Thứ sáu, 12 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

Mặt trời đến đây rồi – The Beatles, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Nguyễn Minh Hiển.

Điệu sầu Tiến sĩ – PhD Blues, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Nguyễn Minh Hiển.

Chìa khóa thất bại , Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hồng Hải.

Phụ nữ khóc, Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Thanh Hằng.

Mang giận, Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Thị Thu Hiền.

Mái tóc không ngôi , Thơ, anh Nguyễn Đức Hòa.

Tự Khúc, Thơ, chị Vũ Hồng.

Chiều Lam Kinh, Văn Hóa, Nước Việt Mến Yêu, anh Trần Huiền Ân.

Cởi bỏ lối nhìn cũ để hướng về tương lai – Huyền nghĩa của Xả , Trà Đàm, anh Inasara.

Di chúc, Thiền, Trà Đàm, Văn Hóa, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.

Suy nghĩ “ra ngoài cái hộp”, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Scholarship

Australian Leadership Awards Scholarships

http://www.ausaid.gov.au/scholar/ala.cfm

Applications for the 2011 intake open on 10 March 2010
and close on 30 June 2010

The Australian Leadership Awards (ALA) aim to develop leadership and build partnerships and linkages within the Asia-Pacific, while addressing priority development issues of the region.

The ALA program comprises ALA Scholarships and ALA Fellowships. These awards are for leaders or those who have potential for leadership roles that can influence social and economic reform, both in their own countries and in the Asia-Pacific region.

ALA Scholarships are for study at Masters or Doctorate level in an Australian university. Study programs must relate to a priority development area: disability, economic growth, education, environment, food security, gender, governance, health, human rights, infrastructure, regional stability, rural development, water and sanitation. ALA scholars also undertake a Leadership Development Program in Australia.

As ALA Scholarships are an investment in the future of the Asia-Pacific region, ALA scholars are required to return to their home country or the region for two years after they have completed their studies in Australia.

Selection for ALA Scholarships is competitive, based on leadership qualities, academic excellence and potential impact on return home. To be eligible to apply, you must meet the following criteria.

For more information, please see:

http://www.ausaid.gov.au/scholar/ala.cfm
.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

“Mặt trời đến đây rồi” – The Beatles

Chào các bạn,

Những ngày đầu tháng 3 này ở miền Đông Bắc nước Mỹ thời tiết thay đổi thật kỳ diệu. Chỉ trước thứ 7 tuần trước, trời còn xám và lạnh, mà sau thứ 7 chủ nhật ngày 8/3 vừa rồi, thời tiết ấm hẳn và ông mặt trời chiếu sáng cả ngày.

Ánh nắng vàng trải đều trên các ngọn cây tuy chưa ra lá. Nắng ấm tràn vào xe cộ trên đường. Trời nắng, xanh và cao hơn. Mình bắt đầu đi bộ buổi trưa để tập thể dục. Chỉ sau chủ nhật cuối tuần này, cả nước Mỹ sẽ bắt đầu ngày mới sớm hơn một tiếng để ngày có nhiều ánh sáng mặt trời hơn. 🙂

Chúng ta hôm nay hãy cùng nghe bài hát “Here comes the sun” của ban nhạc Beatles nói về sự vui mừng chào đón sự đến của mặt trời tuyệt vời đó nhé. 🙂

“Here comes the sun” được sáng tác bởi George Harrison và ra mắt trong album “Abbey Road” của Beatles vào năm 1969. George kể như sau về bài hát trong Beatles Anthology:

“Here Comes the Sun” was written at the time when Apple was getting like school, where we had to go and be businessmen: ‘Sign this’ and ‘sign that’. Anyway, it seems as if winter in England goes on forever, by the time spring comes you really deserve it. So one day I decided I was going to sag off Apple and I went over to Eric Clapton’s house. The relief of not having to go see all those dopey accountants was wonderful, and I walked around the garden with one of Eric’s acoustic guitars and wrote “Here Comes The Sun”.

“Mặt trời đến đây rồi được viết vào thời điểm mà (hãng thu âm) Apple thích trường học, nơi chúng tôi phải đi và làm dân kinh doanh: ‘ký cái này’ và ‘ký cái kia’. Dù sao, tưởng như mùa đông ở nước Anh kéo dài mãi mãi, khi mùa xuân đến bạn thực sự xứng đáng (vì đã đợi mùa xuân mỏi cổ?). Do đó một ngày tôi quyết định bỏ Apple sớm và qua nhà Eric Clapton chơi. Sự thoải mái của việc không phải thấy hội kế toán ẩm ương đó thật tuyệt vời, và tôi đi dạo quanh vườn với một trong những cây ghi ta của  Eric và viết “Here Comes The Sun”.

