Nguyễn Thị Tiến: Tìm về những linh hồn đồng đội

Chào các bạn,

Vào dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2008 tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở Washington DC, qua sự giới thiệu của chi Lê Phượng của Thông Tấn Xã Việt Nam, mình gặp chị Tiến.  Hình ảnh đầu tiên đến với mình  là một người phụ nữ rất vui vẻ bình thường, nhưng một lúc sau, biết được là chị đã có quân hàm trung tá và đang theo đuổi công việc tìm hài cốt các chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh để mang họ trở về nguyên quán, thì mình rất đỗi ngạc nhiên và xúc động–ngạc nhiên vì đó là công việc rất bất thường, tiêu thụ rất nhiều năng lượng của con tim và chắc chắn là đôi khi rất nhiều stress, trong một phụ nữ nói chuyện thật là vui; xúc động vì việc thì nặng cảm xúc đến thế mà nói chuyện thì thanh thản đến thế, là người mình rất phục.
trungtanguyenthitien2
Dịp đó chị Tiến sang Mỹ để liên hệ với các tổ chức cựu chiến binh Mỹ, để mong tìm thêm được các kỷ vật các chiến binh Mỹ thu lượm được trong thời chiến, hầu có thể giúp thêm chị trong việc tìm và xác định hài cốt đồng đội.

Hôm nay mình giới thiệu chị Tiến và công việc của chị đến các bạn.  Mong là bài này giúp chị một tí niềm vui sau nhiều năm tháng đối diện với bao nhiêu xúc cảm nặng nề.   Mình cũng mong các bạn hỗ trợ chị Tiến trong những cách thức có thể, như là báo cho bạn bè Mỹ của mình biết về công việc của chị và nhu cầu thu lượm tin tức cùng kỷ vật, hoặc các bạn có nhu cầu tìm thân nhân đã mất trong thời chiến tranh.

Mình đang đợi chị Tiến viết một vài bài về công việc của chị cho ĐCN.  Lúc đó chúng ta có thể có thêm thông tin về chị.

Dưới đây là ba bài báo về công việc của chị:   (1) “Liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm trở về đất mẹ”, 7/2008, trên baovietnam.vn, về chuyến đi Mỹ của chị năm 2008.  Bài này cũng có câu chuyện rất cảm động về kỷ vật và thông tin của một cựu binh Mỹ, và công sức của anh và thân nhân trong việc bay về tận bãi chiến trường cũ tại Việt Nam, để giúp tìm ra hài cốt của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm và mang anh trở về quê.

(2) “Người tìm về những linh hồn đồng đội” trên vietbao.vnngày 25.7.2007

(3)  “60 năm ngày thương binh liệt sĩ–Những câu chuyện tìm lại tên anh” ngày 27.7.2007 trên báo Tuổi Trẻ.

Chúc chị Tiến luôn có được niềm vui trong công việc.  Chúc các bạn một ngày vui.

Hoành

.

TP- Khi gặp lại Tiến tại quê nhà, câu chuyện như kéo dài thêm về những ngày ở Washington lẫn Maryland của Tiến.

Homer đi đầu (bên phải) khiêng quan tài LS Hoàng Ngọc Đảm trong buổi lễ truy điệu ngày 19/5/2008 tại xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình (ảnh của trung tá Nguyễn Thị  Tiến)

Vị cựu binh thủy quân Lục chiến, Wayne nay là GS sử học Đại học Maryland đã mời Tiến nói chuyện với sinh viên đại học Maryland. Người dịch cho Tiến và vị GS nọ là Sedgwick D. Tourison, Jr. nguyên là Sĩ quan Quân báo Lục quân.

Ông đã có nhiều năm tham chiến trên chiến trường Việt Nam và rất giỏi tiếng Việt. (được phép của Tiến, có lẽ một dịp thích hợp toàn bộ bức email khá xúc động mà ông mới vừa gửi cho Tiến sẽ được công bố. Sau đây là trích một đoạn:

Ngày 27/7 là ngày đặc biệt của toàn dân Việt Nam đặc biệt là quân nhân và gia đình của liệt sĩ Việt Nam đã nằm xuống vì Tổ Quốc. Hàng vạn hài cốt liệt sĩ vẫn chưa mang về…

Mỗi ngày tôi như nghe thấy tiếng gọi của liệt sĩ Việt Nam nói nho nhỏ, cho tôi về nhà đi… Cho tôi về nhà đi… Nếu trong khả năng của tôi thì tôi sẽ hết sức cố gắng thi hành nhiệm vụ của một con người giúp họ về càng sớm càng tốt…

Trở lại với buổi nói chuyện của Tiến ở ĐH Maryland. Hơn một giờ đồng hồ, Tiến đã nói về nỗi đau dằng dặc hàng bao năm của những bà mẹ Việt Nam có con đi chiến đấu ở chiến trường xa. Rồi sau chiến tranh, có hàng trăm ngàn bà mẹ người thân của họ lại gánh thêm nỗi đau không tìm thấy hài cốt của con em mình.

Tiến kể về công việc khiêm tốn của mình trong nhiều năm qua đã góp sức cùng nhiều người và nhiều cơ quan khác có trách nhiệm ở Việt Nam như một sự chung tay làm dịu đi nỗi đau ấy.

GS Wayne rất xúc động và gần như có cuộc phát động ngay sau đó rằng các cựu binh Hoa Kỳ có mặt ở đây và các sinh viên có mối quan hệ với các cựu binh nên thông tin cho họ rằng nếu tìm thấy hoặc đang cất giữ những kỷ vật của bộ đội Việt Nam thì hãy trao trả cho Việt Nam hoặc trực tiếp liên lạc với  bà Nguyễn Thị Tiến có địa chỉ ở Việt Nam và email đây!

Xin trở lại với lời dặn dò nhắc nhở của bà mẹ Homer rằng phải tìm cách trả lại cuốn sổ cùng địa chỉ vị trí nơi chôn cất liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm.  Xúc động lẫn trăn trở về những tâm sự của người bạn thân Homer, năm 2005, GS Wayne đã tìm được cơ hội.

Trong một chuyến công tác sang Việt Nam, cũng là dịp trở lại chiến trường xưa, ông đã liên hệ với nhiều cơ quan có trách nhiệm và đáng nói nhất là đã liên lạc được với gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm.

Trở về Mỹ, vị GS nọ luôn ám ảnh bởi buổi được chứng kiến khung cảnh cực kỳ cảm động khi gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm cùng địa phương đã tổ chức đón cuốn sổ nhật ký của Hoàng Ngọc Đảm như thế nào.
nghiatranglietsi1
Được tận mắt chứng kiến nỗi khát khao của gia đình nếu như tìm thấy hài cốt của liệt sỹ qua vị trí chôn cất mà Homer có hướng dẫn tỷ mỉ trong thư. Và điều GS kể lại cho ông bạn thân Homer khiến bạn sửng sốt rằng, dẫu biết mười mươi người đã giết con mình là bạn thân của ông người Mỹ đang có mặt tại nhà họ, nhưng âm hưởng chủ đạo của cuộc gặp lẫn buổi đón nhận cuốn nhật ký lại là không khí cảm động chứ những người thân của liệt sỹ Đảm tuyệt nhiên không có ai nhắc tới hận thù này khác!

Đó là một trong những duyên do khiến bà mẹ Homer hối giục con mình nên mau mau một lần trở lại chiến trường cũ!

Có một việc Homer và ngay cả GS Wayne cũng không thể ngờ được rằng, theo hướng dẫn của Homer trong thư, gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm đã vào tận đèo Măng Giang, Kon Tum…

Cứ như vị trí mà Homer khẳng định, thì trước đó từ lâu, địa phương đã phát hiện ra ngôi mộ liệt sĩ ở vị trí của Homer từng xác định sau này và đã làm cái việc cất bốc, quy tập mộ Liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm về nghĩa trang liệt sỹ của địa phương.

Tất nhiên phần hài cốt của liệt sỹ Đảm ấy khi vào nghĩa trang cũng là vô danh như phần nhiều ngôi mộ liệt sỹ khác. Thật may mắn là trong những lần quy tập ấy, người ta đã kịp đánh số vẽ sơ đồ cho mộ liệt sỹ.

Sau chuyến đi Mỹ trở về, đầu tháng 5/2008, Nguyễn Thị Tiến được GS Wayne báo tin sẽ cùng với ông bạn thân Homer sang Việt Nam. Và họ sẽ có chuyến vào Măng Giang, Kon Tum đến tận nơi Hoàng Ngọc Đảm đã nằm xuống.

Nhưng phải cuối tháng 5, hai cựu binh Thủy quân lục chiến ấy mới có mặt tại Việt Nam. Được phép của cơ quan có trách nhiệm cũng như gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm, một chuyến đi vào Kom Tum đã được thực hiện.

Chuyến đi đó ngoài hai người cựu binh Thủy quân lục chiến còn có mấy người anh em ruột của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm là Hoàng Đình Lượng, Hoàng Đình Cát, Hoàng thị Tươi.

Nhà văn nhà báo Minh Chuyên, một người cũng có nhiều duyên nợ âm phần, từng thực hiện nhiều bộ phim về đề tài này cùng kíp làm phim 3 người của Đài Truyền hình Việt Nam.

