Thứ năm, 11 tháng 3 năm 2010

Bài hôm nay

I Feel Good – James Brown, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, anh Nguyễn Minh Hiển.

Không làm không ăn , Danh Ngôn, song ngữ, chị Nguyễn Thu Hiền.

Nhật ký cuộc đời, Danh Ngôn, song ngữ, anh Nguyễn Hoàng Long.

Kích cỡ của bạn, Danh Ngôn, song ngữ, chị Trần Thị Thu Hiền.

Buôn Ma Thuột – Đổi thay sau 35 năm, Chuyện Phố, chị Hoàng Thiên Nga.

Đền ơn đáp nghĩa vùng căn cứ cách mạng, Chuyện Phố, chị Hoàng Thiên Nga.

Nén Hương Lòng Cho Ba, Thơ, chị Giọt Sương Tím.

Về nhà, Thiền Thi, anh Trần Đình Hoành.

Làm thế nào để duy trì động lực, Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Hồng Hải.

Cởi bỏ cái Tôi, Trà Đàm, chị Hoàng Khánh Hòa.

Cởi bỏ lối nhìn cũ để hướng về tương lai – Tuyên truyền và Bạo động , Trà Đàm, anh Inasara.

Người cho nên cám ơn , Thiền, Trà Đàm, Văn Hóa, song ngữ, anh Trần Đình Hoành.
.

Thông báo: YouActionNet Fellowship, và Đối thoại về chống tham nhũng trong giáo dục

1. APPLY FOR THE 2010 YOUTHACTIONNET GLOBAL FELLOWSHIP!
http://www.youthactionnet.org/index.php?fuse=apply

Applications are due by: April 9, 2010

Eligibility
• Open to all young people, ages 18-29 as of October 1, 2010
• Applicants must be the founder/co-founder of an existing organization, or a project within an organization, with a demonstrated one year track record of leading societal change
• Proficiency in English is required; applications must be submitted in English
• Applicants must attend the full retreat, October 1-8, 2010 (all expenses paid)

Key Dates

Applications for the 2010 Fellowship program are due by: April 9, 2010
Selected semifinalists will be notified by May 15, 2010.
The 2010 retreat will take place from October 1-8, 2010

Click here to apply online.

(Online applications are strongly preferred)

Click here to download the Word application.

Online submissions are preferred, however if necessary applicants can email, fax, or mail completed application forms to:

YouthActionNet®
c/o International Youth Foundation
32 South Street, Suite 500
Baltimore, MD 21202 USA
yan@iyfnet.org .
Tel: +1 410 951 1500; Fax: +1 410 347 1188

For questions and comments, contact yan@iyfnet.org

Recruitment Partners:
Echoing Green
Porter Novelli
Pravah

2. Anti-Corruption Dialogue 7 in the Education sector

from: Do Quang Huy
to: vnbiz@vietlinks.net, dotchuoinon@googlegroups.com,
date Tue, Mar 9, 2010 at 3:44 AM

Dear CACC,

The Embassy of Sweden in Hanoi is now preparing the ACD with the GOV in the Education sector that will take place in May, 2010.

Should you have any contributions or inputs or ideas, please share with us.

Please find attached the concept paper for your information.

The ACD6 in the Health sector organised last November 2009 means a lot to the poor, here are some results.

http://vietnamnet.vn/xahoi/201003/Ban-doc-hay-chuyen-thong-tin-bac-si-an-tien-cho-VietNamNet-897713/

Huy

Xin nhấn chuột vào đây để download Concept Paper for ACD7

.

Tin quốc tế và quốc nội tại vn.news.Yahoo >>>
.

Tin học tập – việc làm

IIE Vietnam news

American Center Hanoi Event news

ICVE: Học bổng Hoa Kỳ 2010

Japan/World Bank Scholarship

Rotary World Peace Fellowships

Fellowship at UNFPA Special Youth Programme

PhD Scholarships at The IT University of Copenhagen

Thông Tin Kinh Tế

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng VN

Giá vàng Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

I Feel Good – James Brown

Chào các bạn,

Thứ  sáu cuối tuần trước, vừa tới công ty mình vào luôn phòng bếp công ty để cất đồ ăn trưa (đồ ăn thừa từ tối hôm qua) vào tủ lạnh. Gặp anh Ken trong bếp, anh hỏi “bạn thế nào?”, và mình trả lời “I feel good” 🙂 Mà đúng thật, thời tiết hôm thứ sáu đã bắt đầu nắng ấm của mùa xuân. Mùa đông qua rồi! 🙂

Anh Ken cười bảo: Bạn là James Brown à?