Sau đây chúng ta có 3 video, 2 video đầu do George Harrison, ca sĩ/nhạc sĩ thể hiện. Đặc biệt ở video thứ 2 là do George và những người bạn chơi  trong buổi hòa nhạc cho Bangladesh vào năm 1971 ủng hộ cho đất nước Bangladesh sau cuộc chiến tranh giành độc lập và tai nạn thiên nhiên. Video thứ 3 là độc tấu ghi ta bài hát này của anh Per-Olov Kindgren. Sau đó là lời nhạc.

Chúc các bạn một ngày mặt trời đến,

Hiển.


Here Comes The Sun – George Harrison
.

Concert for Bangladesh: Here Comes The Sun.
.

Per-Olov Kindgren plays Beatles’ Here Comes The Sun in his arrangement for classical guitar

The Beatles – Here Comes The Sun
Artist: The Beatles

Here comes the sun, here comes the sun,
and I say it’s all right

Little darling, it’s been a long cold lonely winter
Little darling, it feels like years since it’s been here
Here comes the sun, here comes the sun
and I say it’s all right

Little darling, the smiles returning to the faces
Little darling, it seems like years since it’s been here
Here comes the sun, here comes the sun
and I say it’s all right

Sun, sun, sun, here it comes…
Sun, sun, sun, here it comes…
Sun, sun, sun, here it comes…
Sun, sun, sun, here it comes…
Sun, sun, sun, here it comes…

Little darling, I feel that ice is slowly melting
Little darling, it seems like years since it’s been clear
Here comes the sun, here comes the sun,
and I say it’s all right
It’s all right

Điệu sầu Tiến sĩ – Ph.D blues

Frans Prins và Pascal Wilhelm

Chào các bạn,

Một phần lớn độc giả của vườn chuối là các bạn du học sinh đang theo học các chương trình Thạc Sĩ, Tiến Sĩ ở nước ngoài. Hôm nay mình giới thiệu với các bạn bài hát vui “Ph.D blues” để cùng cười mỉm với các anh chị em đang làm tiến sĩ và phần nào giúp các bạn tính toán chuyện học tiến sĩ hiểu được phần nào tâm sự nhé 🙂

Mình hồi trước cũng ngồi phòng thí nghiệm cả ngày nên mình có lẽ hiểu được phần nào nỗi vất vả, sự thử thách rất ly kỳ thú vị của các anh chị em nghiên cứu sinh. Cùng trên hành trình lên tây trúc thỉnh kinh, cũng có bao suy tư đời thường khác xen vào “cuộc sống kinh kỳ với bút nghiên” 🙂

Tâm sự này được chia sẻ trong bài hát Ph.D blues sau đây. Ph.D blues được sáng tác bởi hai anh bạn Frans Prins and Pascal Wilhelm khi họ làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực tâm lý giáo dục ở trường Leiden, Hà Lan. Các bạn có thể đọc thêm về “dự án Ph.D blues ở trang web của bài hát 🙂

Dưới đây là video của bài hát, trước đó là lời dịch Việt, sau đó là lời nhạc Anh.

Chúc các bạn một ngày “Ph.D sunshine” 🙂

Hiển.
.

Điệu sầu Tiến Sĩ

Tôi là sinh viên tiến sĩ
Tôi làm việc đêm ngày
Tôi đang viết luận án
Và lãnh lương ăn mày.

Tôi nghĩ đến kinh doanh
Nhưng chẳng quyết định được
Tôi đợi và đợi
Rốt cuộc vào đường khoa học

Lấy một mảnh bằng, nếu bạn chẳng biết làm gì
Tôi tìm phiêu lưu
Tôi tìm chân l‎ý

Tôi đọc
Mọi thứ tôi lục được
Tiêu cả hai tháng cạnh máy photo
Đến mờ cả mắt
Rồi cần thêm thống kê
Và ngạc nhiên thay
Thấy chẳng có gì liên hệ.
Thiên đàng là đây sao?

Lấy một mảnh bằng, nếu bạn chẳng biết làm gì
Tôi tìm phiêu lưu
Tôi tìm chân l‎ý

Bàn luận với một hai
Tay đàn anh
Khen họ đấo để
Vì cái Tôi họ cần được vuốt ve.

Rồi tôi gởi bài tường trình đến tòa báo
Vào mùa thu
Đến mùa xuân bài bị gạt bỏ
Vì thí nghiệm không đủ mẫu.

Lấy một mảnh bằng, nếu bạn chẳng biết làm gì
Bạn biết tôi cảm giác thế nào không?
Tôi cảm như cọp trong sở thú.