Đặc biệt tham gia chuyến đi còn có một người cháu gái của cựu binh Homer. Và còn có một nhà ngoại cảm đi theo theo yêu cầu của gia đình liệt sỹ. Một trận cảm bất ngờ đã khiến trung tá Nguyễn Thị Tiến không có mặt trong đoàn.

Trong thời gian không lâu nữa, có thể trong dịp 27/7 sắp tới, bộ phim do nhà văn Minh Chuyên đạo diễn và kíp làm phim thực hiện về cuộc đi hy hữu này sẽ được trình chiếu nhưng những gì người viết bài này được kể lại một phần trong chuyến đi đó vẫn khá ấn tượng.

Quá nửa ngày, cựu binh Homer đã quày quả đi đi lại lại, săm soi chỉ một khúc đèo ngắn của Măng Giang. Gần 40 năm qua mọi vật cảnh quan có lẽ đã đổi thay nhiều.
nghiatranglietsi
Cây cối xứ nhiệt đới đã nhổng nhao nhanh chóng ở những khoảng ngày xưa là đồi trọc. Và vô khối khoảnh rừng già đã biến mất. Nhưng cuối cùng, trường đoạn của cảnh quay cũng đã kết thúc khi Homer qua quá trình khoanh vùng đã loại bỏ dần và xác định được tọa độ.

Địa điểm mà liệt sỹ Hoàng Đình Đảm nằm xuống mà Homer khẳng định cũng trùng với khu vực mà trước đây nhiều năm đội quy tập liệt sỹ đã cất bốc mộ của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm đưa vào nghĩa trang địa phương.

Trời trưa Tây Nguyên bốc nắng dữ dội, nhìn vị cựu binh Thủy quân lục chiến cao gầy, tóc bạc râu bạc ở cái tuổi 62, nén hương trong tay run rẩy, người như đổ sụp xuống ngôi mộ Hoàng Ngọc Đảm và cất tiếng khóc ồ ồ thảm thiết khiến những người có mặt không khỏi bùi ngùi.

Chao ôi nếu như không có động thái xiết cò khẩu AR15  máy móc bản năng và vô thức ấy của người lính Thủy quân lục chiến Homer bắn vào anh chiến sĩ y tá trong đội phẫu thuật tỉnh đội Gia Lai (trong cuốn nhật ký mà Homer giữ hàng chục năm nay, bây giờ những người thân của anh Đảm mới được coi những tấm hình anh vẽ về bộ phận cơ thể người.

Y tá Hoàng Ngọc Đảm, theo như trung tá Nguyễn Thị Tiến kể lại khi Tiến được tiếp xúc với cuốn nhật ký đó, thì những hình vẽ của anh Đảm rất đẹp, cứ như là chuyên nghiệp.

Nếu không mệnh hệ gì, lành lặn trở về, thì biết đâu bây giờ anh Đảm đã là một họa sĩ tên tuổi)  vào mùa xuân năm 1969 thì làm gì hôm nay bao người đã phải nhọc nhằn? Mà đâu chỉ riêng cuộc đi này, hành trình của dân tộc mình trong lộ trình nâng niu trân trọng quá khứ, trả lại tên cho các liệt sỹ vô danh sẽ còn vô khối những chặng như cuộc đi như thế này nữa…

Phần mộ của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm đã được cất bốc để đưa về quê anh ở xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình. Đó là ngày 24/5/2008. Sinh ngày 1/4/1944 (nhờ trí nhớ của Homer mà gia đình anh Đảm từ nay cúng đúng giỗ theo lịch âm tức ngày Mồng Một tháng hai Âm lịch) đã 39 năm anh Đảm nằm lại đất Kon Tum.

Homer kém anh Đảm 2 tuổi. Một thuở một thời khác chiến tuyến. Nhưng hôm nay, cùng một lứa bên trời lận đận? Người nằm trong chiếc tiểu sành kia với kẻ lênh khênh, đầu tóc xác xơ, bờm xờm, toã tượi từng đã dằn vặt sám hối bao năm đến nỗi vướng phải thể trạng tâm thần nhẹ, chẳng biết ai thanh thản hơn ai?

Tiến kể lại rằng (chắc cũng trùng với những thước phim của Minh Chuyên cũng có những đoạn những “xen” tương tự)  trời hôm đó nắng nóng khác thường cựu binh thủy quân lục chiến Homer mồ hôi ướt sũng quần áo, cũng dáng thiểu não toã tượi như thế đã đứng vái lạy trước di cốt cũng như tự nguyện đứng hàng đầu để khênh chiếc tiểu sành đựng hài cốt anh Hoàng Ngọc Đảm trong lễ truy điệu. Chỉ có tiếng khóc tiếc thương đủ mọi cung bậc của người thân. Nhưng tuyệt nhiên không một lời oán thán này khác.

Homer và người cháu gái lẫn GS Wayne đều không biết tiếng Việt nhưng họ hiểu thứ ngôn ngữ ấy, thông điệp ấy qua cái nhìn, ánh mắt của những người thân anh Đảm và những người dự lễ truy điệu cũng như  khi đưa anh Đảm vào lòng đất Mẹ ở nghĩa trang liệt sỹ xã nhà Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình!

Chặng đưa hài cốt anh Đảm ra Bắc đến thành phố Vinh thì trung tá Nguyễn Thị Tiến mới nhập cuộc được. Trận cảm bất ngờ chưa dứt nhưng Tiến đã quyết nhập chặng hành trình từ Vinh đưa tiếp anh Đảm về Thái Bình. Và Tiến cũng đã kịp bày biện ra một bất ngờ khác.

Xin bạn đọc trở lại những thứ mà Homer móc trong túi LS Hoàng Ngọc Đảm và cất giữ mấy chục năm nay, ngoài cuốn nhật ký của anh Đảm còn có một tấm bằng lái xe loại trung xa  mang tên Nguyễn Văn Hai cấp ngày 28/7/1964 do trung tá Nguyễn Văn Đôn, Cục Quản Lý Xe máy, Tổng Cục Kỹ thuật ký.

Mãi trong chuyến đi Mỹ vừa rồi, khi nghe GS Wayne kể lại, Tiến giật mình bởi cô thường xuyên nhận được những tin nhắn về kỷ vật liệt sỹ, cuối tháng 12 năm ngoái cũng có tin đến cô cái bằng lái xe nào đó của Nguyễn Văn Hai. Vừa về nước, cô phát tiếp tin nhắn tìm trên một số phương tiện thông tin đại chúng.

Liệt sĩ chưa rõ tên
Liệt sĩ chưa rõ tên

Một ngày cũng mới đây thôi, có một ông lão gầy gò tìm đến nhà Tiến và xưng là… Nguyễn Văn Hai! Sau khi kiểm tra kỹ càng CMT và nghe ông lão tên Hai kể chuyện, Tiến vui mừng nhận ra ông Nguyễn Văn Hai may mắn còn sống sót và ông chính là chủ nhân của cái bằng lái xe nọ.

Quê ông lại cách thành phố Vinh cũng chả xa mấy. Đó là xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Để đợi đoàn rước mộ anh Đảm, ông Hai đã ở hai ngày trong nhà gia đình Tiến để đợi Homer.

Nhân chuyến đi của Homer và gia đình anh Hoàng Ngọc Đảm vào Kon Tum đưa mộ liệt sỹ Đảm về Thái Bình, Tiến đã liên lạc gấp với ông Nguyễn Văn Hai về Vinh để gặp lại người từng giữ chiếc bằng lái xe của ông mấy chục năm trời.

Và trước khi đưa anh Hoàng Ngọc Đảm về lại Thái Bình, tại thành phố Vinh đã có một cuộc kỳ ngộ thú vị giữa cựu chiến binh Nguyễn Văn Hai và cựu binh thủy quân lục chiến Homer cùng các thành viên trong đoàn.

Còn tại sao cái bằng lái xe trung xa của ông Nguyễn Văn Hai lại ở trong túi của anh y tá Hoàng Ngọc Đảm rồi lọt vào tay Homer là cả một câu chuyện dài xin khất bạn đọc vào một dịp khác.

Người viết xin được khép lại ghi chép nhiều kỳ “Lại kể tiếp chuyện đi Mỹ” này bằng dòng tin nhắn theo yêu cầu của trung tá Nguyễn Thị Tiến.

Ông Phạm Thanh Siếu bây giờ đang ở đâu? Ai là thân nhân của Phạm Thanh Siếu? Thông tin cụ thể hơn xin gặp gia đình ông Hoàng Đình Lượng (em trai liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm) xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình. Hiện nay cuốn sổ tay của ông Phạm Thanh Siếu, ông Lượng vẫn chịu trách nhiệm bảo quản tại nhà riêng.

(Trong những kỷ vật mà Homer trao lại ngoài cuốn nhật ký của anh Đảm, bằng lái xe của ông Hai còn có một cuốn sổ cá nhân mang tên Phạm Thanh Siếu. Nhưng tiếc rằng, có thể vì lý do để giữ bí mật chăng mà anh Phạm Thanh Siếu đã không ghi tên địa chỉ quê quán, đơn vị trong cuốn sổ?)

Tháng 7 năm 2008
X.B

.

Người tìm về những linh hồn đồng đội

.

Nguoi tim ve nhung linh hon dong doi
Trung tá Nguyễn Thị Tiến – Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu IV. Ảnh: Trọng Hiếu

Chiến tranh đã lùi xa, trong số hàng triệu người con ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc còn hàng vạn người phải nằm lại nơi lưng đèo, cuối dốc. Ngày trở về quê hương, hành trang của họ thật đơn giản, chị Tiến đã lưu lại những di vật tưởng chừng như vô tri vô giác chôn cùng những liệt sĩ để rồi âm thầm xác minh danh tính.

