Hứa Vĩnh Sước
Dân tộc: Tày
Sinh năm: 1948
Nơi sinh: Trùng Khánh, Cao Bằng
Bút danh: Y Phương
Thể loại: thơ, kịch
Các tác phẩm:
– Người núi Hoa (1982)
– Tiếng hát tháng giêng (1986)
– Lửa hồng một góc (1987)
– Lời chúc (1991)
– Đàn then (1996)
– Thơ Y Phương (2002)
Vài bài thơ của Y Phương:
Tên làng
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Ba mươi tuổi từ mặt trận về
Vội vàng cưới vợ
Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa
Rào miếng vườn trồng cây rau
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Mang trong người cơn sốt cao nguyên
Mang trên mình vết thương
Ơn cây cỏ quê nhà
Chữa cho con lành lặn
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên
Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp
Bàn chân từng đạp bằng đá sắc
Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Vang lên trời
Vọng xuống đất
Cái tên làng Hiếu Lễ của con
Phố Xưa
Phố xưa
Bây giờ vẫn như xưa
Những mái nhà nâu
Những cột nhà đen
Đêm đêm lép bép ngọn đèn.
Tôi đi trên con đường xưa
Tránh đứa trẻ đang bò chơi bi
Tránh ông già lim dim sưởi nắng
Tránh người yêu xưa đầu đường áo trắng
Con trên vai đi thẳng chẳng nhìn ai
Giận nhau lâu
Nhớ nhau dài
Tôi trở về tìm người yêu xưa ở phố
Em gọi
Nhưng tôi không ngoái cổ
Giả vờ đi.
Mùa hoa
Mùa hoa
Mùa đàn bà
Mặt đỏ phừng
Thừa sức vác ông chồng
Chạy phăm phăm lên núi.
Mùa hoa
Mùa đàn ông
Mệt như chiếc áo rũ
Vừa vịn vừa đi vừa ngái ngủ.
Nói với con
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Văn thư, sách vở, bản đồ ghi là Ngọc Lạc, nhưng đến nơi nghe gọi và thấy các bảng hiệu ghi là Ngọc Lặc. Cả hai tên cùng tồn tại. Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Các xã trong huyện Ngọc Lặc đều có tên hai chữ Hán: Thạch Lập, Phúc Thịnh, Mỹ Tâm, Ngọc Sơn, Ngọc Khê vv…Các làng thì một số có tên hai chữ Hán như Lập Thắng, Điền Sơn…còn hầu hết là tên một chữ: Làng Ngán, làng Chạy, làng Nhớ, làng Quên, làng Thi, làng Mới, làng Mỏ, làng Móng, làng Chả, làng Thượng, làng Hạ, làng Vải, làng Mốc, làng Mí, làng Beo vv…Nghe rất vui nhưng tìm hỏi xuất xứ không ai biết rõ. Cũng như mọi người nói về vua Lê một cách kính cẩn, gọi là “cố Lê Lợi”, nhưng những chuyện xưa”năm tê năm tặc” chỉ còn truyền khẩu một cách mơ hồ. Những khe Sống, đồng Chó…người nói thế này, người nói thế nọ, rất khác nhau.
Thị trấn Ngọc Lặc nằm giữa cánh đồng, bốn bên là những dãy núi đỉnh nhọn đâm lên trời cao dáng vẻ trông thật hùng vĩ, đường bệ hơn hết là núi Sắt. Trung tâm thị trấn là chợ Phố Cống. Từ chợ đi ra có phố Lê Lợi rồi phố Lê Lai. Gọi là phố nhưng đường không rộng lắm, hai bên đường nhựa vẫn là bùn đất, rơm rạ vương vãi. Tuy vậy cũng đủ các mặt hàng: tạp hóa, quần áo, giày dép, xe máy…Và có dịch vụ trang trí nội thất, trang điểm cô dâu, quán cà phê vang tiếng nhạc. Thức ăn bày bán khá nhiều trong chợ là những thúng nhộng tằm, con nhộng lớn, màu xanh nhạt.
