Dân ca dân nhạc VN – Múa Rối Nước

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Ngâm Thơ miền Bắc”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nghệ thuật Múa Rối Nước của người Việt chúng ta.

Múa Rối Nước (hay còn gọi là Trò Rối Nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, Múa Rối Nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.

Múa Rối Nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình nghệ thuật này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò Rối Nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, Múa Rối Nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa Rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng Múa Rối Nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam.

muaroinuoc7

Múa Rối Nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Theo thời gian, nghệ thuật Múa Rối Nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội.

Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về Múa Rối Nước Việt Nam là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: “Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang.”

Nghệ thuật Trò Rối Nước có những đặc điểm khác với Múa Rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… trên “sân khấu” là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây… Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.

Con rối làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao.

muaroinuoc4

Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.

Máy điều khiển và kỹ xảo điều khiển trong múa rối nước tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật Trò Rối Nước.

Máy điều khiển rối nước có thể được chia làm hai loại cơ bản: máy sào và máy dây đều có nhiệm vụ làm di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.

Buồng trò rối nước là nhà rối hay thủy đình thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam.

Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, thừng, vọt… hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.

muaroinuoc3

Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò. Buồng trò, sân khấu được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mò, tù và, chen tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo.

Trò Rối Nước là trò khéo lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo của trò rối nước, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, trò rối nước ra đời từ thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương, năm 255 trước công nguyên. Còn theo sử sách, văn bia Trò Rối Nước ra đời năm 1121 (đời Lý).

Trong kho tàng Trò Rối Nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục rối hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Các trò diễn thường được mở đầu bằng sự giới thiệu của chú Tễu, mô tả:

• Những sinh hoạt đời thường như: công việc nhà nông, câu ếch, cáo bắt vịt,
• Lễ hội: múa rồng, múa sư tử, rước kiệu, đấu vật, đánh võ, chọi trâu.
• Trích đoạn một số tích cổ: Thạch Sanh, Tấm Cám…

muaroinuoc2

 

Múa Rối Nước Đào Thục

Rối nước Đào Thục là môn rối nước có xuất xứ tại làng Đào Thục, xã Thuỵ Lâm, Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào thời Hậu Lê làng Đào Thục có Ông Đào Tướng Công (Tự Phúc Khiêm) tên thật là Nguyễn Đăng Vinh quê ở Đào Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh nay là Đào Thục, xã Thụy lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau khi đỗ đạt Thám Hoa (Tiến sĩ) rồi làm quan Nội giám thời vua Lê Hy Tông, được nhà vua yêu mến ban cho nghệ thuật múa rối nước đem về quê hương xây dựng làng Đào Xá cùng với tâm huyết của mình. Vì có công lớn nên dân làng đã lập đơn đề nghị triều đình Hậu Lê phong thần lập bia đá năm 1735 (thời Lê Ý Tông).

Rối nước Đào Thục có màn đốt pháo bật cờ khai mạc và dùng nhân vật Ba Khí giáo trò (Ba khí là đại diện chung cho cả hình ảnh người nông dân Bắc Bộ và anh Ba Khía Miền Nam ) chứ không chỉ là chú Tễu – anh nông dân đồng bằng Bắc Bộ từ xa xưa như các phường rối khác.

Dưới đây mình có bài “Múa Rối Nước – một sáng tạo độc đáo của người Việt”, cùng với 4 clips tổng thể nghệ thuật Múa Rối Nước truyền thống Việt Nam, trong đó có nghệ nhân của các đoàn “Nhà hát Múa rối nước Hà Nội” và “The Golden Dragon Water Puppet Theatre of Saigon” biểu diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

roi4

Múa rối nước – một sáng tạo độc đáo của người Việt

(Phương Dung)

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước.

Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc.

Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010-1225).

Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: “Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang.”

roi3_đầu bài

Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống.

Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người.

Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải rác khắp thôn xóm, được “nuôi lớn” bằng nhiệt huyết của người dân.

Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người sống ân tình với nước tới mức “Sống ngâm da, chết ngâm sương” như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước.

roi11

Về sân khấu

Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước (nhà rối hay thủy đình), được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam.

Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã đúng là một đình làng thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước.

Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.

Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét.

roi10

Về con rối

Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao.

Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan.
Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.

Để làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đục cốt đến trang trí và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân không thể bỏ qua.

Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Quân rối nước làm bằng gỗ tốt sẽ nặng và chìm và gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạc con rối.

Ở đây tài năng của nghệ nhân đã đem lại cho ta cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa.

Quân rối nước dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế. Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.

roi7

Về kỹ thuật điểu khiển

Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối.

Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.

Các nghệ nhân dân gian đã dựa vào kinh nghiệm và khả năng sáng tạo để làm ra nhiều kiểu máy rối nước phong phú và đa dạng. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều bất ngờ kỳ diệu.

Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò thao tác bằng cây sào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây. Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời.

Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn với con rối như một nhận xét: “Nước cũng là một nhân vật của múa rối.” Mặt nước êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện.

Báo nước ngoài từng viết: “Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển.” Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật múa rối nước.

roi6

Về âm nhạc

Khởi thủy là biểu diễn trên sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn.

Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người diễn lẫn người xem.

Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, lúc sôi động, giúp gắn kết các tiết mục với nhau.

Người Pháp gọi môn nghệ thuật múa rối nước với những con rối duyên dáng là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” và đánh giá: “Với sáng tạo và khám phá, rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”./.

(Phương Dung – TTXVN/Vietnam+)

oOo

Việt Nam Trong Tôi – Múa Rối Nước: (giới thiệu)

 

Múa Rối Nước – Nhà hát Múa rối nước Hà Nội biểu diễn:

 

Múa Rối Nước – The Golden Dragon Water Puppet Theatre of Saigon biểu diễn:

 

Múa Rối Nước – Các màn múa truyền thống:

 

Để có nhiều trâu bò và đất rãy

Chào các bạn,

Trước Tết mình dặn em Trọng người em trai kế: Khi nào vào các Buôn Làng thăm gia đình học sinh gọi điện báo cho mình cùng đi, mình muốn biết phần nào cách sống cũng như kinh tế của anh em sắc tộc Jarai.

Vợ chồng em Trọng là thầy cô giáo dạy Anh văn và nhạc trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ, trường cách ngã tư Biển hồ khoảng một cây số. Gia đình em Trọng được trường cấp một lô đất gần trường, từ nhà đi bộ qua trường không đến năm phút. Và trường cũng có học sinh sắc tộc, vì vậy em Trọng thỉnh thoảng lui tới các Làng dân tộc, quen một số phụ huynh của các em học sinh, không Tết nào em Trọng không vào Làng Phung thăm gia đình các em cùng với một số người quen trong Làng Phung. Đọc tiếp Để có nhiều trâu bò và đất rãy

Truyền thông trong gia đình, nơi dành riêng để gặp gỡ quà tặng tình yêu

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 49 (năm 2015)

Gia đình là một chủ đề được Giáo hội suy tư sâu sắc và có liên quan đến hai Thượng hội đồng Giám mục: Thượng hội đồng Giám mục khóa ngoại thường mới đây và Thượng hội đồng Giám mục khóa thường lệ sẽ diễn ra vào tháng Mười tới. Vì vậy, tôi nghĩ thật là thích hợp khi chọn chủ đề nói về gia đình cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội sắp tới. Cuối cùng ra, chính trong bối cảnh gia đình mà chúng ta bắt đầu học cách truyền thông. Việc tập trung vào khung cảnh này sẽ giúp chúng ta làm truyền thông được đúng đắn và nhân văn hơn, đồng thời chúng ta sẽ nhìn gia đình với một nhãn quan mới. Đọc tiếp Truyền thông trong gia đình, nơi dành riêng để gặp gỡ quà tặng tình yêu

Dạy lại là cách học tốt

Chào các bạn,

Trong 6 năm, mình đọc bài rồi làm việc với các bạn ở ĐCN, sau đó áp dụng vào với những công việc mình làm. Và có một điều quý giá mình học được là việc mình dạy, hướng dẫn hay chỉ lại cho người khác, cho các bạn, cho học sinh, sinh viên, đồng nghiệp là một cách học cực kỳ hiệu quả và trong đó có việc làm ở trường đại học của mình.