Đi tìm những “khoảng không nhức nhối”

Thành Vinh một chiều mưa rả rích, buồn đến nao lòng. Trung tá Nguyễn Thị Tiến (Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu IV) cứ tẩn mẩn cầm từng di vật của liệt sĩ là chiếc bút, chiếc kính gãy gọng, chiếc khăn tay khẽ khàng nói với tôi: “Rồi thời gian vụt qua đi, những di vật này ngày lại lặng im nằm đó, cũng như biết bao di vật đang âm thầm cô đơn nơi hoang vắng. Để rồi bao nấm mộ mãi mãi bị đè nặng bởi tấm bia đá lạnh lùng trong tên gọi: Vô danh!”. Tôi thấy đôi mắt chị long lanh một cách lạ kỳ, chứa trong đó bao tình cảm về những đồng đội…

Nhìn những di vật được xếp trang trọng trong bảo tàng, mấy ai cầm được nước mắt. Hòn đá núi khắc tên, hòn đá cuội khắc tên, mảnh cây khắc tên, cây bút khắc tên và đương nhiên cả tấm bia nữa… đó là những hàng chữ, những cái tên ấm áp nhưng cũng lạnh lùng một cách tàn nhẫn: Đ-H-Lượng; Trần Văn Lợi; Nguyễn Văn Sông… Nhưng họ quê ở đâu? thuộc đơn vị nào? Không ai biết. Thấy những cái tên, ai cũng thèm khát, nhưng ai dám chắc đó là con, em mình. Tấm bia, cái tên kia bỗng trở thành khoảng không nhức nhối.

Chị Tiến nghẹn ngào: “Tôi còn nợ liệt sĩ Bùi Ngọc Thuần một lời hứa trước khi chuyển hòn đá có khắc tên anh về bảo tàng. Một dòng tên khắc vào hòn đá núi: TK.B4. Bùi Ngọc Thuần. 12/12/66, phần mộ của anh đã được đưa về nghĩa trang đường 9, mộ số 300. Nhưng quê anh ở đâu? Ai là thân nhân? TK.B4 là đơn vị nào? Bốn năm rồi tôi hỏi khắp nơi mà chưa thấy có hồi âm”. Chị bảo: “Tôi ước chi tìm được mẹ cho anh để đưa anh về với mẹ”.

Những cuộc hành trình đầy nghĩa tình

Chuyến đi tìm di vật đầu tiên của chị là ngày 13/1/2000, khi ấy, nhận được tin đoàn quy tập Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Bình chuyển hài cốt quân tình nguyện Việt Nam từ Khăm Muộn (Lào) về nghĩa trang Ba Dốc. Chị lập tức xin nghỉ bắt xe theo.

Chị cho tôi xem tấm ảnh được thấy trong hài cốt chỉ có tên là Hương, đó là một chiếc gương soi cỡ 5×8, mặt sau gương là một tấm kính cả hai ép vào nhau, ở giữa có một chiếc ảnh đen trắng cỡ 3×4 chụp một bà mẹ già khoảng 50 tuổi, đầu chít khăn vấn tròn. Không nhìn rõ mặt vì vết máu khô loang lổ.

Chị Tiến nhớ lại: Khi thấy tấm ảnh trong hài cốt, tất cả đều đoán người trong ảnh là mẹ liệt sĩ. Biết tôi có ý muốn giữ lại, một anh lính trẻ thủ thỉ: “Cô ơi, hành trang của anh ấy chỉ có thế thôi. Mẹ đã theo anh khắp chiến trường thì cứ để mẹ nằm với anh trong mộ, cô đừng lấy đi kẻo tôi anh ấy lắm!. Tôi phải thuyết phục mãi, rằng biết đâu tấm ảnh này sẽ đưa anh về với mẹ”.

Sau khi tấm ảnh được đăng trên một số báo thì phải đến 10 tháng sau, nhận được tin của người nhà liệt sĩ Hương rằng mẹ Diệp, người trong ảnh là mẫu thân liệt sĩ Hương (về sau xác định là Bùi Danh Hương) vẫn còn sống tại xã Thanh Long, Hưng Yên.

Chuyến đưa hài cốt liệt sĩ Hương về với mẹ là một kỷ niệm suốt đời tôi không bao giờ quên. Mẹ Diệp đã 94 tuổi, tai điếc nhưng linh cảm về đứa con trai bé bỏng thì còn vẫn còn nguyên. Mẹ cứ ôm bức ảnh của mình lấm lem cùng máu khô của con trai mà khắc khoải: “Nó đâu rồi, nó đâu rồi!” Khiến mọi người trong đoàn không ai cầm được nước mắt.

Ảnh minh họa


Chị Tiến với di vật của các liệt sỹ. ảnh Trọng Hiếu

Chị Tiến nói như lạc giọng: “Có những lần tìm được nhiều mộ quá. Tôi hoang mang đi trên mảnh đất quê mình mà thấy đau… Tôi không dám bước mạnh chân, còn biết bao đồng đội đang nằm cô lạnh trong lòng đất”.

Tôi không muốn ly kỳ hoá công việc tìm kiếm hài cốt, trả lại tên cho các liệt sĩ nhưng trong quá trình đi tìm của chị cũng có những sự ngẫu nhiên đến lạ lùng. Đôi mắt chị chợt xa xăm. Và dường như bên cạnh chị còn có chính các… liệt sĩ.

Chị kể: “Từ ngày 14/1 đến 26/1/2000 tôi phải đi sáu tỉnh, sang cả nước bạn Lào để theo từng đội quy tập đưa hài cốt liệt sĩ về. Khi trở về nhà trời đã gần sáng, tôi lăn ra ngủ để chuẩn bị đi tiếp vào Hà Tĩnh đón đoàn qui tập từ BuLiKhămXây (Lào) về. Định bụng chợp mắt một lúc cho lại sức nhưng quá mệt nên thiếp đi. Chính trong lúc thiếp đi đó, tôi thấy một anh bộ đội về trong giấc mơ, anh bảo “này O, O mà ngủ bây giờ là ốm đấy. O vào đón em về đi. Lần này nhiều di vật lắm”. Tôi giật mình tỉnh giấc và nhớ rằng còn phải đi Hà Tĩnh, thế là lại lên đường. Và trong 42 bộ hài cốt lần đó, tôi tìm được một lọ đựng mảnh giấy đã mờ, sau khi dùng kính lúp thì luận ra được tên anh: Trương Xuân Đình, E271, quê ở Bản Ngọc, Quỳ Hợp, Nghệ An. Tôi tin đó chính là anh bộ đội đã gặp trong giấc chiêm bao”.

Chị bảo, đến giờ chị vẫn nhớ như in khuôn mặt của anh bộ đội với chiếc răng khểnh trông rất duyên đó, chị ước giá mà đến được quê anh, có được tấm hình để xem có giống người trong mơ hay không.

Về sau này, bà giám đốc bỗng trở thành khách mời thường xuyên của chương trình “Người đương thời”. Tranh thủ những cơ hội “hiếm có” như vậy chị đưa lên những di vật mà mình đã sưu tầm. Và không ít trong số đó đã có người thân đến nhận.

Chị bảo: “Mệt lắm, nhưng cứ chứng kiến có bà con ở tận vùng cao, mãi 30 năm mới gom góp đủ tiền đi tìm mộ con, mà vẫn không thấy. Nhìn ông bố, bà mẹ, người vợ vẫn đỏ mắt trông chờ tin con mà se sắt lòng…”. Chị nổi tiếng đến nỗi 1080 của Hà Nội đã hỏi số điện thoại của chị để cung cấp cho thân nhân liệt sĩ.

Giọng chị chợt buồn: “Vậy mà cũng có người phao tin là thân nhân liệt sĩ trả tiền cho tôi nhiều, “trúng” lắm. Tôi buồn quá”. Thôi thì thiên hạ cũng lắm kẻ này, người nọ, họ bàn ra tán vào thế nào là tuỳ, mình làm việc tâm đức hơi đâu mà để ý. Tôi chắc là anh cũng nghĩ thế!”

****

Chiều, tôi vẫn lang thang giữa dòng bia mộ trắng xoá, khói hương bảng lảng, gió chiều vi vu. Chợt nhận ra còn quá nhiều nấm mồ không có tên. Lại vu vơ một niềm hy vọng, bởi trong vô vàn số không tên đó thể nào cũng có người được về với người thân bởi công việc thầm lặng của chị Tiến.

Người đi tìm tên đồng đội

Trung tá Nguyễn Thị Tiến – sinh năm 1955 trên mảnh đất nắng gió miền Trung (Nghi Lộc – Nghệ An). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, chị về giảng dạy tại Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Đồng Tháp. Năm 1984, chị chuyển về làm cán bộ thuyết minh của Bảo tàng Quân khu IV.

Đồng cảm trước nỗi đau của thân nhân những liệt sĩ chưa tìm được hài cốt của con em mình, chị Tiến xin phép cơ quan đi theo các đội quy tập hài cốt liệt sĩ, sưu tập những di vật, vừa để giáo dục truyền thống, vừa hy vọng qua các di vật còn lại của liệt sĩ có thể tìm lại tên tuổi, quê hương của họ. Chị lặn lội khắp các chiến trường xưa. Mỗi lần như vậy, tranh thủ lúc anh em trong đội nghỉ giải lao, chị lụi cụi thắp hương, lần tìm và xin cất giữ các di vật, để đem về xác minh.