Nhiều loại nhà cửa xen lẫn nhau: nhà gác, nhà ngói, nhà lợp lá cọ – là thứ lá gồi trong thơ Tú Xương “Nhà gỗ năm gian lợp lá gồi”. Lá cọ làm kỹ lợp đến 20 – 30 năm chưa hư, sơ sài thì cũng phải 10 năm. Khi các bác sĩ đang làm cho chương trình Y tế cộng đồng tại đây đề nghị đồng bào cho biết về ngôi nhà mà họ mơ ước thì câu trả lời là những “nhà ngói bằng” – tức là nhà đúc. Giới thiệu kiểu nhà ngói ở miền xuôi, họ cười cười bảo: “Nhà xây mà có mái, lợp ngói thì đâu có hơn gì lợp lá cọ?” Ra khỏi trung tâm thị trấn vào các bản đồng bào Mường là nhà sàn với những cột bằng cây luồng, một loại cây họ tre, lớn hơn, dài hơn, suôn hơn tre. Cửa lên nhà cũng ở phía chái nhưng không chính giữa như nhà sàn Tây Nguyên mà dịch qua bên trái. Xã Mỹ Tâm - Ru Mường
Sau lưng phố là ruộng chia thành nhiều luống nhỏ, luống này chín vàng, luống kia tươi xanh, luống nọ đã gặt. Trong một cánh đồng có thể thấy nhiều giai đoạn thời vụ trên những mảng màu khác nhau, nổi bật bên nhau. Vài ba con trâu đi trên đường phố, chiếc mõ mang ở cổ kêu lóc cóc lóc cóc, đến đoạn trống chưa có nhà trâu rẽ xuống ruộng.
Buổi sáng mùa đông ấy dứt mưa đã mấy hôm, trời chợt có gió hong khô và nắng lên ấm áp. Đường vào bản đã ráo, bước trên mặt đất mềm thấy bàn chân êm êm. Mặt hồ Đầm Thi gợn từng nếp sóng lăn tăn. Bãi sỏi bờ suối màu vàng sậm, hoa pháo nở đỏ từng xâu dài. Không khí thoáng đãng, hít thở thật nhẹ nhàng. Phong cảnh có nét gì đó rất thoáng và rất lạ giống như những truyện đường rừng của Lan Khai. Thỉnh thoảng có tiếng còi xe cũng dịu dàng. Trẻ em sạch sẽ, xinh xắn và lễ phép, gặp chúng tôi chào hỏi vui vẻ. Chỉ còn một ít người già mặc y phục dân tộc Mường, nam nữ thanh niên đều mặc Âu phục. Phụ nữ bới tóc cao, con gái để tóc dài, xõa ra hoặc kẹp lại bỏ sau lưng.
Ở đây rượu rất ngon và hình như người nào cũng sành về rượu. Ngồi uống rượu bỗng nhớ chuyện xưa. Thời Lê Lợi khởi binh, lực lượng nòng cốt ban đầu hẳn là đồng bào vùng Ngọc Lặc, Thọ Xuân. Biết bao nhiêu là gian khổ, “khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyện quân không một lữ” đã cùng chia nhau chén rượu nghĩa tình. “Đầu giao hưởng sĩ phụ tử chi binh nhất tâm…”, nguyên bản Bình Ngô đại cáo như thế và các dịch giả đã diễn nôm thành “Gắn bó một lòng phụ tử rót rượu ngọt để khao quân” hoặc ”Mở tiệc khao quân chén rượu ngọt ngào, khắp chiến sĩ một lòng phụ tử”… Đầu giao hưởng sĩ…Đem rượu được biếu đổ xuống lòng suối để ba quân cùng nếm, rượu hòa nước lã bỗng hóa ra chén rượu ngọt ngào…
Buổi tối đến Ngọc Lặc chúng tôi được thưởng thức ngay món canh lá đắng. Hôm sau có dịp nhìn tận mắt loại cây ấy. Lá đắng là tên gọi đúng vị của nó, mọc từ thân ra, có hình dạng giống như lá sắn mì. Từ cuống chính tỏa thành chín cuống phụ, mỗi cuống phụ một lá, thân lá dài từ 5,6cm đến 20cm, rộng độ 4-5cm, chỗ gần cuống tròn hơn, thân lá nhọn, hai mặt lá đều màu xanh đậm. Lá đắng nấu với thịt nạc băm nhỏ. Mới ăn vào đắng lắm. So với canh lá đắng thì canh khổ qua (không luộc chần) chẳng thấm thía gì. Vậy mà khi đã nuốt xong, vị đắng tan hết, còn lại vị ngọt. Ăn lần thứ nhất có thể chưa cảm nhận được canh lá đắng ngon thế nào, sau lần thứ hai đã thấy nhớ, lần thứ ba và những lần tiếp theo sẽ không quên món canh độc đáo này của Ngọc Lặc…
Jules Rinard – một nhà văn nổi tiếng người Pháp có lần đã nói: “Lười biếng chẳng là gì ngoài thói quen nghỉ ngơi trước khi bạn mệt.” Đúng, chúng ta có thể cười trước câu nói đó nhưng chẳng thể làm giảm tính đúng đắn hàm chứa trong đó. Lười biếng là một dấu hiệu của sự thiếu hứng thú vào một hoạt động và được đánh dấu bởi một cảm giác trống rỗng. Các chuyên gia y học trình bày rằng lười biếng vừa là một trạng thái thể chất vừa là một trạng thái tinh thần do sự thiếu hứng thú vào các hoạt động gây ra.
