All posts by vanhac

CẦN BẢO TỒN CHỮ CỔ CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

Nói đến người Pà Thẻn (còn gọi là Pà Hưng, Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ, Bát Tiên tộc…) mọi người thường nhớ đến nghi lễ nhảy lửa độc đáo mang màu sắc tâm linh, mà không mấy người biết người Pà Thẻn còn có một hệ thống chữ viết độc đáo.

Trong bài: “Vài nét về người Pà Thẻn” công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2011, người viết bài này có đề cập đến chữ viết của người Pà Thẻn một cách khái quát. Trong bài này xin được giải trình một số nét cơ bản mang tính sâu sắc hơn.

Pà Thẻn_bac vi

Click vào đây để đọc tiếp trên CVD

Cùng nhà văn Ngọc Thạch “Trôi dạt cõi người”

Bia 1

Sau “Trôi dạt cõi người” tập I xuất bản quý I năm 2012, nhà văn Tô Ngọc Thạch tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tập bút ký “Trôi dạt cõi người” tập II, NXB Hội Nhà văn tháng 6. 2015. Nói là “Trôi dạt cõi người” nhưng thực ra là sự trải nghiệm qua những vùng đất, vùng người. Tác giả đã đến tham quan hoặc công tác để rồi bằng sự nhận thức sâu sắc bản thể của sự vật, thêm yêu quí cõi mình. Tập ký như một bức tranh sinh động, được thể hiện tinh tế và sâu sắc qua sự sáng tạo và đậm chất thi ca của một nhà văn mang tâm hồn thi sĩ. Continue reading Cùng nhà văn Ngọc Thạch “Trôi dạt cõi người”

Trong tim có tiếng trống đồng vang ngân

(Trần Vân Hạc cảm nhận thơ Nguyễn Trường Thọ)

ĐẶT TAY LÊN NGỰC TRỐNG ĐỒNG

Đặt tay lên ngực trống đồng
Để nghe vọng tiếng Lạc Hồng nghìn năm
Dịu đi giọt mắt ướt đầm
Dịu đi giọt máu tím bầm Mỵ Châu

Dấu đường lông ngỗng còn đau
Trắng phau chìm nổi bể dâu kiếp người
Một trăm chiếc trống làng tôi
Năm mươi xuống bể năm mươi lên rừng Continue reading Trong tim có tiếng trống đồng vang ngân

Gửi những người lấy khăn piêu làm khố

Trong đêm bán kết Nhân tố bí ẩn tối Chủ nhật (12/10) vừa qua, 4 chàng trai nhóm F Band khiến khán giả bất ngờ khi thể hiện chuỗi các ca khúc nổi tiếng của hai nhạc sỹ Trần Tiến và Nguyễn Cường: “Ngọn lửa cao nguyên”, “Còn yêu nhau thì về Buôn Mê Thuột”, “Đôi mắt Pleiku”. Phần trình diễn này đã nhận được sự bình chọn cao của khán giả giúp F Band tiến thẳng vào chung kết. Tuy nhiên, ngay sau đêm bán kết, F Band bị chỉ trích dữ dội với trang phục phản cảm, động chạm đến giá trị vật chất và tinh thần thiêng liêng của dân tộc Thái, đấy là việc sử dụng khăn piêu làm khố. Đây là một hành vi thiếu văn hóa, chưa nói là dù vô tình hay thì cũng xúc phạm tới văn hóa của dân tộc Thái, một dân tộc có một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Khăn piêu của thiếu nữ Thái làm bằng vải bông tự dệt nhuộm chàm, hai đầu được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết bằng các loại chỉ mầu rực rỡ. Thiên nhiên Tây Bắc được cách điệu hóa một cách tinh tế. Continue reading Gửi những người lấy khăn piêu làm khố

“Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra”

(Cảm nhận bài thơ: Tổ quốc ở Trường Sa” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến)

Tổ quốc ở Trường Sa

Tưởng nhớ những người con đã hy sinh
 vì biển đảo của Tổ quốc

Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa.

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Anh đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm. Continue reading “Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra”

Những câu thơ chất từ mồ hôi và nước mắt

Trần Vân Hạc

Đọc tập thơ: “Người thứ ba” của Đinh Thị Hường, NXB Hội Nhà văn năm 2014 người đọc có cảm giác những câu thơ của chị như được chắt ra từ mồ hôi, nước mắt, chắt ra từ những sóng gió của cuộc đời và ẩn sâu trong nỗi đau buồn về cuộc đời đa đoan là niềm khát yêu và khát sống, như một mạch ngầm nuôi những vần thơ và giúp chị đứng lên, vững vàng trong bể khổ.

bia

Tác giả Đinh Thị Hường tuy mới bước vào nghiệp làm thơ nhưng đã có những bài được đăng trên báo Văn nghệ như bài: “Mất”, “Sao”, “Trộm”… và một số bài đăng trên các báo trung ương và địa phương. Continue reading Những câu thơ chất từ mồ hôi và nước mắt