Mình lớ ngớ một lúc thì được anh Ken giải thích là “I feel good” là một hit quá nổi tiếng của James Brown. Anh kể về James Brown là người có giọng hát rất soulful, được gọi là “Bố già của nhạc soul” (Godfather of Soul), và một trong những người tiên phong của phong trào Rock and Roll ở Mỹ. Mình bảo anh Ken là để mình giới thiệu bài hát này trên website nhé? Anh Ken hoan hô nhiệt liệt 🙂

“I feel good” là một bài hát dấu ấn của James Brown, nói về cảm xúc “tốt” của anh ta ra sao khi có được người yêu. Như là đường và gia vị. Trong bài hát này chất giọng nhạc soul, gào, và rú của James Brown được thể hiện vô cùng sống động.

Bài hát này của James Brown đã đứng đầu bảng xếp hạng Billboard trong 6 tuần liên tiếp, và xếp thứ 78 trong 500 bài hát Rock and Roll vĩ đại nhất của mọi thời đại.

I FEEL GOOD
James Brown

Whoa-oa-oa! I feel good, I knew that I would, now
I feel good, I knew that I would, now
So good, so good, I got you

Whoa! I feel nice, like sugar and spice
I feel nice, like sugar and spice
So nice, so nice, I got you

{ sax, two licks to bridge }

When I hold you in my arms
I know that I can’t do no wrong
and when I hold you in my arms
My love won’t do you no harm

and I feel nice, like sugar and spice
I feel nice, like sugar and spice
So nice, so nice, I got you

{ sax, two licks to bridge }

When I hold you in my arms
I know that I can’t do no wrong
and when I hold you in my arms
My love can’t do me no harm

and I feel nice, like sugar and spice
I feel nice, like sugar and spice
So nice, so nice, I got you

Whoa! I feel good, I knew that I would, now
I feel good, I knew that I would
So good, so good, I got you
So good, so good, I got you
So good, so good, I got you
HEY!!

Dưới đây chúng ta có 3 video đều của James Brown. Video thứ nhất do James Brown biểu diễn live show ở sâu khấu. Video thứ hai do anh hát và khiêu vũ ở “bữa tiệc trượt tuyết” và video thứ 3 là James Brown với điệu nhảy trượt mê hồn.

Chúc các bạn một ngày “I feel good”, 🙂

Hiển.


I Got You (I Feel Good) (Live) – James Brown
.

James Brown – I Feel Good
.

James Brown in Ski Party

Nhật ký cuộc đời

Mỗi ngày mới là một trang trắng trong nhật ký đời bạn. Bí mật của thành công là bạn biến quyển nhật ký đó thành câu chuyện hay nhất mà bạn có thể làm.

Nguyễn Hoàng Long dịch

.

Each new day is a blank page in the diary of your life. The secret of success is in turning that diary into the best story you possibly can.

Douglas Pagels, A Wonderful Resolution For The New Year!

Buôn Ma Thuột – Đổi thay sau 35 năm

Thứ Tư, 10/03/2010, 18:38

Kỷ niệm chiến thắng Buôn ma thuột (10-3-1975 – 10-3-2010):

Đổi thay sau 35 năm

TP – Từ một tỉnh miền núi nghèo nàn lạc hậu với kinh tế nông nghiệp thô sơ, sau 35 năm, tới nay Đắk Lắk đã trở thành địa phương trù phú và là trung tâm kinh tế chính trị của Tây Nguyên.

35 năm trước, quân ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột để có ngày huy hoàng hôm nay – Ảnh: Wikiwak.com

Trong những năm qua kinh tế Đắk Lắk luôn giữ được mức tăng trưởng cao. Năm 2009, trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt 2.357 tỷ đồng, GDP tăng 11%, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,9 triệu đồng, sản lượng cà phê dẫn đầu cả nước với 380 ngàn tấn. Các ngành dịch vụ thương mại từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường.

Tại các buôn làng, đâu đâu cũng thấy được niềm phấn khởi của nhân dân trước sự đổi thay. Buôn Trưng, xã Cư Bông, huyện Ea Kar là buôn căn cứ cách mạng, năm 2000 còn thuộc diện nghèo nhất huyện.

Nay buôn đã có điện, đường, trường trạm. Bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu: hơn 50 hộ có thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/năm.

Thôn 5 xã Hòa Tân, huyện Buôn Đôn là nơi quê hương mới của nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số từ miền Bắc di cư vào. Trải qua muôn vàn khó khăn, nay thôn xóm đổi mới, nhiều hộ đã vươn lên khấm khá.

