Dân ca dân nhạc VN – Bà Rằng Bà Rí

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một bài dân ca bất hủ của vùng Phú Thọ nằm trong hệ phong tục tảo hôn.

Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa đến tuổi dậy thì). Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Nó thường đi kèm với một hủ tục khác là hôn nhân được sắp đặt.

Trong nhiều trường hợp, chỉ một trong hai bên là trẻ em, thường là phụ nữ, vì lý do trinh tiết hoặc vì lý do người phụ nữ ở một cộng đồng xã hội nhất định không được coi có khả năng kiếm tiền và vì khả năng sinh sản của phụ nữ mau kết thúc hơn so với nam giới. Trước tình hình nữ quyền và quyền trẻ em ngày càng được coi trọng, tập tục tảo hôn đang dần dần biến mất ở nhiều khu vực trên thế giới.

Ở miền Bắc Việt Nam chúng ta hủ tục tảo hôn được sắp đặt bởi cha mẹ hai bên và luôn nằm trong trường hợp người chồng là người còn trong tuổi vị thành niên, và người vợ là người sẽ phải bao quản làm lụng tất cả mọi việc trong nhà bên chồng, kể cả việc chăm sóc cho người chồng vị thành niên của mình cho đến ngày anh ta khôn lớn.

Người đưa lối dẫn đường sắp xếp trong tục tảo hôn ở miền Bắc thường được gọi là Bà Rằng/Bà Rí, danh từ này đồng nghĩa với Bà Mai/Bà Mối trong miền Nam.

“Hẳn chúng ta đã quen với bài dân ca Phú Thọ ‘Bà Rằng bà Rí’ vừa có tiết tấu rộn ràng, lại hóm hỉnh:

“Bà Rằng bà Rí, ới rằng bà đi có chơi xoan (xuân)
Bà Rằng bà chẳng có chơi xoan, chứ bà thì ra bà ra bãi cát
chứ bà thì chầu có ông giời chứ Rí tôi…

“Đây là bài gốc gắn liền với nghi lễ tín ngưỡng của tộc người Mường ở Xuân Sơn, Phú Thọ.

Nghệ sĩ Nguyệt Anh
Nghệ sĩ Nguyệt Anh

“Ðồng bào Mường ở Xuân Sơn xa xưa có hát “bà Dằng bà Dí…” nhiều địa phương khác ở Phú Thọ cũng hát bài bà Dằng, bà Dí… Sau này các nhạc sĩ sưu tầm nâng cao nên bài hát càng được phổ biến rộng rãi. Trong dân ca xoan ghẹo Phú Thọ được ghi là bà Rí. Lời ca và tiết tấu âm nhạc đã được nâng cao nhưng vẫn giữ được giá trị gốc, bản địa của nó với tính hình tượng biểu hiện cho mối giao hòa âm dương.

“Tính phồn thực được biểu hiện đậm nét ở những tình tiết trong nhân vật bà Rí. Từ ông Dằng biến thành bà Rằng và từ các vị thần trong tín ngưỡng thờ cúng được dân gian thế tục hóa thành bài hát để khôi hài giải trí vốn là chuyện thường có trong sinh hoạt văn hóa dân gian thuở xưa. Ðể làm rõ hơn ý tưởng này, xin chép lại lời bài hát bà Rí để cùng xem xét, họa may làm sáng tỏ hơn các nhân vật trong bài hát này:

Bà Dằng bà Dí, ới rằng bà đi, có chơi xoan (xuân).
Bà Dằng bà chẳng có chơi xoan chứ bà thì ra bà ra bãi cát,
chứ bà thì chầu có ông giời chứ Dí tôi.

Bà Dằng bà chẳng có chầu giời.
Chứ bà thì vào có rừng xanh chứ bà Dí tôi bà Dằng bà chẳng, có xanh rừng xanh, chứ bà chơi. Có võng đào, chứ bà Dí tôi…” (trích Nguyễn Hữu Nhàn)

Nghệ sĩ Nga Mi
Nghệ sĩ Nga Mi

Bài hát ghẹo dí dỏm bất hủ của người Phú Thọ:

Bà Rằng Bà Rí

Bà Rằng bà Rí… ới rằng bà đi…
ới đi là đâu… bà đi khắp chốn…
nối dây tơ hồng… cái duyên ông chồng…
làm khổ cái đời tôi… ấy bà Rí ơi…
bà Rằng…bà Rí ơi…

Chồng gì mà chồng bé… bé tẹo tèo teo…
chân đi thì cong queo… lúc đi phải cõng…
lúc khóc phải bồng… cái duyên ông chồng…
làm khổ cái đời tôi… ấy bà Rí ơi…
bà Rằng… bà Rí ơi…

Chồng gì mà chồng ngáy… ngáy ò ó o…
đêm thì nằm co… làm ăn lười biếng…
chẳng lo học hành… cái duyên ông chồng…
làm khổ cái đời tôi… ấy bà Rí ơi…
bà Rằng… bà Rí ơi…

Dưới đây mình có 2 clips bài Bà Rằng Bà Rí để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

oOo

Bà Rằng Bà Rí – Nghệ sĩ Nguyệt Anh & Nghệ sĩ Nga Mi biểu diễn (Văn Nghệ Nhà Nam – Trung Tâm Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt thực hiện trong dịp lễ Di Sản Á Châu cho đài truyền hình TV 56 – USA):

 

Bà Rằng Bà RÍ – Dân ca Phú Thọ:

 

Một bình luận về “Dân ca dân nhạc VN – Bà Rằng Bà Rí”

  1.  
    Tục tảo hôn, khi chúng ta bắt đầu theo hệ tư tưởng của Âu châu, thì ta có đủ lý do để kết án nó. Nhưng trong hệ thống nông nghiệp cổ truyền thì nó có lẽ có nhiều lý do:

    – Ngày trước, tuổi 18 (vị thành niên ngày nay) là lớn quá rồi. Con gái 15, 16 tuổi (tuổi trăng tròn) là coi như đã lớn, nên lấy chồng.

    – Con gái lấy chồng sớm để sinh đẻ nhiều con cái, tốt cho gia đình (nhà nào càng nhiều con càng có nhiều người làm ruộng).

    – Vợ thường lớn tuổi hơn chồng: Tức là khi vợ 15, 16 thì chồng có thể mới 12, 13. Người ta thường lý giải đó là vì cha mẹ chồng muốn dùng con dâu làm việc trong nhà như đầy tớ không công.

    Mình không chắc lý do là như thế. Bên nhà gái, con gái 15, 16 tuổi là muốn gả con ngay. Để con gái không chồng cứ như là để bom trong nhà. Không biết nổ khi nào. Ông bà ta nói thế.

    Và con đâu làm đủ thứ chuyện trong nhà. Mình không biết đó là lạm dụng hay là huấn luyện để sau này làm chủ gia đình. Chúng ta đã nói trên ĐCN nhiều lần: Người Mẹ trong gia đình VN là người quản lý tất cả mọi sự trong nhà, không phải là ông chồng.

    Có lẽ đó là ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại sau hàng nghìn năm.

    Văn hóa nào cũng có cái hay trong thời đại của đó, cho đến lúc nó bị một văn hóa mới tấn công và tiêu diệt.

    Đã thích bởi 1 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s