Phải thuyết trình
Trong cuộc họp lớn thật lớn.
Tôi trong cuộc học lớn này
Chẳng có ma nào tham dự.

Về đến nhà, vợ đã bỏ đi
Vì nàng chẳng hiểu được.

Theo đuổi khoa học
Làm bạn cô đơn cuối đường.
Theo đuổi khoa học
Làm bạn cô đơn cuối đường.
Theo đuổi khoa học
Làm bạn cô đơn cuối đường.


Ph.D. Blues

Ph.D. Blues (Prins/Wilhelm)

I’m a Ph.D. student,
I’m working night and day.
I’m writing a dissertation,
and get a lousy pay.

I thought I’d be in business,
but I could not decide.
I waited and I waited,
and ended up in science.

Getting a degree. If you don’t know what to do.
I was looking for adventure
I was looking for the truth.

I started out with reading,
all pieces I could find.
Spent two months at the xerox,
till I was half blind.

Then I needed some data,
and much to my surprise.
I found low correlations,
Is this paradise?

Getting a degree. If you don’t know what to do.
I was looking for adventure
I was looking for the truth.

Having a discussion,
with a senior or two.
Giving all these compliments,
’cause their egos need a boost.

Then I sent my work to a journal,
it was in the fall.
In springtime it got rejected,
’cause my sample was too small.

Getting a degree. If you don’t know what to do.
You know how I feel?
Feel like a tiger in the zoo.

Had to do a presenation,
at a big big big conference.
I was in this great symposium,
which no one would attend.

When I got home my love had left me,
’cause she could not understand.
Leading your life in science,
makes you lonely in the end.

Getting a degree. If you don’t know what to do.
Leading a life in science,
Makes you lonely in the end.

Leading a life in science,
Makes you lonely in the end.

Leading a life in science,
Makes you lonely in the end.

Mái tóc không ngôi

Như mái tóc không ngôi

Dù gắng chải chẳng bao giờ thẳng nếp

Đời sương gió trên vũng lầy…tuổi tác

Được làm kiếp rong chơi cũng vui thú lắm rồi!

Đã bao lần tôi tự hỏi trong tôi

Liệu mình có thỏa lòng cho cuộc sống

Khi áo cơm, gạo tiền quẩn quanh bận rộn

Song hành cùng lối tư duy như kẻ sỹ giang hồ.

Đã bao lần những suy nghĩ vẩn vơ

Về con người, về đất trời, tâm tưởng…

Sao không là cảnh yên bình hay nụ cười thân thiện

Sao không coi nhau như bạn hữu tình thâm…?

Chà, có lẽ mình tựa một kẻ hâm hâm

Lạc lõng ngu ngơ trên lối đời nghiêng ngã

Bước chân thấp…cao trật trầy bỡ ngỡ

Liệu có đi qua nhân gian chai đá tật nguyền.

Chà, có lẽ rằng mình rồi sẽ cô đơn

Vác “Thập tự…lo toan” trong chiều lặn lội

Lòng vòng đến bở hơi đường tít mù vô lối

Vẫn ngoảnh mặt nghênh ngang tên gàn dở…điên khùng.

Tôi đấy. Trước gương soi mái tóc ngôi…không

Có chải bao nhiêu chẳng khi nào thẳng nếp

Thôi thì đành lỡ lúc mình nhọc mệt

Cười một cái…bâng quơ quên hết chuyện. Đời ơi!

Phố nắng 03/2010.
.
Nguyễn Đức Hoà

Chiều Lam Kinh

Từ Thanh Hóa theo quốc lộ 47 đi về hướng tây, ruộng đồng và xóm làng nối tiếp. Núi Vọng Phu xa mờ in màu xanh đậm hơn lên nền trời có dáng người mẹ dắt con rõ hơn núi Mẹ Con ở tây bắc Khánh Hòa, đi trong đồng Tuy Hòa (Phú Yên) thấy hai đỉnh cao thấp liền nhau, đúng nghĩa Mẹ/Con chứ không hề bồng bế, ngóng trông.

Đã đến Lam Kinh, trời chiều đầy mây xám âm u. Một vài tia nắng lóe lên rồi tắt ngấm. Không gian thật tĩnh mịch. Ở đây có dấu vết của một khúc mương rộng. Người hướng dẫn bảo đó nguyên là con sông đào, tên là sông Ngọc. Ông Lê Hối, tiền bối ba đời của vua Lê Lợi từ Ngọc Lặc đưa gia đình về đây xây dựng cơ ngơi. Sông dẫn nước về cái hồ gọi là Hồ Tây. Bắc qua sông có cầu Bạch Ngọc, thượng gia hạ kiều. Năm 1433 điện Lam Kinh được xây dựng, sau đó là những bia, mộ các vua Lê, nay thuộc xã Xuân Lâm huyện Thọ Xuân, huyện nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Thanh Hóa. Qua khỏi sông đào thấy một hố trũng sâu, được biết xưa là một giếng nước lớn.