Già làng Y Bel Niê, buôn Krơng, xã Hòa An, huyện Krông Păk nói: Buôn mình giờ chẳng còn ai phải lo chuyện đói ăn thiếu mặc như xưa nữa. Nhà nào cũng có điện, bà con biết dùng điện để sản xuất, học tập, ai cũng thay đổi nhiều trong nếp nghĩ.

Thành phố Buôn Ma Thuột năm 2009 có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 20 %, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng. Chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đặc biệt.

Thành phố không còn thôn buôn đặc biệt khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,3%. Nền nông nghiệp của thành phố năng động chuyển hướng, gắn sản xuất với thị trường. Hiện thành phố có 100 trang trại sản xuất hàng hóa có giá trị cao…

Các vùng chuyên canh rau, cây ăn trái cũng đem lại thu nhập hằng năm cho các hộ nông dân từ 30 – 40 triệu đồng trở lên.

Năm 2010, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đắk Lắk sẽ có thêm nhiều công trình, dự án quy mô lớn phục vụ không chỉ riêng địa phương mà cả các tỉnh lân cận như: Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Khu liên hợp văn hóa thể thao vùng Tây Nguyên, Trường cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc,  Viện nghiên cứu Khoa học Nông lâm nghiệp, Đại học Giao thông Tây Nguyên…

Với tiềm năng phong phú về du lịch, Đắk Lắk ngày càng thu hút du khách trong nước và quốc tế bằng các thế mạnh đặc trưng: Không gian văn hóa cồng chiêng, nếp nhà dài truyền thống, sông suối thác rừng, những cánh đồng bát ngát cao su hồ tiêu, quảng trường thênh thang cỏ xanh và nhạc nước, những dãy phố xinh đẹp nồng nàn hương cà phê, ấm áp tình người…

Nếu ai đó đi xa 35 năm quay lại nơi này, sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì có quá nhiều đổi thay theo chiều hướng ngày càng văn minh, hiện đại.

Hoàng Thiên Nga – Ngọc Việt


Đền ơn đáp nghĩa vùng căn cứ cách mạng

Kỷ niệm chiến thắng Buôn ma thuột (10-3-1975 – 10-3-2010):

TP – Các khu căn cứ cách mạng tỉnh Đắk Lắk trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc khi xưa đều nằm nơi núi rừng hiểm trở, tập trung chủ yếu tại các huyện Krông Bông, Lắk, Krông Năng.

Đồng bào vùng căn cứ từng nuôi giấu, chở che, giúp đỡ cán bộ cách mạng, có nhiều cống hiến hy sinh lớn lao cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Do giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng đơn sơ, đời sống của đa số người dân vùng căn cứ cũ đến nay vẫn còn thiệt thòi, khó khăn. Thực hiện chủ trương đền ơn đáp nghĩa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều phong trào kết nghĩa giúp đỡ các buôn làng căn cứ vùng sâu, đồng thời dành ngân sách đầu tư cho cuộc sống nơi đây.

Tính tới nay, tỉnh Đắk Lắk đã chi 355 tỷ đồng kéo điện lưới quốc gia về các buôn căn cứ cách mạng. Có 4 xã thuộc huyện Krông Bông, huyện Lắk được nhà nước đầu tư chiều sâu từ năm 2009 tới 2015 để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất với nguồn vốn 307 tỷ đồng.

Các chương trình 134, 135, 167 hỗ trợ đặc biệt về đất ở, đất sản xuất và nhà kiên cố cho dân nghèo cũng được ưu tiên triển khai tại các vùng căn cứ năm xưa.

Hùng vĩ Chu Yang Sin

Buôn Dley Ya A xã Dley Ya huyện Krông Năng gồm 256 hộ chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê Đê. Tuy ở vùng sâu, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 100km nhưng đường buôn từ lâu đã được rải nhựa, có trường mẫu giáo, tiểu học khang trang.

Buôn có 400 ha trồng cà phê cao sản, được đầu tư xây dựng hai đập thuỷ lợi để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và mở rộng cơ cấu cây trồng. Ngoài kinh tế chính là trồng trọt, nhiều hộ còn chăn nuôi, kinh doanh, thu mua nông sản, bình quân thu nhập hơn 8 triệu đồng/người/năm.

Nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ các anh YĐi K’Sơr, Y Đê Niê…

Tuy nhiên, còn không ít vùng nghèo khó như khu căn cứ Yang King, xã Bông Krang, huyện Lắk, nơi hàng trăm hộ dân đối mặt với tình trạng thiếu ăn do thiếu đất sản xuất.