Chị đã tìm thấy hàng trăm di vật, từ cái cối giã trầu bằng vỏ đạn, chiếc lược nhôm, cặp tóc, vòng tay đến những tấm ảnh, bút mực Hồng Hà… Những di vật, những linh hồn tưởng như đã vĩnh viễn chôn chặt dưới lòng đất cùng phần mộ liệt sĩ vô danh, nay được chị Tiến nâng niu, cất giữ. Đối với chị, mỗi di vật là một câu chuyện cảm động, một nỗi đau riêng. Tất cả được chị tập trung nghiên cứu trong đề tài khoa học mang tên “Góp phần xác định liệt sĩ chưa biết tên và công tác bảo tồn trưng bày di vật”, được giải A cấp quân khu. Cho đến nay, chị đã góp phần trả lại tên cho hàng trăm liệt sĩ

.

Thứ Năm, 26/07/2007, 04:14 (GMT+7)

60 Năm ngày thương binh liệt sĩ

Những câu chuyện tìm lại tên anh

Trung tá Nguyễn Thị Tiến và những di vật tìm được từ mộ các liệt sĩ. Từ đây, chị tìm manh mối để đưa các anh về với gia đình – Ảnh: M.L.

TT – Đó là những câu chuyện về con tìm cha, em tìm anh, núm ruột tìm kiếm núm ruột. 32 năm sau cuộc chiến, những cuộc tìm kiếm vẫn chưa ngưng nghỉ. Làm việc ở Bảo tàng Quân khu 4, trung tá Nguyễn Thị Tiến chứng kiến những câu chuyện xúc động.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

“…Con sẽ ôm ba mãi mãi”

Một buổi sáng, người thanh niên tên Trần Văn Sơn đến tìm trung tá Nguyễn Thị Tiến, phó giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 (Vinh, Nghệ An). Đó là con trai liệt sĩ Trần Văn Bàn (thị trấn Sông Cầu, Phú Yên). Vừa đặt bó huệ lên đài tưởng niệm (phòng trưng bày di vật liệt sĩ), Sơn quì sụp, đập đầu rất mạnh xuống nền đá. Và khóc. Lần đầu tiên chị Tiến thấy một người con trai khóc như thế!

Cha Sơn tập kết ra Bắc và cưới mẹ. Ở với nhau được một năm thì cha vào Nam chiến đấu. Rồi hi sinh. Mẹ cũng về với cha khi Sơn mới một tuổi… Đứa con côi cút lớn lên với hình ảnh cha và mẹ qua lời kể của dì… Trái tim của người con khiến không thể giữ nổi đôi chân. Sơn quyết tâm đi tìm mộ cha. Khắp miền Nam, ở đâu có nghĩa trang liệt sĩ, ở đó có dấu chân Sơn. Bạn đồng hành của Sơn khắp nẻo đường gian nan là quyển sổ sinh hoạt Đảng đã ố vàng của cha – di vật duy nhất để lại.

Nhưng sổ ghi rất hạn chế. Gần thất vọng, chị Tiến lần giở trang cuối cùng, ở góc trên trang giấy bị nếp gấp, vuốt ra cho thẳng thì nhìn thấy ba chữ số viết bằng mực màu xanh lá cây: 812. Đó có thể là trung đoàn 812 của sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4. Nếu đúng như thế thì có thể tìm ra manh mối rồi!

Sơn xúc động: “Nếu chuyến đi này con tìm được ba, con sẽ cởi chiếc áo đang mặc, đang có mùi mồ hôi của con, trải rộng ra, con xếp xương cốt ba vào, lấy hai cánh tay áo quàng ôm chặt ba con lại, coi như con ôm ba mãi mãi…”. Chứng kiến cảnh đó, vị nữ trung tá xúc động.

Chị liên lạc ngay với thiếu tướng Nguyễn Minh Long ở TP.HCM (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 812). Biết ông đang thăm đồng đội tại Hà Nội, kế hoạch đi Hà Nội được vạch ra ngay.

Trong đêm đó, khi Sơn đang trên tàu thì ở Hà Nội, các cựu chiến binh trung đoàn 812 đã gọi nhau đến. Họ lần về quá khứ, hồi tưởng những trận đánh, bàn bạc để khoanh vùng khu vực hi sinh của liệt sĩ Trần Văn Bàn. Những thông tin được khớp nối… chắp ghép… Cuối cùng, một địa danh được khẳng định: huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị!

3g sáng. Tàu đến Hà Nội. Nhưng Sơn không dám đánh thức chủ nhà. Sớm mai. Vừa mở cửa, ông Long đã thấy một thanh niên đang bó gối, thiếp đi. Khuôn mặt nó sao mà giống Bàn quá! Người tướng già ôm lấy đứa con của đồng đội. Một già một trẻ nhìn nhau nghẹn ngào… Chỉ còn những giọt nước mắt.

Sơn lập tức trở vào Quảng Trị. Hơn 15 năm ròng rã, người con có tấm lòng hiếm có ấy mới tìm được cha, dù chỉ là hình hài trong nấm mộ…

“Hay là cho tôi một nửa…”

Trung tá Nguyễn Thị Tiến là người bảo vệ thành công đề tài khoa học “Xác minh lý lịch liệt sĩ chưa biết tên qua di vật nằm cùng phần mộ”. Bằng phương pháp đối chiếu, so sánh tổng hợp, điều tra, xác minh, tìm nhân chứng, giải mã ký hiệu đơn vị, thời gian hoạt động, địa bàn và thông qua hệ thống thông tin đại chúng (có trường hợp phải sử dụng công nghệ giám định gen), lý lịch của hơn 100 liệt sĩ chưa biết tên, quê quán có di vật nằm cùng đã được xác minh.

Chị Tiến bảo trường hợp một hài cốt liệt sĩ nhưng có nhiều thân nhân đến nhận không phải ít. Nhưng câu chuyện về liệt sĩ Ngô Khổng Minh (hi sinh tại bản Bua La Pha, Khăm Muộn, Lào) là một kỷ niệm đầy xúc cảm. Mấu chốt của câu chuyện bắt nguồn từ chữ viết trên di vật liệt sĩ là Hzo.K Muhx, viết theo phiên âm tiếng Nga, dịch ra tiếng Việt là Ngô K.Minh.

Khi mới công bố, một cựu chiến binh tên Ngô Văn Thưởng (Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An) đến xin nhận. Ông là cháu ruột của liệt sĩ Ngô Khắc Minh. Nhưng ông Thưởng chỉ giữ được có mỗi chiếc Huân chương chống Mỹ nên không có căn cứ để tìm đơn vị. Cùng lúc đó, một gia đình ở Thanh Chương (Nghệ An) tìm liệt sĩ Ngô Khổng Minh. Họ có đầy đủ giấy tờ liên quan. Nhất là giấy báo tử có tên đơn vị: sư đoàn 968. Chị Tiến vào ngay sư đoàn 968 (Quảng Trị) để xác minh. Đúng là có liệt sĩ Ngô Khổng Minh, hi sinh tại bản Bua La Pha!

Vậy là bí mật của chữ K. đã được giải mã.

Trong lúc mọi người chưa biết xử lý như thế nào thì ông Thưởng quệt nước mắt, miệng méo xệch, muốn nói mà môi cứ dính lại. Mãi ông mới thổn thức từng tiếng một: “Hay là các ông các bà cho tôi một nửa…”. Người lính già nấc nghẹn, hai tay ôm lấy mặt. Ông nơm nớp sợ nghe một lời từ chối. Trái tim ông sẽ vỡ vụn mất thôi!

Không ai cầm lòng được trước lời đề nghị quá đột ngột, bất ngờ này. “Tim tôi bị bóp nghẹt! Tôi khóc như một đứa trẻ có lỗi. Trời ơi, giá mà tôi tìm thấy cả hai liệt sĩ… Tôi hiểu ông Thưởng muốn xin một nửa, không phải là chia một nửa hài cốt mang về quê hương. Mà ông muốn trên bia mộ chỉ khắc chữ “Liệt sĩ Ngô K.Minh”. Để đến ngày giỗ liệt sĩ Ngô Khắc Minh thì ông ra mộ này thắp hương. Đến ngày giỗ liệt sĩ Ngô Khổng Minh thì gia đình ở Thanh Chương ra mộ này thăm viếng”, chị Tiến kể lại trong xúc động.

Gia đình liệt sĩ Ngô Khổng Minh hội ý. Và bất ngờ, cứ ngỡ là giấc mơ: họ đồng ý với đề nghị của ông Thưởng.

Từ đó, ngôi mộ ở nghĩa trang Ba Dốc (Quảng Bình) vẫn để nguyên chữ khắc trên bia: Ngô K.Minh.

MY LĂNG

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Nguyễn Thị Tiến: Tìm về những linh hồn đồng đội”

  1. Chao cac ban.
    Ve cong viec cua Chi Tien thi o Viet nam minh rat nhieu nguoi kham phuc va biet den.Minh gioi thieu them de cac ban doc mot bai viet cua nha bao noi tieng Xuan Ba ve chi Tien nhe: “Nguoi co duyen no voi am phanf” dang tren Tien phong ngay 5/7/2008.
    Xin hay danh 1 phut im lang nho den nhung nguoi da chet trong cuoc chien.
    Than men.