Cung điện Lam Kinh còn lại là một bãi cỏ rộng. Rải rác khắp bãi cỏ, xếp hàng ngay ngắn là những phiến đá táng chân cột, phần dưới hình vuông mỗi cạnh chừng 6 tấc, phần trên là khối viên trụ nội tiếp, màu đen xám, nhẵn láng. Vài ba con rồng đá không còn đủ hình dạng, con thì vỡ đầu, con thì mất thân, con thì rạn nứt. Nhìn những chân cột ta có thể hình dung được bề thế nguy nga của cung điện Lam Kinh ngày ấy. Nền phía trong cao hơn, và như để chống đỡ sự đổ nát, có chất một dãy bao cát mà phần lớn đã mục rách, trông thật thảm thương! Một vài người dân nói: “Cho đến năm 1960 cung điện Lam Kinh còn khá tốt, sau đó mới bị dỡ phá”. Chúng tôi nhìn chung quanh, nhận biết khá rõ ràng dấu tích của chân thành. Ở một góc là cây đa già tua tủa rễ phụ. (Mấy năm sau, xem truyền hình thấy Lam Kinh được trùng tu, tôi mừng thầm. Không phải mừng việc trùng tu mà mừng mình được đến Lam Kinh khi còn là phế tích hoang tàn, khỏi phải chứng kiến một Lam Kinh mới toanh, chẳng biết chỗ nào thật chỗ nào giả). Trong nhà bảo tàng có trưng bày mấy viên gạch xây thành, khối chữ nhật có hai lỗ vuông để đóng chốt lại với nhau, ghi số đo: dài 75cm, rộng 20cm, cao 15cm, nặng 43kg. Gạch nền cung điện lớn hơn, dài 85cm, rộng 40cm, cao 15cm, nặng đến 85kg.

Vào trong nữa là mộ vua Lê Thái Tổ. Qua khỏi hàng trụ biểu đến vòng thành thấp. Nền sân lát gạch. Bốn con voi quay đầu vào mộ. Hai bên mỗi bên một hàng các con vật: kỳ lân, tê giác, ngựa, cọp. Rồi hai vị quan văn võ. Tất cả đều bằng đá, nét chạm khắc có phần đơn sơ. Mộ vua hình chữ nhật, xây gạch, không có hoa văn, họa tiết. Một bệ nhỏ hình chữ nhật để cắm nhang. Dẫu là mộ thật hay mộ giả thấy cũng rất giản dị, hết sức giản dị.

Bia Vĩnh Lăng dựng ở phía trước, góc ngoài thành nơi có cây đa già. Nhà bia mới xây lại, phía trước thềm còn dấu hai chân cột cũ. Bia thì người hướng dẫn nói vẫn là bia xưa, cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m. Chân rùa đội bia có 6 móng, móng cuối bị khuyết, nhỏ hơn. Hình rồng chạm trên bia trông giống con rắn, nhỏ và dài, uốn lượn gấp khúc nhiều đoạn, chân có 3 móng. Tại Bảo tàng lịch sử Hà Nội có một bia Vĩnh Lăng phục chế, đường nét còn mới, sắc sảo.

Bên kia đường đi Ngọc Lặc là lăng mộ của các vua Lê Thái Tông, Thánh Tông, Hiển Tông, Túc Tông và bà Ngọc Dao… hoang vu hơn. Có chỗ bia đã mất chỉ còn con rùa và con rùa cũng không có đầu!

Chiều đang xuống nhanh. Trên tàn cây những con ve sầu réo dài từng khúc ca buồn. Bãi cỏ sẫm màu lại, gần với màu của những khối đá chân cột. Vài ba con bò vừa bước đi chậm chạp vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Rừng núi Lam Kinh dần dần chìn ẩn trong màn sương đang dần dần hiện lên. Người già nhất trong nhóm chúng tôi, ông Ba Nhữ, mắt mơ màng đọc hai câu thơ Thanh Quan:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…

Trần Huiền Ân

Cởi bỏ lối nhìn cũ để hướng về tương lai – Huyền nghĩa của XẢ


Xả là buông bỏ, một trong những đức hạnh quan yếu của đạo Phật. Xả, tâm thức ta vững như bàn đá. Xả, ta độc lập với vui buồn, sân hận.