Trong khi đó kênh mương thuỷ lợi bị hư hỏng, lũ lụt bồi lấp nhiều đoạn chưa được kịp thời sửa chữa. Điều đó cho thấy, công tác chăm lo đời sống đồng bào vùng sâu vùng xa của chính quyền cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Hoàng Thiên Nga – Ngọc Việt

Nén Hương Lòng Cho Ba

Trong tim ấp ủ ngàn yêu dấu
Thơ thoảng hương trầm kính dâng ba!

Ba ơi!
Thấm thoát 30 năm hơn
Áo mồ côi khoác tưa sờn xót xa

30 năm qua…
Con khóc

Lệ bao nhiêu giọt ức hờn
Thời gian chẳng xóa bi thương in hằn
Từ ba vĩnh biệt cõi trần
Miền tâm tư vỡ nấc âm nghẹn ngào

30 năm trôi…
Lẳng lặng

Dõi mắt theo con mỗi bước thầm
Hẳn ba thấu hiểu nỗi gian truân
Âu yếm nhìn con từ di ảnh
Tình thiêng phụ tử ắt hoài vương

30 năm dài…
Cách trở

Dẫu âm-dương biền biệt đôi nơi
Hình bóng,lời khuyên…con ghi đời
Kỷ niệm về ba là không khí
Để con hít thở sống kiếp người

30 năm rồi…
Chưa nguôi

Sầu thơ lặng lẽ trầm ru
Tháng tư ngậm đắng âm u cực hình
Ngữ thi: tình khúc, câu kinh
Ngùi ngùi dâng kính vong linh cha hiền

Ba ơi!
Thơ trắng nhẹ tênh hương khói tỏa
Mà tri ân gửi nặng vô chừng

Dấu yêu nhiều sao vần chẳng nối hết
Tha thiết lời vẻn vẹn bấy nhiêu thôi!

giotsuongtim,9.March.010

TĐH chi chú: Khi mình hỏi thăm gia thế tiểu muội GTS, nói về bố mẹ, tiểu muội kể về chuyện bố bị mất trong trại cải tạo sau 1975 và gời mình hai bài thơ, để mình đọc riêng thôi. Nhưng mình cảm xúc, và nghĩ là những chuyện có liên hệ đến một quãng lịch sử của dân tộc cũng nên thỉnh thoảng được nhắc đến, như là ta học sử. không phải là để dính cứng vào dĩ vãng nhưng là để ôn cố tri tân, và để xả bỏ. Những con ma của tâm thức, ta chỉ có thể xả bỏ nếu ta mang chúng ra ánh sáng.

Mình xin phép GST sẽ post khi có dịp. Tiểu muội đồng ý. Hai hôm trước tiểu muội lại gởi thêm một bài về ba (tức là bài Nén Hương Lòng Cho Ba bên trên).

Tình cờ hôm nay có loạt bài Kỷ Niệm Chiến Thắng BMT, mình nghĩ đây là dịp để post bài thơ của GST, vì mọi sự có liên hệ nhau. Trong vinh quang chiến thắng nào cũng có ít nhiều nước mắt. Hãy cười vui với vận hội mới, nhưng cũng hãy tưởng niệm đến những mất mát đã qua, để nhìn lịch sử của mình với con mắt thân thiện và trung thực với chính mình. Tất cả những gì ta có hôm nay đều là do nhân đã trồng trong quá khứ.

Làm thế nào để duy trì động lực

Thomas Straub là một tác giả thành công. Ông cũng đồng thời là người sáng lập trang web http://www.Bonanzle.com, nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ về tự phát triển con người. Sau đây, tôi xin giới thiệu với mọi người về một bài viết của ông.

Làm thế nào để duy trì động lực mà sống một cuộc đời như bạn muốn

Mỗi ngày, những yếu tố làm chúng ta phân tâm, những lời xin lỗi do chúng ta tự tạo ra, những lí do để chúng ta từ bỏ,… cùng rất nhiều những thứ khác đang chống lại chính chúng ta, làm sao vẫn giữ được động lực để đạt được những mục tiêu của chúng ta và có những điều chúng ta muốn khi đã rời xa cuộc sống?

Nếu mục đích của chúng ta là phát triển bản thân thì việc giữ được động lực sẽ giúp đảm bảo vươn tới những mục tiêu của chúng ta cũng như hoàn thành mọi thứ khác trong cuộc sống.

Câu nói “Dành toàn bộ cho công việc và không có giải trí” từ ngày trước chắc chắn không phải là cách để bạn sống cuộc sống của mình.

Cũng như trong tất cả mọi thứ, cân bằng chính là chiếc chìa khóa

Nếu bạn tập trung quá nhiều vào một khía cạnh duy nhất của cuộc sống, sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng các khía cạnh còn lại bắt đầu trở nên tồi tệ và có thể sẽ bị hất ra lề đường.