    Thích

  2. Cac ban than men.
    Khi chien tranh da lui vao di vang,chi co nhung nguoi con hoa than cho To quoc cho nhan dan la mai mai van con,cho du la nhung tam bia lap khuat trong rung sau hay nhung nam mo vo danh noi deo cao heo lanh,cac chi cac anh luon la tam linh cua coi tran gian la an nhan cua cuoc song hoa binh..boi vay dung bao gio chung ta quen ,dung quen 1 ai va dung quen bat cu 1 dieu gi la chien cong cua lich su…chung ta co the quen di nhung phut giay sung suong ,bo qua thu han va loi lam..song chien cong va duc hi sinh thi luon luon trong tam tri cua dan toc.!
    Tim lai ten cho dong doi de dua ve cho me mot hinh hai cua dua con trai..mot viec lam rat cam dong.
    Chuing ta nghi gi va lam gi chung tay voi ca dan toc lam diu bot noi dau thuong cho bao ba me dang kho dau trong cho tin tuc cua phan mo con trai minh???
    Hay giup do va dong vien nguoi lam viec di tim nguoi nga xuong trong cuoc chien!!
    Cam on Dot chuoi Non da gioi thieu de toi biet them 1 nguoi phu nu lam nhieu viec nghia tinh giua thoi binh.Cam on bac Tran Hoanh!

    Thích

  3. Chao bac Hoanh ,toi muon gioi thieu voi bac mot bai moi viet ve chi Nguyen Thi Tien dang tren bao : Dang yeu( phu nu thu do) voi tua de: Nguoi duong thoi Nguyen Thi Tien va nhung cau chuyen cam dong tim lai ten anh.Hay lam bac oi.

    Thích

  4. Thứ năm, 26 Tháng bảy 2007

    60 Năm ngày thương binh liệt sĩ

    Nhung cau chuyen tim lai ten anh
    Trung tá Nguyễn Thị Tiến và những di vật tìm được từ mộ các liệt sĩ. Từ đây, chị tìm manh mối để đưa các anh về với gia đình – Ảnh: M.L.

    Đó là những câu chuyện về con tìm cha, em tìm anh, núm ruột tìm kiếm núm ruột. 32 năm sau cuộc chiến, những cuộc tìm kiếm vẫn chưa ngưng nghỉ. Làm việc ở Bảo tàng Quân khu 4, trung tá Nguyễn Thị Tiến chứng kiến những câu chuyện xúc động.“…Con sẽ ôm ba mãi mãi”

    Một buổi sáng, người thanh niên tên Trần Văn Sơn đến tìm trung tá Nguyễn Thị Tiến, phó giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 (Vinh, Nghệ An). Đó là con trai liệt sĩ Trần Văn Bàn (thị trấn Sông Cầu, Phú Yên). Vừa đặt bó huệ lên đài tưởng niệm (phòng trưng bày di vật liệt sĩ), Sơn quì sụp, đập đầu rất mạnh xuống nền đá. Và khóc. Lần đầu tiên chị Tiến thấy một người con trai khóc như thế!

    Cha Sơn tập kết ra Bắc và cưới mẹ. Ở với nhau được một năm thì cha vào Nam chiến đấu. Rồi hi sinh. Mẹ cũng về với cha khi Sơn mới một tuổi… Đứa con côi cút lớn lên với hình ảnh cha và mẹ qua lời kể của dì… Trái tim của người con khiến không thể giữ nổi đôi chân. Sơn quyết tâm đi tìm mộ cha. Khắp miền Nam, ở đâu có nghĩa trang liệt sĩ, ở đó có dấu chân Sơn. Bạn đồng hành của Sơn khắp nẻo đường gian nan là quyển sổ sinh hoạt Đảng đã ố vàng của cha – di vật duy nhất để lại.

    Nhưng sổ ghi rất hạn chế. Gần thất vọng, chị Tiến lần giở trang cuối cùng, ở góc trên trang giấy bị nếp gấp, vuốt ra cho thẳng thì nhìn thấy ba chữ số viết bằng mực màu xanh lá cây: 812. Đó có thể là trung đoàn 812 của sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4. Nếu đúng như thế thì có thể tìm ra manh mối rồi!

    Sơn xúc động: “Nếu chuyến đi này con tìm được ba, con sẽ cởi chiếc áo đang mặc, đang có mùi mồ hôi của con, trải rộng ra, con xếp xương cốt ba vào, lấy hai cánh tay áo quàng ôm chặt ba con lại, coi như con ôm ba mãi mãi…”. Chứng kiến cảnh đó, vị nữ trung tá xúc động.

    Chị liên lạc ngay với thiếu tướng Nguyễn Minh Long ở TP.HCM (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 812). Biết ông đang thăm đồng đội tại Hà Nội, kế hoạch đi Hà Nội được vạch ra ngay.

    Trong đêm đó, khi Sơn đang trên tàu thì ở Hà Nội, các cựu chiến binh trung đoàn 812 đã gọi nhau đến. Họ lần về quá khứ, hồi tưởng những trận đánh, bàn bạc để khoanh vùng khu vực hi sinh của liệt sĩ Trần Văn Bàn. Những thông tin được khớp nối… chắp ghép… Cuối cùng, một địa danh được khẳng định: huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị!

    3g sáng. Tàu đến Hà Nội. Nhưng Sơn không dám đánh thức chủ nhà. Sớm mai. Vừa mở cửa, ông Long đã thấy một thanh niên đang bó gối, thiếp đi. Khuôn mặt nó sao mà giống Bàn quá! Người tướng già ôm lấy đứa con của đồng đội. Một già một trẻ nhìn nhau nghẹn ngào… Chỉ còn những giọt nước mắt.

    Sơn lập tức trở vào Quảng Trị. Hơn 15 năm ròng rã, người con có tấm lòng hiếm có ấy mới tìm được cha, dù chỉ là hình hài trong nấm mộ…

    “Hay là cho tôi một nửa…”

    Trung tá Nguyễn Thị Tiến là người bảo vệ thành công đề tài khoa học “Xác minh lý lịch liệt sĩ chưa biết tên qua di vật nằm cùng phần mộ”. Bằng phương pháp đối chiếu, so sánh tổng hợp, điều tra, xác minh, tìm nhân chứng, giải mã ký hiệu đơn vị, thời gian hoạt động, địa bàn và thông qua hệ thống thông tin đại chúng (có trường hợp phải sử dụng công nghệ giám định gen), lý lịch của hơn 100 liệt sĩ chưa biết tên, quê quán có di vật nằm cùng đã được xác minh.

    Chị Tiến bảo trường hợp một hài cốt liệt sĩ nhưng có nhiều thân nhân đến nhận không phải ít. Nhưng câu chuyện về liệt sĩ Ngô Khổng Minh (hi sinh tại bản Bua La Pha, Khăm Muộn, Lào) là một kỷ niệm đầy xúc cảm. Mấu chốt của câu chuyện bắt nguồn từ chữ viết trên di vật liệt sĩ là Hzo.K Muhx, viết theo phiên âm tiếng Nga, dịch ra tiếng Việt là Ngô K.Minh.Khi mới công bố, một cựu chiến binh tên Ngô Văn Thưởng (Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An) đến xin nhận. Ông là cháu ruột của liệt sĩ Ngô Khắc Minh. Nhưng ông Thưởng chỉ giữ được có mỗi chiếc Huân chương chống Mỹ nên không có căn cứ để tìm đơn vị. Cùng lúc đó, một gia đình ở Thanh Chương (Nghệ An) tìm liệt sĩ Ngô Khổng Minh. Họ có đầy đủ giấy tờ liên quan. Nhất là giấy báo tử có tên đơn vị: sư đoàn 968. Chị Tiến vào ngay sư đoàn 968 (Quảng Trị) để xác minh. Đúng là có liệt sĩ Ngô Khổng Minh, hi sinh tại bản Bua La Pha!

    Vậy là bí mật của chữ K. đã được giải mã.

    Trong lúc mọi người chưa biết xử lý như thế nào thì ông Thưởng quệt nước mắt, miệng méo xệch, muốn nói mà môi cứ dính lại. Mãi ông mới thổn thức từng tiếng một: “Hay là các ông các bà cho tôi một nửa…”. Người lính già nấc nghẹn, hai tay ôm lấy mặt. Ông nơm nớp sợ nghe một lời từ chối. Trái tim ông sẽ vỡ vụn mất thôi!

    Không ai cầm lòng được trước lời đề nghị quá đột ngột, bất ngờ này. “Tim tôi bị bóp nghẹt! Tôi khóc như một đứa trẻ có lỗi. Trời ơi, giá mà tôi tìm thấy cả hai liệt sĩ… Tôi hiểu ông Thưởng muốn xin một nửa, không phải là chia một nửa hài cốt mang về quê hương. Mà ông muốn trên bia mộ chỉ khắc chữ “Liệt sĩ Ngô K.Minh”. Để đến ngày giỗ liệt sĩ Ngô Khắc Minh thì ông ra mộ này thắp hương. Đến ngày giỗ liệt sĩ Ngô Khổng Minh thì gia đình ở Thanh Chương ra mộ này thăm viếng”, chị Tiến kể lại trong xúc động.