Trong số những người đầu hàng sự lười biếng có nhiều người là những kẻ ngồi không và chỉ tự hỏi xem có cái gì để làm. Lười biếng thường đến như kết quả sau những phút giây nhàn rỗi. Do đó, một mẹo nhỏ để vượt qua sự lười biếng là không bao giờ có một phút rảnh rỗi nào.
Hãy nhận làm một việc gì đó và thực hiện liên tục cho đến khi hoàn thành là điều mọi người nên luôn giữ trong tâm trí để vượt qua sự lười biếng. Dưới đây là một vài cách đã được kiểm nghiệm để hoàn thành những mục tiêu như vậy:
– Hãy liệt kê một số hoạt động mà bạn thích nhất và làm ít nhất một trong số đó khi bạn cảm thấy lười. Hứng thú là một yếu tố thúc đẩy vượt qua sự lười biếng.
– Hãy đặt sự chán ngán sang một bên. Niềm hứng thú với công việc là tất cả phần thưởng cho chính bạn vì những thành quả đã đạt được và vì nhận vừa phải những lời tán dương khả năng của bạn.
– Một cách làm thông minh để hoàn thành mục tiêu là chia công việc khổng lồ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn mà bạn có thể hoàn thành. Bạn không thể đạt được mục tiêu nếu bạn làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Điều này gây nên một cảm giác bị ngập trong công việc và hậu quả dẫn đến sự lười biếng bởi tâm trí bạn có thể hình thành thói quen bạn là không thể thực hiện được, và thay vào đó, bạn không làm nữa.
– Tập thể dục cũng là một lời khuyên tốt để chiến thắng sự lười biếng. Điều này sẽ giúp tận dụng được nguồn năng lượng tiềm ẩn trong bạn và nghĩ những ý nghĩ hạnh phúc ngay trong khi đốt cháy calo. Thêm vào đó, điều này giúp bạn đạt được sự cân đối cũng như có một cảm giác mãn nguyện.
– Mục tiêu thực tế và khả thi là con đường để đi. Hãy tự nhắc nhở bạn về mục tiêu qua tờ ghi chú nhỏ, lịch và các phần mềm tổ chức. Những mục tiêu đơn giản dễ đạt được hơn những mục tiêu khổng lồ. Hãy chắc chắn là bạn bắt đầu với những mục tiêu đơn giản trước tiên.
– Những phút giây lười biếng là một điều không thể chấp nhận được. Ít ra hãy tìm một thứ gì đó để làm hay bắt đầu một việc gì đó hữu ích như sửa sang nhà cửa hay tạo danh sách những việc cần làm cùng với những thành viên trong gia đình, thậm chí cả với bạn bè.
– Trì hoãn chính là buổi họp mặt của lười biếng. Để vượt qua sự lười biếng, bạn phải thực hiện nhiệm vụ ngay lập tức. Hãy bắt đầu với những việc dễ dàng hơn và bạn sẽ có một cảm giác hài lòng khi hoàn thành. Điều này sẽ tạo thêm động lực để bạn làm những việc khó khăn hơn sau đó.
– Mới lạ chính là con đường để đi. Công việc thường ngày có thể quá tẻ nhạt. Hãy đưa thêm những hoạt động hữu ích khác như đi bộ nhanh trong công viên hay đi uống cà phê với bạn bè hoặc những người cùng cơ quan vào một ngày của bạn. Cách này làm bạn giảm căng thẳng cũng như có nhiều bạn bè hơn. Bạn có thể vượt qua sự lười biếng bằng cách tự đặt mình vào các mục tiêu đang hoàn thành. Lười biếng chỉ là một trạng thái tâm lý. Hãy vượt qua điều đó với một chút kiên trì cũng như khả năng thể chất lẫn tinh thần của chính bạn. Tiến lên nào! Bây giờ hãy chiến thắng sự lười biếng.
Nguyễn Hồng Hải dịch
.
Overcome Laziness
By Richard Dean Basa
Jules Renard, a noted French writer once said: “Laziness is nothing more than the habit of resting before you get tired.” Yes, we may have a laugh over that statement but it doesn’t discount the truth in it. Laziness is an indicator of disinterest in an activity which is marked by a feeling of emptiness. Medical professionals state that laziness is both a physical and mental condition caused by lack of interest in activities.