Câu chuyện: Rija Nưgar vừa qua, vài bạn văn Chăm đề cập đến tính ích kỷ của Chăm. Không là ích kỷ sao, khi bí quyết xây tháp đã tiệt mất kỹ thuật cao cường? Không là ích kỷ sao, khi lớp học ngày xưa chỉ có mỗi thầy với một hay vài trò, như thể bí truyền? Hay lối viết giấu chữ ppadơp akhar, sách không cho ai mượn, v.v…, không gọi là tâm ích kỷ thì còn kêu là gì? Anh bạn viện dẫn tục ngữ:

Sunuw đơ bauh habei – Gru si brei đa ka abih.
Bùa bé chỉ bằng củ khoai – Thầy muốn cho ai, e là mất hết.

Kiến thức bé xíu thôi, nếu thầy cho hết thì cái bụng trống trơn, còn chi để ra oai thể hiện uy quyền. Một bạn phản đối quyết liệt lối hiểu này. Rằng Chăm rất nghệ sĩ tính, nghĩa là hào hoa, chịu chơi. Anh muốn dịch câu trên theo kiểu khác, qua dị bản khác, mang ý nghĩa khác:

Sunuw đơ bauh habei – Gru si brei đa ka o hacih.
Bùa bé chỉ bằng củ khoai – Thầy muốn cho sợ [ai] chưa sạch.

Nghĩa là, thầy muốn ban phát lắm, nhưng sợ đầu óc trò không mang vác nổi, hay tâm trò chưa tẩy sạch tham sân si, sẽ dùng chính cái bùa này làm điều bậy bạ. Ý này tôi đã một lần đề cập trong một bài viết. Ông Thành Tín được Nưbi ban cho bài thuốc trừ rắn độc, ông không truyền cho ai, ngay cả với con. Ví ông giấu kín bí quyết để trục lợi thì miễn bàn, đằng này, ông sẵn sàng bỏ buổi cày lặn lội qua chục cây số để chữa trị vô vị lợi cho người bị nạn. Không phải ông không tin người, nhưng biết sao bây giờ? Đã xảy ra bao nhiêu chuyện đau lòng nơi cõi nhân gian này, ai biết được?

Đúng sai không bàn, sự thể ở đây chứng tỏ ông không mang tâm ích kỉ.

Chăm ít cho sách mượn, có lí do chính đáng của nó: văn hóa Chăm chưa trải qua kỹ thuật in ấn, có được một bản chép tay là chuyện thiên nan vạn nan. Nơi đó không ít vị ppalơm tapuk mượn rồi giấu đi. Nên, nếu bác thích thì hãy qua nhà tớ mà chép. Không hợp tình sao?

Các vị đạo sư Bà-la-môn như Vivekananda, Chandra có bao giờ giấu bí quyết đâu! Họ nói tất đấy chớ. Nói và bỏ đi. Buông bỏ, chối bỏ, cắt đứt, thả đi, phóng thích, ra đi, từ bỏ, rời khỏi, triệt tiêu, xua đuổi, dứt bỏ, nhổ bật, bứt rời… là huyền nghĩa của XẢ. Thầy không truyền dạy cho bạn, e là bạn chưa chuẩn bị tâm và trí để đón nhận. Trí chưa thông, bạn bị tẩu hỏa nhập ma như chơi. Tâm chưa sạch, bạn dùng tri thức hay bùa phép lừa người, hại đời. Có thể lắm chứ! Hãy nghĩ đến truyện cổ: Đi tìm học bán vợ, cũng đủ biết Chăm đã quý mến tri thức như thế nào, người học phải trải nghiệm thử thách ra sao.

Xả có nghĩa là buông bỏ những gì mình có, mà không tính toán, không kể số.

Năm 1992, vào Sài Gòn, tôi vô cùng kinh ngạc khi hỏi mượn của một ông anh Ariya Glơng Anak, anh đã nói rất ngây thơ rằng: Sara có gì để trao đổi không? Tôi nói không phải tôi không có nó, chỉ vì vội vào nên quên mang theo. Tôi còn có cả đống bản chép tay ở phòng trọ, anh cần gì cứ sang lấy. Khi tâm hồn ta giàu sang thực sự, ta mới dám cho, dám buông bỏ. Giàu – ta luôn giữ bàn tay mở. Để cho mọi thứ đi vào và đi ra bàn tay ta. Bàn tay ta luôn mới mẻ, mới mẻ để phong phú hơn. Còn thái độ nắm chặt một dúm, thì một dúm đó cứ còn lại mãi thế, không giàu lên được.

Xả là tự do là sáng tạo. Tự do chắc chắn không đồng hành với vô trách nhiệm.