    Gia đình liệt sĩ Ngô Khổng Minh hội ý. Và bất ngờ, cứ ngỡ là giấc mơ: họ đồng ý với đề nghị của ông Thưởng.

    Từ đó, ngôi mộ ở nghĩa trang Ba Dốc (Quảng Bình) vẫn để nguyên chữ khắc trên bia: Ngô K.Minh.

    MY LĂNG

    Việt Báo (Theo_TuoiTre)

    Thích

  5. Bác Hoành ơi ngay28/7/20011 có bài đăng trên báo Hà nội mới về bác Tiến đáy a.hi hi em cũng muốn theo bác Tiến đi tìm liệt sĩ mà không biết gặp bác ấy thế nào nhi?tt]ạ đề bài báo là: ” Để các anh không còn là” vô danh”..Ồ Bác Hoành ở xa mà tài quá ha!!

    Thích

  6. Thêm thông tin mới về chị Tiến.

    Người đương thời Nguyễn Thị Tiến và cảm động chuyện tìm lại tên cho Anh

    (Phunutoday) – Chị là người lập kỷ lục trong chương trình “Người đương thời” phát sóng trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam khi có tới 3 lần tham gia liên tiếp trong các năm 2000, 2001 và 2002. Lần nào lên sóng, chị cũng gây được sự xúc động sâu sắc khi mang đến cho người xem những thước phim đời thực cảm động xung quanh câu chuyện tìm lại tên cho liệt sỹ vô danh. Với việc làm thầm lặng và cần mẫn ấy, hơn 10 năm qua, đôi chân nhỏ bé của chị đã đặt lên khắp nơi của mọi miền đất nước, sang cả nước Mỹ xa xôi tận bên kia bán cầu. Chị là thượng tá Nguyễn Thị Tiến – Nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Quân khu IV.

    Có một sự tình cờ ngẫu nhiên, khi tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Tiến cũng là lúc ở dọc dải đất miền Trung, câu chuyện về những người đi tìm mộ liệt sỹ đang trở nên hoạt náo hơn bao giờ hết. Mặc dù, trước đó, trong những lần tác nghiệp ở một số địa phương của vùng đất Quân khu đóng chân, liên quan đến những câu chuyện tình yêu cảm động đi qua thời hoa lửa, tôi đã được biết đến chị như thể là ân nhân của rất nhiều thân nhân liệt sỹ.

    Trong căn nhà không quá rộng của chị nằm nép bên nách bảo tàng Quân khu (số 68 Cù Chính Lan, khối 7 phường Trung Đô, TP.Vinh, Nghệ An), chị dành hẳn một tầng để lập bàn thờ liệt sỹ và cất giấu những kỷ vật, những cuốn sách và hơn bao giờ hết là hàng ngàn bức thư từ khắp nơi của mọi miền đất nước gửi về.

    Những cánh thư thể hiện lòng biết ơn, tri ân cũng nhiều, nhờ chị tìm mộ liệt sỹ cũng không phải là ít mà đơn thuần chỉ là lòng ngưỡng mộ việc làm thầm lặng của chị cũng nhiều vô kể. Tất thảy đều được chị nâng niu, trân trọng và giữ cất như báu vật cuộc đời.

    Tri ân

    Thượng tá Nguyễn Thị Tiến – sinh năm 1955 ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, chị về giảng dạy tại Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Năm 1984, chị chuyển về làm cán bộ thuyết minh của Bảo tàng Quân khu IV với nhiệm vụ chính là thuyết minh, thỉnh thoảng đi sưu tầm hiện vật.

    Chị nhiều lần chứng kiến cảnh đưa được các liệt sĩ về tổ quốc nhưng không làm sao biết được tên tuổi, địa chỉ các anh nên ý nghĩ đi tìm di vật và xác định tên tuổi, địa chỉ các liệt sĩ vô danh đã hình thành từ đó. Đồng cảm trước nỗi đau của thân nhân những liệt sĩ chưa tìm được hài cốt của con em mình, chị Tiến xin phép cơ quan đi theo các đội quy tập hài cốt liệt sĩ, sưu tập những di vật, vừa để giáo dục truyền thống, vừa hy vọng qua các di vật còn lại của liệt sĩ có thể tìm lại tên tuổi, quê hương của họ.

    Chị lặn lội khắp các chiến trường xưa để lần tìm và xin cất giữ các di vật, để đem về xác minh. Với việc làm thầm lặng ấy, chị đã tìm thấy hàng trăm di vật, từ cái cối giã trầu bằng vỏ đạn, chiếc lược nhôm, cặp tóc, vòng tay đến những tấm ảnh, bút mực… mỗi di vật là một câu chuyện cảm động về con tìm cha, em tìm anh, vợ tìm chồng và cả người yêu tìm người yêu. Mỗi câu chuyện là một nỗi đau riêng, không dễ gì bôi xóa.

    Tất cả được chị tập trung nghiên cứu trong đề tài khoa học mang tên “Góp phần xác định liệt sĩ chưa biết tên và công tác bảo tồn trưng bày di vật”, được giải A cấp quân khu. Hơn 10 năm nay, chị đã góp phần trả lại tên cho hàng trăm liệt sĩ nhờ cách làm ấy và nhờ những di vật ấy.

    Chuyến đi tìm di vật đầu tiên của chị là ngày 13/1/2000, khi ấy, nhận được tin đoàn quy tập Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Bình chuyển hài cốt quân tình nguyện Việt Nam từ Khăm Muộn (Lào) về nghĩa trang Ba Dốc. Chị lập tức xin nghỉ bắt xe theo.

    Chị cho tôi xem tấm ảnh được thấy trong hài cốt chỉ có tên là Bùi Danh Hương, đó là một chiếc gương soi cỡ 5×8 cm, mặt sau gương là một tấm kính cả hai ép vào nhau, ở giữa có một chiếc ảnh đen trắng cỡ 3×4 chụp một bà mẹ già khoảng 50 tuổi, đầu chít khăn vấn tròn. Không nhìn rõ mặt vì vết máu khô loang lổ.

    Chị Tiến nhớ lại, khi thấy tấm ảnh trong hài cốt, tất cả đều đoán người trong ảnh là mẹ liệt sĩ. Chị đã phải thuyết phục mãi mới mang được tấm ảnh về để phục dựng lại với tâm niệm, rằng biết đâu tấm ảnh này sẽ đưa anh về với mẹ.
    Sau khi tấm ảnh được đăng trên một số phương tiện truyền thông thì 10 tháng sau, nhận được tin của người nhà liệt sĩ Bùi Danh Hương rằng mẹ Diệp, người trong ảnh là mẫu thân liệt sĩ vẫn còn sống tại xã Thanh Long, tỉnh Hưng Yên. Chuyến đưa hài cốt liệt sĩ Hương về với mẹ là một kỷ niệm suốt đời chị không bao giờ quên.

    d
    Đời thường của chị Nguyễn Thị Tiến.

    Mẹ Diệp đã 94 tuổi, tai điếc nhưng linh cảm về đứa con trai bé bỏng thì còn vẫn còn nguyên. Mẹ cứ ôm bức ảnh của mình lấm lem cùng máu khô của con trai mà không nói nên lời. sau bận ấy, mẹ Diệp đã được phong Mẹ Việt Nam anh hùng. Còn thượng tá Nguyễn Thị Tiến tiếp tục tất tả vào Nam ra Bắc để làm công việc thầm lặng của mình, ấy là trả lại tên cho liệt sỹ vô danh.

    s
    Chị Nguyễn Thị Tiến cùng đồng đội trong một chuyến công tác (Ảnh nhân vật cung cấp).

    Với hàng trăm thân nhân tìm lại được con, em mình, Nguyễn Thị Tiến đã được nhà báo Tạ Bích Loan mời tham gia chương trình “Người đương thời” vào cuối năm 2000. Sau chương trình đầu tiên được phát sóng, sức lan tỏa mạnh mẽ đến độ hai năm tiếp theo sau đó, năm nào chị cũng lên sóng VTV ở chương trình này và cho đến nay, chị là người duy nhất giữ được kỷ lục này của “Người đương thời”.

    Những câu chuyện xúc động

    Trong hàng trăm những câu chuyện, những thân nhân liệt sỹ mà chị Nguyễn Thị Tiến đã gặp, đã chứng kiến, có một câu chuyện vô cùng xúc động về tình cảm gia đình khiến cho chị đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi. Ấy là vào một buổi sáng, có người thanh niên tên Trần Văn Sơn đến gặp chị lúc bấy giờ đang là phó giám đốc Bảo tàng Quân khu IV.

    Anh này tự xưng là con trai liệt sĩ Trần Văn Bàn ở thị trấn Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Trong câu chuyện đẫm nước mắt, anh này nức nở kể lại, cha anh tập kết ra Bắc và cưới mẹ. Ở với nhau được một năm thì cha vào Nam chiến đấu rồi hi sinh. Đau xót hơn khi mà một năm sau đó, mẹ anh cũng bỏ anh để theo cha về nơi chín suối. Lớn lên, dầu không biết mặt cha mẹ nhưng với tất cả lòng khâm phục, anh quyết tâm đi tìm mộ cha và suốt mấy chục năm qua, từ Nam chí Bắc, ở đâu có nghĩa trang liệt sĩ, ở đó có dấu chân anh.