Khát vọng biển

(Đôi điều sau khi đọc trường ca: “Khát vọng biển” của
nhà thơ Nguyễn Quang Thuyên, Hội viên HVHNT Phú Thọ)

 
Trường ca: “Khát vọng biển” của nhà thơ Nguyễn Quang Thuyên (NXB Hội nhà văn, năm 2013) kết hợp khá nhuần nhuyễn yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, chắc tay cả về nội dung tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật với cảm hứng mạnh mẽ, tự nhiên, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển đảo quê hương gắn liền với những biến động lịch sử của dân tộc và tâm tư của bao người trong suốt quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước. Continue reading Khát vọng biển

Khai bút giao thừa

    KHAI BÚT GIAO THỪA

    Anh thấy không, rét mướt đã qua rồi
    Mục thời tiết truyền hình đang báo ấm
    Trời đã hửng, mở nụ xuân chầm chậm
    Theo tay người hồng lại sắc đào hoa

    Sẽ hết dần cóng buốt những ngày qua
    Em đi đến bù xù khăn quấn cổ
    Anh xa xót nắm bàn tay lạnh gió
    Ủ hơi tình mạch nóng chạy sang nhau Continue reading Khai bút giao thừa

Trường Sa, Hoàng Sa là máu thịt Việt Nam

Anh bia 1

Trường Sa, Hoàng Sa là máu thịt Việt Nam” – một cuốn sách có giá trị lịch sử, khoa học và pháp lý cao về chủ quyền biển đảo của Việt Nam (Nhiều tác giả, NXB Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Văn hóa Tràng An xuất bản và phát hành, tháng 10 năm 2013). Có thể nói, đây là cuốn sách cần cho mọi người mọi nhà, cần cho hôm nay và mai sau! Continue reading Trường Sa, Hoàng Sa là máu thịt Việt Nam

“MUỐN SANG THÌ BẮC CẦU KIỀU…”

(Cảm nhận khi đọc bài thơ :
“Thày học cũ” của nhà thơ Nguyễn Thị Mai)

Thay_giao

THÀY HỌC CŨ

(Kính tặng những người thày đã dạy chúng ta)

Vòng tay làm thước com pa

Vung đường phấn trắng mở ra địa cầu

Lớp trò đi khắp năm châu

Riêng thày đứng lại bến dâu quê làng

Continue reading “MUỐN SANG THÌ BẮC CẦU KIỀU…”

Sa Pa trong tôi

 

Sa Pa một lần gặp lại:

1a
Thung lũng Mường Hoa – Sa Pa

Sa Pa không chỉ một lần tôi đến nhưng mỗi lần đều dâng lên trong lòng một cảm xúc tinh khôi. Mỗi con đường dãy phố hay bản làng dẫu thân thuộc nhưng luôn đem lại bao điều mới lạ. Những ánh mắt trìu mến thân thương, những cô gái Mông nếp váy đung đưa sóng ngời trong mắt… và Hoàng Liên xanh ngăn ngắt ẩn hiện trong mây như vòng tay lực sĩ của người cha dang tay đón đứa con xa nhà lâu ngày mới có dịp trở về thăm quê hương!

23.8.2013 tôi lên Sa Pa cùng anh em hội viên dự trại viết do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức. Đoàn gồm 20 thành viên của 16 tỉnh trong cả nước về dự trại. Nhiều người lần đầu đặt chân tới Sa Pa nên không giấu được vẻ háo hức. Continue reading Sa Pa trong tôi

Tình thơ còn mãi với đời

 

Nhà thơ Lý Phương Liên
Nhà thơ Lý Phương Liên

“Ca bình minh” – NXB Văn học ấn hành năm 2011 là tập thơ đầu tay của nhà thơ Lý Phương Liên. Điều thú vị là từ những năm đầu của thập kỷ 70 thơ của Lý Phương Liên đã sáng chói trên bầu trời thi ca Việt Nam bởi những bài thơ tươi mới, chân thật, trong trẻo, lạc quan, thấm đẫm tình người và tình đời, gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc, khơi dậy những hạt mầm tốt đẹp trong mỗi con người, chưa nói rằng thơ Lý Phương Liên đã dự báo chính xác tiến trình lịch sử tất yếu của đất nước trong quan hệ Việt – Mỹ, mà lúc đó gần như không mấy ai tưởng tượng nổi.

Continue reading Tình thơ còn mãi với đời

“Hà Nội dấu yêu”

 

Tập ký & tản văn: “Hà Nội dấu yêu” của tác giả Phạm Thị Phương Thảo, NXB Hội nhà văn năm 2013 như một nét môi hôn dịu dàng lên kinh thành cổ tích ngàn năm văn hiến, trong đó mỗi bài đều như ngân lên những cung bậc của cảm xúc thi vị, say đắm, được hun đúc bằng tình yêu trong sáng, tinh khiết như mối tình đầu.

Bia Continue reading “Hà Nội dấu yêu”