Tự do khỏi Chúa, Phật, khỏi tất cả ý thức hệ tôn giáo và chính trị, khỏi mọi vướng bận truyền thống và định kiến. Càng tự do ta càng trách nhiệm. Khi sai lầm hay phạm tội, ta không còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ tội cho thầy, quy trách nhiệm cho truyền thống giáo dục, ta hết còn bởi-tại-vì Chúa, Phật, Allah hay bất kì đảng phái hoặc cơ chế chính trị nào ta tự nguyện quy thuộc vào.

Buông bỏ để giải thoát khỏi vướng bận cũ, những triền phược nô lệ, để dấn mình vào chân trời mới đầy tự do và sáng tạo. Nghĩa là dám đối mặt với cái không biết, kiếm tìm thách thức mới, qua đó làm phong phú tâm hồn và cuộc sống mình. Gauguin từ bỏ cuộc sống hạnh phúc gia đình trong yên ngoài ấm, rời bỏ thành phố văn minh để lên tàu thẳng hướng hòn đảo Tahiti còn hoang sơ, quyết mở hướng đi mới cho nền hội họa phương Tây đang bế tắc và tù túng giữa bao nhiêu trào lưu, trường phái.

Sự buông bỏ có thể dẫn đến thất bại, thậm chí tại họa; nhưng chính nó làm nên sự thay đổi. Từ đó, nó thổi luồng gió đại dương vào lục địa đã quá già cỗi.

Inrasara

Di chúc

Ikkyu, một thiền sư nổi tiếng thời Ashikaga, là con của Thiên hoàng. Khi thiền sư còn nhỏ, mẹ của thiền sư rời bỏ cung điện và vào chùa học thiền. Bởi vậy hoàng tử Ikkyu thành thiền sinh. Khi mẹ của Ikkyu qua đời, bà để lại cho thầy một lá thơ, viết rằng:

Gởi Ikkyu:

Mẹ đã xong việc ở đời này và bây giờ mẹ trở lại với Vĩnh Hằng. Mẹ mong con thành một thiền sinh giỏi và sẽ đạt được Phật tánh. Con sẽ biết là mẹ ở trong địa ngục hay không và mẹ có luôn ở cùng con không.

Nếu con thành một người hiểu được rằng Phật và đệ tử của ngài là Bồ Đề Đạt Ma là tôi tớ của con, con có thể ngưng học và đi cứu nhân độ thế. Phật giảng 49 năm và trong khoảng thời gian đó thấy chẳng phải nói một chữ nào. Con nên biết tại sao. Nhưng nếu con không biết nhưng muốn biết, tránh suy nghĩ vô ích.

Mẹ,

Không sinh, không chết.

Ngày 1 tháng 9

Tái bút: Giáo pháp của Phật là cốt để giác ngộ người khác. Nếu con lệ thuộc vào bất cứ pháp môn nào, con cũng chỉ là một côn trùng dốt nát. Có đến 80 nghìn quyến sách về Phật học và nếu con phải đọc hết các sách này mà vẫn không thấy được tánh thật của con, con sẽ không hiểu được lá thơ này. Đây là di chúc của mẹ.
.

Bình:

• Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung quốc truyền dạy Thiền và được xem là Tổ sư sáng lập Thiền tông của các tông phái đại thừa ngày nay (Mahayana).

Phật và Bồ Đề Đạt Ma là thầy. Nhưng các vị thầy này chỉ có một mục đich duy nhất là phục vụ học trò, giúp học trò đắc ngộ, các vị thầy này chẳng có mục đích gì khác cho chính các vị, nên nói là “Phật và Bồ Đề Đạt Ma là tôi tớ của con.”

Người thực sự nhận thức được điều này, thì:

1. Không tôn thờ Phật hay Tổ sư là người giải thoát mình; biết rằng chính mình phải tự mình giải thoát mình;

2. Thuyết gỉảng giáo pháp và giúp đở thế nhân với thái độ là mình là tôi tớ của họ;

3. Và như thế tức là đã đạt được “vô ngã”, tức là đã ngộ.

Cho nên lúc này là lúc có thể ngưng học để ra đời cứu nhân độ thế.

Phật thuyết giảng 49 năm nhưng chẳng nói lời nào: Trong Kinh Đại Niết Bàn, trước khi nhập diệt, Đức Phật nói: “Như Lai thường không thuyết pháp… vì pháp vốn vô tánh. Như Lai dầu giảng nói tất cả pháp nhưng thường không chỗ nói.” (Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Qúy Đức Vương Bồ Tát, thứ 22).