Sự mất cân bằng trong cuộc sống khiến con người bị áp lực và căng thẳng, cuối cùng kết thúc trong một cảm giác rằng từ bỏ sẽ thich hợp hơn là kiên trì đi tiếp trong cuộc sống.

Và khi đó có thể bạn sẽ thấy rằng việc tìm cách giữ động lực và tránh những cái bẫy do sự mất cân bằng trong cuộc sống gây ra là điều vô cùng quan trọng.

Hãy tự thưởng cho chính bạn

Công nhận bạn đã làm việc chăm chỉ và những thành quả bạn đã đạt được bằng cách thỉnh thoảng dành thời gian để thưởng cho chính mình là một điều quan trọng

Nếu trong cuộc đời, không có ai muốn làm điều đó cho bạn thì hãy trở thành người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của chính mình, người ủng hộ mạnh mẽ nhất của chính mình và người bạn tốt nhất của chính mình.

Tự dành cho mình những phần thưởng nho nhỏ để kỉ niệm những thành quả của mình sẽ giúp làm tươi mới lại tâm hồn bạn, giữ cho bạn một nguồn năng lượng tinh thần mạnh mẽ và tích cực.

Hãy giải phóng trí tưởng tượng của bạn

Ngay bây giờ, tôi muốn bạn ngồi xuống và suy nghĩ về tất cả những gì bạn có thể nói và làm trong suốt cả ngày để thúc đẩy chính bạn. Ví dụ như, những thứ có thể thúc đẩy bạn đến nơi làm việc, lau dọn nhà cửa, và nói chung là về bất cứ thứ gì.

Rõ ràng rằng kĩ năng thúc đẩy bản thân đang ẩn sâu bên trong con người bạn, chính nó đã kéo bạn đọc bài báo này!

Bạn đã có chìa khóa … và giờ đây bạn chỉ cần dùng nó để giải phóng khả năng của chính bạn! Chỉ cần luyện tập và sau đó thực hành kĩ năng này nhiều lần cho đến khi nó trở thành một thói quen tự động.

Một vài ý tưởng có thể giúp bạn thúc đẩy bản thân

Hãy thử nhắc nhở mình về phần thưởng cuối cùng

Hãy đi và tạo động lực cho những người khác. Điều này sẽ củng cố thêm kĩ năng để thúc đẩy chính bạn khi bạn thực hiện.

Hãy tự khen về những gì bạn đã hoàn thành. Điều đó tăng cường tính tự trọng và lòng tự tin của bạn.

Sự mạo hiểm chẳng bao giờ là dễ bắt đầu cả! Có thể làm được điều này đã là đáng khen rồi.

Sự thật đáng buồn của thế giới này là quá nhiều người dành cả cuộc đời họ để ước họ có thể chiến thắng nỗi sợ cố gắng một vài bước đi dũng cảm có thể khiến cuộc đời họ trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy học thói quen tự thúc đẩy bản thân. Hãy để những phần thưởng và kết quả của tương lại mở ra phía trước bạn.

Thật không đáng để phải kết thúc cuộc đời trong vô vàn những điều nuối tiếc.

Nguyễn Hồng Hải dịch
.

How to Stay Motivated to Live the Life You Want

By Thomas Straub

Distractions, excuses, reasons to quit… with so much working against us everyday, how do we stay motivated to achieve our goals, to get what we want out of life?

If our goal is to improve ourselves, then surely staying motivated will help ensure our success in reaching our goals, as well as in accomplishing everything else in life.

The old adage “All work and no play” is certainly not the way to live your life.

As in all things, balance is the key.

When you focus on only one aspect of your life too much, you eventually find that other aspects in your life start to suffer and can get placed to the wayside.

Imbalance in your life causes one to feel pressure and stressed, eventually culminating in a feeling that giving up would be preferable to perseverance in life.

You can see then, that it is imperative to find ways to stay motivated and avoid the trap that is caused by imbalance in your life.

Reward yourself.

It is important to acknowledge your hard work and achievements by taking the time to reward yourself from time to time.

If you do not have anyone in your life who is willing to do it for you, then become your own biggest fan, your own biggest supporter, your own best friend.

Giving yourself little awards to celebrate your accomplishments will refresh your spirits and keep your mental energy high and positive.

Let your imagination go.

Right now I want you to sit back and muse over the things you say and do all day long to motivate yourself. For instance, the things that motivate you to go to your job, to clean up around the house, to just about anything at all.

Obviously, you already have this skill of motivating yourself deep inside you; after all it pushed you to read this article!

You already have the key… you just need to use it to unlock your potential! Just exercise this skill, and then practice it over and over until it becomes an automatic habit.