Mình có hướng dẫn sinh viên Master làm luận văn. Trong lúc mình làm việc với các bạn sinh viên, mình nhận ra một số điểm chủ yếu như sau: Đọc tiếp Dạy lại là cách học tốt

VN celebrates health sector on Doctors’ Day

A doctor at the Bach Mai’s Pediatric Deparment is examining a child on emergency care. Today is a day to acknowledge the nation’s doctors and an occasion to measure the health sector’s progress over the past 60 years. — VNA Photo Duong Ngoc

HA NOI (VNS) — Doctors’ Day, today, February 27, is a day to acknowledge the nation’s doctors and an occasion to measure the progress the health sector has achieved over the past 60 years. Đọc tiếp VN celebrates health sector on Doctors’ Day

Lớp học trên đỉnh Sài Khao

VECách thành phố gần 300 km, Sài Khao là địa bàn khó khăn nhất tỉnh Thanh Hóa. Cuộc sống của người Mông nơi đây còn rất thiếu thốn khiến con đường đến trường của trẻ em cũng gặp nhiều trở ngại.

Cuộc sống của đồng bào Mông ở Sài Khao còn khó khăn, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước. Trước đây, người dân không chú trọng đến chuyện học hành của con cái nhưng ít năm gần đây, được chính quyền địa phương và giáo viên vận động nên tất cả gia đình đều đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi.

Đọc tiếp Lớp học trên đỉnh Sài Khao

Bồn bồn từ cây gây hại trở thành… đặc sản

Cà Mau:

DTVề vùng đất tận cùng tổ quốc – Cà Mau, nơi xưa “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh” thì nay sản sinh nhiều món ngon nổi tiếng như cua Năm Căn, ba khía muối Rạch Gốc… Tuy nhiên nếu ai bỏ qua món dưa bồn bồn là một thiếu xót.

Cái nôi của đặc sản “dưa bồn bồn” chính là vùng đất Cái Nước anh hùng đã ghi đậm dấu ấn chiến tranh. Bây giờ, dưa bồn bồn đã trở thành đặc sản ẩm thực của Huyện Cái Nước nói riêng và Cà Mau nói chung. Tuy nhiên, ít du khách đến với miền đất Mũi, thưởng thức dưa bồn bồn biết rằng, trước đây loại cây này là cây gây hại, người dân phải ra sức tiêu diệt.


Trước kia cây bồn bồn chỉ là cây gây hại, chẳng khác một loại cỏ khó diệt cho người nông dân Đọc tiếp Bồn bồn từ cây gây hại trở thành… đặc sản

Hai thanh niên chống ‘đinh tặc’ trên cầu An Phú Đông

Thứ Tư, ngày 25/2/2015 – 01:30

(PL)- Sáng 22-2 (tức mùng 4 tết), nhiều người điều khiển xe máy trên cầu An Phú Đông (phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM) thấy một thanh niên khoảng 30 tuổi đang lom khom nhặt từng cây đinh thép tự chế do “đinh tặc” rải trên mặt cầu. Chẳng mấy chốc một đống đinh nằm gọn trong lòng bàn tay anh.

Người thanh niên không cho biết tên, địa chỉ, chỉ nói: “Tình cờ đi ngang cầu thấy nhiều cây đinh nhọn nằm dưới đất. Người điều khiển xe máy chẳng may cán phải đinh có nguy cơ bị nạn, mất vui trong ba ngày tết nên tôi xuống lượm”.

 

Mỗi sáng anh Phong hút được hàng trăm cây đinh sắc nhọn. Ảnh: TRẦN NGỌC Đọc tiếp Hai thanh niên chống ‘đinh tặc’ trên cầu An Phú Đông

Dân ca dân nhạc VN – Ngâm Thơ Miền Bắc

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn bộ môn “Ngâm Thơ” của miền Bắc, Việt Nam.

Người Việt Nam thì ai ai cũng làm thơ, nhưng “Ngâm Thơ” thì phong phú nhất là ở Miền Bắc.  Thể thơ Lục Bát, rất tự nhiên trong ngôn ngữ Việt Nam, đã có từ trong ca dao tục ngữ và dân nhạc từ thời cổ đại. Sau đó thì các thể thơ Đường Luật du nhập vào Việt Nam.  Hai bài theo thể thơ Đường đầu tiên được biết đến là “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, và “Quốc Tộ” của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Trải dài cho đến thời kỳ đầu thập niên 1930 với “Phong Trào Thơ Mới” và bài thơ Tình Già của Phan Khôi, tiếp diễn cho đến ngày nay.