    Di vật duy nhất mà cha anh để lại là cuốn sổ đảng viên đã úa vàng. Cảm phục trước tấm lòng có hiếu của Trần Văn Sơn, chị Nguyễn Thị Tiến đã nhận tìm giúp mộ cho cha anh nhưng thông tin cũng rất mờ mịt khi mà trên cuốn sổ ấy, chỉ chỉ thấy hy vọng duy nhất ở con số 812 ghi ở trang cuối. Quá trình tìm hiểu, chị biết được đó là ký hiệu của trung đoàn 812. Mừng rỡ, chị tìm cách liên lạc và may mắn thay đã gặp được thiếu tướng Nguyễn Minh Long, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 812. Biết được tâm nguyện của chị, các cựu chiến binh trung đoàn 812 đã ngay lập tức hội ngộ và sau hàng loạt ký ức vụn được chắp vá, cuối cùng, địa danh huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã được khẳng định.

    Lại ngược trở lại vào Nam, chị cùng đồng đội tìm về Hải Lăng, sau rất nhiều ngày lần tìm manh mối, may mắn chị đã gặp được những người đã từng chôn cất và chăm sóc liệt sỹ Trần Văn Bàn. Vậy là, hơn 15 năm ròng rã, người con có tấm lòng hiếm có ấy đã tìm được người cha đáng kính của mình. Nhìn hình ảnh anh Trần Văn Sơn cởi chiếc áo đang mặc, trải rộng ra rồi xếp hài cốt cha vào như thể đang dang rộng vòng tay ôm ông mãi khiến ai cũng lặng người đi vì xúc động.

    s
    Người đương thời Nguyễn Thị Tiến (Ảnh nhân vật cung cấp)
    Một câu chuyện khác, đó là trường hợp một hài cốt liệt sỹ nhưng có nhiều gia đình đến nhận, và trong nỗi đau, sự hy vọng lẫn thất vọng đan xen, những con người ấy đã san sẻ cho nhau, cùng chung nhau nhận một ngôi mộ làm cho ai chứng kiến cũng không cầm được nước mắt xúc động. Câu chuyện về liệt sĩ Ngô Khổng Minh (hi sinh tại bản Bua La Pha, Khăm Muộn, Lào) là một kỷ niệm đầy xúc cảm như thế.

    Mấu chốt của câu chuyện bắt nguồn từ chữ viết trên di vật liệt sĩ là Hzo.K Muhx, viết theo phiên âm tiếng Nga, dịch ra tiếng Việt là Ngô K.Minh. Khi mới công bố, một cựu chiến binh tên Ngô Văn Thưởng (Diễn Châu) đến xin nhận.

    Ông là cháu ruột của liệt sĩ Ngô Khắc Minh. Nhưng ông Thưởng chỉ giữ được có mỗi chiếc Huân chương chống Mỹ nên không có căn cứ để tìm đơn vị. Một gia đình ở Thanh Chương tìm liệt sĩ Ngô Khổng Minh, có đầy đủ giấy tờ, nhất là giấy báo tử có tên đơn vị sư đoàn 968 cũng tìm đến.

    Cầm tờ giấy báo tử này, Chị Tiến vào ngay sư đoàn 968 (Quảng Trị) để xác minh và đúng là có liệt sĩ Ngô Khổng Minh, hi sinh tại bản Bua La Pha! Trong lúc mọi người chưa kịp bàn giao hài cốt liệt sỹ cho gia đình Ngô Khổng Minh thì bất ngờ, ông Ngô Văn Thưởng ở Diễn Châu tiến vào nấc nghẹn, hai tay ôm lấy mặt quệt nước mắt thổn thức: “Hay là các ông các bà cho tôi một nửa…”. Không ai cầm lòng được trước lời đề nghị quá đột ngột, bất ngờ này. Mãi sau mọi người hiểu, “một nửa” mà ông Thưởng muốn xin là ông muốn trên bia mộ chỉ khắc chữ “Liệt sĩ Ngô K. Minh”. Để đến ngày giỗ liệt sĩ Ngô Khắc Minh thì ông ra mộ này thắp hương, thăm viếng. Thêm một bất ngờ nữa là gia đình liệt sĩ Ngô Khổng Minh đã đồng ý với đề nghị của người cựu binh đau đáu nỗi niềm với người đã khuất nọ.

    Mới đây nhất là việc chị Nguyễn Thị Tiến đã giúp ông Nguyễn Phi Long 98 tuổi ở Yên Bái vào tìm em trai là liệt sỹ Nguyễn Văn Khá, hy sinh năm 1955 ở miền Tây xứ Nghệ, nếu tính ngày sinh thì năm nay đã 86 tuổi. Với những thông tin ít ỏi ghi trong giấy báo tử là trung đoàn 80 thượng Lào, chị đã tìm đến hậu cứ trung đoàn này đóng ở Nghĩa Đàn và qua lần tìm nhân chứng, phần mộ của liệt sỹ Nguyễn Văn Khá đã được tìm thấy.

    Chưa dừng lại ở đó, thượng tá Nguyễn Thị Tiến còn can thiệp đến tỉnh đội Vĩnh Phúc, Quân khu II và Cục Chính sách Bộ Quốc phòng để làm chế độ công nhận liệt sỹ đã ngã xuống sau gần 50 năm vì tổ quốc này. Thượng tá Nguyễn Thị Tiến chia sẻ, với chị, việc trả lại tên cho liệt sỹ vô danh xuất phát từ tâm, và mặc dù không còn công tác ở Quân khu nữa nhưng ngày ngày chị vẫn lặng thầm, cần mẫn đi tìm tên cho đồng đội như thể, với chỉ đó là mệnh lệnh duy nhất của trái tim.

    Tĩnh Nhi

    Để các anh không còn “vô danh”

    De cac anh khong con 'vo danh'

    (HNM) – Thượng tá Nguyễn Thị Tiến (nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu IV) đã ba lần là khách mời của chương trình “Người đương thời” phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Lần nào cũng vậy, trước giờ “lên sóng”, chị tự nhủ là không được khóc, vậy mà cả ba lần, câu chuyện đi tìm đồng đội của chị luôn thấm đẫm nước mắt.

    Thượng tá Nguyễn Thị Tiến vẫn trăn trở với bao di vật của đồng đội.

    Nước mắt ngày đoàn tụ

    Thượng tá Nguyễn Thị Tiến – sinh năm 1955 trên mảnh đất nắng gió miền Trung (Nghi Lộc – Nghệ An). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, chị về giảng dạy tại Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Đồng Tháp. Năm 1984, chị chuyển về làm cán bộ thuyết minh của Bảo tàng Quân khu IV và nghỉ hưu với chức vụ Phó Giám đốc bảo tàng. Nhiều năm gắn bó với nghề hiểu và đồng cảm trước nỗi đau của thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt của con em mình, chị Tiến xin phép cơ quan đi theo các đội quy tập hài cốt liệt sĩ, vừa sưu tập những di vật phục vụ công tác giáo dục truyền thống, vừa hy vọng qua các di vật ấy có thể tìm lại tên tuổi, quê hương của họ. Chị lặn lội khắp các chiến trường xưa, theo chân hàng trăm đoàn quy tập mộ liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Mỗi lần như vậy, tranh thủ lúc anh em trong đội nghỉ giải lao, chị lụi cụi thắp hương, lần tìm và xin cất giữ các di vật, để đem về xác minh.

    Lặng lẽ như vậy, chị Nguyễn Thị Tiến đã tìm thấy hàng trăm di vật, từ cái cối giã trầu bằng vỏ đạn, chiếc lược nhôm, cặp tóc, vòng tay đến những tấm ảnh, bút máy Hồng Hà… Những di vật đã nói hộ cho những linh hồn tưởng như đã vĩnh viễn chôn chặt dưới lòng đất cùng phần mộ liệt sĩ vô danh, được nâng niu, cất giữ. Mỗi di vật là một câu chuyện cảm động, một nỗi đau riêng… đã được chị tập trung nghiên cứu trong đề tài khoa học mang tên “Góp phần xác định liệt sĩ chưa biết tên và công tác bảo tồn trưng bày di vật”, được giải A cấp quân khu. Và với đề tài khoa học này, chị đã góp phần trả lại tên cho hàng trăm liệt sĩ.

    Lần đầu tiên lên sóng truyền hình trong chương trình “Người đương thời” cách đây hơn chục năm (năm 2000), Thượng tá Nguyễn Thị Tiến đã chuẩn bị sẵn những câu chuyện liên quan đến hành trang đi tìm đồng đội của mình, nhưng không hiểu sao đến lúc đó, trước hàng triệu khán giả chị chỉ trực bật khóc. Những câu chuyện đi tìm đồng đội trong rừng sâu núi thẳm, những kỷ vật của người chiến sỹ đã ngã xuống vì quê hương mà chị đang còn gìn giữ… qua những câu chuyện ngắt quãng vì xúc động của Thượng tá Nguyễn Thị Tiến đã khiến nhiều khán giả truyền hình bật khóc theo.