Some ideas that can help you motivate yourself.

Try reminding yourself of the final reward.
Go and motivate others! This reinforces the skill to motivate yourself when you do it.
Praise yourself for your accomplishments. This reinforces your self-esteem and self-confidence.
Big risks are not easy to take on! Being able to do this is praiseworthy in and of itself.
The sad fact of the world is that too many people live their whole life wishing they could conquer their fear of attempting some brave move that could change their lives for the better.

Learn the habit of motivating yourself and let a future of rewards and accomplishments open before you.

It’s not worth ending up with a pile of regrets later in life.

Cởi bỏ cái Tôi

Cái Tôi từ đâu đến?

Marianne Williamson định nghĩa rằng “Cái Tôi theo nghĩa đen là một suy nghĩ đầy lo sợ”.

Là những đứa trẻ, chúng ta được dạy trở thành những đứa con trai và con gái “tốt”, điều đó dĩ nhiên hàm ý rằng chúng ta đã không tốt. Chúng ta được dạy rằng chúng ta là người tốt khi mà chúng ta quét nhà, hay có điểm cao. Rất ít trong chúng ta được dạy rằng chúng ta cơ bản là người tốt. Rất ít trong chúng ta có được một sự chấp nhận vô điều kiện, một cảm giác rằng chúng ta giá trị vì những gì chúng ta vốn có, chứ không phải là những việc chúng ta làm. Đôi khi, trong thực tế, những người yêu thương chúng ta nhất là người cảm thấy có nhiều trách nhiệm nhất trong việc rèn luyện chúng ta cách đấu tranh.

Tại sao? Bởi vì thế giới như nó là thế, khó khăn, và họ muốn chúng ta trở thành người tốt. Chúng ta phải trở nên điên cuồng như thế giới, hoặc chúng ta không bao giờ vừa vặn với nó cả. Chúng ta phải phấn đấu, lấy điểm, đi học ở Havard. Điều kì cục là chúng ta đã không học nguyên tắc từ quan điểm của mình, và cũng như thế đó là một sự thay thế kì cục cảm giác về sức mạnh ra khỏi bản thân và phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài. Cái mà chúng ta đánh mất là cảm giác về sức mạnh của riêng ta. Và cái mà chúng ta học là nỗi sợ hãi, sợ hãi rằng chúng ta không đủ tốt, theo cách mà chúng ta sống.

Trích A Return to Love: Reflection on the Principles of A Course in Miracles

Làm thế nào để từ bỏ được cái Tôi?

Chúng ta đều được dạy để cho tâm trí ra quyết định chứ không lắng nghe trái tim mình. Trí óc của bạn, cuối cùng, là một cỗ máy kinh khủng và có thể làm được mọi thứ. Sự càn thiết thể hiện quan điểm của bạn về một chủ đề được đưa ra bởi vì bạn biết là nó sẽ đúng, mặc cho mọi người có lắng nghe hay không. Bỏ qua cảm xúc của những người khác bởi vì hành động của bạn là “hành động đúng”. Đây là những ví dụ cho thấy sự thể hiện của cái Tôi, và cần bạn kiểm soát chúng. Tiếng nói của con tim không có một chỗ đứng nào.

Vì thế cởi bỏ cái Tôi là một quá trình khó khăn, thậm chí đầy sợ hãi. Nhưng không còn cái Tôi nữa là một điều tuyệt vời. Nó giúp chúng ta đến gần trái tim hơn và cho phép chúng ta cảm thấy nhiều hơn chúng ta đã từng.

Một cách để bắt đầu quá trình này đó là nhận ra khi nào cái Tôi của bạn bắt đầu diễn ra. Có thể đó là lúc bạn muốn sửa sai ai đó, giải thích quan điểm của họ là sai (theo cách nghĩ của bạn), nếu bạn cảm thấy tức giận ai đó về những hành động của họ đối với bạn. Hãy thừa nhận những cảm giác này với bản thân, dù đó là sự lẫn lộn, tức tối, ghen ghét, hoảng loạn, ở bất cứ hình thức nào. Hãy chỉ cảm thấy chúng chảy qua người bạn. Đừng hành động. Chỉ cảm nhận thôi. Không cho bản thân bạn phản ứng hay đánh giá. Hãy kệ chúng. Dần dần qua thời gian cái Tôi sẽ không trở nên mạnh nữa và sẽ bất đầu sự nắm giữ của nó trong trái tim bạn. Điều đó không chỉ giúp bạn nhận thức được cái Tôi của bạn xảy ra thường xuyên như thế nào, mà còn làm cho bạn ngạc nhiên vì bạn cảm nhận được bản thân mình nhiều hơn theo một cách hoàn toàn khác. Và an bình sẽ ở trong bạn khi mà cái Tôi dần biến mất.