Ngôn từ không bao giờ chính xác để nói lên điều gì. Nói chỉ là nói tạm, vì chẳng cách nào khác để truyền đạt tư tưởng cho đa số người. Vì vậy, dù là Phật đã giảng thuyết 49 năm, nhưng không có lời nào là tuyệt đối đến mức mọi người cứ khư khư nắm giữ nó. Tùy nghi liệu thế mà hiểu. Cho nên, giảng thuyết nhiều mà lại chẳng nói lời nào là thế.

Muốn đắc ngộ, phải rời bỏ văn tự, không mắc kẹt vào ngôn từ: “Vì Như-Lai và chánh giải thoát rời danh tự. Do đó nên đức Như-Lai đối với tất cả pháp, không chướng ngại, không đắm-trước mà đặng chơn thật giải thoát.” (Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Văn Tự, thứ 13).

• Nếu hiểu điều này thì tốt. Nếu không hiểu được, thì “tránh suy nghĩ vô ích”, vì đã suy nghĩ thì phải suy nghĩ bằng văn tự trong đầu mình, tức là lại càng kẹt vào văn tự, không thoát ra được.

• Mẹ “không sinh không chết”: Vì mẹ, cũng như tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ, là một biểu hiện của Sự Thật, Chân Như, Như Lai, Phật tính, Vĩnh Hằng… như sóng là biểu hiện của đại dương. Sóng có và mất, nhưng đại dương luôn ở đó. Biểu hiện phù du thấy đó mất đó, nhưng Sự Thật thì thường hằng, luôn ở đó, không sinh không diệt.

Cho nên lấy cái nhìn bằng mắt mà nói thì mẹ có sinh có tử, nhưng lấy Sự Thật mà nói thì mẹ là (một phần của) Sự Thật, mẹ không sinh không tử, “mẹ đã xong việc ở đời này và bây giờ mẹ trở lại với Vĩnh Hằng.”

Giáo pháp cũng chỉ là văn tự và lời nói, tức là không tuyệt đối được, và ta không thể mắc kẹt vào, chấp vào giáo pháp. Giáo pháp chỉ là phượng tiện giúp ta qua sông. Qua sông bỏ bè.

Tánh thật (chân tánh) của con, cũng như của mẹ và của tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ, là Phật, là Sự Thật, là Chân Như, là Như Lai, là Vĩnh Hằng. Nếu con không biết được điều này, con chẳng hiểu được mẹ nói gì trong thơ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

The Last Will and Testament

Ikkyu, a famous Zen teacher of the Ashikaga era, was the son of the emperor. When he was very young, his mother left the palace and went to study Zen in a temple. In this way Prince Ikkyu also became a student. When this mother passed on, she left him a letter. It read:

To Ikkyu:

I have finished my work in this life and am now returning into Eternity. I wish you to become a good student and to realize your Buddha-nature. You will know if I am in hell and whether I am always with you or not.

If you become a man who realizes that the Buddha and his follower Bodhidharma are your own servants, you may leave off studying and work for humanity. The Buddha preached for forty-nine years and in all that time found it not necessary to speak one word. You ought to know why. But if you don’t and yet wish to, avoid thinking fruitlessly.

Your Mother,

Not born, not dead.

September first.

P.S. The teaching of Buddha was mainly for the purpose of enlightening others. If you are dependent on any of its methods, you are naught but an ignorant insect. There are 80,000 books on Buddhism and if you should read all of them and still not see your own nature, you will not understand even this letter. This is my will and testament.

Suy nghĩ “ra ngoài cái hộp”

Chào các bạn,

Tiếng Anh có thành ngữ “thinking outside the box” hay “thinking out of the box”, tạm dịch là “suy nghĩ ra ngoài cái hộp”, tức là suy nghĩ tự do, suy nghĩ sáng tạo. Đây là cụm từ nghe rất thường xuyên trong quản l‎ý và thương mãi, và các công ty quảng cáo cũng thường tìm trăm phương nghìn cách để dùng cụm từ trong các quảng cáo thương mãi hàng ngày.

Nhưng suy nghĩ trong hộp là gì? Thưa, đó là suy nghĩ chật hẹp, tù túng, ngạt thở như… nằm trong hộp.

Và khi mọi người thúc nhau “suy nghĩ ra ngoài cái hộp”, điều đó có nghĩa là chúng ta thường suy nghĩ trong hộp, cũng như khi ta nghe thấy báo chí và diễn văn hay nói đến “đổi mới tư duy”, điều đó có nghĩa là tư duy ta đang già hơn trái đất.

Vậy thì, điều gì là cái hộp tư duy của ta?

Mỗi cái hộp có 6 mặt, vậy ta thử xét qua 6 mặt đó là gì.