Many of those who succumb to laziness are those who sit around and just wonder what to do. Laziness usually comes as a result of having idle moments. The trick then to overcome laziness is never to have an idle moment.
Being assigned to something and seeing through that it is finished is what one should keep in mind to overcome laziness. The following are tried and tested ways in accomplishing such objective:
• List some activities you enjoy most and do at least one when you feel lazy. Enjoyment is one motivating factor to overcome laziness. • Set boredom aside. Interest in one’s work is all about rewarding one’s self for achievements and having just enough amount of praise for one’s strengths.
• The trick to accomplishing goals is to partition mammoth chunks into small doable tasks. You cannot reach an aim if you do things all at the same time. This will result in a feeling of overwhelm and consequently to laziness because your mind can become conditioned that you cannot carry out the activity and just don’t do it instead.
• Workout and exercise is also an aid to overcome laziness. These make you use your pent up energy and think of happy thoughts while burning calories. Plus it helps you get fit as well as have a sense of fulfillment.
• Realistic and achievable goals are the way to go. Remind yourself about your aims through post-it notes, calendars and organizers. Simple goals are easier to achieve than gigantic ones. Make sure to start with the simple ones first.
• Idle moments are a no-no. Find something to do at least or start something worthwhile such as home improvement or a to-do list with the whole family and even friends.
• Procrastination is workshop of laziness. To overcome laziness you must do tasks at once. Start with the easier ones and you’ll have a sense of fulfillment when you’re done. This gives you added motivation to start the more difficult ones next.
• Novelty is the way to go. Routine can be boring. Insert other worthwhile activities into your day such as a brisk walk in the park or a coffee break with friends or office mates. This way you get to de-stress as well as make more friends.
You can overcome laziness by putting yourself into accomplishing goals. Laziness is but a state of mind. Overcome it with a little perseverance as well as the use of your mental and physical faculties. Go! Overcome laziness now.
Một chiến binh tên Nobushige đến gặp Hakuin, và hỏi: “Có thiên đàng và địa ngục không?”
“Anh là ai?” Hakuin hỏi.
“Tôi là một hiệp sĩ đạo,” người chiến binh trả lời.
“Anh, chiến sĩ!” Hakuin kêu lên. “Vua chúa nào dùng anh làm cận vệ? Mặt anh nhìn như mặt ăn mày.”
Nobushige quá giận và bắt đầu rút kiếm ra, nhưng Hakuin tiếp tục: “Anh cũng có kiếm nữa! Kiếm của anh chắc là quá cùn để chặt đầu tôi.”
Trong khi Noshibughe rút kiếm Hakuin nói: “Đây cửa địa ngục đang mở.”
Nghe những lời này, chàng hiệp sĩ đạo nhận ra kỹ luật của thiền sư, bỏ kiếm lại vào bao và gập người chào.
“Đây cửa thiên đàng đang mở,” Hakuin nói.
.
Bình:
• Hakuin là thiền sư Vậy À của tông Lâm Tế mà ta đã nhắc đến trước đây.
• Trong đa số truyền thống tâm linh và triết lý, thiên đàng và hỏa ngục ở trong tâm ta. Nhưng đa số tín đồ lại cứ nghĩ đó là hai nơi đâu đó ở một thế giới bên ngoài. Cho nên khi họ đang ở trong địa ngục họ không biết họ đang ở trong địa ngục. Và họ tốn phí cả đời chạy đuổi theo một ảo ảnh của thiên đàng đâu đó.
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo;
Nếu với tâm ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
…
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo,
Nếu với tâm thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau…
Thánh kinh Thiên chúa giáo viết: Lần nọ, các thầy luật Pharisees hỏi khi nào thì Nước Thiên Đàng (Nước Chúa) sẽ đến, Chúa Giêsu trả lời: “Nước Thiên Đàng không đến với sự quan sát cẩn thận của các bạn, và người ta sẽ không nói, ‘Nó ở đây,’ hay ‘Nó đằng kia,’ vì Nước Thiên Đàng ở trong bạn.” Luke 17:20-21.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.
The Gates of Paradise
A soldier named Nobushige came to Hakuin, and asked: “Is there really a paradise and a hell?”
“Who are you?” inquired Hakuin.
“I am a samurai,” the warrior replied.
“You, a soldier!” exclaimed Hakuin. “What kind of ruler would have you as his guard? Your face looks like that of a beggar.”
Nobushige became so angry that he began to draw his sword, but Hakuin continued: “So you have a sword! Your weapon is probably much too dull to cut off my head.”
As Nobushige drew his sword Hakuin remarked: “Here open the gates of hell!”
At these words the samurai, perceiving the master’s discipline, sheathed his sword and bowed.