Dù rằng chưa có một định nghĩa chính xác về “Thơ”, nhưng chúng ta không thể phủ nhận “Thơ” là một phần của cuộc sống, là một cách/phương tiện dùng để bày tỏ cảm xúc riêng tư không chỉ bằng từ ngữ mà còn bằng cả trái tim của tác giả. Đọc tiếp Dân ca dân nhạc VN – Ngâm Thơ Miền Bắc

Chọn đường tâm linh

Chào các bạn,

Tâm linh là trái tim linh thiêng. Đây là nói đến trái tim linh thiêng của chính bạn chẳng phải của ông thần bà thánh nào cả.

Nói đến trái tim là nói đến cảm xúc và trí tuệ. Người Tây phương thường chia đôi, trái tim là cảm xúc và trí tuệ là cái đầu. Người Đông phương, gọi cả tim lẫn đầu là “tâm”, và có nghĩa là cả cảm xúc và trí tuệ. Mình để cảm xúc trước và trí tuệ sau, như thế để giữ đúng ưu tiên cho chữ “tâm” luôn là chữ chính, và chữ “tuệ” là chữ phụ. Đọc tiếp Chọn đường tâm linh

Những đứa con

Chào các bạn,

Thật cảm động vì đến ngày mồng sáu Tết mình vẫn còn được em Y Đao học sinh cũ ở nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột, ôm một con gà đến Buôn Làng đi Tết mình.

Những năm mình ở nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột em Y Đao học lớp Bốn, sau hai năm em Y Đao học hết cấp I. Tại Tp. Buôn Ma Thuột những năm đó Phòng Giáo dục không còn mở hệ bổ túc văn hóa cho cấp II. Hơn nữa, em Y Đao cũng đã lớn tuổi, mình hướng nghiệp xin cho em Y Đao học sửa xe máy ở tiệm sửa xe máy Xuân Quang, đường Hùng Vương Bmt. Với tính cần cù, thật thà, thông minh, em Y Đao được anh Xuân Quang chủ tiệm và là thầy dạy rất thương và tín nhiệm. Đọc tiếp Những đứa con

HCM City youth call on banks, firms to stop funding fossil fuels

HCM CITY (VNS) — A series of activities on climate change and energy have been launched by 350.org Viet Nam aimed at raising people’s awareness about the threat of a carbon bubble.

Taking on the main theme of a global campaign — Divestment from fossil fuels — hundreds of young people in HCM City have sent a message to the banking and investment sectors. Đọc tiếp HCM City youth call on banks, firms to stop funding fossil fuels

Hàng ngàn thiếu niên Việt sống như nô lệ tại Anh

26/02/2015 12:11 GMT+7

TTO Nhiều nam thanh thiếu niên Việt Nam bị chở lậu sang Anh để trồng cần sa trong điều kiện tồi tệ như nô lệ. Họ bị cưỡng hiếp, đánh đập và bị ngược đãi.

Một nông trại trồng cần sa bí mật bị phát hiện ở Anh – Ảnh: Gazette Live

Theo Reuters, Bộ Nội vụ Anh ước tính có tới 13.000 nạn nhân của tình trạng nô lệ ở Anh trong năm 2013. Các nạn nhân hầu hết đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania. Đọc tiếp Hàng ngàn thiếu niên Việt sống như nô lệ tại Anh

Không “chặt chém”, du lịch miền Tây thắng lớn

23/02/2015 22:46

NLDTheo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, từ mùng 1 đến mùng 5 Tết, ngành du lịch trong khu vực đón trên 4 triệu lượt khách, tương đương lượng khách trong 2 tháng bình thường và tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) – ngôi chùa lớn nhất ở ĐBSCL – có khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, hành hương trong những ngày Tết. Đặc biệt, trong 2 ngày mùng 1 và mùng 4, ngôi chùa này trở nên quá tải vì khách đồng loạt đến vào buổi trưa.

Khách nước ngoài tham quan đường hoa ở TP Cần Thơ trong những ngày Tết
Khách nước ngoài tham quan đường hoa ở TP Cần Thơ trong những ngày Tết

Đọc tiếp Không “chặt chém”, du lịch miền Tây thắng lớn