Lisa C Moore, What is Ego, http://ezinearticles.com/?What-is-Ego&id=1465886

Hoàng Khánh Hòa tổng hợp

Cởi bỏ lối nhìn cũ để hướng về tương lai – Tuyên truyền và bạo động

Tuyên truyền áp đặt một chiều tức là đã “bạo động” rồi. Như thể con ngựa bị che kín hai bên để chỉ thấy một lối duy nhất ở phía trước, ta đòi hỏi đối tượng nhìn một chiều duy nhất về vấn đề, sự việc nào đó. “Bạo động” nguy cơ đẩy con người vào cuộc chiến đẫm máu hay chia rẽ nghiêm trọng. Trong khi tinh thần triết học luôn đòi hỏi cái nhìn mở, đa diện và đa chiều.

Con người sinh ra để sống, chứ không phải cúi đầu làm theo một điều gì đó, nhân danh một ý thức hệ nào đó, một tín điều hay chủ thuyết nào đó. Con người sinh ra để sống cuộc sống của mình, chứ không phải để nghe theo mệnh lệnh của bất kì đấng nào, lãnh tụ hay nhà cách mạng nào, dù ông/ bà ta có vĩ đại tới đâu đi nữa! Sinh chỉ một lần và sống chỉ một lần đời sống của chính mình.

Camus: “Một cuộc đời không là gì cả, một cuộc đời là tất cả”! Đó là biện chứng đẹp về ý nghĩa cuộc đời.

Vài nhà văn nghĩ rằng tôi cổ xúy cho trào lưu văn chương hậu hiện đại Việt, tôi nói: không! Sáng tác hậu hiện đại Việt xuất hiện trước khi tôi viết về nó. Đúng hơn, tôi “lập biên bản” khi nó đã có mặt. Như tôi đã ứng xử với các trào lưu, hệ mỹ học khác. Nghĩa là tôi đối xử công bằng với mọi trào lưu văn học. Ngay cả với mỗi trào lưu, tôi cũng đã xử sự rất công bằng với chính nó.

“Lập biên bản có nghĩa là chấp nhận mọi hiện tượng văn chương xảy ra trong thời đại ta đang sống. Bày nó ra như nó là thế, tìm hiểu triết lí trên đó thơ văn đó nảy sinh… Các quan điểm sáng tác ấy chưa hẳn đã cùng lối nghĩ của tôi hay tôi đã đồng tình hoàn toàn với nó, nhưng tôi cố gắng nhìn nhận nó như là thế”.

“Nhìn nhận nó như là thế”, chứ không phải bằng quan điểm độc đoán của tôi, để buộc người khác nhìn theo cách nhìn của tôi. Đó là cái nhìn công bằng và rộng mở. Độc giả chưa biết gì về tác phẩm, tôi dẫn họ đến với tác phẩm đó trong tâm thế mở, tránh diễn giải mang tính áp đặt, mà chỉ bày nó ra. Từ đó, độc giả thưởng thức nó theo kiểu của mình, mà không bị chi phối bởi các nhận định của tôi.

Trong cuộc sống, với con cái cũng vậy. Nếu có ghét ai (trong đời sống không thể tránh chuyện hỉ nộ ai lạc), bạn không phải lộ ra cho con cái biết. Chúng cứ đến với đối tượng đó, như tờ giấy trắng. Còn nếu bạn áp đặt cái nhìn của bạn lên tâm trí con cái, là bạn đã bạo động rồi. Con bạn sẽ nhìn đối tượng qua con mắt của bạn chứ không phải của chính nó. Làm như thế, xét về tính thực dụng thì có thể gây hại cho bọn trẻ. Vì nếu đó là kẻ xấu, con bạn sẽ bị lợi dụng. Còn đợi nó rút kinh nghiệm thì đầu nó bị sứt mẻ rồi. Thế nhưng, nhìn từ khía cạnh triết học và nhân văn, bọn trẻ sẽ học được rất nhiều điều, qua va chạm và tiếp xúc.

Tôi gọi đó là tinh thần phi tuyên truyền trong đời sống hàng ngày.

Tuyên truyền bất cứ về cái gì là diễn giải và áp đặt để gây nơi đối tượng một niềm tin. Hậu hiện đại chống lại tinh thần đó, và quyết giải tán nó. Đó là tinh thần dân chủ mới.

Inrasara

Người cho nên cám ơn

Lúc Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư.

Tranh Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma do thiền sư Seisetzu vẽ

Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.”

Umezu trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này không nhận được cả một tiếng cám ơn.

“Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo.

“Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời.

“Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói.

“Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi.

“Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời.

“Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.”
.

Bình:

• Seisetsu Genjo Seki hay Seisetsu Genjyo Seki, (1877-1945), là thiền sư dòng Lâm Tế, từ thiền sư Hakuin Vậy À mà ra. Trong thập niên 1920, Seisetsu là sư trụ trì của chùa Tenryu ở Nhật.

Chùa Engaku trong truyện này là một chùa Lâm Tế rất lớn, và là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùa Nhật ngày nay. Chúng ta đã nói đến chùa Engaku trong bài Không nước không trăng về ni cô Chiyono.

• Bố thí là một thực hành lớn trong nhà Phật. Con đường Bồ-tát (Bồ Tát Đạo) có 6 nhánh qua sông (lục độ ba-la-mật), tức là sáu phương cách thực hành (“hạnh”) để đến giác ngộ, trong đó Bố thí là “hạnh” đầu tiên–Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Cho đi cái mình có là cách đương nhiên nhất để thực hành “vô ngã” (“không có cái tôi”).

Bố thí thế nào? Kinh Kim Cang, đoạn 4 viết: “Bồ tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.”

Câu này có nhiều tầng triết l‎ý rất sâu xa, tuy nhiên nói giản dị theo cách sống hàng ngày của chúng ta thì câu này có thể hiểu là bố thí mà chẳng cầu gì cả, chẳng để được thấy tên mình trong danh sách (sắc), hay nghe được tên mình (thanh), hay tiếng tăm lừng lẫy của mình (hương), hay để nếm vị vinh quang của mình (vị), hay sờ được tên mình khắc trên bia đá (xúc), hay vì bất kỳ điều gì trong vũ trụ (pháp).

Bố thí với một tâm hoàn toàn rỗng lặng. Ngay cả dùng đạo pháp làm chủ đích của bố thí cũng không. Đoạn 14, Kinh Kim Cang viết: “Nếu Bồ-tát trụ nơi pháp mà làm việc bố thì thì ắt như người vào trong tối không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.”

(Ghi chú: Bố thí không vì mình mà vì đạo pháp thì hay lắm rồi, vẫn hơn không. Nhưng bố thí mà vượt qua được cả tầng “vì đạo pháp” này mới là chân ngộ của Bồ tát).

Bố thí tự nhiên như hít thở. Bố thí tự nhiên như khát nước thì uống nước mà chẳng hề suy nghĩ gì. Đó mới là bố thí hạnh của Bồ-tát.

• Đương nhiên là bố thí mà cần cám ơn như Umezu là không nên rồi. Và đương nhiên là một câu cám ơn cũng chẳng tốn công gì mà thiền sư Seisetsu lại không thể nói một tiếng cho vui vẻ cả làng. Nhưng, có lẽ là thiền sư biết tâm tính Umezu và cố tình im lặng để dạy cho Umezu một bài học về Phật pháp.

Nhưng tại sao thiền sư nói “Người cho nên cám ơn”?

Thưa, vì bố thí là hạnh Bồ tát, mà muốn thực hành hạnh này thì phải có người nhận. Nếu không có người nhận thì không thể làm việc bố thí được. Mang tiền ra vất ngoài sa mạc không phải là bố thí. Cho nên, người cho phải cám ơn người nhận đã tạo cho mình một cơ hội để thực hành hạnh bố thí.

Chú ý, câu đầu tiên thiền sư nói khi Umezu mang tiền vào: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Tức là, tôi cho chú cơ hội làm việc bố thí.

• Không nên xem đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai người, Umezu và thiền sư, xem ai thắng.

Đa số mọi người trong chúng ta đều như Umezu, đều muốn nghe cám ơn khi bố thí–không những cám ơn mà còn phải cám ơn trên radio, TV, báo chí, Internet thì mới hả dạ. Umezu chẳng ai xa lạ hơn là cái tôi của mỗi người chúng ta.

Nhưng điều chúng ta không biết, và thiền sư Seisetsu muốn dạy, là: Người cho phải cám ơn người nhận.

Trần Đình Hoành dịch và bình
.

The Giver Should Be Thankful

While Seisetsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters, since those in which he was teaching were overcrowded. Umezu Seibei a merchant of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.

Seisetsu said: “All right. I will take it.”

Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude of the teacher. One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been thanked for five hundred.

“In that sack are five hundred ryo,” hinted Umezu.

“You told me that before,” replied Seisetsu.

“Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money,” said Umezu.

“Do you want me to thank you for it?” asked Seisetsi.

“You ought to,” replied Umezu.

“Why should I?” inquired Seisetsu. “The giver should be thankful.”

# 53