    Lần tìm trong những món đồ vô giá của đồng đội để lại, Thượng tá Nguyễn Thị Tiến chỉ cho tôi di vật được tìm thấy trong hài cốt có tên là Hương, đó là một chiếc gương soi cỡ 5×8, mặt sau gương có một chiếc ảnh đen trắng cỡ 3×4 chụp một bà mẹ già khoảng 50 tuổi, đầu chít khăn vấn tròn. Qua một quãng thời gian chôn sâu trong lòng đất, tấm ảnh không thể nhìn rõ mặt vì vết máu khô loang lổ. Chị Tiến nhớ lại, khi thấy tấm ảnh trong hài cốt, tất cả những người có mặt trong đoàn quy tập đều đoán người trong ảnh là mẹ liệt sĩ. Biết tôi có ý muốn giữ lại, một anh lính trẻ thủ thỉ: “Cô ơi, hành trang của anh ấy chỉ có thế thôi. Mẹ đã theo anh khắp chiến trường thì cứ để mẹ nằm với anh trong mộ, cô đừng lấy đi kẻo tội anh ấy lắm!.” Nhưng với linh cảm của người phụ nữ, rằng biết đâu từ tấm ảnh này sẽ đưa người chiến sĩ đó về với mẹ, chị Tiến đã thuyết phục được mọi người giữ lại tấm ảnh người mẹ đã phai màu năm tháng.

    Câu chuyện cảm động này về sau đăng tải trên một số ấn phẩm báo chí cùng với tấm ảnh được chị Tiến xin giữ lại bằng cả lòng trắc ẩn. Phải đến 10 tháng sau, trong khi đang tất bật chuẩn bị cho một chuyến đi tìm đồng đội, thật vui mừng, chị Tiến nhận được tin của người nhà liệt sĩ Hương rằng mẹ Diệp, người trong ảnh vẫn còn sống tại Hưng Yên. Liệt sĩ tên Hương cũng được xác định tên đầy đủ là Bùi Danh Hương. Chuyến đưa hài cốt liệt sĩ Bùi Danh Hương về với mẹ mãi mãi hằn sâu trong tâm trí chị Tiến. Mẹ Diệp khi đón anh Hương về đã 94 tuổi, tai không nghe được nhưng linh cảm về giọt máu đào thì vẫn vẹn nguyên. Nước mắt dường như đã cạn khô, mẹ cứ ôm bức ảnh chính mình lấm lem cùng máu khô của con trai mà khắc khoải: “Nó đâu rồi, nó đâu rồi!”. Dù đã chứng kiến nhiều cảnh đoàn tụ cảm động nhưng bữa đó không chỉ riêng chị Tiến mà mọi người trong đoàn không ai cầm được nước mắt.

    Đưa các anh về…

    Đến giờ, dù đã về hưu, nhưng chị Tiến chưa một ngày ngơi nghỉ. Chị vẫn âm thầm làm công việc phân loại những di vật liệt sĩ còn chưa tìm về được quê hương. Hành trang người lính thời bình vẫn vẹn nguyên ba lô con cóc để sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào khi những thông tin về người đồng đội nằm xuống khớp nối với một trong những kỷ vật chị đang gìn giữ hoặc biết đến. Cầm từng di vật của liệt sĩ: chiếc bút, chiếc kính gãy gọng, chiếc khăn tay… chị khẽ khàng nói với chúng tôi: “Rồi thời gian vụt qua đi, những di vật này ngày lại lặng im nằm đó, cũng như biết bao di vật đang âm thầm cô đơn nơi hoang vắng. Để rồi bao nấm mộ mãi mãi bị đè nặng bởi tấm bia đá lạnh lùng trong tên gọi: Vô danh!”.

    Trong một gian trưng bày ở Bảo tàng quân khu IV, có những hòn đá núi, hòn đá cuội, mảnh cây, cây bút khắc tên và đương nhiên cả tấm bia nữa… những cái tên như: Đ-H-Lượng; Trần Văn Lợi; Nguyễn Văn Sông… Khiến chị bao đêm mất ngủ. Họ quê ở đâu? đơn vị nào?

    Chị Tiến nghẹn ngào kể: “Tôi còn nợ liệt sĩ Bùi Ngọc Thuần một lời hứa trước khi chuyển hòn đá có khắc tên anh về bảo tàng. Một dòng tên khắc vào hòn đá núi: TK.B4. Bùi Ngọc Thuần. 12/12/66, phần mộ của anh đã được đưa về nghĩa trang đường 9, mộ số 300. Nhưng quê anh ở đâu? Ai là thân nhân? TK.B4 là đơn vị nào? Nhiều năm rồi tôi hỏi khắp nơi mà chưa thấy có hồi âm”. Chị ao ước: “Tôi ước chi tìm được mẹ cho anh để đưa anh về với mẹ”.

    “Tôi không muốn ly kỳ hóa công việc tìm kiếm hài cốt, trả lại tên cho các liệt sĩ nhưng trong quá trình đi tìm các anh cũng có những sự ngẫu nhiên đến lạ lùng”. – Đôi mắt chị Tiến chợt xa xăm. Đó là câu chuyện xảy ra từ ngày 14-1 đến 26-1-2000, sau khi chị có chuyến công tác dài qua sáu tỉnh, sang cả nước bạn Lào theo các đội quy tập đưa hài cốt liệt sĩ về. Bữa về đến nhà, trời đã gần sáng, chị cố ngủ cho lại sức để chuẩn bị đi tiếp vào Hà Tĩnh đón đoàn quy tập từ BuLiKhămXây (Lào) về. Mới thiếp đi một lát, chị chợt thấy có anh bộ đội hiện về trong giấc mơ và nói: “Này O, O mà ngủ bây giờ là ốm đấy. O vào đón em về đi. Lần này nhiều di vật lắm”. Chị giật mình tỉnh giấc và nhớ rằng còn phải đi Hà Tĩnh, thế là lại sốc ba lô lên đường. Và trong 42 bộ hài cốt lần đó, chị tìm được một lọ đựng mảnh giấy đã mờ, sau khi dùng kính lúp thì luận ra được tên anh: Trương Xuân Đình, E271, quê ở Bản Ngọc, Quỳ Hợp, Nghệ An. “Tôi tin đó chính là anh bộ đội đã gặp trong giấc chiêm bao và đến giờ vẫn nhớ như in khuôn mặt của anh với chiếc răng khểnh trông rất duyên”. 10 năm rồi chị Tiến vẫn ước ao giá mà đến được quê anh, có được tấm hình để xem có giống người trong mơ hay không.

    Bên cạnh Bảo tàng Quân khu IV, căn nhà số 68 Cù Chính Lan, khối 7 phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An vẫn được Thượng tá Nguyễn Thị Tiến dành hẳn một tầng để lập bàn thờ liệt sĩ và lưu giữ những kỷ vật, những cuốn sách cùng hàng ngàn bức thư từ mọi miền đất nước gửi về. Số điện thoại tổng đài 1080 của Hà Nội đã lưu số điện thoại của Thượng tá Nguyễn Thị Tiến để cung cấp cho thân nhân liệt sĩ. Còn chị Tiến, lại tiếp tục với những chuyến đi không mệt mỏi. Chị luôn tâm niệm, có biết bao người con đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, các anh đang nằm lại đâu đó ở lưng đèo, cuối dốc, hay những cánh rừng xa ngái… Và chị, sẽ cố hết sức mình để đưa các anh trở về quê hương…

    Thích

  7. Cho cháu hỏi về thông tin về liệt sỹ
    Thông tin liên hệ
    Họ và Tên : Hoàng đình chức
    Điện thoại: 0975.756.598
    Địa chỉ Email: hoangchucdl11@gmail.com
    Địa chỉ liên hệ: Xóm 1- Cù tu- Xuân trúc- Ân Thi- Hưng Yên

    Thông tin về liệt sỹ:
    Họ Và Tên: Hoàng Đình Chiên
    Bí Danh: Hoàng Đình Chiên
    Đơn vị: KH
    Ngày Nhập Ngũ: 04/1966
    Cấp Bậc: Hạ Sỹ
    Chức Vụ: Chiến Sỹ
    Ngày Sinh: 02/07/1944
    Nơi Sinh: Thôn Cù tu- Xã Quang Trung – Ân Thi- Hải Hưng
    Quê Quán: Thôn Cù tu- Xã Quang Trung – Ân Thi- Hải Hưng
    Thuộc Tỉnh Thành Phố: Hải Hưng ( Nay là Hưng Yên )
    Ngày Hi Sinh: 13/10/1967
    Nơi Mất: Mặt Trận Phía Nam
    Cháu hỏi đc thông tin là mai táng ở huyện phú vang hay gi đó ạ (vì có cựu chiến binh đã noi vay a)
    Trước khoảng thời gian đó. Ông cháu có tham gia chiến đấu ở quân khu 4 vậy các bác các cô các chú từng đóng quân hoặc chiến đấu ở đó có thông tin gi về ông cháu thi cho cháu đc bit ạ cháu xin xhan thành cảm ơn

    Thích

  8. Chào Hoàng Chức,

    Chị Tiến trả lời thư anh như sau:

      Chào anh Hoành!

      Còn về liệt sỹ em tham mưu như sau:

      KH là ký hiệu địa bàn quân khu 4( trong chiến tranh).
      Còn bây giờ liệt sỹ thuộc tỉnh nào quản lý thì gia đình cầm giấy báo tử lên gặp ban chính sách tỉnh đó để lấy thông tin nơi hy sinh của liệt sỹ ạ. (gặp bộ chỉ huy quân sự) tỉnh, ở đó sẽ cung cấp đầy đủ.

      Chúc anh Hoành sức khỏe và hạnh phúc!

      Thân mến.Tiến Nguyễn.

    Phú Vang là một huyện của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Vậy có lẽ gia đình nên liên lạc với bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên.

    Chúc em thành công.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s