1. Thói quen: Đây là cung cách mỗi người chúng ta suy nghĩ hàng ngày theo thói quen như: dân da đen thì lười, dân Thái thì dốt, dân Lào thì khờ, Á châu thì đạo đức, Mỹ châu thì đồi trụy, dân Tàu thì xấu, dân Thụy Điển thì tốt, anh chàng A thì xạo, cô B thì kiêu, bà C thì tham lam…

Đây là những hàng viết kết thành lập trình cho cái đầu của ta. Ta có thể gọi là thói quen, hay thành kiến, đều như nhau. Đây là đáy hộp, nặng nề nhất, cứng rắn nhất, khó chọc thủng nhất.

2. Phe nhóm:

Đảng phái, nhà thờ, nhà chùa, sở làm… Cứ là đảng viên một đảng phái thì phải nói theo đảng, dù là đảng dốt vì các cấp lãnh đạo dốt. Tương tự như thế, hội viên của các giáo hội, nhà thờ, nhà chùa, hay một cơ quan/công ty… thì cứ nhắm mắt nói theo kiểu của tổ chức của mình mà không cần biết đúng sai.

Gia đình: Sinh ra trong gia đình từ bé, ta quen lề lối suy nghĩ của mọi người trong gia đình.

Bè bạn: Chơi chung với bạn thì lây cách suy nghĩ của bạn, và đôi khi mất luôn cả suy nghĩ độc lập, cứ suy nghĩ và ừ theo các bạn để “hòa đồng.”

3. Tham lam: Tham tiền, tham tiếng, tham chức tước thì cứ gật gật dạ dạ cười cười với những người có thể mang tiền bạc, chức tước, danh vọng cho mình, mà không cần biết đúng sai.

4. Thù hận: Ghét ai đó thì hắn nói trắng đương nhiên là mình nói đen; hắn nói đỏ đương nhiên là mình nói xanh, khỏi cần suy nghĩ mất công.

5. Dốt: Chẳng khi nào biết đúng sai gì cả. Thấy đông người nói gì tôi nói theo cho chắc ăn.

6. Sợ: Đây là nắp hộp. Đây không hẳn là người dốt mà là người thiếu dũng khí. Biết đúng sai nhưng không dám tỏ lộ tư tưởng của mình, mà chỉ nói theo người khác, vì sợ mất công việc, mất sở làm, mất an ninh, sợ bị chụp mũ là phản động, phản đạo, phản quốc…, sợ bị khai trừ, sợ mất bạn, sợ mất đồng minh, sợ bị chống đối truy tố, sợ bị nhạo báng chê cười…

Nếu bạn nhìn kỹ một tí thì nhận ra ngay là sáu mặt hộp này không phải bằng giấy, mà là bê tông cốt sắt, hay là thép ròng… không phải dễ dàng.

Đại đa số người, ít nhất là 90% dân số thế giới, suy nghĩ trong hộp. Số người suy nghĩ ra ngoài hộp luôn luôn là một thiểu số rất nhỏ. Dù họ là ai, có ai biết đến họ hay không,thì họ vẫn đương nhiên nằm trong nhóm rất nhỏ đưa thế giới về phía trước. Phân còn lại của thế giới là chỉ đi theo họ.

Và bạn đừng nghĩ là những người có bằng cấp cao, đi học nhiều là những người suy nghĩ ra ngoài hộp. Chẳng có gì bảo đảm điều này cả. Suy nghĩ sáng tạo hay không là do nơi cái tâm của một người, chẳng liên hệ gì đến bằng cấp cả. Bạn có thấy ai đang làm lớn với rất nhiều bằng cấp, lảm nhảm toàn những chuyện hoàn toàn không nghĩa lý gì cả, hàng ngày?

Tuy là 6 mặt hộp mặt nào cững cứng chắc, bạn không cần phải nằm trong hộp và cố phải đục thủng từng mặt mà ra. Chỉ cần đừng đậy nắp là bạn có thể thong thả ở ngoài hộp thường xuyên.

Ta đã nói nắp hộp là “sợ”, thì đừng đậy nắp là “không sợ.” Nếu bạn có dũng khí, có can đảm, bạn sẽ không ngại nói lên điều bạn nghĩ dù là bạn phải đi một mình (không bạn bè, không thân nhân, không bè đảng, không tổ chức), và những lời nói đó có thể đưa đến khó khăn cho bạn đôi khi.

Không sợ là đương nhiên dám nói, dám suy nghĩ. Đây là điểm khởi đầu. Từ đó tâm thức không bị trói buộc hoàn toàn của bạn sẽ đưa bạn đến những phương trời mới.

Chỉ cần lưu ‎ý thêm, đừng để tham lam, sân hận, và ngu dốt làm cho mình mờ mắt, là bạn có thể suy nghĩ độc lập và tự do.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com